Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
1,3 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã là một thành viên chính thức của tổ chức thương mại wto. Nên cần tạo ra một sản lượng nuôi trồng thuỷ sản để không chỉ cung cấp cho trong nước mà còn để xuất khẩu cho nước ngoài. Mặt khác thì không phải chỉ cần quan tâm đến sản lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng. Vì vậy cần quan tâm nhiều đến ngành nuôi trồng thuỷ sản vì đó là thế mạnh của nước ta. Những năm trước đây thì ngành thuỷ sản chủ yếu là khai thác từ tự nhiên, chưa được kiểm soát khi đánh bắt. Nhưng vào những năm gần đây thì ngành thuỷ sản không chỉ khai thác từ tự nhiên mà đã đưa vào nuôi trồng. Như tôm, các loài cá có giá trị kinh tế cao. Nhưng để nuôi các loài cá cần có chi phí cao và nguồn giống vẫn chưa được tạo ra một cách chủ động. Đặc biệt là các loại cá khó cho sinh sản trong điều kiện nhân tạo. Ở nước ta, cũng có một số vùng đã sản xuất giống cá nhưng chỉ với mức độ nhỏ lẻ. Nó chỉ cung cấp một phần nhỏ và chất lượng chưa cao. Và chủ yếu là các trại nuôi trồng lớn mới tạo ra nguồn giống và chỉ tự cung tự cấp. Nguồn giống cung cấp vẫn còn hạn chế và không phải lúc nào cũng cung cấp đúng mùa vụ nuôi thương phẩm. Để phát triển ngành thuỷ sản thì ta phải quan tâm đến việc nuôi trồng thuỷ sản . Vì việc khai thác nguồn lợi từ tự nhiên không phải là vô tận. Và quá trình sản xuất giống là một quá trình tạo nền tảng cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Và đây là quá trình cần nguồn vốn thấp, thu hồi vốn nhanh và dễ thực hiện. Vì vậy là một sinh viên ngành nuôi trồng thuỷ sản chúng ta cần nghiên cứu đề tài “Các giải pháp kỹ thuật góp phần cho cá đẻ sớm” để cung cấp cơ 1 sở khoa học và thực tiễn cho ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam. Chúng ta cần biết về các đặc điểm sinh sản để tạo ra một đàn giống tốt cung cấp cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. 2. Lý do chọn đề tài. Đây là một đề tài hay và nó phù hợp với ngành nuôi trồng thuỷ sản của tôi. Việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật giúp cá đẻ sớm là cần thiết. Vì hiện nay, việc sản xuất giống cá sạch bệnh, sức khoẻ tốt và số lượng lớn cung cấp đúng thời vụ là yêu cầu đặt ra khi nuôi thương phẩm cá. 3. Mục đích nhiên cứu đề tài. Việc sản xuất giống cá là yêu cầu cần thiết giúp ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Khi nghiên cứu các đặc điểm sinh sản của cá sẽ mang hiểu biết hơn về quá trình sản xuất giống cá. Giúp tạo được nguồn giống tốt và đúng thời vụ nuôi. Qua việc nghiên cứu đề tài này giúp bản thân hiểu biết hơn về một số nội dung kiến thức đã học trong giáo trình bộ môn “Kỹ thuật sản xuất cá giống”. Ngoài ra còn giúp tổng hợp kiến thức, phân tích tài liệu để tập viết báo cáo làm luận văn sau này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu các loài cá được nuôi trồng ở Việt Nam. Đang áp dụng các kỹ thuật để tạo cá giống cung cấp sản xuất thương phẩm. 5. Ý nghĩa khoa học đề tài. Khi nghiên cứu đề tài ta biết rõ hơn về sự thành thục của cá. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thành thục của cá. Từ đó để điều tiết môi trường giúp cá có thể thành thục và tạo ra đàn giống tốt. 2 Tạo tư liệu cho môn kỹ thuật sản xuất cá giống. Từ đó giúp chúng ta hiểu biết thêm về các kỹ thuật cho cá đẻ, ương nuôi giống. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học. 1.1.1. Quá trình thành thục của cá a. Các giai đoạn phát triển của noãn bào. Theo O.Xakun và A. Buskaia, năm 1973 chia quá trình phát triển tế bào trứng làm 4 thời kỳ: * Thời kỳ tổng hợp nhân: Là thời kỳ đầu của sự phát triển noãn bào, tế bào sinh dục ở thời kỳ này gồm những noãn nguyên bào, là những tế bào trứng khởi đầu của tất cả các tế bào trứng được sinh sản bởi cá cái (đối với cá đơn tính). Noãn nguyên bào sinh sản bằng cách phân chia khồn giảm nhiễm, tạo nên số lượng tế bào sinh dục dự trữ bổ sung tế bào sinh dục sau khi sinh sản. Trong quá trình tổng hợp nhân, noãn nguyên bào trải qua một loạt biến đổi đặc trưng và bắt đầu tăng lên về kích thước biến thành tế bào trứng. Dưới kính hiển vi những tế bào này có nguyên sinh chất không rõ ràng, chỉ là những hạt nhỏ. Đặc biệt nhân quan sát rất rõ, chiếm hầu hết thể tích của tế bào. Có thể quan sát thấy nhiễm sắc thể đang ở thời kỳ phân chia, màng của tế bào không rõ ràng. * Thời kỳ sinh trưởng sinh chất: Ở thời kỳ này, tế bào trứng có kích thước tăng lên, chủ yếu là do sự tăng của nguyên sinh chất. Tế bào ở đầu thời kỳ này có dạng đa giác, nhân tròn nằm lệch về một phía do nguyên sinh chất sinh trưởng không đều. Cuối thời ký sinh trưởng chất, tế bào có dạng tròn hơn, màng nhân rõ ràng, hạch noãn hoàng xuất hiện ở gần màng tế bào. Nhiễm sắc thể dạng mạng lưới nằm lệch về 1 phía của nhân. 4 * Thời kỳ dinh dưỡng: Tế bào tăng lên về thể tích của nguyên sinh chất, đặc biệt có nhiều biến đổi quan khối liên quan đến việc tích luỹ chất dinh dưỡng, chuẫn bị cho quá trình đẻ trứng và phát triển phôi sau này. Tế bào trứng thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng đặc trưng của sự xuất hiện của không bào, hạt noãn hoàng. Kết thúc thời kỳ này các hạt noãn hoàng tích luỹ đầy đủ. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng được chia ra các pha: - Pha không bào hoá: xuất hiện ngay thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, các không bào nhỏ đầu tiên xuất hiện, ở vùng tế bào chất gần màng tế bào. Những không bào này lớn lên có dạng hình tròn. Sau khi xuất hiện các không bào ở vùng tế bào chất gần màng tế bào, trong vùng tế bào chất gần nhân xuất hiện những không bào có kích thước lớn hơn các không bao ở trên. Các không bào này xuất hiện theo hướng ly tâm, lúc đầu 1 hàng sau đó nhiều hàng. Cuối pha này xuất hiện các hạt noãn hoàng ở vùng tế bào chất gần màng tế bào. - Pha tích luỹ noãn hoàng: Sự tích luỹ noãn hoàng xảy ra khi các giọt không bào phát triển mạnh. Noãn hoàng lúc đầu xuất hiện một ít vùng tế bào chất gần màng tế bào. Hạt noãn hoàng phát triển theo hướng hướng tâm, chèn ép các không bào nói trên. Cuối pha này trong tế bào chất chủ yếu các hạt noãn hoàng, có kích thước khác nhau, nang trứng được hình thành xung quanh mối noãn bào. Cuối thời kỳ tích luỹ chất dinh dưỡng, tế bào trứng bước vào thời kỳ chín. * Thời kỳ chín: Kích thước tế bào trứng tăng lên tối đa, đạt kích thước lớn nhất, trong tế bào trứng các hạt noãn hoàng dính lại thành hạt lớn hơn. Không bao chỉ là một màng nhỏ sát tế bào. Sau đó nhân chuyển về màng tế bào cực động vật, màng nhân dần dần hoà tan làm nhân có hình dạng không ổn định. Trứng 5 chín là trứng có màng nhân tiêu biến. Rụng trứng là sự tách vở của nang trứng cho trứng bị đẩy ra ngoài vào xoang buồng trứng hoặc xoang thân. Lúc đó cá bố mẹ có hiện tượng động hớn cao, quấn nhau vật đẻ. Trong thời kỳ này nếu không thụ tinh thì trứng sẽ chín quá mất khẳ năng thụ tinh. Các giai đoạn phát dục của buồng trứng. Dựa vào sự phân chia tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của (Kixelevits, 1925), Sakun và Butskaia (1968) chia làm 6 giai đoạn: * Giai đoạn 1: xuất hiện ở những cá thể chưa thành thục, đây là lần đầu tiên tuyến sinh dục phát triển, buồng trứng dạng sợi màu trắng, nằm sát hông gần bóng hơi, không thể phân biệt được đực cái. Trên lát cắt tiêu bản, trứng rất lộn xộn không theo nguyên tắc nào. Hạch tế bào chiếm 1 phần rất lớn, mô liên kết và mạch máu không phát triển. Tế bào đặc trưng ở giai đoạn này là những noãn nguyên bào đang lớn lên. *Giai đoạn 2: Với cá đẻ trứng một lần trở lên, noãn sào dẹp và bằng, các mạch máu phân bố rất rõ có màu hồng hoặc màu xám. Với cá thành thục lần đầu tin, cơ và mô liên kết không phát triển thấy mạch máu ở phần đầu buồng trứng. Mắt thường không phân biệt được đực cái. Hệ số thành thục từ1-2%, sự hiện diện những noãn nguyên bào đạt kích thước tới hạn được gọi là kết thúc sự lớn lên về nguyên sinh chất hoặc kết thúc sự sinh trưởng lần thứ nhất, là đặc trưng cho tế bào của noãn sào ở giai đoạn này. Đối với cá đã tham gia đẻ trứng, đặc biệt trong buồng trứng có trứng ở giai đoạn III và IV. * Giai đoạn 3: Buồng trứng dày lên, màu trắng hoặc màu xanh tối, tế bào trứng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng không thể tách từng trứng biệt. ở cá mè 6 trắng đường kính trứng đạt tới 200 - 500 µ , mạch máu phát triển và sắp xếp theo màng ngăn, tế bào trứng năm hai bên tấm sinh trưởng và bắt đầu tích luỹ noãn hoàng, buồng trứng có thể tồn tại ở giai đoạn này 1-2 tháng tuỳ điều kiện nhiệt độ, mè tắng, mè hoa, trắm có hệ số thành thục 3-6%. * Giai đoạn 4: Mô liên kết và mạch máu phát triển, buồng trứng chiếm 2/3 xoang cơ thể, hệ số thành thục 15 - 22%. Buồng trứng có màu vàng nhạt hay trắng tối, màng buồng trứng có tính đàn hồi, trong buồng trứng chứa đầy trứng, rất dễ tách rời từng trứng. Cá chép, cá diếc có thể nặn trứng ra ngoài được, đường kính trứng từ 200 - 1500 µ tuỳ từng loại cá. Giai đoạn này tuỳ theo cá đẻ 1 lần hay nhiều lần trong năm mà có điểm khác nhau. Cá đẻ một lần trong năm, trên cơ bản những trứng thành thục đã tích luỹ đầy đủ noãn hoàng và có cùng một hình dạng. Cá đẻ nhiều lần trong năm, ngoài những trứng chứa đầy đủ noãn hoàng còn có những trứng chưa chứa đầy đủ noãn hoàng và ở giai đoạn III hoặc quá độ từ giai đoạn II sang giai đoạn IV. Căn cứ vào mức tích luỹ noãn hoàng nhiều hay ít mà người ta phân chia làm các giai đoạn phụ sau: giai đoạn IVa, giai đoạn IVb, giai đoạn