Thống kê tình hình sai hỏng trong sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương.DOC (Trang 28 - 32)

2. Thực trạng sản xuất giày trong Công ty cổ phần giày Hải Dương

2.2 Thống kê tình hình sai hỏng trong sản xuất

2.2.1 Lượng giày bổ sung qua các tháng.

Để thống kê được tình hình sai hỏng trong sản xuất ta sẽ thống kê sản lượng giày bổ sung lên xuống hàng ngày tại các phân xưởng. Trước hết, ta sẽ xem xét cách thức sản xuất tại Công ty.

Hàng ngày, mỗi phân xưởng sẽ thực hiện nhiệm vụ sản xuất của mình. Quy trình sản xuất giày thể thao bắt đầu từ phân xưởng chặt đến phân xưởng may và phân xưởng gò_ráp. Khi mỗi phân xưởng làm xong bán thành phẩm của mình sẽ chuyển sang phân xưởng tiếp theo. Trong quá trình sản xuất, phân xưởng tiếp theo sẽ loại những bán thành phẩm không đạt yêu cầu của phân xưởng trước đồng thời thông báo để phân xưởng này sản xuất bổ sung. Thống kê phân xưởng có nhiệm vụ ghi lại số lượng giày bỏ sung hàng ngày. Ví dụ, trong ngày 20 tháng 4 năm 2009, phân xưởng gò_ráp có nhận của phân xưởng may 2000 mũ giày nhưng trong quá trình sản xuất thấy có 200 mũ giày bị rách hoặc lệch viền may, lệch chỉ nên đã trả lại và phân xưởng may phải may bổ sung 200 mũ giày khác.

Như vậy, ta có lượng giày lên xuống từ tháng 7/2008 đến tháng 02/2009 như sau:

Bảng 7: Lượng giày bổ sung lên xuống của các phân xưởng từ tháng 7/2008 đến tháng 2/2009

Phân xưởng chặt Phân xưởng may Phân xưởng gò_ráp Lượng sx Lượng bổ sung Lượng sx Lượng bổ sung Lượng sx Lượng bổ sung Tháng 7/2008 310.652 9.940 161.100 5638,5 176.354 5766,5 Tháng 8/2008 165.121 5944,5 152.405 5029,5 126.343 3916,5 Tháng 9/2008 210.960 7.046,5 100.361 3251,5 132.458 4424 Tháng 10/2008 339.213 12.110 173.930 4070 165.347 4927,5 Tháng 172.636 5.523,5 143.450 4690,5 175.300 5259

11/2008 Tháng 12/2008 471.533 16.032,5 247.432 8487 242.754 7404 Tháng 1/2009 312.597 10.315 154.902 5173,5 130.600 4244,5 Tháng 2/2009 67.500 2.193,5 70.943 2270 44.685 1449 Tổng cộng 2.050.212 69.105,5 1.204.523 38.610,5 1.190.841 37.391

( Nguồn: Phân xưởng chặt, may, gò_ráp Công ty cổ phần giày Hải Dương )

Để phân tích tình hình sai hỏng của sản phẩm trong sản xuất ta có thể trực tiếp dùng thước đo hiện vật để tính tỷ lệ sai hỏng.

Số lượng sản phẩm hỏng Tỷ lệ sai hỏng = x 100% Số lượng sản phẩm tốt + Số lượng sản phẩm hỏng Số lượng sản phẩm hỏng = x100% Sản lượng sản phẩm sản xuất ra

Bảng 8: Bảng thống kê tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trong sản xuất của công ty

Chỉ tiêu

Tỷ lệ sai hỏng sản phẩm (%)

Phân xưởng chặt Phân xưởng may Phân xưởng gò - ráp Tháng 7/2008 3,2 3,5 3,27 Tháng 8/2008 3,6 3,3 3,1 Tháng 9/2008 3,34 3,24 3,34 Tháng 10/2008 3,57 2,34 2,98 Tháng 11/2008 3,2 3,27 3 Tháng 12 /2008 3,4 3,43 3,05 Tháng 1 /2009 3,3 3,34 3,25 Tháng 2 /2009 3,25 3,2 3,23

