Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương.DOC (Trang 47 - 57)

2. Thực trạng sản xuất giày trong Công ty cổ phần giày Hải Dương

1.2 Mục tiêu cụ thể

Chỉ đạo tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008. Thông qua rút kinh nghiệm đánh giá đúng mức những mặt làm được đồng thời phải chỉ ra được những mặt còn yếu kém, hạn chế của từng đơn vị. Rút ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt hiệu quả tốt hơn.

Tổ chức đánh giá lại năng lực sản xuất của Công ty, tổ chức lại các tổ (chuyền) sản xuất, tiếp tục kiện toàn xắp xếp lại một số vị trí cán bộ, đổi mới phương pháp quản lý cho phù hợp với mô hình doanh nghiệp Cổ phần. Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu, định mức cụ thể nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các phòng ban, phân xưởng. Nâng cao chất lượng sự phối hợp hiệp đồng giữa các phòng ban, phân xưởng trong giải quyết các công việc. Nghiên cứu có các biện pháp thưởng thi đua, thưởng sáng kiến phù hợp để động viên, kích thính người lao động. Có những chính sách ưu

đãi để thu hút những cán bộ quản lý giỏi, công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao vào làm việc trong Công ty .

Duy trì thực hiện có chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện ISO 9001, điều hành tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy chế và điều lệ của công ty cổ phần, xem xét lại các quy trình trong hệ thống để bổ sung sửa đổi những nội dung chưa phù hợp. Thực hiện cải tiến và liên tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đặt ra của tiêu chuẩn ISO. Tổ chức tốt đánh giá chất lượng nội bộ theo định kỳ, gắn thực hiện ISO với tiếp tục thực hiện cải tiến đổi mới trong sản xuất để nâng cao thực sự chất lượng, hiệu quả trong thực hiện các công việc. Lãnh đạo hoàn thiện công tác quản lý điều hành sản xuất nhằm nâng cao năng suất cải thiện thu nhập cho người lao động.

Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm. Thông qua các kênh đóng góp ý kiến từ phía khách hàng để đánh giá lại thực trạng chất lượng sản phẩm tại các xưởng, lập biểu đồ theo dõi lỗi để điều chỉnh khắc phục kịp thời, phấn đấu giảm tỷ lệ hàng lỗi, hỏng phải sửa nội bộ. Giảm dưới 0,1% sản phẩm sai hỏng. Tiếp tục kiện toàn đội ngũ kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng bổ sung thêm cán bộ kỹ thuật ở các tổ, chuyền. Phân loại tay nghề công nhân, tổ chức các lớp đào tạo phù hợp, phấn đấu nâng tỷ lệ công nhân có tay nghề bậc cao, coi trọng huấn luyện công nhân mới, công nhân có tay nghề yếu.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm thực hành tiết kiệm trong sản xuất. Kết hợp công tác tuyên truyền giáo dục đi đôi với hình thức khoán vật tư chi phí cho người lao động, giảm tối đa các khoản chi phí không cần thiết. Chấp hành chế độ hạch toán kế toán đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nước, của quân đội, quân chủng. Chặt chẽ trong quản lý vốn và tài sản, bảo toàn và phát triển được vốn, sử dụng quay vòng vốn đạt hiệu quả cao.

Tăng cường hoạt động Marketing: quảng cáo, giao dịch, giới thiệu sản phẩm của Công ty đến với khách hàng. Khai thác, tiếp tục mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Giữ mỗi quan hệ mật thiết, lâu dài với khách hàng truyền thống, chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Kết hợp hài hoà ,đan xen giữa hàng nội địa và hàng xuất khẩu, trong năm phấn đấu có hàng gối liên tục không để bị thiếu

việc. Đầu tư cho năm 2009 để mua phương tiện, bổ sung kịp thời máy móc, trang thiết bị nhất là máy chuyên dùng theo yêu cầu sản xuất, bố trí hợp lý nhân viên tổ công nghệ tại các xí nghiệp để kịp thời khắc phục những thiết bị máy móc hỏng hóc, sắp xếp lại nhà xưởng , kho đảm bảo gọn, sạch, an toàn.

