Học phải có thuật Học phải có thuật - Những phương pháp hướng dẫn trẻ học ở nhà Nhiều cha mẹ thường thắc mắc không hiểu sao con mình tối nào cũng ngồi hàng tiếng trên bàn học hay học ngày học đêm trước mỗi kỳ thi nhưng kết quả vẫn không được cao, lại thường xuyên bị điểm kém. Học không đúng phương pháp là điều mà học sinh thường mắc phải khi chuẩn bị bài ở nhà. Với trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ, phải có những phương pháp hướng dẫn đúng đắn. Trẻ học vẹt Khi một đứa trẻ học vẹt, nó sẽ bỏ rất nhiều thời gian để nhồi nhét vào đầu những thứ ghi chép trong sách vở nhưng chưa chắc đã hiểu được bao nhiêu. Những đứa trẻ học vẹt thường ít khi đặt ra mục tiêu cho mình mà chủ yếu chỉ để đối phó với thầy cô hay bài kiểm tra trên lớp. Thói quen học hời hợt ấy tất nhiên dẫn đến những hậu quả tệ hại cho việc hiểu bài, nhớ bài và làm tốt bài. Đứng trước tình cảnh này, trước hết bạn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao con mình học bài thụ động đến thế. Có thể là những bài giảng trên lớp chỉ mang tính “nhồi sọ”, bài học khô khan và lặp đi lặp lại… Bạn cần phải xác định cho con mình xem nó đang học cái gì và tại sao lại học cái đấy. Hãy nêu những câu hỏi khơi dậy sự suy nghĩ. Khuyến khích con bạn tìm hiểu sâu về những mục tiêu ngắn và dài hạn. Khi ấy chúng sẽ tập được tính chủ động trong việc học. Bạn cũng nên biết một cuộc đi dã ngoại, một kỳ nghỉ hè của gia đình cũng là một cách khuyến khích con bạn chủ động hơn khi bạn tạo điều kiện cho nó tự sắp xếp, tổ chức cho một chuyến đi. Mọi chuyển đổi từ học thụ động sang chủ động đòi hỏi phải có tính kiên trì. Vì thế bạn đừng tỏ ra quá sốt ruột hay la mắng trẻ khi chúng chưa từ bỏ được thói quen cũ. Ôn luyện trước kỳ thi Nhiều học sinh không nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản để chuẩn bị bài làm kiểm tra nên khi bước vào phòng thi, thường loay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Hãy giúp con bạn phát hiện những kiến thức quan trọng trong bài như những câu hỏi nào đòi hỏi cần phải học kỹ, câu hỏi nào mang tính kỹ năng, và câu hỏi nào đòi hỏi phải vận dụng óc sáng tạo. Hãy hướng dẫn con bạn nghe giảng và ghi bài đúng. Giúp con bạn kiểm tra lại những bài học đã được học trên lớp bằng cách giao những đề bài tương tự để kiểm tra mức độ hiểu bài của chúng, hay thay phiên nhau nêu ra những câu hỏi và trả lời xoay quanh nội dung bài. Khuyến khích con bạn tự làm bài kiểm tra. Điều này sẽ giúp nó dự kiến trước bài kiểm tra sắp tới sẽ ra sao. Học cái gì trước Khả năng sắp xếp các công việc ưu tiên là một đòi hỏi thiết yếu, nhất là khi con bạn học lên các cấp cao hơn, bài vở trở nên nặng nề hơn và cần những xử lý chính xác hơn. Bạn cần phải giải thích cho con hiểu, chúng không thể cứ học môn Anh văn buổi tối nay vì thích mà không lo làm bài tập môn toán để kiểm tra vào ngày mai. Hãy dạy con bạn cách chọn lựa, ưu tiên những công việc cần thiết, và lên kế hoạch những công việc cần làm. Chính nhu cầu thiết lập ưu tiên sẽ buộc bọn trẻ phải biết lực