Ivc. Trong sinh sản nhân tạo buồng trứng phát triển đến giai đoạn IVb và IVc mới cho cá đẻ được. Còn giai đoạn IVa không thể kích thích đẻ trứng. * Giai đoạn 5: Trứng đã rụng trong buồng trứng, mạch máu xung huyết căng phồng, buồng trứng rất mềm, vút nhẹ bụng trứng cá chảy ra thành dòng. Cá đẻ 1 lần trong năm ngoài trứng đã rụng trong buồng trứng còn có những tế bào trứng ở thời kỳ sinh trưởng nhỏ và sinh trưởng lớn. Tất cả các tế bào này không phát triển thành thục trong năm mà phát triển để đẻ vào năm sau. 7 Cá đẻ nhiều lần trong năm, sau khi cá đẻ còn tế bào trứng ở thời kỳ sinh trưởng lớn, các tế bào này tiếp tục phát triển để đẻ lần sau. * Giai đoạn 6: Ở giai đoạn VI buồng trứng có hai loại: Buồng trứng cá đẻ một lần trong năm, sau khi cá đẻ buồng trứng lại teo lại, màng buồng trứng dày lên do mạch máu xung huyết có màu đỏ tím, trong buồng trứng có sót lại tế bào trứng ở giai đoạn V và bị hấp thụ nhanh chóng. Trong lát cắt tiêu bản, buồng trứng có nhiều màng Follicul rỗng và có nhiều thể vàng. Thời gian thoái hoà hoàn toàn phụ thuộc nhiệt độ, kéo dài từ 1-1,5 tháng, sau đó trở lại giai đoạn II. Cá đẻ nhiều lần trong năm, có nhiều trứng ở giai đoạn III lên giai đoạn IV. Thời gian thoái hoá ngắn dài phụ thuộc số lần đẻ trong năm, sau khi thoái hoá buồng trứng lại trở về giai đoạn III. b. Các thời kỳ phát triển của tế bào sinh dục đực Tinh trùng (tế bào sinh dục đực) phát triển qua 4 thời kỳ: * Thời kỳ sinh sản: Trong tinh sào tế bào bắt đầu phân chia để sau này thành tinh trùng gọi là tinh bào nguyên thuỷ. Tế bào này tương đối to, hình tròn chất nhiễm sắc trong nhân rõ và có hạch nhân. Tế bào này nằm sát tầng màng trong của ống sinh tinh. Tinh nguyên bào phân chia giảm nhiễm nhiều lần để hình thành tinh nguyên bào, đường kính tinh nguyên bào 9-10 µ m. Đây là giai đoạn tế bào sinh dục có đường kính lớn nhất, kết thúc giai đoạn sinh sản tạo tinh bào cấp 1. *Thời kỳ sinh trưởng: Tinh bào cấp 1 không phân chia mà bắt đầu thời kỳ sinh trưởng, thể tích tinh bào tăng, và số lượng bào tương cũng tăng lêm rõ rệt. 8 * Thời kỳ thành thục: Tinh bào I bước vào quá trình phân chia thành thục, bằng 2 lần phân chia liên tiếp. Lần phân chia thứ nhất theo hình thức giảm phân, kết quả tạo ra tinh bào II có bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Tinh bào II bước vào phân chia thứ 2 theo hình thức nguyên nhiễm kết quả tạo ra 4 tiền tinh trùng có bộ nhiễm đơn bội (n). * Thời kỳ tạo hình: Tinh trùng biến đổi qua quá trình phức tạp để thành tinh trùng. Cấu tạo tinh sào và sự phân chia thời kỳ thành thục của tinh sào Cấu tạo tinh sào: Tinh sào của cá đực có một đôi, nằm sát xương sống sau bóng hơi, tinh sào thành thục màu trắng sữa, chia thành nhiều thuỳ không rõ rệt, có dạng dẹt dài, lúc phát triển mạnh căng tựa như túi mỏng, có chứa nước đặc màu trắng. Buồng sẹ chia làm 2 phần, phần trên phình to gọi là dịch hoàng, phần dưới bóp nhỏ và ngắn gọi là tinh quản. Phần cuối 2 ống phải trái đổ chung vào nhau thông ra ngoài làm nhiệm vụ dẫn tinh. Mạch máu trên buồng sẹ cũng phân nhánh, nhưng không phân nhánh nhiều như buồng trứng. Hoạt động của buồng sẹ cũng như buồng trứng