Sự phát triển của bé lên 5 Độ tuổi này, bé đã dần tách ra khỏi ‘cái bóng’ của bố mẹ. Bé thích lý luận, khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng. Bé phân biệt được giới tính Bé lên 5 có thể nhận biết chính xác mình là trai hay gái. Đồng thời, bé cũng có những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ theo giới tính mà cha mẹ đã dạy bảo. Chẳng hạn, bé gái quan tâm đến việc nấu cơm, làm đẹp cùng với mẹ trong khi bé trai ưa chuộng chơi bóng hoặc tò mò sửa chữa đồ điện tử với bố. Đa sắc thái tình cảm Ở giai đoạn này, tâm lý của bé thường thay đổi khá thất thường. Bé có thể vừa cười vui nhưng lại khóc ngay sau đó hoặc ngược lại. Tâm trạng của bé được bộc lộ rõ nét ra bên ngoài, bạn có thể phán đoán bé đang vui hoặc đang buồn qua nét mặt hoặc cử chỉ. Bé dần trở nên dễ bảo, biết phân biệt việc đúng, việc sai. Thậm chí, bé còn biết nhắc bạn mang mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đi tất hoặc quàng khăn khi trời lạnh… Bé có xu hướng biến thành “một nhà thông thái” tý hon, thích đưa ra ý kiến và thích được ngợi khen. Nhu cầu kết bạn Độ tuổi này, bé tỏ ra khá hòa đồng khi vui chơi với một nhóm bạn. Bé biết cách tự tìm hiểu và tuân thủ nghiêm túc luật chơi, biết chia sẻ đồ chơi hoặc hướng dẫn các bạn khác chơi cùng. Nếu ở lứa tuổi trước, bé có thể hào hứng ngồi chơi cả ngày với cha mẹ thì đến độ tuổi này, bé thích tham gia vào một nhóm đông hơn. Khả năng ngôn ngữ của bé cũng dần hoàn chỉnh. Bé tìm thấy sự gần gũi, đồng cảm khi giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi hơn là với bố mẹ. Giáo dục bé lên 5 Độ tuổi này, bé “ghét” nhất khi phải chịu sự áp đặt hoặc những câu mệnh lệnh một cách khô cứng từ phía cha mẹ. Nếu 2-3 tuổi là cột mốc báo hiệu tâm lý “sợ sệt” trước người lớn hoặc người lạ thì lên 5, bé có xu hướng tự mình hành động. Bạn không nên quá nôn nóng hoặc cáu giận khi bé thích làm việc gì đó mà quên xin phép trước. Vì bé thích được tán dương nên mới tự mình hành động mà không cần nhờ tới sự giúp sức của cha mẹ. Bạn có thể thấy bé trai tò mò bật, tắt chiếc máy tính xách tay; bé gái tự ý sử dụng son môi, đi giầy cao gót của mẹ. Bé ý thức được điểm mạnh, điểm yếu của mình với các bạn, cho nên, cha mẹ cần khuyến khích bé tự tin vào bản thân. Nếu bé buồn và thắc mắc về những khiếm khuyết của cơ thể như nước da hơi đen, bé hơi béo… bạn nên giải thích để bé hiểu rằng, đó là những đặc điểm riêng. Bạn có thể giúp bé tự tin bằng cách nhấn mạnh vào những điểm đáng yêu khác của bé. Với bé trai, sự gần gũi cùng người cha trong gia đình đóng vai trò quan trọng. Bé sẽ dễ dàng học hỏi được tính can đảm, cương nghị, kỷ luật từ bố và hình thành đặc trưng nam tính sau này. Đồng thời, bé cũng thích thú khi hòa nhập vui chơi cùng các bé trai khác. Tránh ép bé học chữ sớm Ngày nay, không ít bậc phụ huynh muốn rèn luyện chữ viết và phép toán cho bé từ độ tuổi lên 5 để bé khỏi bỡ ngỡ khi bước chân vào bậc tiểu học. Việc ép buộc bé phải học theo “giáo trình” bài bản với thời lượng từ 60-90 phút mỗi ngày sẽ gây tổn hại cho não bé. Ngoài ra, bé cũng hình thành tâm lý sợ học, nguy cơ cận thị hoặc vẹo cột sống về sau. Các chuyên gia cho rằng, những trò chơi ở lớp mẫu giáo như nặn hình, vẽ màu, đọc số, tô chữ… rất cần thiết cho sự phát triển trí não bé. Phương Thảo (Theo ChildParenting) . Sự phát triển của bé lên 5 Độ tuổi này, bé đã dần tách ra khỏi ‘cái bóng’ của bố mẹ. Bé thích lý luận, khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng. Bé phân biệt được giới tính Bé lên 5. nhờ tới sự giúp sức của cha mẹ. Bạn có thể thấy bé trai tò mò bật, tắt chiếc máy tính xách tay; bé gái tự ý sử dụng son môi, đi giầy cao gót của mẹ. Bé ý thức được điểm mạnh, điểm yếu của mình. bé cũng thích thú khi hòa nhập vui chơi cùng các bé trai khác. Tránh ép bé học chữ sớm Ngày nay, không ít bậc phụ huynh muốn rèn luyện chữ viết và phép toán cho bé từ độ tuổi lên 5 để bé