Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp pháp lý chống thất thu

Một phần của tài liệu luan-van-114 (Trang 62 - 80)

thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam

2.1.3.1. Các thành tựu đạt được

Quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra trên phạm vi rộng lớn và sâu sắc. Ngày càng có nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam, nhờ đó mà kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm vừa qua không ngừng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng, quy mô, loại hình xuất nhập khẩu và mặt hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, song song với nó là sự phát triển của các thủ đoạn gian lận thương mại, trốn thuế ngày càng tinh vi và phức tạp. Trước tình hình đó, qua những số liệu thống kê và phân tích trên, ta thấy được Nhà nước đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong đấu tranh phòng chống gian lận, trốn thuế và đã đem lại nhiều thành tích đáng kể:

Thứ nhất, các quy định pháp luật về chống thất thu thuế nhập khẩu

ngày càng được quy định cụ thể, chi tiết, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tiễn công tác chống thất thu thuế nhập khẩu. Trong đó, đáng chú ý là Nhà nước đã ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý Hải quan; quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh... Thường xuyên xây dựng, cập nhật, đánh giá hệ thống tiêu chí quản lý rủi ro nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện vi phạm. Bên cạnh đó là sửa đổi các quy định theo hướng tăng cường và hoàn thiện hơn công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhập khẩu cũng như vấn đề xử lí vi phạm nhằm tạo ra hàng lang pháp lý vững chắc cho công tác chống thất thu thuế nhập khẩu.

Thứ hai, nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Tổng cục Hải quan, sự

phối hợp chặt chẽ của các Chi cục Hải quan địa phương, công tác thu ngân sách và phòng chống gian lận, trốn thuế của lực lượng Hải quan đã đạt được nhiều thành tích, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó. Từ năm 2010 đến nay, số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu nhìn chung vẫn giữ xu hướng tăng dần và đều vượt mức so với chỉ tiêu được giao.

Thứ ba, thực tiễn hoạt động thanh tra, kiểm tra của Hải quan thời gian

quan qua đã góp phần tích cực chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại, cũng như kịp thời phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong các văn bản pháp luật. Lực lượng kiểm soát Hải quan các cấp đã vận hành hệ thống quản lý rủi ro một cách đồng bộ trong toàn ngành, cho phép đánh giá, phân loại rủi ro đối với lô hàng nhập khẩu; hỗ trợ đắc lực cho cấp Chi cục Hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu; giảm thời gian thông quan, giành thời gian tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát. Lực lượng Hải quan luôn chú trọng tăng cường, nâng cao số lượng và chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra qua các năm để đối phó với tình hình vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp. Điều này được thể hiện ở số lượng các vụ vi phạm bị phát hiện và giá trị hàng hóa vi phạm. Bên cạnh đó, nhiều cải tiến quan trọng về thủ tục Hải quan và kiểm tra, giám sát Hải quan theo hướng đơn giản, thống nhất và từng bước được hiện đại hóa. Ví dụ như: triển khai rộng rãi ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu quản lý điều hành hoạt động chung của đơn vị, đến các khâu của nghiệp vụ quản lý Hải quan, bao gồm ứng dụng thủ tục Hải quan điện tử, hàng loạt hệ thống phần mềm về quản lý thuế, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và xử lý, công tác quản lý cán bộ, hệ điều hành Netoffice, giao ban trực tuyến và công tác hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật… Đồng thời, tăng cường và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; như lắp đặt thêm

hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy soi và hệ thống phát hiện phóng xạ, lắp đặt và kết nối hệ thống camera giám sát... [17].

Thứ tư, cùng với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra thì số vụ vi phạm

được phát hiện ngày càng nhiều, giá trị hàng hóa vi phạm ngày càng lớn và công tác xử lý vi phạm, truy thu thuế cũng được cơ quan Hải quan chú trọng, tích cực thực hiện. Trong quá trình thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính về Hải quan, về cơ bản các đơn vị trong toàn Ngành đã tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm, thẩm quyền ra quyết định xử phạt, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt, qua đó đã giảm hẳn trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại, khởi kiện hành chính. Trong thời gian qua, công tác xử lý vi phạm hành chính về Hải quan ngày càng được củng cố, đạt hiệu quả và đáp ứng yêu cầu quản lý, đã kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người khai Hải quan và công chức Hải quan.