chọn các môn học và hình thành tính tự giác. Chúng sẽ biết bỏ qua một bộ phim mới hấp dẫn trên truyền hình để chuẩn bị cho buổi kiểm tra sáng hôm sau. Bạn cần gợi ý cho bọn trẻ làm những việc nhỏ trong đời sống hàng ngày theo một kế hoạch do chính chúng đặt ra. Nếu thấy chưa hợp lý, có thể chỉnh sửa giúp chúng. Sắp xếp việc học tập một cách hợp lý sẽ giúp cho bọn trẻ dễ đạt kết quả tốt hơn, biết lập kế hoạch, xử lý thời gian hiệu quả và có nhiều thời gian rãnh rỗi giải trí. Dạy con ghi chép Khả năng ghi chép tốt là yếu tố thiết yếu thành công trong học tập. Khi ghi chép, học sinh phải lựa ra, gạn lọc và liên kết các thông tin quan trọng. Việc này cũng buộc các em phải suy nghĩ và đánh giá những gì mình đang học. Hoạt động tích cực này sẽ làm tăng vốn kiến thức và giúp rèn luyện trí nhí. Kỹ năng ghi chép cần được dạy bảo sớm, nhất là từ bậc tiểu học. Bạn hãy đọc cho con bạn nghe một đoạn văn hay một câu chuyện ngắn rồi bảo chúng ghi lại những thông tin đã thu thập được. Sau đó, coi lại bản ghi chép và thảo luận với chúng về những điều chúng ghi được, những gì chúng bỏ qua và yêu cầu giải thích lý do. Sau đó, hãy bảo con bạn dựa trên ghi chép đó và đọc lại câu chuyện. Rèn luyện kỹ năng này thường xuyên, bạn sẽ thấy càng ngày con bạn càng ghi chép tốt hơn, những gì chúng ghi cũng rõ ràng, mạch lạc và chính xác hơn. Học tập từ môi trường Những trẻ em nào sống với người ưa phê bình thì học cách kết tội kẻ khác. Những trẻ em sống trong nỗi sợ hãi thì học cách làm người nhút nhát. Những trẻ em sống trong niềm di hận thì học cách thương thân tủi phận. Những trẻ em sống giữa chốn nhạo báng thì học cách làm người rụt rè. Những trẻ em sống trong bầu khí ganh tị thì học được sự thèm muốn. Những trẻ em sống trong sự xấu hổ thì sẽ mang mặc cảm phạm tội. Những trẻ em sống trong bầu khí khoan dung thì học được cách làm người kiên nhẫn. Những trẻ em sống trong những lời khuyến khích thì học được cách làm người đáng tin cậy. Những trẻ em sống trong sự hòa hợp và tình yêu thì học được cách tìm thấy tình yêu thương giữa lòng thế giới. Những trẻ em sống trong sự chia sẻ thì học được cách trở thành người hào hiệp hảo tâm. Những trẻ em sống trong sự lương thiện và công bằng thì học được cách nhận biết chân lý và công lý. Những trẻ em sống trong bầu khí an toàn thì học được cách tạo niềm tin và lòng tin cậy đối với người khác. Những trẻ em sống trong sự trong sáng thì biết được sự bình yên trong tâm hồn. . Học phải có thuật Học phải có thuật - Những phương pháp hướng dẫn trẻ học ở nhà Nhiều cha mẹ thường thắc mắc không hiểu sao con mình tối nào cũng ngồi hàng tiếng trên bàn học hay học ngày. sọ”, bài học khô khan và lặp đi lặp lại… Bạn cần phải xác định cho con mình xem nó đang học cái gì và tại sao lại học cái đấy. Hãy nêu những câu hỏi khơi dậy sự suy nghĩ. Khuyến khích con bạn. nào đòi hỏi phải vận dụng óc sáng tạo. Hãy hướng dẫn con bạn nghe giảng và ghi bài đúng. Giúp con bạn kiểm tra lại những bài học đã được học trên lớp bằng cách giao những đề bài tương tự để