1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch tóan chi phí sản xuất và tính giá thành tại Cty Cao su Đà Nẵng - 2 ppsx

9 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 108,98 KB

Nội dung

đơn đặt hàng hoàn thành thì grd của sản phẩm là tổng hợp chi phí tập hợp được. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc như xí nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất: theo phương pháp này chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn vị, phân xưởng, tổ đội. Sau đó chi phí sản xuất được tập hợp theo đối tượng chịu chi phí. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ: theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân bổ theo từng giai đoạn công nghệ. Phương pháp này được áp dụng ở xí nghiệp mà toàn bộ công nghệ sản xuất được chia thành nhiều giai đoạn và nguyên vật liệu chính được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo quy trình nhất định. 4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: - Phương pháp trực tiếp (giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn. Giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp. Giá thành đơn vị sản phẩm = Giá trị SP dở Chi phí SX phát Chi phí SX dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm SX hoàn thành trong kỳ - Phương pháp tỷ lệ: trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) để tính ra giá thành sản phẩm từng loại. - Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được các sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm chính = Giá trị Sp dỡ dang đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Giá trị Sp dở dang cuối kỳ - Giá trị SP phụ III.VẤN ĐỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT: 1. Hạch toán và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Đối với NVL chính ta có thể phân bổ theo hệ số, tỷ lệ với định mức tiêu hao hoặc tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm. Còn đối với vật liệu phụ có thể phân bổ theo định mức tiêu hao tỷ lệ với nguyên vật liệu chính. Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp". Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí NVL trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kếtchuyển sang tài khoản tậop hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com * Kết cấu Bên Nợ: Giá trị thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Bên Có: - Giá trị thực tế NVL sử dụng không hết nhập lại kho. - Kết chuyển, phân bổ vào TK 154 "Chi phí sản xuất dở dang". TK 621 cuối kỳ không có số dư, TK 621 có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành. 1.1. Đối với phương pháp kê khai thường xuyên: Phương pháp hạch toán: - Trong kỳ, khi xuất NL, VLC, VLP sử dụng cho trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm Nợ TK 621 : chi phí NL. VL trực tiếp Có TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu. - Trường hợp NL, VL xuất xho sản xuất kinh doanh nhưng sử dụng không hết nhập lại kho. Nợ TK 152 Nguyên liệu, vật liệu Có TK 621 : Chi phí NL, VL trực tiếp - Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 : Chi phí NL, VL trực tiếp Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Việc tổng hợp và phân bổ NL, VL, CCDC được thực hiện trên "Bảng phân bỏ NL, VL, CCDC". Sau đó căn cứ trên bảng này để vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết có liên quan. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) 1.2. Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, phản ánh trên tài khoản này được ghi một lần vào cuối kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp tiến hành kiểm kê và xác định giá trị từng NL, VL tồn kho cuối kỳ để xác định giá trị NL, VL xuất kho theo công thức: Trị giá xuất trong kỳ = Trị giá nhập trong kỳ + Trị giá tồn đầu kỳ - Trị giá tồn cuối kỳ Nợ TK 621 Chi phí NL,VL trực tiếp (ghi trị giá xuất trong kỳ) Có TK 611 (6111) mua hàng Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NL, VLTT vào giá thành sản xuất, ghi: Nợ TK 631 giá thành sản xuất Có TK 621 chi phí NL, VL trực tiếp 2. Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, tiền lương phụ,, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí NCTT được tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ dịch vụ chủ yếu bằng phương pháp trực tiếp. Trường hợp chi phí này có liên quan Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ mà không thể tính trực tiếp được cho từng loại sản phẩm thì mới áp dụng phương pháp phân bổ. Phương pháp phân bổ thường sử dụng là phân bổ theo tiền lương định mức của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoặc phân bổ theo tỷ lệ với khối lượng sản phẩm. Để tổng hợp và phân bổ chi phí NCTT kế toán sử dụng TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp". Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. * Kết cấu: Bên Nợ : Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển và phân bổ vào TK 154. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng nơi phát sinh chi phí. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 3. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí vật liệu - Chi phí dịch vụ thuê ngoài - Chi phí CCDC sản xuất - Chi phí khác bằng tiền mặt Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung" tài khoản này dùng để tập hợp chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com * Kết cấu: Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất chung trong kỳ. Bên Có: - Ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154. TK 627 cuối kỳ cũng không có số dư và cũng được mở chi tiết theo từng đối tượng, từng loại hoạt động, từng bộ phận, từng phân xưởng. TK 627 có sáu TK cấp 2. Mỗi tài khoản cấp II sẽ phản ánh một nội dung của chi phí sản xuất chung. Tuỳ vào đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung khác nhau. Phân bổ theo giờ công của công nhân sản xuất hoặc phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất. Phân bổ theo chi phí sản xuất trực tiếp. Phân bổ theo số giờ máy chạy. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG IV. TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1. Tổng hợp chi phí sản xuất: Tất cả các chi phí NVLTT, NCTT, SXC đều được tập hợp vào bên Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh" hoặc TK 631 "Giá thành sản phẩm" tuỳtheo dngáp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.1. Đối với phương pháp kê khai thường xuyên: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh". Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất - kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của các phân xưởng hoặc các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. * Kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh về các chi phí NVLTT, NCTT, chi phí sản xuất chung kết chuyển cuối kỳ. Bên Có: Phản ánh các giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - Phản ánh giá thành thực tế sản xuất sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho và chi phí thực tế của khối lượng công tác lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. - Dư nợ cuối kỳ: phản ánh chi phí của sản phẩm dở dang hoặc lao vụ, dịch vụ chưa hoàn thành. TK này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hay từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, từng lao vụ 1.2. Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ: Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, thì chi phí sản xuất được tập hợp vào TK 631 "Giá thành sản phẩm". Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ở các đơn vị sản xuất. TK 631 được hạch toán chi phí theo nơi phát sinh chi phí. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (Phương pháp kê khai thường xuyên) Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com (Phương pháp kiểm kê định kỳ) 2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tién hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương. Dựa theo mức độ và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên liệu thực tế phải xác định theo số thực tế đã dùng. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT hoặc theo chi phí trực tiếp theo phương pháp này trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVLTT hoặc chi phí trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Để đơn giản cho việc tính toán đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số chi phí. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: căn cứ vào các định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. 3. Tính giá thành sản phẩm: Sau khi tổng hợp toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định và đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm. Sau đây là các phương pháp tính giá thành của một số loại hình chủ yếu: a. Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn: Theo phương pháp này toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp theo từng sản phẩm, công việc tính giá thành sản phẩm được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp. b. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục: được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục qua nhiều giai đoạn (bước) theo một trình tự nhất định, mỗi giai đoạn đều tạo ra bán thành phẩm và bán thành phẩm của giai đoạn này sẽ là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. Cho nên để tính được giá thành sản phẩm hoặc giá thành bán thành phẩm trong giai đoạn nào đó thì phải biết giá thành của giai đoạn trước. Do đó giá thành được tính theo 2 phương án sau: - Phương án có tính giá thành bán thành phẩm: theo phương pháp này trước tiên phải tính giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1. Sau đó cộng với chi phí chế biến của giai đoạn 2 để tìm ra giá thành bán thành phẩm giai đoạn 2 rồi tuần tự kết Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . TSCĐ. - Chi phí vật liệu - Chi phí dịch vụ thuê ngoài - Chi phí CCDC sản xuất - Chi phí khác bằng tiền mặt Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 " ;Chi phí sản xuất chung". kết chuyển chi phí NL, VLTT vào giá thành sản xuất, ghi: Nợ TK 631 giá thành sản xuất Có TK 621 chi phí NL, VL trực tiếp 2. Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công. CHI PHÍ SẢN XUẤT, XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1. Tổng hợp chi phí sản xuất: Tất cả các chi phí NVLTT, NCTT, SXC đều được tập hợp vào bên Nợ TK 154 "Chi

Ngày đăng: 24/07/2014, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w