Hỗ trợ hình thành lòng tự tin Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy, những đứa trẻ mà việc học hành của chúng không tốt thì thường dễ bị thiếu tự tin hơn những đứa khác cùng trang lứa. Tiến sĩ Robert Brooks đã liệt kê được một danh sách những mẹo để các bậc cha mẹ có thể giúp hình thành lòng tự tin cho con trẻ. 1. Giúp trẻ cảm thấy chúng đặc biệt và được tôn trọng Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy một trong những yếu tố chính liên quan đến việc nuôi dưỡng hy vọng trong trẻ cũng như để chúng kiên cường hơn chính là việc có ít nhất một người lớn có thể giúp trẻ cảm thấy chúng đặc biệt và được tôn trọng; một người lớn biết không lờ đi những vấn đề chúng gặp phải mà tập trung vào sức mạnh của chúng. Một cách để bạn thực hiện điều này là dành ra những “khoảng thời gian đặc biệt” trong tuần với từng đứa. Nếu con bạn còn nhỏ, việc nói “khi mẹ kể chuyện cho con nghe hay chơi với con, mẹ thậm chí sẽ không nghe điện thoại”. Tương tự, trong những “khoảng thời gian đặc biệt” hãy tập trung vào những gì đứa trẻ thích để chúng có cơ hội thư giãn và thể hiện khả năng của chúng. 2. Giúp trẻ phát triển kỹ năng tự giải quyết các vấn đề và đưa ra quyết định Sự tự tin có liên quan đến kỹ năng tự giải quyết các vấn đề. Ví dụ, khi con bạn có trục trặc với bạn của nó, bạn có thể bảo chúng tự tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề của chúng. Đừng lo nếu con bạn không thể tìm ra được biện pháp ngay lập tức; bạn có thể giúp nó bằng cách hướng dẫn thông qua các tình huống tương tự. Bên cạnh đó, hãy thử các tình huống phân vai với chúng để giúp chúng luyện tập các bước cần thiết cho việc tự giải quyết các vấn đề. 3. Tránh những lời bình luận mang tính chỉ trích mà thay vào đó hãy cố tạo dựng cho trẻ bằng những câu nói mang tính tích cực Ví dụ, một lời bình luận thường mang ý trách móc đó là “Hãy cố gắng hơn nữa và nỗ lực hơn nữa”. Nhiều đứa trẻ thật sự cố gắng hơn thật nhưng vẫn gặp khó khăn, hãy nói “Chúng ta phải tìm ra những biện pháp tốt hơn để giúp con”. Trẻ ít chống chế hơn khi các vấn đề được nhìn nhận như những chiến lược cần phải thay đổi hơn là một cái gì đó thiếu hụt so với động cơ của chúng. Cách tiếp cận này cũng làm vững chắc hơn khả năng tự giải quyết các vấn đề của trẻ. 4. Hãy là những bậc cha mẹ biết thông cảm Nhiều bậc cha mẹ trong cơn tức giận thường nói những câu như “Tại sao con không nghe theo lời bố mẹ?” hay “Tại sao con không động não?” Nếu trẻ gặp vấn đề với việc học, cách tốt nhất là nên thông cảm với trẻ và nói với nó là bạn biết nó đang gặp khó khăn; sau đó hãy biến những khó khăn đó thành một vấn đề cần được giải quyết và cho trẻ tham gia vào việc tìm biện pháp giải quyết. 5. Đưa ra cho trẻ những lựa chọn Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa sự đấu tranh năng lực. Ví dụ, hãy hỏi con bạn xem nó có cần được nhắc 5 hay 10 phút trước giờ đi ngủ để chuẩn bị hay không. Những lựa chọn khởi đầu này đặt nền móng cho cảm giác tự kiểm soát cuộc sống của trẻ. 6. Đừng so sánh chúng với anh em ruột của chúng Việc này rất quan trọng cũng như cần phải làm nổi bật lên điểm mạnh của tất cả lũ trẻ trong gia đình. 7. Làm nổi bật lên điểm mạnh của con bạn Thật không may mắn là bọn trẻ thường đánh giá chúng khá tiêu cực, đặc biệt là về mặt học hành. Hãy lên danh sách những “khả năng nổi trội” hay “điểm mạnh” của con bạn. Chọn một trong số chúng và tìm cách củng cố và thể hiện thế mạnh đó. Ví dụ, nếu con bạn vẽ đẹp, hãy trưng bày các tác phẩm nó vẽ cho người khác xem. 8. Hãy tạo cơ hội để trẻ có thể được giúp đỡ Trẻ bẩm sinh thường rất muốn giúp đỡ người khác. Tạo cơ hội cho chúng giúp đỡ là cách tốt để thể hiện ra “khả năng nổi trội” của trẻ và để làm nổi bật lên rằng chúng có một cái gì đó có thể làm cho thế giới. Cho con bạn tham gia vào các công việc từ thiện là một ví dụ. Giúp đỡ người khác cũng giúp trẻ nâng cao lòng tự tin của chúng. 