Thứ năm, bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, công tác thu hồi nợ thuế cũng được Tổng cục Hải quan triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, cố gắng không để phát sinh nợ mới. Tổng cục Hải quan cũng đã cử nhiều đoàn đi hướng dẫn và kiểm tra tại các đơn vị Hải quan địa phương nhằm đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện công tác thu hồi nợ… để đảm bảo thu hồi hiệu quả nợ đọng thuế. Cục Thuế xuất nhập khẩu thực hiện hiệu quả việc tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình nợ thuế, xác định rõ nguyên nhân tăng, giảm nợ thuế tại Cục Hải quan địa phương. Đồng thời, các Cục Hải quan rà soát lại các khoản nợ, nếu quyết định truy thu, quyết định điều chỉnh thuế không đúng đối tượng, không đủ cơ sở pháp lý thì phải hủy hoặc điều chỉnh lại đảm bảo đúng quy định. Các Cục Hải quan thường xuyên tổ chức kiểm tra các Chi cục phát hiện các trường hợp giải tỏa cưỡng chế hoặc cho hưởng ân hạn thuế không

đúng quy định, làm rõ trách nhiệm của Chi cục, cá nhân xử lý nghiêm khắc và có biện pháp thu hồi nợ cho ngân sách. Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp trong công tác xử lý nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế. Nâng cao trách nhiệm trong việc xử lý, thu hồi nợ, gắn trách nhiệm của cán bộ công chức với việc khen thưởng xử phạt. Cùng với đó là sự nỗ lực của những cán bộ làm công tác quản lý nợ tại Hải quan các tỉnh, thành phố trong việc phân tích các khoản nợ và áp dụng linh hoạt các biện pháp thu đòi và xóa nợ thuế [22].

Qua thực trạng trên, ta thấy trong thời gian qua các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu đã được triển khai đồng bộ, tích cực, phát huy hiệu quả tốt và đạt được thành tích đáng kể.

2.1.3.2. Một số hạn chế chủ yếu

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì thực tiễn thực hiện các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu còn gặp phải một số hạn chế đáng kể cần được xem xét khắc phục.

Thứ nhất, hạn chế trong biện pháp thanh tra, kiểm tra việc thu - nộp

thuế nhập khẩu

Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều chậm trễ, nhất là các vụ vi phạm luật thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng việc điều tra để truy tố, xét xử rất chậm. Trên thực tế, thời gian để tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với một doanh nghiệp nào đó là rất lâu, cả tháng thậm chí vài tháng nếu doanh nghiệp có số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, hồ sơ hải quan nhiều.

Công tác kiểm tra sau thông quan hiện nay thường chỉ tiến hành khi phát hiện đối tượng có dấu hiệu vi phạm, chứ chưa được coi là một chức năng của cơ quan Hải quan nhằm chia sẻ trách nhiệm với các bộ phận liên quan trong quy trình làm thủ tục Hải quan, theo đúng bản chất hoạt động này. Điều này không phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro. Theo quy định

của Tổ chức Hải quan thế giới, Công ước Kyoto, đặc biệt là theo quy trình kiểm tra sau thông quan của các nước ASEAN. Kiểm tra sau thông quan phải trở thành hoạt động thông thường của cơ quan Hải quan nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời phát hiện những sai sót của cơ quan Hải quan trong quá trình làm thủ tục thông quan. Tuy nhiên, trên thực tế, hàng năm lực lượng kiểm tra sau thông quan chỉ chọn lọc một số doanh nghiệp có khả năng vi phạm để tiến hành kiểm tra sau thông quan. Tình trạng này dẫn đến hậu quả rất có khả năng bỏ lọt vi phạm.

Việc lựa chọn đối tượng để kiểm tra cũng chưa thực sự dựa vào các tiêu thức lựa chọn khoa học mà chỉ tập trung vào các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và các đối tượng kê khai Hải quan mà bỏ qua các đối tượng gián tiếp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế như ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan giám định hàng hóa...

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

- Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa cập nhật thường xuyên, kịp thời làm ảnh hưởng tới công tác thanh tra, kiểm tra dựa trên kỹ thuật Quản lý rủi ro. Nguyên nhân là do ngành Hải quan chưa xây dựng được lực lượng thu thập thông tin tình báo phục vụ phân loại và xử lý rủi ro. Chính vì thế, việc phân loại doanh nghiệp và phân loại các chuyến hàng chưa có căn cứ xác đáng. Bên cạnh đó, vấn đề xây dựng, thu thập, xử lí và quản lí hệ thống thông tin về người nộp thuế còn chưa được quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể. Pháp luật mới chỉ có một số quy định chung mang tính định hướng, theo khoản 4 Điều 70 Luật quản lí thuế năm 2006 quy định: “Bộ tài chính quy định cụ thể việc xây dựng, thu thập, xử lí và quản lí

hệ thống thông tin về người nộp thuế”. Hiện nay, những nội dung này vẫn

chưa được Bộ tài chính quy định trong khi đây là vấn đề khá phức tạp liên quan nhiều đến việc xây dựng và triển khai ứng dụng tin học trong các nghiệp

vụ quản lí thuế theo quy trình thủ tục trong ngành thuế và sự phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức có liên quan [10].