Thực hiện nghiêm túc các Nghị định, quy định của Nhà nước về các loại thuế đối với doanh nghiệp, các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước trong kinh doanh. Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người lao động. Tiếp tục làm sổ lao động, sổ BHXH cho các đối tượng còn lại. Thực hiện quy chế trả lương cho người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và quân đội. Lo đủ việc làm, đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện để người lao động được cải thiện về đời sống.

2.Giải pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất.

Bất kỳ mộ tổ chức nào hoạt động cũng đều có một mục tiêu nhất định và chiến lược chính là kim chỉ nan để hướng doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Như bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào, mục tiêu hàng đầu của Công ty cổ phần giày Hải Dương là nâng cao lợi nhuận,làm gia tăng giá trị đóng góp vào ngân sách nhà nước đông thời ổn định và nâng cao đời sống của các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để đạt được muc tiêu này, Công ty phải cố gắng xây dựng chiến lược sao cho phù hợp với từng giai đoạn.

Trong thời điểm hiện tại, do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nên Công ty nên ổn định sản xuất, giữ vững thị phần, phấn đấu là một doanh nghiệp có uy tín, tên tuổi trong ngành da giày thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là chiến lược quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như uy tín của Công ty trên thị trường. Ngày nay, đời sống của con người ngày càng nâng cao, nhu cầu của họ rất lớn và đa dạng, những sản phẩm mà họ lựa chọn trước tiên phải là những sản phẩm có sự đảm bảo về chất lượng, đó là nhu cầu của sự bền đẹp, hấp dẫn ở sản phẩm, chất lượng sản phẩm thể hiện ở lợi ích mà họ thu được với số tiền phải chi trả.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty sẽ phải xây dựng một chiến lược hợp lý và có tính khả thi. Ta sẽ xem xét 2 phương án sau :

Phương án 1 : Chấp nhận chi phí do sản phẩm sai hỏng gây nên, tức tiếp tục làm theo cách làm như của Công ty hiện nay. Như vậy trong Công ty chỉ hạch toán chi phí kiểm soát sản phẩm .

Kiểm soát bao gồm hai khâu là: đánh giá và kiểm tra. Công tác kiểm tra sẽ được thực hiện thường xuyên, còn đánh giá sẽ được thực hiện định kỳ. Chi phí kiểm soát sản phẩm là loại chi phí không tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm vì chúng ta chỉ kiểm tra và đánh giá những công việc đã xong, do đó nếu phát hiện sai sót thì mọi việc cũng đã xảy ra, muốn sửa chữa phải tốn thêm chi phí.

Như đã phân tích ở mục 2.1 phần II ( Thống kê tình hình sai hỏng trong sản xuất ) ta có :

Chi phí về sản phẩm sai hỏng chiếm … % trong doanh thu. Đây là một con số không hề nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với việc tỷ lệ sai hỏng là quá nhiều khiến cho doanh nghiệp không chỉ mất thời gian và chi phí về việc sửa chữa những sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sản xuất của Công ty. Đó có thể là tiền bị phạt do không đúng thời gian trả hàng v.v…. Trên thực tế :

Chi phí sai hỏng = Chi phí SP hỏng không sửa chữa được + Chi phí sửa chữa SP sửa chữa được + Chi phí kiểm soát sản phẩm +Chi phí khác.

Chi phí khác ở đây có thể là : số tiền hàng bị khấu trừ khi có sản phẩm hỏng, số tiền bị phạt do không đúng thời hạn hợp đồng v.v…

Bảng 13: Bảng chi phí kiểm soát chất lượng sản phẩm

Đơn vị : 1000 đồng

Chi phí Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chi phí về SPSH 712.698,23 756.753,58 734.589,94 Số tiền bị khấu trừ do hàng sai hỏng 4.199 4882,5 3.887,5 Số tiền bị phạt do chậm trả hàng 0 15.397 9.475

Chi phí kiểm soát sản phẩm

117.600 138.600 126.000

Tổng cộng 834.497,23 915.633,08 873.952,44

Phương án 2: Chấp nhận chi phí phòng ngừa sai hỏng.