có thể sản sinh liên tục hoặc gián đoạn tuỳ theo chu kỳ sinh sản của từng loài. Các giai đoạn phát triển của tinh sào: * Giai đoạn I: 9 Tinh sào chưa phát triển còn ở dạng sợi nhỏ nằm sát vách lưng, mắt thường không phân biệt được cá thể đực cá thể cái. Quan sát lát cắt trên kính thấy tinh nguyên bào nhuộm màu ưa kiềm, đường kính tế bào khoảng 16 µ , đường kính nhân 9 µ . * Giai đoạn II: Tinh sào dài nhỏ, bề ngang 2-4mm màu trắng hoặc trắng đục hoặc trong suốt, mạch máu không rõ ràng. Số lượng tinh nguyên bào tăng lên nhiều, xếp từng chùm hình thành ống tinh nhỏ, đặc giữa, các ống được ngăn cách bởi mô liên kết. * Giai đoạn III: Tinh sào dạng hình que, tròn màu hồng hoặc trắng hoặc vàng nhạt. Nặn cắt không thấy tinh trùng chảy ra. Quan sát lát cắt thấy ống tinh nhỏ hình thành xoang rỗng. Tinh sơ cấp chín muồi, bằng nhau chứa trong tinh bào. * Giai đoạn IV: Nhìn ngoài tinh sào to màu trắng sữa, bề mặt có nhiều mạch máu phân bố đầu giai đoạn IV, nặn không thấy tinh dịch chảy ra. Quan sát lát cắt có tinh nguyên bào sơ cấp, tế bào thứ cấp và tinh trùng. * Giai đoạn V: Giai đoạn chín muồi của tinh trùng, tinh nang phát triển sớm màu trắng sữa hoặc hơi vàng nhạt, mạch máu phát triển rõ ràng, nặn nhẹ tinh dịch chảy ra từng giọt. Quan sát lát cắt trong túi tinh, nhỏ, có nhiều tinh trùng, đoạn giữa của tinh sào trong các buồng chứa lượng tinh trùng tương đối nhiều, giai đoạn này là giai đoạn phóng tinh. * Giai đoạn VI: Sau khi tham gia sinh sản, tinh nang teo đi thành giải nhỏ. Tinh nang màu trắng, hồng nhạt. Trong lát cắt lồi lõm không bằng nhau trong bầu chứa 10 [...]... của cá cái 13 Nhưng một số loài thì tỉ lệ đực cái không ảnh hướng gì đến sự thành thục của cá Một số loài cá cái chỉ có khả năng rụng trứng và đẻ trứng khi có mặt cá đực Trong điều kiện sinh sản nhân tạo cá đực vẫn có tác dụng thúc đẩy cá cái đẻ trứng Thực tế cho thấy sau khi tiêm kích dục tố 4 - 8 giờ thì cá đực bắt đầu hoạt động và theo đuổi cá cái (biến động), sau đó cá cái mới bắt đầu đẻ trứng Cá. .. thành thục của cá cũng tăng lên và đồng thời quá trình thoái hoá tuyến sinh dục cũng tăng lên Cá Chép ở miền Bắc, do nhiệt độ thấp cho đẻ vào đầu mùa xuân nhiệt độ biến thiên 18 - 200C, nhưng cá Mè, cá Trắm không thể cho đẻ được ở nhiệt độ này vì cá chưa phát dục đồng thời phôi cá phát triển chậm, dị hình và cá con chết nhiều khi ương Cá Trắm cỏ, cá Trôi, cá Mè có thể tiến hành cho đẻ vào cuối mùa... nước cường Cá đẻ vào ban đêm Trước khi đẻ, chúng ghép đôi với tỷ lệ 1 cá cái và 2 cá đực Sự kích thích của 2 cá đực làm cá cái đẻ rốc - Cá nuôi vỗ trong bè ngoài biển sẽ thành thục sớm hơn cá nuôi trong ao hay bể Nói chung là cần phải điều chỉnh các yếu tố môi trường phù hợp với đặc điểm sinh sản của cá - Sau khi cá thành thục thì ta sử dụng kích dục tố trước khi cho đẻ Trước khi tiêm, có thể gây mê bằng... thì đã có các nghiên cứu sử dụng các chất như HCG, huyết thanh ngựa chửa để sử dụng vào sinh sản nhân tạo 2.5 Ý nghĩa của việc cho cá đẻ sớm Hiện nay việc đầu tư vào sản xuất cá giống là một hướng đầu tư mới Việc này với nguồn vốn vừa phải và nó cũng thu hồi vốn nhanh Vì vậy việc cho cá đẻ sớm sẽ giúp