- Về điều kiện cơ sở vật chất, khoa học công nghệ phục vụ công tác chống gian lận thuế nhập khẩu còn thiếu: Trang thiết bị, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ phục vụ cho hoạt động quản lý Hải quan nói chung, công tác phòng, chống gian lận thương mại nói riêng đã được Nhà nước ta chú trọng đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa hơn so với trước đây. Theo Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 25-3-2011) cũng đã xác định rõ mục tiêu:

Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách

đầy đủ, minh bạch, thủ tục Hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lí dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, trang thiết bị, cơ sở vật chất, quá trình hiện đại hóa ngành Hải quan vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, so với nhiều nước trong khu vực và quốc tế còn lạc hậu hơn. Thực tế là nhiều địa phương còn thiếu các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, hệ thống máy soi đặc chủng, giám sát hàng hóa, thiết bị giám định... Bên cạnh đó, việc thực hiện các chương trình về công nghệ thông tin vẫn còn bộc lộ những bất cập như: Hệ thống máy tính nối mạng về cơ bản đã có nhưng đường truyền chậm, hay mắc lỗi. Tại một số Chi cục, hệ thống máy chủ đã cũ, hệ thống dữ liệu thông tin quá nhiều nên khi vận hành rất chậm cũng cản trở nhân viên áp dụng kỹ thuật Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ của mình. Các chương trình phần mềm của từng nhóm nội dung công tác nghiệp vụ Hải quan chưa tương thích với nhau và khó tích hợp để phục vụ mô hình quản lý mới; hạ tầng mạng chưa ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, không đảm bảo an ninh mạng. Phần mềm và dữ liệu phục vụ cho quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế.

- Thiếu vắng đội ngũ thanh tra, kiểm tra viên có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu về quản lý thuế, đặc biệt trong công tác thanh tra kiểm tra, cụ thể: thiếu kinh nghiệm, kỹ năng kiểm tra tại doanh nghiệp, kỹ năng hành chính (lập biên bản, xác định hành vi vi phạm; chưa hiểu hết yêu cầu và cách làm về thanh tra thuế với hàng hóa nhập khẩu, khả năng đáp ứng yêu cầu còn thấp, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay). Ở các địa phương số lượng chuyên viên chính, kiểm soát viên chính quá ít nên chưa đủ lực lượng để thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra thuế.

Thứ hai, hạn chế trong biện pháp xử lý vi phạm nghĩa vụ thuế nhập khẩu

Kỹ năng lập biên bản vi phạm hành chính còn một số hạn chế như: nhiều trường hợp biên bản chưa mô tả đầy đủ hành vi vi phạm, tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ để làm cơ sở cho việc xử phạt; ghi căn cứ hành vi vi phạm pháp luật theo điều, khoản văn bản quy phạm pháp luật chưa chính xác, hoặc lập chưa đúng chủ thể vi phạm; nhiều trường hợp tẩy xoá biên bản nhưng không có chữ ký xác nhận của các bên liên quan. Biên bản lập khi áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính còn sơ sài; một số quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm không thể hiện rõ số hàng tạm giữ, phương tiện tạm giữ [60, tr. 93 - 94].

Kỹ năng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác như: lấy lời khai, làm việc với các đơn vị liên quan, trưng cầu giám định… nhằm xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý còn hạn chế, chậm, thiếu sót, chưa chặt chẽ và hiệu quả cao. Do đội ngũ cán bộ công chức có nhiều thành phần trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, trong khi đó quá trình đào tạo chưa sát thực tế, chú trọng nhiều lý thuyết [60, tr. 95].

Xử lý vi phạm hành chính trong nhiều trường hợp còn để kéo dài, tiến độ xử lý, giải quyết chậm. Thực tế tại một số đơn vị cấp Chi cục, Đội Kiểm soát để quá thời hạn ra quyết định xử phạt, không giải quyết dứt điểm vụ việc,

có quyết định xử phạt đã hết hiệu lực thi hành mà không áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật [60, tr. 96].

Hệ thống thông tin theo dõi tình hình vi phạm và công tác xử lý vi phạm hành chính trong toàn ngành chưa đồng bộ, đầy đủ và cập nhật nhanh chóng nên còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc xác định các tình tiết “tái phạm”, tính “hệ thống” của hành vi vi phạm vv… để làm căn cứ xử phạt hoặc phối hợp để áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính. Cơ quan quản lý việc xử lý vi phạm hành chính chưa thông tin kịp thời các hành vi, thủ đoạn mới về vi phạm pháp luật hải quan để phát hiện, ngăn chặn

Một phần của tài liệu luan-van-114 (Trang 62 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w