Khi ông bà là người xa lạ Cô học trò mà tôi dạy kèm đang học lớp bốn, những khi có thời gian rỗi, tôi lại ngồi kể chuyện cho em nghe. Thu hút sự chăm chú của em hơn cả vẫn là chuyện những ngày thơ ấu bên bà nội của chị em tôi hồi nhỏ ở quê. Đó là những đêm đầy sao chúng tôi mang chiếu ra thềm nhà ngắm trăng, sao và nghe bà kể chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh rồi thiu thiu ngủ trong tiếng ru hời của bà khi nào không hay. Đó là những lần bà xoa dầu cho tôi khi tôi bị mẹ đánh đòn vì tội bỏ nhà đi chơi rong… Mỗi lần kể lại cho cô bé, tôi lại nhìn thấy trong mắt em nỗi ao ước về một tuổi thơ bên bà như thế. Có lần em nhìn tôi và băn khoăn: "Thế ông bà của em có như thế không?" Tôi đem nỗi băn khoăn đó nói với mẹ cô bé; chị tâm sự: "Tôi quê ở Đà Nẵng, anh ấy ở Lai Châu. Chúng tôi đến Hà Nội rồi lập nghiệp. Từ khi sinh đến bấy giờ cháu gái mới được về quê có một lần, khi ấy là hai tuổi. Nhiều lần hai vợ chồng dự định thu xếp về quê nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được". Với chị, chí ít chị còn cảm thấy day dứt và tự trách mình đã không tạo điều kiện để con cái được gần gũi thân thiết với ông bà. Nhưng với không ít gia đình, nhất là ở những gia đình trẻ, dường như các ông bố, bà mẹ không quan tâm đến sự thiếu hụt này. Trường hợp của một gia đình cùng khu tập thể với tôi có thể coi là một ví dụ: Đứa con trai năm tuổi của họ đã giãy nãy khi bố mẹ "bắt" nó phải ở nhà với một người lạ mà nó phải gọi là "bà". Bởi từ bé đến giờ gia đình đối với nó chỉ bao gồm cha mẹ, nó và chị giúp việc. Bởi thế hễ thấy bà lại gần bắt chuyện là nó lại lẩn đi. Dễ hiểu vì sao hôm nay nó đã phản ứng như thế khi biết bố mẹ để nó ở nhà một mình với bà. Thằng bé con chị họ tôi cũng vậy, nó không quan tâm đến việc ngoài bố mẹ ra nó cũng có ông bà như mọi người. Bố mẹ nó cũng có ý cho nó về quê nhưng suy tính lại thấy tiếc thời gian nên cứ nấn ná mãi. Cho đến một lần, ông nó lặn lội cả mấy trăm cây số đến thăm cháu. Thằng bé không quen có ông. Không biết làm thế nào để tiếp cận được với cháu, ông nó hết xem ti vi, đọc báo rồi đi ra đi vào, ngán ngẩm lại trở về quê. Khái niệm về ông bà ngày càng nhạt mờ dần trong bọn trẻ - những đứa trẻ có ông bà ở quê. Dẫn đến tình trạng này do sự thiếu sót của bố mẹ chúng. Bởi vậy bù đắp sự thiếu hụt này không ai khác chính là các bậc làm bố, làm mẹ. Khi ông bà và cháu ít có cơ hội gần gũi nhau thì bố mẹ phải tạo một mối liên hệ giữa ông bà và các cháu. Đừng để các em thiếu hụt và cảm thấy không có nhu cầu một phần tình cảm thiêng liêng và không thể thiếu trong mỗi con người như thế. Khi trẻ em đánh nhau Khi gặp phải trường hợp các em bé đánh nhau thì bạn chớ nên lập tức bênh vực con mình mà không cần hiểu rõ lý do. Bạn nên kéo con ra khỏi cuộc tranh giành rồi tìm hiểu nguyên nhân và giải thích phải trái. Dù đúng hay sai thì bạn cũng nên yêu cầu bé nhận lỗi trước đối phương và hứa lần sau không tái phạm. Sau khi va chạm, tình cảm giữa hai đứa trẻ thường bị sứt mẻ. Bạn nên tạo điều kiện cho các em được gần gũi để xây dựng lại tình cảm đã mất. Trong quá trình trưởng thành, sự tranh giành giữa các em bé ít nhiều sẽ xảy ra. Nếu bạn xử lý đúng cách thì bé sẽ ngoan và hiểu biết hơn để không trở thành những kẻ chuyên đi bắt nạt những trẻ khác. Khi trẻ mắc lỗi (-K) Để hiểu được tâm lý trẻ con và giáo dục chúng một cách đúng đắn không phải cha mẹ nào cũng biết. Sau đây là 10 điều cần tránh trong việc giáo dục khi trẻ mắc lỗi. 1. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ không nên mắng nhiếc, sỉ vả trẻ. Không nên nói những câu như "mày là đồ ngu, đồ bỏ đi", vì như vậy sẽ khiến các em tự ti. 2. Không nên dọa nạt trẻ, kiểu như "Con mà học dốt sẽ bị bắt ra một hòn đảo hoang không có người", hoặc "bán cho bọn buôn người" Như vậy sẽ khiến các em bị hoang tưởng, sợ hãi, dẫn đến tinh thần bất an. 3. Khi phê bình một trẻ em đã có sự hiểu biết thì tốt nhất nên trao đổi, phê bình khi em đó chỉ có một mình. Tuyệt đối không nên để trẻ bị "mất mặt" trước bạn bè, bởi sẽ làm tổn thương đến lòng tự tôn của chúng. 4. Trước khi phê bình con trẻ, nên có những nhận xét về ưu điểm, rồi mới chỉ ra khuyết điểm. Như vậy trẻ mới cảm phục lời nhận xét của người lớn và vui vẻ tiếp thu lời phê bình đó. 5. Không nên quá cường điệu những thiếu sót của trẻ, điều cốt yếu là chỉ ra cách cho chúng sửa chữa. 6. Khi trẻ mắc lỗi, không được uy hiếp, ép buộc trẻ nhận lỗi. Khi đó bố mẹ cần bình tĩnh, nhằm tránh cho trẻ bị oan. 7. Không nên phê bình trẻ một cách miên man, lặp đi lặp lại mà cần nói ngắn gọn, rõ ràng để trẻ dễ nhập tâm. 8. Phê bình phải kịp thời, khi trẻ có thiếu sót gì phải lập tức phê bình ngay. Nếu để quá lâu rồi mới phê bình thì hậu quả sẽ không tốt. 9. Giữa bố mẹ, tuyệt đối không nên "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Cùng một khuyết điểm mà người thì trách mắng, người thì xuê xoa, coi như không có gì. Như vậy sẽ không sửa chữa sai lầm triệt để, thậm chí còn tạo thành "ô dù' để trẻ dựa dẫm. 10. Không nên nghĩ rằng, chỉ phê bình một lần là mọi việc đều xong xuôi, tốt đẹp cả. Nếu trẻ lại mắc sai lầm thì phải kiên trì thuyết phục, yêu cầu chúng sửa chữa. Khi trẻ sớm phát triển tư duy Trẻ sớm phát triển tư duy thường rất lanh lợi, trí nhớ tốt, tò mò, say mê và có khả năng tập trung cao. Những em này cũng có những khó khăn cần được phụ huynh giúp đỡ. Về mọi mặt, ngôn ngữ tư duy, sáng tạo của trẻ sớm phát triển tư duy đều vượt trội so với bạn cùng lứa với các biểu hiện: - Biết nói rất sớm và lượng từ mở rộng rất nhanh - Có thể học đọc trước tuổi đến trường và rất say mê với những cuốn từ điển có hình ảnh - Thích theo người lớn hoặc chơi với bạn lớn hơn - Tò mò, luôn đưa ra những thắc mắc về mọi vật xung quanh và muốn tìm hiểu - Có khiếu hài hước, hóm hỉnh - Có cá tính mạnh mẽ, có tinh thần độc lập, tự tin và thực tế - Rất nhạy cảm với chuyện sai trái và hay quan tâm đến người khác Trẻ phát triển sớm cần được sự giúp đỡ đúng mức của người lớn. Nếu không dễ có nguy cơ rối loạn về tâm lý, tiêu cực trong giao tiếp và khó kết bạn. Vì vậy, trẻ thường cảm thấy đơn độc. Đến lớp học, trẻ thấy nhàm chán vì giáo viên nhắc lại nhiều lần điều trẻ đã hiểu. Trẻ tìm cách phá rối và có thể giảm sút năng lực vốn có. Dù sớm phát triển tư duy thì trẻ vẫn cần được đối xử đúng lứa tuổi. Nên cho trẻ tham gia vào một câu lạc bộ ngoại khóa để trẻ có cơ hội hòa đồng vào bạn bè, mở rộng thế giới tìm hiểu. Giúp trẻ tiếp xúc với các bạn cùng lứa trong các lĩnh vực mà trẻ có thể không xuất sắc như nghệ thuật, thể thao, ca kịch Trẻ sớm nhận thấy, chỉ có trí thông minh thôi chưa đủ và từ đó phát triển được tình bạn và ý thức của sự đoàn kết. . so với bạn cùng lứa với các biểu hiện: - Biết nói rất sớm và lượng từ mở rộng rất nhanh - Có thể học đọc trước tuổi đến trường và rất say mê với những cuốn từ điển có hình ảnh - Thích theo. bạn lớn hơn - Tò mò, luôn đưa ra những thắc mắc về mọi vật xung quanh và muốn tìm hiểu - Có khiếu hài hước, hóm hỉnh - Có cá tính mạnh mẽ, có tinh thần độc lập, tự tin và thực tế - Rất nhạy. một phần tình cảm thiêng liêng và không thể thiếu trong mỗi con người như thế. Khi trẻ em đánh nhau Khi gặp phải trường hợp các em bé đánh nhau thì bạn chớ nên lập tức bênh vực con