- Phó Giám đốc: là người tham mưu cho Giám đốc về sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm cùng các phòng, ban theo dõi hoạt động sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng sản x
Trang 1đốc là người có trách nhiệm trực tiếp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước Tổng công ty, trước pháp luật và các chủ thể khác có liên quan Ngoài ra Giám đốc còn có trách nhiệm nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên để họ an tâm công tác và hoàn thành tốt công việc được giao
- Phó Giám đốc: là người tham mưu cho Giám đốc về sản xuất kinh
doanh, có trách nhiệm cùng các phòng, ban theo dõi hoạt động sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng sản xuất, tình hình tài chính của công
ty Đồng thời Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm trước Gám đốc
- Phòng Tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, ngày công làm việc, bố trí, điều động lao dộng thực hiện chế độ đối với người lao động Ngoài ra, Phòng tổ chức hành chính còn tham mưu cho giám đốc về việc tuyển dụng lao động, ra quyết định nhân sự và phân công lao động hợp lý
- Phòng Kinh doanh XNK:
Có nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu thị trường, kết hợp với năng lực sản xuất của công ty để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Tổ chức công tác thực hiện các hoạt động kinh tế
- Tổ chức cung ứng nguyên vạt liệu phụ và thực hiện giao trả sản phẩm gia công theo kế hoạch của công ty
- Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các đơn vị sản xuất
- Giao dịch với khách hàng, hải quan để tiến hành làm các thủ tục xuất nhập khẩu
- Phòng tài chính kế toán:
Có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác hạch toán trong công ty, phản ánh đầy đủ vốn và tài sản hiện có cũng như sự vận động của vốn, tài sản, lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, ngoài ra còn cung cấp thông tin kinh tế tài chính của toàn công ty
- Các đơn vị trực thuộc:
Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, sản xuất, kinh doanh nhằm hoàn thành đơn vị mình, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 2V Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chú thích:
: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Kế toán trưởng: Quản lý chỉ đạo chung công tác kế toán toàn công ty,
giám sát các hoạt động tài chính tại công ty, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
và các cơ quan tài chính, chủ quản cấp trên và toàn bộ hoạt động tài chính toàn công ty
- Kế toán tổng hợp: Theo dõi số lượng toàn công ty, tham gia quyết
toán tổng hợp số liệu và lập báo cáo tài chính, theo dõi tình hình biến động và
sử dụng tài sản cố định, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở công ty
- Kế toán tiền: Phải chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt ghi chéo
hằng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi, xuất nhập quỹ tiền mặt… và tính ra số tồn quỹ ở mọi thời điểm
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình biến động của tài
khoản tại Ngân hàng
- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi chi tiết sự biến động của tài sản cố
định và nguồn hình thành tài sản cố định Kiểm tra việc sử dụng, bảo quản, sửa chữa tài sản cố định tại các bộ phận sử dụng
- Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, thành phẩm, định
kỳ báo cáo nhập, xuất vật tư, thành phẩm
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
KT TGNH vốn vay
NH
Kế toán
TS CĐ
Kế toán kho
Kế toán công nợ
Kế toán giá thành
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền mặt
KT tại các đơn
vị
Trang 3- Kế toán công nợ: Tập hợp các chứng từ gốc, theo dõi tình hình công
nợ của công ty
- Kế toán giá thành: Tính giá thành cho từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại công ty, thu chi tiền mặt có chứng từ hợp lệ
- Kế toán các xí nghiệp: Theo dõi tình hình tạm ứng và việc thanh toán
tạm ứng của các xí nghiệp với công ty, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các xí nghiệp, tính giá thành sản phẩm ở các xí nghiệp và báo cáo về công ty theo tháng, quý, theo dói và tính lương cho cán bộ, công nhân viên
3 Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty
a Giới thiệu hình thức kế toán tại công ty
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ, đặc điểm hình thức này là dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu phù hợp giữa công ty và các đơn vị phụ thuộc
b Các loại sổ được sử dụng tại công ty
- Tờ kê chi tiết các tài khoản
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết công nợ
Trang 4c Sơ đồ hạch toán và trình tự kế toán ghi sổ
Ghi chú : Ghi hằng ngày Ghi cuối kỳ Kiểm tra đối chiếu
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp Chứng từ gốc
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Sổ kho, sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Trang 5B THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP 2A THUỘC
