TẦM VÓC VÀ THỂ TRỌNGTầm vóc và thể trọng khác nhau dẫn tới sự khác nhau về diện tích da, lượng lipid, thể tích máu v.v…, do vậy ảnh hưởng đến quá trình tác động của thuốc trên cơ thể.. V
Trang 1V.4 TẦM VÓC VÀ THỂ TRỌNG
Tầm vóc và thể trọng khác nhau dẫn tới sự khác nhau về diện tích da, lượng lipid, thể tích máu v.v…, do vậy ảnh hưởng đến quá trình tác động của thuốc trên cơ thể Vì lý do này, một trong những cách tính liều lượng thuốc là tính cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Trang 2V.5 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
Tình trạng dinh dưỡng của cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
Ví dụ:
- nếu dinh dưỡng thiếu protein, các loại muối khoáng, vitamin cần thiết, đặc biệt vitamin C sẽ làm giảm đáng kể tác dụng của thuốc
- thức ăn chứa nhiều Mg2+, Ca2+ sẽ giảm tác dụng của tetracyclin.
Trang 3V.6 YẾU TỐ CÁ THỂ
(MỨC ĐỘ CHUYỂN HOÁ THUỐC)
Nhìn chung, mỗi cá thể phản ứng với thuốc khác nhau
Ví dụ:
Hiện tượng quen thuốc: arsenic, rượu, morphin, heroin, nicotin vv… Sự giảm tác dụng ở những cá thể quen thuốc là do cường độ chuyển hoá thuốc thay đổi, do các enzym chuyển hoá
thuốc và do sự thích nghi của các thụ thể
(receptors) thay đổi.
Trang 4V.7 TRẠNG THÁI BỆNH LÝ
Ví dụ:
+ Các thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng khi
cơ thể đang sốt
+ Long não (camphor) trợ tim khi tim bị thiểu năng, nhưng ở tim bình thường tác dụng này không rõ.
+ Morphin giảm đau (với liều thấp) khi
cơ thể đang bị đau dữ dội nhưng không tác
dụng đối với cơ thể bình thường.
Trang 5V.7 TRẠNG THÁI BỆNH LÝ (tt)
Nói chung, đối với trường hợp bệnh lý ở trạng thái ưu năng, thuốc có tác dụng điều chỉnh trở lại bình thường rõ hơn, nhanh hơn so với bệnh lý thiểu năng
Vì ở trạng thái thiểu năng phần lớn các tế bào tê liệt hoặc bị chết, khó khôi phục hoặc không thể khôi phục được.
Tế bào bệnh lý mẫn cảm với thuốc hơn tế bào bình thường, do mất đi khả năng thích ứng và sự giao động sinh lý nên dễ chịu tác dụng bởi thuốc ngay ở
liều lượng nhỏ.
Cần chọn đường đưa thuốc, liều lượng thuốc
Trang 6V.8 ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC VÀ LIỀU LƯỢNG
Ví dụ:
+ Magnesium sulfat (MgSO4) uống là thuốc xổ, nhưng nếu tiêm thì lại có tác dụng ức chế thần kinh.
+Adrenalin và strophantin nếu tiêm tĩnh mạch tác dụng trên hệ tuần hoàn; nhưng nếu cho uống thì sẽ không có tác dụng vì bị phân huỷ trước khi được hấp thu.
+ Insulin và các hormon khác loại polypeptid,
Trang 7V.9 SỰ TƯƠNG TÁC THUỐC
Theo chiều hướng có lợi (tăng tác dụng điều trị), hoặc có hại (giảm tác dụng điều trị).
Ví dụ:
+ Phenolbarbital làm tăng chuyển hoá novocain, giảm độc tính của strychnin,
+ Vitamin C làm tăng hoạt tính của các enzym chuyển hoá thuốc nên làm giảm độc tính của thuốc
Trang 8V.9 SỰ TƯƠNG TÁC THUỐC (tt)
+ Cồn làm tăng hoạt tính của nhiều enzym phân huỷ thuốc, do vậy người nghiện rượu dùng thuốc hiệu quả không cao.
+ Không nên phối hợp các thuốc kháng sinh nhóm diệt khuẩn (bactericidal) với nhóm kìm khuẩn (bacteriostatic) vì làm giảm hoạt tính của chúng.
Nói chung, ngoài tác động chính, nhiều thuốc còn có nhiều tác dụng phụ, tác động lên những hệ
thống sinh lý, làm tăng hoặc giảm tác động của thuốc
Trang 9V.10 CÁC YẾU TỐ KHÁC
- Điều kiện sống:
+ Cho chuột nhốt riêng uống barbiturate , thì khối lượng tương đối của gan tăng cao hơn, thời gian ngủ ngắn hơn so với chuột nhốt chung.
+ Bệnh nhân nội trú khi tiêm penicillin có nồng
độ thuốc trong máu cao hơn bệnh nhân ngoại trú.
- Thời gian sử dụng thuốc (dược lý thời khắc)
+ Amphetamin, morphin dùng đêm tốt hơn.
+ Strophantin tác dụng tốt vào buổi tối
Nguyên nhân là do các enzym tương ứng có hoạt tính thay đổi theo nhịp điệu thời gian Do đó, cần