Tìm hiểu vùng Duyên hải miền Trung Việt Nam qua atlat Xác định qui mô lãnh thổ của Duyên hải miền Trung DHMT, trên trang 13, nó gồm 2 vùng: Bắc trung Bộ khu 4 cũ và Duyên hải Nam trung
Trang 1Tìm hiểu vùng Duyên hải miền Trung
Việt Nam qua atlat
Xác định qui mô lãnh thổ của Duyên hải miền Trung (DHMT), trên trang 13, nó gồm 2 vùng: Bắc trung Bộ (khu 4 cũ) và Duyên hải Nam trung bộ tức là từ tỉnh Thanh hoá cho đến hết tỉnh Bình thuận (các tỉnh
TP có biển)
Thuận lợi và khó khăn
Trang 13: So sánh hình dạng lãnh thổ của vùng so với các vùng khác trong cả nước xem có điểm đặc biệt gì?(hẹp ngang kéo dài) từ chỗ hẹp ngang kéo dài này nó chi phối đến rất nhiều vấn đề khác như : khí hậu,
bờ biển, thành phần dân tộc, sông ngòi
Trang 15 hoặc trang 22, 23: Quan sát đặc điểm bờ biển của vùng (dài, khúc khuỷu, núi ăn sát ra bờ biển, có nhiều bãi cát, có các vũng, vịnh nào?) các yếu tố này nó có ảnh hưởng gì đến nghề cá và GTVT biển, du lịch
Trang 2Bản đồ địa lí
I/ Khái quát chung :
- Lãnh thổ dài nhưng hẹp Đông –Tây
- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn
- Tài nguyên thủy sản , nông nghiệp
- Thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai ,
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp trong chiến tranh
II/ Cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp :
a- Lâm nghiệp :
Tài nguyên lâm nghiệp : Diện tích rừng 34% nhiều loại gỗ quý : táu , lim , sến , lát hoa…
Kết hợp khai thác , tu bổ và chế biến : Các lâm trường lớn : Như Xuân , Nghĩa Đàn ; các cơ sở chế biến gỗ : Hàm Rồng , Bến Thủy , Đà Nẵng ,Quy Nhơn…
b- Nông nghiệp :
Trang 3Dẫn đầu cả nước về chăn nuôi Bò : 2 triệu con ( 45% cả nước ) ,
trâu : 850 000 con (30% cả nước)
Cây công nghiệp dài ngày :
Cà phê ( Nghệ An , Quảng Trị )
Cao su, tiêu ( Quảng Bình, Quảng Trị ) Chè ( Nghệ An )
Cây công nghiệp ngắn ngày : Lạc , mía , thuốc lá đã hình thành các vùng thâm canh cây lương thực Bình quân lương thực :
290kg/người/năm
c-Ngư nghiệp :
Sản lượng thủy sản tăng nhanh , tập trung ở Nam Trung Bộ 1999 : 400
000 tấn Đang hình thành các trung tâm chế biến
Đoàn tàu cá
III/ Vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng :
1/ Cơ cấu công nghiệp đang hình thành và phát triển :
Tài nguyên khoáng sản được khai thác không đáng kể
Trang 4Cơ sở năng lượng đang được hình thành : đường dây 500KV , thủy điện Sông Hinh ( Phú Yên ) , Vĩnh Sơn ( Bình Định ) , Đa Mi ( Hàm Thuận ) Avương ( Quảng Nam ) Bản Vẽ (Nghệ An )
Công nghiệp Vật liệu xây dựng : Ximăng Bỉm Sơn , Nghi Sơn (Thanh Hóa ) , Hoàng Mai (Nghệ An)
Các trung tâm công nghiệp :
Thanh Hóa, Vinh , Đà Nẵng , Quy Nhơn , Nha Trang
Đang phát triển : kinh tế mở Chu Lai , khu công nghiệp Dung Quất Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung : Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi- Bình Định ) đang phát triển mạnh
2/ Xây dựng cơ sở hạ tầng :
Giao thông Bắc Nam : Qlộ IA, đường sắt Thống nhất , Đường Hồ Chí Minh kết hợp với các tuyến đông tây tạo nên mạng lưới giao thông trong
và ngoài nước
Sân bay quốc tế Đà Nẵng , ( Phú bài )Huế , (Chu Lai )Quảng Nam , Quy Nhơn , Nha Trang