cho việc cung cấp nguồn giống trước so với các cơ sở sản xuất giống khác 35 Nghiên cứu cá đẻ sớm cũng... giúp lượng cá giống nhiều hơn Sẽ góp phần chủ động trong việc nuôi cá thương phẩm Cho cá đẻ sớm sẽ giúp cho việc đưa cá vào giai đoạn thương phẩm nhanh hơn Nó có thể giúp cho người nuôi tránh được một số thiệt hại do dịch bệnh Ngoài ra đây cũng là biện pháp góp phần tạo được nguồn cá giống sạch bệnh Vì khi ta thực hiện quy trình cho cá đẻ sớm thì chúng ta cần phải quản lý rất chặt chẽ về các yếu tố... tuyến sinh dục của cá về cùng một giai đoạn phát triển (giai đoạn 2) 29 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc điểm sinh sản của cá Từ đó biết được các tập tính sinh sản của cá để đưa ra các biện pháp kỹ thuật nuôi cá thích hợp, đặc biệt là tạo điều kiện để cá thành thục - Ngoài ra ta cần nghiên cứu các phương pháp để thúc đẩy cá đẻ sớm Đây là mục đích... thành thục nhưng không thể đẻ được 19 trong ao như cá mè, cá trắm Não thùy cá chép được gọi là loại chế phẩm mạnh cho nhiều loài kể cả các đối tượng nghiên cứu khác họ và kể cả các loài cá biển Sau khi cá đẻ một cách tự nhiên (không được tiêm bất cứ chất sinh sản nào) hoặc đã đẻ nhờ được kích thích bằng GnRH hoặc các loại antistrogen như clomiphen citrat, tamoxilen thì não cá hầu như không có hoạt tính... thúc đẩy cá đẻ sớm Đây là mục đích chính của bài Cá đẻ sớm sẽ đáp ứng được nhu cầu giống của cơ sở nuôi thương phẩm để nuôi đúng mùa vụ Nó cũng giúp cho cơ sở nuôi có lợi hơn khi có đàn giống sớm bán ra, đỡ được cạnh tranh 2.2 Đối tượng nghiên cứu Các loài cá nước ngọt và nước mặn ở các vùng Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giúp cá đẻ sớm 2.3 Phương pháp nghiên cứu Ta cần nghiên cứu một số đối tượng... 250 UI HCG/kg cá cái và 50 RU Puberogen/kg cá đực Thông thường có thể dùng 50 UI HCG/kg và 0,51dose não thùy cá chép và liều thứ 2 là 100-200 UI HCG và 1,5-2 dose não thùy sau khi tiêm lần đầu 12 giờ, tiêm kích dục tố phải tính sao cho con cái đẻ vào lúc tối 2.3.2 Cá mú - Bể nuôi cần rộng đảm bảo sức khỏe cho cá bố mẹ Bể nuôi cá cho đẻ nên có kích cỡ 100-150 m3, sâu 2-3 m, hình tròn - Chọn cá bố mẹ từ... một ít trứng chảy ra 2.4 Lịch sử nghiên cứu của sản xuất cá giống Nghề nuôi cá đã có từ lâu Nhưng việc sản xuất cá giống thì mới xuất hiện Thời điểm đầu cá thì sản xuất cá giống chỉ là thao tác cho cá đẻ tự nhiên Nhưng sau khi các nhà khoa học tìm ra được các chất kích dục tố sử dụng giúp cá dễ dàng thành thục thì việc sản xuất cá giống theo hướng cho sinh sản nhân tao được phổ biến hơn Đầu tiên vào năm . đẻ được 19 trong ao như cá mè, cá trắm. Não thùy cá chép được gọi là loại chế phẩm mạnh cho nhiều loài kể cả các đối tượng nghiên cứu khác họ và kể cả các loài cá biển. Sau khi cá đẻ một cách. nhân tạo cá đực vẫn có tác dụng thúc đẩy cá cái đẻ trứng. Thực tế cho thấy sau khi tiêm kích dục tố 4 - 8 giờ thì cá đực bắt đầu hoạt động và theo đuổi cá cái (biến động), sau đó cá cái mới. lên. Cá Chép ở miền Bắc, do nhiệt độ thấp cho đẻ vào đầu mùa xuân nhiệt độ biến thiên 18 - 20 0 C, nhưng cá Mè, cá Trắm không thể cho đẻ được ở nhiệt độ này vì cá chưa phát dục đồng thời phôi cá