Qua bảng trên ta thấy: Tỷ lệ sai hỏng sản phẩm dao động cụ thể như sau:

Phân xưởng chặt tỷ lệ sai hỏng dao động từ 3,2% đến 3,6%. Trong đó cao nhất là tháng 8/2008 tỷ lệ sai hỏng là 3,6% tiếp đến là tháng 10/2008 có tỷ lệ là 3,57%. Tại phân xưởng may tỷ lệ sai hỏng cao nhất là 3,5 % trong tháng 7/2008 và thấp nhất là tháng 2/2009 với tỷ lệ là 3,2%. Tại phân xưởng gò – ráp tỷ lệ sai hỏng sản phẩm cao nhất là tháng 9/2008 và thấp nhất là tháng 10/2009 với tỷ lệ 2,98%. Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng sai hỏng sản phẩm như trên. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng cơ cấu sản phẩm nhằm tìm ra các lỗi và nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên của doanh nghiệp.

2.2.2 Các lỗi thường mắc phải khi sản xuất giày thể thao.

Quy trình sản xuất giày thể thao là một quy trình sản xuất giày phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn và nhiều chi tiết. Đó là sự kết hợp của nhiều bước và giai đoạn. Vì thế trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi những sai sót. Xác định như vậy nên trước khi nguyên vật liệu được chuyển đến các phân xưởng Công ty sẽ có một bộ phận chuẩn bị với nhiệm vụ loại bỏ các nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng sau đó mới chuyển đến các phân xưởng. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất sẽ không thể tránh khỏi các sai hỏng trong sản phẩm. Ta có thể lấy ví dụ như: tại phân xưởng chặt ( bao gồm bộ phận chặt và bộ phận cán sấy) các sai hỏng thường mắc phải là chặt không đúng kích thước dao, triển khai sai mẫu mã, và chặt nhầm chi

tiết… tại phân xưởng may có thể có các sai hỏng như: may lệch viền, may sai chỉ màu, mũ giày bị rách… và phân xưởng gò – ráp có các sai hỏng như gò rách hoặc chất lượng keo không dính… Đó là các sai hỏng rất nhỏ nhặt trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên là một nhà quản lý, chúng ta không thể bỏ qua các sai hỏng này. Bởi chỉ một sai hỏng nhỏ có thể làm ảnh hưởng đến cả quy trình sản xuất và có thể khiến dây chuyền phải sản xuất lại từ đầu và điều đó sẽ rất tốn chi phí cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể thống kê các sai hỏng thường gặp trong sản xuất giày thể thao như sau:

- Nhóm I: Các sai hỏng do công nhân sản xuất. Ví dụ như: gò rách, dán nhầm tem, chặt nhầm kích cỡ…

- Nhóm II: Sai hỏng do nguyên vật liệu kém phẩm chất. Ví dụ như chất lượng giả da Skinsua, DSW, PU, PVC hay chất liệu vải như vải: Satin, T/sdede, vải thô… không đạt yêu cầu.

- Nhóm III: Các sai hỏng do thiết bị máy móc. Tại một số băng chuyền hoặc máy móc bị kẹt bụi hay khô dầu, không được bảo dưỡng thường xuyên đều có thể khiến cho sản phẩm bị sai hỏng.

- Nhóm IV: Sai hỏng do trong quá trình bảo quản, lưu thông. Sai hỏng này chủ yếu tập trung vào hoạt động quản lý và vận chuyển vào kho thành phẩm đến lúc đem giao cho khách hàng. Ta có bảng sau: Chỉ tiêu % Sai hỏng Nhóm I 52% Nhóm II 27% Nhóm III 10% Nhóm IV 11%

Ta thấy trong bảng trên số sai hỏng nhiều nhất thuộc về nhóm I tức là sai hỏng do công nhân sản xuất gây nên. Thứ hai là nhóm sai hỏng do nguyên vật liệu ( nhóm II) thứ ba là nhóm sai hỏng do quá trình bảo quản, lưu thông ( nhóm IV ) và cuối

cùng là nhóm sai hỏng do máy móc thiết bị ( nhóm III ). Ta sẽ đi sâu phân tích từng nhóm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương.DOC (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w