Các cảng nước sâu :Nghi Sơn ( Thanh Hóa ) , Vũng Áng ( Hà Tĩnh ) , Tiên Sa (Đà Nẵng) , Kỳ Hà (Quảng Nam ) , Dung Quất ( Quảng Ngãi ),
Trang 5Quy Nhơn , Nha Trang
Trang 7: (Bản đồ khí hậu chung) xem vùng nằm trong những miền khí hậu nào?sự đa dạng về khí hậu như vậy nó có những ảnh hưởng gì đến sản xuất? Quan sát các biểu đồ khí hậu ở các tỉnh , và xem bản đồ mưa hãy nhận xét xem khu vực nào mưa nhiều, khu vực nào mưa ít nó có ảnh hưởng gì? Mưa ở đây tập trung vào những tháng nào? mưa như vậy có ảnh hưởng gì không? Ở vùng Bắc trung bộ trong những tháng mùa hè có mưa nhiều không? Điều này nó có ảnh hưởng gì? (Gió Lào)
Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh
Trang 9, 10 hoặc 22, 23: Căn cứ màu sắc của bản đồ xem địa hình của vùng theo hướng Tây – Đông có đặc điểm gì? (Thấp dần: Núi Trường sơn ở phía Tây đổ dốc xuống đồng bằng ven biển ở phía Đông) Hãy tìm xem giá trị kinh tế của từng vùng này như thế nào?
Vùng núi cao phía tây: Kết hợp với màu xanh của bản đồ trang 13, phân khu địa lý động vật trang 8 sẽ nói được thế mạnh cũng như là khó khăn
về rừng của vùng
Vùng cao nguyên (Gọi là đồi trước núi) kết hợp với trang 13 (đồng cỏ), trang 8 (đất feralit) sẽ xác định được ở nơi này có thể chăn nuôi gia súc
và trồng các cây công nghiệp lâu năm.Hãy tìm trên bản đồ chăn nuôi
Trang 6trang 14 xem tỉnh nào nuôi nhiều gia súc lớn? Tìm trên trang 14 hoặc 22,
23 (kinh tế) xem ở đây trồng cây công nghiệp lâu năm gì?( Chú thích được ghi ở trang bìa trước)
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Vùng đồng bằng ( Thanh –Nghệ – Tĩnh,Bình – Trị – Thiên…) xem ở đây có đất gì (trang 8)? có thể trồng cây gì trên vùng đất này(trang
22)?(cần chú ý loại đất cát, cây công nghiệp hàng năm)
Vùng biển (trang 12) Ở đây có các bãi cá ,bãi tôm nào(có thể gọi là ngư trường) cá, tôm ở đây thuộc loại nào (ý này phải đọc sách giáo khoa) thuận lợi với ngành gì? Tìm xem khu vực nào hoặc tỉnh nào có sản
lượng cá biển nhiều? (Xem khu vực nam trung bộ)
Trang 22, 23 Xem đặc điểm sông ngòi của vùng :có các sông nào, chảy theo hướng nào, chiều dài của sông, độ dốc ra sao, lũ vào thời kì nào ?
Nó có những thuận lợi và khó khăn gì?
Trang 6: Xem trong vùng có những loại khoáng sản nào, trữ lượng bao nhiêu, có các mỏ khoáng sản ở đâu? (cần xác định ranh giới các tỉnh cho
kỹ nếu không sẽ dễ nhầm lẫn về phân bố khoáng sản) Với khoáng sản như vậy có thuận lợi đối với ngành công nghiệp nào?
Trang 7Trang 12: Các em sẽ nói được thành phần dân tộc của vùng : có nhiều dân tộc cư trú-> có nhiều phong tục tập quán với các truyền thống độc đáo khác nhau (cần chú ý đến dân tộc Chăm ở khu vực Nam trung bộ)
Trang 14, 15 hoặc 22, 23 các em có nhận xét về mạng lưới các trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải của vùng: Các trung tâm CN còn ít với qui mô chưa lớn, cơ sở năng lượng còn thiếu, mạng lưới giao thông còn thưa
Về vấn đề phát triển kinh tế của vùng
Muối biển
Vấn đề hình thành cơ cấu nông lâm ngư
Vấn đề hình thành cơ cấu Công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng Đây là 2 vấn đề đòi hỏi suy diễn nhiều và nó ít được thể hiện trên Atlat,
đề nghị học ở sách giáo khoa
Bài : Học Địa Lý bằng ÁtLat