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân gây ra sản phẩm sai hỏng (Mục 2.3 phần II – Phân tích nguyên nhân của các nhóm sản phẩm sai hỏng ) ta sẽ từng bước khắc phục những yếu kém còn tồn đọng trong doanh nghiệp qua đó từng bước giảm thiểu tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trong từng công đoạn để có 1 sản phẩm hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, khi đó doanh nghiệp sẽ phải đầu tư chi phí cho việc phòng ngừa sản phẩm sai hỏng .

Chi phí phòng ngừa sai hỏng : Chi phí phòng ngừa sai hỏng sản phẩm là những chi phí cho việc thiết kế, vận hành và duy trì một hệ thống bảo đảm và kiểm soát chất lượng, ngăn ngừa sự không phù hợp trong chất lượng có thể xảy ra và giảm thiểu các sai hỏng của sự không phù hợp đó. Chi phí phòng ngừa sai hỏng sản phẩm bao gồm:

- Chi phí cho việc nghiên cứu thiết kế cải tiến chu trình sản xuất để cho ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.

- Chi phí cho các máy móc thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao.

- Chi phí để cải tiến chất lượng nguyên vật liệu đầu vào là yêu cầu nhà cung cấp: đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào luôn đạt chất lượng đúng với yêu cầu sản xuất, giảm chi phí kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào.

- Chi phí cho chương trình bảo trì, bảo dưỡng … ngăn ngừa hư hỏng máy móc, đảm bảo máy móc hoạt động ổn định, không bị hư đột xuất làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Ngoài việc chấp nhận chi phí trên, Công ty phải xác định làm đúng ngay từ đầu, tức mỗi một công đoạn đều phải được làm một cách chính xác, tránh lãng phí.

Như vậy theo phân tích ở trên, áp dụng với thực tiễn tại Công ty cổ phần giày Hải Dương ta có các biện pháp sau :

• Đối với nhóm sai hỏng I ( Nhóm sai hỏng do Công nhân sản xuất )

Đầu tiên, Công ty nên có chương trình đào tạo tay nghề cho công nhân bởi trên thực tế số công nhân bậc cao trong Công ty không nhiều. Hàng tháng hoặc hàng quý Công ty nên có 1 đợt kiểm tra tay nghề công nhân đồng thời tổ chức thi nâng bậc cho công nhân theo định kỳ. Doanh nghiệp cần phải có chính sách đào tạo nhân công sao cho phù hợp với công nghệ hiện đại, công ty có hai hình thức đào tạo đó là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc. Công ty nên mở lớp huấn luyện, giảng dạy ngay tại trong từng phân xưởng, sẽ cho công nhân lành nghề kèm kặp những công nhân tay nghề còn yếu, thực hiện ngay trên máy và học lại các thao tác của người hướng dẫn. Với hình thức đào tạo này giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí, như chi phí thuê chhuên gia, chi phí mở lớp học, không bị gián đoạn trong sản xuất mà còn tạo ra sản phẩm trực tiếp.

Thứ hai để người công nhân trung thành và làm việc có hiệu quả thì Công ty phải đảm bảo cho họ việc làm ổn định và có chế độ đãi ngộ hợp lý để khuyến khích họ làm việc. Đó có thể là thưởng hoặc tuyên dương những lao động nhiệt tình và có những sáng kiến sản xuất. Mặt khác, Công ty có thể xem xét lại hình thức trả lương cho công nhân. Hiện nay, tại Công ty đang áp dụng chế độ trả lương theo thời gian, phương pháp tính lương này chỉ dựa vào ngày công thực tế, hệ số lương cấp bậc, phụ cấp trách nhiệm nên chưa phản ánh được mức độ hoàn thành công việc của người lao động ở mức độ nào tốt hay chưa tốt. Do vậy người lao động làm việc không hết mình, chưa tận tâm tận lực với công việc. Không khuyến khích được người lao động say mê làm việc phát huy sáng kiến làm ảnh hưởng không tốt tới năng suất lao động

