- Khi công nhân nghỉ phép, kế toán xác định số tiền lương nghỉ phép phải trả, ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 - Khi trả tiền lương nghỉ phép cho người nghỉ phép, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111 4. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Kế toán đã tập hợp chi phí sản xuất chung rồi phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu chuẩn tiền lương tính vào giá thành mà chi phí sản xuất chung của Công ty hiện nay lại chưa có định mức hay dự toán cho từng xí nghiệp nên việc phát sinh chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp có thể không đồng đều nhau cho nên việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo cách hiện tại là không chính xác. Cho nên vè khoản chi phí này tôi xin đề xuất một ý kiến nhỏ là Công ty đã tập hợp có sản xuất chung theo từng xí nghiệp, chỉ còn một số khoản chi phí dùng chung cho các xí nghiệp, các khoản chi phí này đều có thể tập hợp riêng cho các xí nghiệp như: + Trích khấu hao TSCĐ cho sản xuất được Công ty tập hợp chung cho toàn phạm vi Công ty mà TSCĐ của Công ty có nhiều mức khấu hao khác nhau. Thiết bị lốp ôtô toàn bộ là máy móc thiết bị mới, có giá trị lớn, xí nghiệp lốp xe đạp, xe máy thì máy móc đã quá lâu năm, khấu hao đã gần hết cho nên việc trích khấu hao chung cho toàn Công ty là không phù hợp, vì vậy kế toán tập hợp chi phí khấu hao theo từng xí Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nghiệp. Điều này rất tiện và dễ làm vì các xí nghiệp dã được hoạt động trong phạm vi nhà xưởng riêng biệt. + Chi phí khác công cụ dụng cụ cần đề cập và hoàn thiện hơn vì khi xuất công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất thì toàn bộ giá trị được kết chuyển hết một lần vào TK 627 - chi phí sản xuất trong kỳ phát sinh, dù giá trị công cụ dụng cụ đó lớn hay nhỏ. Những công cụ dụng cụ được sử dụng ở Công ty phần lớn có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn cho nên nó được kết chuyển toàn bộ giá trị xuất dùng một lần còn những công cụ dụng cụ có giá trị lớn và sử dụng qua nhiều kỳ hạch toán như bơm dầu, bộ đảo su máy hút bụi thì việc hạch toán nên tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ có giá trị lớn cho nhiều kỳ sản xuất. Để giảm nhẹ công việc tính toán kế toán có thể tiến hành phân bổ chi phí này theo phương pháp phân bổ 2 lần. Tức là khi xuất dùng công cụ dụng cụ kế toán phân bổ ngay 50% giá trị của chúng vào nơi sử dụng, đến khi công cụ dụng cụ báo hỏng thì phân bổ tiếp 50% giá trị còn lại trừ đi giá trị phế liệu thu hồi và số tiền bồi thường của người làm hỏng (nếu có). Trình tự hạch toán phân bổ chi phí này như sau: . Khi xuất dùng công cụ dụng cụ ra sử dụng ghi: Nợ TK 142 Có TK 153 . Đồng thời kế toán tiến hành phân bổ 50% giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất Nợ TK 627 (giá trị phân bổ) Có TK 142 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . Khi công cụ dụng cụ báo hỏng, kế toán phân bổ tiếp 50% giá trị còn lại sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi và tiền bồi thường (nếu có). Nợ TK 627 (giá trị phân bổ) Nợ TK 152 (Phế liệu thu hồi) Nợ TK 138 (bồi thường phải trả) Có TK 142 Sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng xí nghiệp, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của xí nghiệp nào thì phân bổ cho sản phẩm của xí nghiệp đó theo tiêu chuẩn tiền lương tính vào giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung của xí nghiệp cán luyện như đã trình bày ở trên là tính vào cho giá thành của bán thành phẩm. 5. Chi phí thiệt hại trong sản xuất Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su Đà Nẵng được thực hiện với các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung nhưng không đặt vấn đề hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất. Thực tế trong quá trình sản xuất ở Công ty, thiệt hại trong sản xuất thường xảy ra chủ yếu là thiệt hại sản phẩm hỏng, còn thiệt hại ngừng sản xuất thì ít xảy ra. Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đạt được những tính năng cần thiết để tạo thành sản phẩm tốt và nó được tận dụng để làm ra các sản phẩm phụ như: tấm lớp cao su, cao su tái sinh Trên thực tế % sản phẩm bị hỏng trên từng giai đoạn công nghệ ít khi vượt định mức cho phép, cho nên kế toán không tính giá trị nguyên vật liệu phân bổ cho các Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sản phẩm phụ, mà chỉ tính phần tiền lương sản xuất của sản phẩm phụ, vì thế giá thành của sản phẩm phụ Công ty rất khó tính. Về lâu dài Công ty nên tính trừ một số % nào đó giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất sản phẩm chính để tính vào giá thành sản xuất sản phẩm phụ. Ví dụ như định mức quy định 2% hao hụt vải và cao su tráng vải trên giai đoạn cán tráng thì có thể quy định 0,5% tính vào chi phí sản xuất sản phẩm phụ việc tính toán này có hơi phức tạp và chi tiết nhưng sẽ tính đúng giá thành sản phẩm, phản ánh chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Kết luận Hạch toán giá thành sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện công tác quản lý các doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hạch toán giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp. Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố của đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc tính giá thành chính xác kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát triển chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suót trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chính vì vậy, ngay từ khi về thực tập ở Công ty Cao Su Đà Nẵng em đã có sự say mê, mong muốn tìm hiểu phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao Su. Thực tế cho thấy, Công ty Cao Su là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô khá lớn và đang trên đà phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty rất phong phú, sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại và có số lượng lớn. Vì vậy ở Công ty Cao Su Đà Nẵng , tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề luôn luôn được quan tâm. Qua thời gian thực tập nghiên cứu tình hình hạch toán giá thành sản phẩm tại Công ty Cao Su cùng với sự vận dụng những kiến thức đã học ở trường và sự giúp đỡ của cô giáo Võ Thị Thanh Tâm em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến với nguyện vọng hoàn thiện hơn việc htscf và tính giá thành sản phẩm. Mặc dù đã nổ lực cố gắng nhưng do trình đọ còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiền, cũng như thời gian thực tập quá ngắn nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong sự đóng góp của các cán bộ kế toán trong công ty, các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề này của em thật sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Võ Thị Thanh Tâm cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán Công ty Cao Su Đà Nẵng đã giúp đỡ em hoàn thành. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su Đà Nẵng được thực hiện với các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất. 4. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Kế toán đã tập hợp chi phí sản xuất chung rồi phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu chuẩn tiền lương tính vào giá thành mà chi phí sản xuất chung của. đó giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất sản phẩm chính để tính vào giá thành sản xuất sản phẩm phụ. Ví dụ như định mức quy định 2% hao hụt vải và cao su tráng vải trên giai đoạn