9. Đặt ra những kỳ vọng và mục tiêu thực tế cho con bạn Những kỳ vọng thực tế tạo cho trẻ cảm giác kiểm soát bản thân. Việc đó có liên quan ít nhiều đến lòng tự tin của trẻ. 10. Nếu trẻ gặp rắc rối trong việc học, hãy giúp nó hiểu bản chất vấn đề Nhiều đứa trẻ có những ý nghĩ kỳ quặc và những khái niệm sai lầm và việc học của chúng và làm chúng khổ đau hơn (ví dụ, có trẻ nói chúng được sinh ra thiếu một nửa bộ não). Việc có những thông tin thực tế sẽ giúp trẻ kiểm soát bản thân tốt hơn và có cảm giác rằng có thể làm được gì đó để cải thiện tình huống. Hóa giải bất đồng Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều trường hợp bố mẹ và con cái không có cùng nhu cầu: trẻ em vui chơi trong khi bố mẹ nghỉ ngơi Những bất đồng trên thường xảy ra và cần có thời gian giáo dục, người lớn không nên phàn nàn nhiều quá và có thể làm nhẹ tình thế theo một số lời khuyên sau: - Những đòi hỏi hạn chế và chính xác: Không đổ lên đầu trẻ quá nhiều việc bắt buộc. Hãy thay đổi cách nói khiến yêu cầu trở thành tự nguyện. Ví như thay vì câu ''Hãy dọn dẹp phòng đi'', bạn hãy nói: ''Trước khi đi tắm, mẹ (bố) muốn con thu nhặt đồ chơi của con cất vào tủ''. - Những nguyên tắc bất di bất dịch: luôn được đề ra trong gia đình có thể tránh nhiều xung đột, làm đơn giản nhiệm vụ như: phân công rõ ràng ngày dọn bàn ăn cho hai anh em - anh làm ngày lẻ, em ngày chẵn. Khi xảy ra xung đột phải có cách giải quyết, thông thường mấu chốt lại ở chính cha mẹ. Việc đưa ra cho trẻ giải pháp áp đặt sẽ không khiến chúng tự động nghe theo. - Nói thực những điều mình cảm nhận: Mẹ (bố) rất bực mình khi thấy giầy của con vứt bừa bãi ở cửa; Con ngủ muộn làm mẹ (bố) rất lo lắng, mẹ (bố) sợ mai con sẽ thiếu ngủ Những câu nói như vậy sẽ giúp đứa trẻ tự đặt cho mình một giải pháp và chúng sẽ làm theo. - Tìm giải pháp thích hợp: Cả gia đình nên bàn luận về những giải pháp chung. Đứa trẻ sẽ rất vui lòng thực hiện những giải pháp mà chúng tham gia chọn. Xung đột sẽ được phân giải khi cả gia đình cùng ngồi trước bàn. Trước tiên, người lớn phân tích vấn đề và mỗi người đều đưa ra giải pháp, không đưa lời buộc tội mà chỉ ghi nhận nó. Sau đó, cả nhà cùng suy nghĩ về những giải pháp khác nhau, phân tích đến khi tìm ra cách tốt nhất để khắc phục đồng thời ghi nhận thỏa thuận chung giữa bố mẹ và con cái. . tự động nghe theo. - Nói thực những điều mình cảm nhận: Mẹ (bố) rất bực mình khi thấy giầy của con vứt bừa bãi ở cửa; Con ngủ muộn làm mẹ (bố) rất lo lắng, mẹ (bố) sợ mai con sẽ thiếu ngủ Những. vấn đề của trẻ. 4. Hãy là những bậc cha mẹ biết thông cảm Nhiều bậc cha mẹ trong cơn tức giận thường nói những câu như “Tại sao con không nghe theo lời bố mẹ?” hay “Tại sao con không động não?”. điểm mạnh của con bạn Thật không may mắn là bọn trẻ thường đánh giá chúng khá tiêu cực, đặc biệt là về mặt học hành. Hãy lên danh sách những “khả năng nổi trội” hay “điểm mạnh” của con bạn. Chọn