chung của toàn Công ty. Hơn nữa, hiện tượng người lao động nói chuyện riêng không chú tâm vào công việc còn xảy ra, vì vậy, Công ty có thể áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp. Khi đó sản phẩm tạo ra gắn trực tiếp với người công nhân nên việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận sản xuất là hoàn toàn phù hợp. Người công nhân nào làm nhiều thì hưởng lương nhiều, làm ít hưởng ít, điều này phù hợp với nguyên tắc “ làm theo năng lực, trả theo lao động”. Bên cạnh đó, tiền lương nhận được còn căn cứ vào chất lượng sản phẩm hòan thành, chỉ những sản phẩm tốt mới được trả lương nên khuyến khích người công nhân không những hoàn thành với số lượng sản phẩm cao nhất mà còn với chất lượng tốt nhất.

Hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào số lượng sản phẩm của mỗi người sản xuất ra để tính lương, làm cho mỗi người lao động vì lợi ích vật chất mà quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động nên nó có tác dụng khuyến khích người công nhân tích cực sản xuất, tận dụng thời gian làm việc tăng năng suất lao động cá nhân

Thứ ba là cải thiện điều kiện làm việc của công nhân bằng cách có thế sắp xếp bố trí máy móc sao cho thật thông thoáng. Mặt khác, do đặc tính của ngành là tiếp xúc nhiều với dung môi hữu cơ như Benzen, Toluen, Xylen, Xăng… do đó Công ty phải có đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân.

Thứ tư là thực hiện khám thường xuyên định kỳ sức khỏe cho công nhân vì hiện nay công tác này trong Công ty chỉ mang tính hình thức và chỉ khám cho vài công nhan đại diện.

Thứ năm là việc bố trí phân công lao động : Trong trường hợp này bố trí những công nhân có chiều cao tương đương nhau ở các ca khác nhau được làm việc trên cùng một dây chuyền, có chiều cao bàn máy, bàn chế biến phù hợp với kích thước cơ thể của họ, nhằm giảm mệt mỏi do sự khác biệt của kích thước cơ thể so với công cụ làm việc đồng thời ở mỗi ca nên bố trí đều những công nhân có tay nghề kỹ thuật cao.

Là một doanh nghiệp gia công nên lượng nguyên vật liệu của Công ty phụ thuộc phần lớn vào đối tác nước ngoài do đó khi khách hàng gửi nguyên vật liệu sang Công ty cần phải có 1 bộ phận kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho vật tư.

Về phí nguyên vật liệu nội, do hiện nay Công ty chỉ làm ăn chủ yếu với doanh nghiệp tư nhân là cơ sở Tiến Thành và Mai Hương do đó Công ty có thể chủ động đi tìm nhà cung cấp mới hoặc thay đổi chất lượng nguyên vật liệu, dùng loại có chất lượng tốt hơn.

Cuối cùng là việc bảo quản nguyên vật kiệu trong kho tại Công ty. Do trong Công ty có nhiều loại nguyên vật liệu do đó cần phải có sơ đồ sắp xếp, phân loại đúng quy cách, phẩm chất tránh tình trạng nhu doanh nghiệp hiện nay để nguyên vật liệu bừa bãi. Mặt khác, nguyên vật liệu sau khi được phân loại sắp xếp cần phải được bảo quản theo đúng quy trình ví dụ như phải gói giấy chống ẩm, da phải để cách mặt đất bao nhiêu cm v.v..

• Đối với nhóm sai hỏng III ( SH do máy móc thiết bị )

Hiện nay, Công ty đã có đầu tư vào máy móc thiết bị song không nhiều. Việc thay thế máy móc mới chỉ diễn ra khi máy móc cũ đã bị hỏng không thể sử dụng được

Công ty nên thành lập 1 tổ chuyên phụ trách về máy móc và thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị. Việc thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị có ý nghĩa to lớn như :

Do máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp do đó khi bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị sẽ làm giảm được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương.DOC (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w