1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch tóan chi phí sản xuất và tính giá thành tại Cty Cao su Đà Nẵng -3 doc

9 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

chuyển như vậy để tính giá thành giai đoạn cuối cùng. Nếu là giai đoạn sản xuất cuối cùng thì cộng thêm chi phí quản lý phân xưởng để tính giá thành của sản phẩm. - Phương án không tính giá thành bán thành phẩm: theo phương án này để tính giá thành thành phẩm, mỗi phân xưởng chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm lại với nhau ta được giá thành của thành phẩm. c. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất theo đơn đăng hàng: phương pháp này được áp dụng trongcác doanh nghiệp sản xuất phức tạp, lắp ráp từng phụ tùng, tổ chức sản xuất từng cái và hàng loạt. Theo phương pháp này tất cả các chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, đối với chi phí chung thường được tập hợp theo từng nơi đã phát sinh chi phí đó. Định kỳ sẽ phân bổ vào từng đơn đặt hàng, đối với chi phí chung thường tập hợp theo từng nơi đã phát sinh chi phí đó. Định kỳ sẽ phân bổ vào giá thành của từng đơn đặt hàng có liên quan theo một tiêu chuẩn nhất định. Tổng giá thành của mỗi đơn đặt hàng được xác định sau khi đơn đặt hàng đã hoàn thành. d. Phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp áp dụng hệ thống định mức: theo phương án này dựa trên cơ sở các định mức tiêu hao lao động vật tư hiện hành và dự đoán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại đó là: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Giá thành thực tế của sản phẩm định mức = Giá thành định mức sản phẩm Chênh lệch do thay đổi định mức Chênh lệch so với định mức Phần II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG: 1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cao Su Đà Nẵng được đổi tên từ nhà máy Cao su Đà Nẵng theo quyết định số 112QĐ-CNNG ngày 13/3/1993. Công ty Cao Su Đà Nẵng không phải là là cơ sở mới xây mà được tiếp quản từ một xưởng đắp vỏ ôtô dã chiến của Mỹ Nguỵ để lại, đặt tại phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn - Thành phố Đà Nẵng. Sau ngày giải phóng miền Nam ngày 04/12/1975 theo đề nghị của Tổng cục Hoá chấy, Công ty Cao Su Đà Nẵng được chín thức thành lập vơíu tên Nhà máy Cao Su Đà Nẵng theo quyết định số 340/PTT của Hội Đồng Chính phủ. Sau khi có quyết định thành lập, Tổng cục Hoá chất đã cử một nhóm cán bộ, kỹ sư gồm 10 người của nhà máy Cao Su Sao Vàng Hà Nội vào tiếp quản và quản lý cơ sở nói trên. Đây là 1 xưởng đắp vỏ xe ôtô dã chiến phục vụ cho chiến tranh cho nên nó chỉ được thực hiện giai đoạn công nghệ là đắp và hấp còn toàn bộ việc gia công bán thành phẩm đều được chuyển từ nơi khác đến. Chính vì vậy cơ sở vật chất nghèo nàn, đơn điệu. Nhưng với sự nhiệt tình sáng tạo của 10 kỹ sư với sự giúp đỡ nhiệt tình của Tỉnh của Nhà máy Cao Su Sao Vàng Hà Nội, những khó khăn được dần dần khắc phục. Đầu năm 1976 chiếc lốp đắp đầu tiên ra đời. Lúc đầu chỉ đắp được 3 quy cách, đến năm 1977 đắp được 15 quy cách. Ngoài sản phẩm đắp lốp ôtô ,công ty đã phát triển Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thêm sản phẩm như ống hút nước, ống dẫn nước, dây curoa. Đến năm 1995- 1996 công ty đã hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất lốp ôtô mới với nhiều quy cách khác nhau. Năm 1976 từ một sản phẩm đến nay công ty đã sản xuất hơn 30 sản phẩm với nhiều chủng loại nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp nông nghiệp, giao thông vận tải và tiêu dùng xã hội. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, công ty càng được củng cố và phát triển về mọi mặt, đến nay đã tạo được một số cơ sở vật chất kỹ thuật dù chưa hiện đại hoá hoàn toàn nhưng cũng tương đối đầy đủ. Sản phẩm của công ty sản xuất đa dạng đảm bảo chất lượng, đặc biệt sản phẩm lốp xe đạp đã 2 lần đạt huy chương vàng tại Hội chợ triễn lãm KT - KT toàn quốc và đã được nâng cao, sản phẩm được tiêu thụ rộng khắp chiếm lĩnh thị trường cả nước, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. * Quá trình phát triển của công ty có thể chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn I: từ khi thành lập đến năm 1989: đây là giai đoạn phát triển theo cơ chế quản lý kinh tế bao cấp, trong giai đoạn này về quy mô sản xuất được mở rộng, vốn đầu tư tăng nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp so với khả năng sẵn có của công ty, công suất máy móc thiết bị sử dụng không hết, năng suất lao động thấp , sản phẩm sản xuất theo kế hoạch định sẵn để giao nộp cho Nhà nước, vật tư tiền vốn được Nhà nước cấp theo chỉ tiêu. Do vậy trong giai đoạn này công ty chỉ đơn thuần thực hiện hoàn thành kế hoạch trên cơ sở Nhà nước cấp phát vật tư và các yếu tố khác cho sản xuất tương ứng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Giai đoạn II: Từ năm 1989 đến nay: Đây là giai đoạn quản lý kinh tế theo thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Để phù hợp với cơ chế mới, công ty phải thực sự quan tâm đến việc hạch toán kinh tế nội bộ, thường xuyên cải tiến mẫu mã , chất lượng tốt mf giá thành hạ phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bước đầu hoạt động theo cơ chế thị trường, công ty còn nhiều bỡ ngỡ nhưng với sự nhiệt tình sáng tạo của đội ngũ cán bộ, kỹ sư của công ty đã lãnh đạo công ty đứng vững trên thị trường, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được thị trường chấp nhận, đời sống cán bộ công nhân viên luôn ổn định và là doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp đánh giá cao trong ngành cao su. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ: Sản phẩm của công ty Cao Su Đà Nẵng sản xuất được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước nhằm phục vụ cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và tiêu dùng xã hội. Qua từng thời kỳ sản phẩm của công ty luôn được cải tiến về quy cách, chủng loại, mẫu mã để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hiện nay công ty đang sản xuất các loại mặt hàng sau: - Xăm lốp xe đạp các cỡ. - Xăm lốp xe máy các cỡ. - Xăm lốp ôtô các cỡ. - Ống cao su các loại - Lốp ôtô đắp các loại. - Và các sản phẩm cao su kỹ thuật khác. Trogn đó: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Mặt hàng xăm lốp xe đạp là sản phẩm truyền thống chủ yếu chiếm tỷ trọng cao. + Mặt hàng đang phát triển là sản phẩm lốp ôtô và xăm lốp xe máy. + Mặt hàng sản phẩm theo thời vụ, đơn đặt hàng là lốp ôtô đắp, ống nước và các sản phẩm cao su khác. Khối lượng sản phẩm và chủng loại sản phẩm sản xuất ra không những phụ thuộc vào trình độ trang bị kỹ thuật cho quá trình công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc vào môi trường và điều kiện phản ứng hoá học thay đổi. Về kết quả của việc sản xuất sản phẩm, trong quá trình sản xuất nếu ngừng sản xuất đột ngột (do mất điện) thì số sản phẩm trên dây chuyền sẽ bị hỏng. Vì vậy đặc điểm công nghệ sản xuất dây chuyền được phân ra thành các công đoạn sản xuất. Về tổ chức sản xuất: Công ty Cao Su Đà Nẵng tổ chức sản xuất theo mô hình công ty, trực thuộc công ty là các xí nghiệp, hiện nay công ty tổ chức thành 6 xí nghiệp. a. Xí nghiệp Cán luyện: Có nhiệm vụ sản xuất ra các loại bán thành phẩm theo các đơn pha chế để cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất rảp. Xí nghiệp có 1 giám đốc, 1 thống kê, 1 kỹ sư công nghệ và 1 kỹ sư cơ khí . thống kê xí nghiệp có nhiệm vụ thống kê toàn bộ nguyên vật liệu nhận về thực tế đã đưa vào sản xuất bán thành phẩm và tổng số bán thành phẩm sản xuất được (về số lượng từng loại), theo dõi công lao động và tính toán chi tiết cho công nhân. b. Xí nghiệp xăm lốp xe máy: Có nhiệm vụ nhập bán thành phẩm liên quan đến sản xuất xăm lốp xê đạp, xe máy và các vật tư nguyên liệu khác, từ kho công ty về phục vụ cho sản xuất. Xí nghiệp có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 thống kê và 3 trưởng ca. Thống kê xí nghiệp có Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhiệm vụ thống kê số lượng bán thành phẩm, vật tư, nguyên liệu, nhận về thực tế đã đưa vào sản xuất thành phẩm, thống kê toàn bộ lượng sản phẩm sản xuất được để làm thủ tục nhập kho công ty, theo dõi lao động và sản phẩm theo công đoạn sản xuất để tính lương cho CBCNV xí nghiệp. c. Xí nghiệp xăm lốp ôtô mới: Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từ kho công ty về sản xuất thành sản phẩm xăm lốp ôtô mới các loại. Xí nghiệp có giám đốc, phó giám đốc, 1 thống kê và 3 trưởng ca. Thống kê có nhiệm vụ thống kê toàn bộ số lượng bán thành phẩm, vật tư, nguyên liệu sử dụng trong tháng và số lượng sản phẩm xuất nhập kho, theo dõi công và lương sản phẩm cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. d. Xí nghiệp sản phẩm mới: Có nhiệm vụ bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từ kho công ty về sản xuất ra sản phẩm cao su kỹ thuật theo đơn đặt hàng và sản phẩm phụ là các tấm lợp kích cỡ. Xí nghiệp có 1 giám đốc và 1 thống kê. Thống kê có nhiệm vụ thống kê toàn bộ bán thành phẩm và vật tư khác sử dụng thực tế vào sản xuất và số lượng sản phẩm nhập kho. Thống kê chuyên về theo dõi sản xuất. e. Xí nghiệp đắp lốp ôtô: Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từ kho công ty để sản xuất sản phẩm (riêng phần đắp và hấp) thống kê số lượng lốp nhận của khách, ghi sổ từng quy cách và đắp xong nhập kho công ty, giao lại cho khách, xí nghiệp này không có giám đốc mà có phó giám đốc phụ trách sản xuất của công ty kiêm nhiệm. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com f. Xí nghiệp cơ điện - năng lượng: Có nhiệm vụ phục vụ sửa chữa và chế tạo mới khuôn mẫu và phụ tùng thay thế cho 1 xí nghiệp khác, cung cấp hơi, nhiệt cho các xí nghiệp trên sản xuất ra sản phẩm. Xí nghiệp này do phó giám đốc công ty kiêm nhiệm lãnh đạo xí nghiệp và 1 thống kê, 1 phó giám đốc. Xí nghiệp có 3 bộ phận chính: - Bộ phận cung cấp hơi nhiệt: có nhiệm vụ nhận dầu đốt lò về cung cấp hơi nhiệt cho các xí nghiệp sản xuất, cuối tháng thống kê số lượng dầu tiêu thụ thực tế trong tháng. - Bộ phận sửa chữa: bộ phận này được hạch toán riêng, khoán công việc, mỗi 1 phần việc đều có hợp đồng do phòng kỹ thuật, phòng tổ chức lao động. - Bộ phận chế tạo mới: cũng như bộ phận sửa chữa được phép hạch toán riêng. Nhiệm vụ chủ yếu là chế tạo khuôn mẫu, các phụ tùng thay thế. Thống kê có nhiệm vụ theo dõi số lượng vật tư, nguyên vật liệu nhận từ kho công ty, theo dõi công lao động cho công nhân xí nghiệp. * Tóm lại: Tổ chức sản xuất của công ty gồm có 6 xí nghiệp sản xuất, mục đích là từng bước giao quyền tự chủ cho từng xí nghiệp, nhưng hiện nay mới chỉ giao tiền lương cho từng xí nghiệp, còn các nhiệm vụ khác thì chưa giao. Do vậy chưa phát huy được hiệu quả và tính chủ động, tình trạng lãng phí vật tư còn phổ biến. Để khắc phục tình trạng này lãnh đạo công ty đề ra việc hạch toán nội bộ cho các xí nghiệp, trong đó hạch toán chi phí nguyên vật liệu, bán thành phẩm là chủ yếu, có chế độ thưởng phạt rõ ràng cho từng xí nghiệp. Một số quy định công nghệ chính ở công ty Cao Su Đà Nẵng: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Mỗi loại sản phẩm của công ty có một quy trình sản xuất riêng. Mỗi sản phẩm lại sử dụng một bộ bán thành phẩm do xí nghiệp cán luyện sản xuất ra và coi bán thành phẩm như một số nguyên vật liệu chính khác đưa vào sản xuất sản phẩm. Để sản xuất ra bán thành phẩm xí nghiệp cán luyện phải theo đúng quy trình công nghệ sản xuất bán thành phẩm. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở CÔNG TY CAO SU SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ * Ghi chú: A. Phòng kỹ thuật cơ năng 1. Xí nghiệp cán luyện B. Phòng kỹ thuật công nghệ 2. XN cơ điện năng lượng C. Phòng kế hoạch kinh doanh 3. XN xăm lốp xe đạp, xe máy D. Phòng cung cấp xuất nhập khẩu 4. Xí nghiệp xăm lốp ôtô mới E. Phgòng tài chính kế toán 5. Các xí nghiệp khác G. Phòng tổ chức lao động 6. Cửa hàng trung tâm H. Phòng KCS 7. Chi nhánh DRC miền Bắc I. Ban an toàn 7. Chi nhánh DRC miền Nam K. Đội bảo vệ công ty Các nét liền nối biểu hiện phân công, phân nhiệm trực tiếp. Ngoài ra có mối quan hệ qua lại cùng cấp và dưới sự lãnh đạo của cấp trên. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: a. Đặc điểm: Căn cứ vào đặc đfiểm sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà công ty hình thành cơ cấu tổ chức quản lý gồm các bộ phận Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phòng ban và được phân cấp một số trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhămg đảm bảo thực hiện chức năng quản lý sản xuất một cách trọn vẹn. b. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý: bao gồm: - Giám đốc là người điều hành cao nhất, toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động của công ty. - Các phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc theo từng lĩnh vực chuyên môn, được giám đốc uỷ quyền chỉ dạo trực tiếp các phòng ban các xí nghiệp sản xuất theo từng lĩnh vực được phân công. Hàng tuần có trách nhiệm báo cáo với giám đốc tình hình sản xuất, tình hình quản lý và doanh thu tại các bộ phận mà các phó giám đốc chịu trách nhiệm chính. - Các phòng ban, các xí nghiệp , chi nhanh: có trách nhiệm tổ chức bộ máy của mình về lqs kinh tế, quản lý kỹ thuật chuyên môn, để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty thuộc mình đảm nhiệm. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty đảm bảo tính chặt chẽ có hệ thống, các cấp điều hành hiểu rõ trách nhiệm quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của mình, tạo mọi điều kiện chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. 4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: a. Tổ chức bộ máy kế toán: Căn cứ vào quy mô đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, căn cứ vào khối lượng công việc kế toán, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả các công việc như kiểm tra phân loại chứng từ gốc, định khoản kế toán, ghi sổ chi tiết và tổng hợp, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG: 1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cao Su Đà Nẵng. để tính giá thành giai đoạn cuối cùng. Nếu là giai đoạn sản xuất cuối cùng thì cộng thêm chi phí quản lý phân xưởng để tính giá thành của sản phẩm. - Phương án không tính giá thành bán thành. phương án này để tính giá thành thành phẩm, mỗi phân xưởng chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các

Ngày đăng: 24/07/2014, 15:20

Xem thêm: Hạch tóan chi phí sản xuất và tính giá thành tại Cty Cao su Đà Nẵng -3 doc

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w