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG
I HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP 2A
1 Đặc điểm chung về tình hình lao động của Xí nghiệp
1.1 Số lượng lao động :
Công ty Vinatex hoạt động với đa số là nữ, nữ chiếm gần 90% trong toàn xí nghiệp và hơn 80% trong toàn công ty Hầu hêt lao động đều có tay nghề vững chắc, có kinh nghiệm lâu năm, nhiệt tình Trong xí nghiệp lao động được phân công thành từng tổ, gồm có: 6 tổ may, 1 tổ hoàn thành, 1 tổ cắt, 1 tổ
kỹ thuật, 1 tổ cơ điện, 1 tổ vệ sinh công nghiệp, 1 tổ KCS và văn phòng xí nghiệp Mỗi tổ đều có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó
Tính đến ngày 31/12/2008 số lượng lao động tại công ty : Tại văn phòng công ty : 35 người
Tại bộ phận sản xuất : 371 người Tại bộ phận phục vụ : 10 người
Tổng cộng : 416 người
1.2 Chất lượng lao động :
Trình độ nhân lực trong công ty Đại học : 20 người Cao đẳng, trung cấp : 15 người Công nhân có tay nghề cao : 301 người Lao động phổ thông : 70 người
2 Nội dung phân loại lao động tại công ty
Đến cuối năm 2008 xí nghiệp có 416 lao động trong đó 35 người thuộc lao động gián tiếp và phục vụ chiếm 8,41%, điều này cho thấy lao động quản
lý chiếm tỷ trọng trung bình
Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn: do xí nghiệp chuyên về may
mặc, gia công nên lực lượng lao động phần lớn là lao động trẻ được hình thành
từ nhiều nguồn
Trang 6Bảng 2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Lao động Tổng số Đại học Trung học Công nhân kỹ
thuật
Không đào tạo
Ta thấy lao động có trình độ Đại học tại xí nghiệp là thấp, chiếm 1,2%, trong đó chủ yếu tập trung ở bộ phận lãnh đạo và khối văn phòng Điều này là hợp lý vì lao động văn phòng là lao động quản lý do đó cần phải có trình độ cao mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh Công nhân sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, còn công nhân kỹ thuật chủ yếu là sữa chữa máy móc, vận hành điện, sửa chữa nhỏ, cơ khí, chỉ cần trình độ trung cấp là đáp ứng được yêu cầu Vì vậy hệ số lương bình quân của lao động khối văn phòng cao hơn so với lao động làm việc tại các phân xưởng, vì lao động khối văn phòng giữ vai trò quản lý có ảnh hưởng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
II Tổ chức kế toán chi tiết lao động tại xí nghiệp 2A :
1 Hạch toán số lượng lao động tại xí nghiệp 2A
Để theo dõi số lượng lao động công ty dung “Sổ danh sách lao động” Lao động trong công ty được theo dõi từng nơi làm việc theo chuyên môn Để ghi sổ danh sách lao động công ty căn cứ vào chứng từ ban đầu về tuyển dụng, nâng bậc, thôi việc…… và các chứng từ bổ sung Các chứng tử này do phòng
tổ chức lập và quản lý
Trang 7CÔNG TY CP VINATEX ĐÀ NẴNG ĐƠN VỊ : XÍ NGHIỆP MAY 2A
SỔ DANH SÁCH LAO ĐỘNG
công việc
Hệ số
cơ bản
Hệ số chức danh
Ghi chú
1 Nguyễn Trần Quang Duy Quản đốc 3,75 6
… ………
2 Hạch toán thời gian lao động xí nghiệp 2A :
Để quản lý thời gian lao động, công ty sử dụng một phương pháp thông dụng là phương pháp chấm công với các chứng từ sử dụng cho phươg pháp này là “Bảng chấm công” Bảng chấm công được mở ra theo dõi ngày công làm việc thực tế, ngừng việc của từng lao động tại phòng ban nơi sản xuất
Hằng ngày tổ trưởng hoặc người phân công căn cứ vào tình hình thực tế lao động tại bộ phận mình để chấm công cho từng ngày lao động trong ngày Cuối tháng bảng chấm công và các chứng từ có liên quan được chuyển lên phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính tình lương trợ cấp cho người lao động
Trang 8BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12/2008
Tổ may 1
Ngày công Công LV ngày
thường
TT Họ và tên
1 2 31
Tổng cộng ngày công
Tổng giờ l.việc
Ro F Ô CÔ + H
1 Trương Đình Hải X x X 27,0 216 21,5 237,5 0 0 0 0 0
2 Trần Hải Đăng X x X 27,0 216 21,5 237,5 0 0 0 0 0
3 Trần T Mỹ Lộc X x X 25,0 200 10 210 0 0 0 0 0
…
52 Trần Văn Trình X 8,0 63,5 5,5 69,0 0 0 0 0 0
Tổng 1.170 9.342,0 587,0 9.929 0 0 0 0 0
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Tổ trưởng Người lập phiếu
III PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP 2A 1.Đặc điểm quỹ lương của xí nghiệp
Quỹ tiền lương sản phẩm trả trực tiếp cho người lao động khoảng 80% quỹ tiền lương sản phẩm công ty giao
Trả lương vừa theo hệ số phụ cấp, vừa theo hệ số chức danh
Tiền lương trả cho người lao động được chia làm 2 phần:
+ 40% quỹ lương sản phẩm của đơn vị trả cho người lao động theo
hệ số tiền lương tại NĐ 205/CP của Chính Phủ ban hành ngày 14/12/2004, số ngày công làm việc thực tế và hệ số hoàn thành công việc
+ 60% quỹ lương sản phẩm của đơn vị trả cho người lao động theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp của công việc đòi hỏi( hệ số lương chức danh), mức độ hoàn thành công việc và số ngày công làm việc thực tế
Ví dụ: Tháng 12 năm 2008 Sản lượng sản xuất : 202.000 cái Đơn giá theo lương: 1.020 đồng Quỹ lương sản phẩm: 202.000 * 1.020 = 206.040.000 đồng