1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG part 2 potx

8 264 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 262,98 KB

Nội dung

7 3.1. Định nghĩa về sức khoẻ môi trường Sức khoẻ môi trường có thể coi là trạng thái sức khoẻ của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh. Con người phụ thuộc vào môi trường xung quanh và được hình thành từ môi trường này, cho nên việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sức khoẻ con người. Trong tổng số các bệnh tật có tới 25% là do môi trường hoặc có liên quan đến môi trường gây nên, trong đó có t ới 80% các loại bệnh gây nên do nước hoặc liên quan đến nước. 3.2. Những yêu tố gây nguy hại cho sức khoẻ môi trường Có 2 loại yếu tố. Yêu tố truyền thống: do nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, các thói quen tập quán của người dân ảnh hưởng đến môi trường. Do vòng quẩn của sự nghèo đói, kinh tế chậm phát triển, điều kiện sống và sinh hoạt kém do nhà ở chật chội, môi trường khi khí nhà ở b ị ô nhiễm do khói bếp, thiếu sự lưu thông không khí trong nhà.v.v. Ngoài ra, do nghèo mà thiếu điều kiện sử dụng nước sạch, không có giếng nước hoặc không có điều kiện xây giếng, nhà xí, nhà tắm hợp vệ sinh. Chính các yếu tố này lại là nguy cơ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Khi nghèo nàn con người thường dựa vào môi trường để khai thác, sử dụng tài nguyên trong môi trường nhằm phục vụ những nhu cầu sống và phát triển c ủa con người, gia đình và xã hội. Cách khai thác sử dụng môi trường một cách bừa bãi, không có kế hoạch, hậu quả sẽ vô cùng nguy hại, môi trường tự nhiên sẽ bị phá hủy (ví dụ: rừng đầu nguồn bị phá hủy sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước, các thảm họa lụt lội, hạn hán sẽ xảy ra, đất sẽ bị xói mòn ảnh hưởng lớn đến việc phát triể n nông nghiệp và giảm hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp, hơn nữa sẽ tồn rất nhiều kinh phí cho việc cải tạo đất trồng). Yêu tố hiện đại: do phát triển không bền vững, thiếu quan tâm của xã hội. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hướng đi tất yếu trong quá trình phát triển đất nước, tuy nhiên cần quan tâm hơn nữa đến những ảnh hưởng củ a nó đến môi trường đất, nước, không khí do chính các chất thải khí, lỏng hoặc rắn của các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp ra môi trường là những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, trong quá trình đô thị hóa, phát triển các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các hệ thống xử lý chất thải của con người, nhà máy, xí nghiệp; đảm bảo sự phát triển bền vững, hạn chế tối đa các yếu tố củ a quá trình phát triển đến môi trường đất, nước, không khí. 3.2.1. Những yếu tố truyền thống * Thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh: do yếu tố nghèo nàn, lạc hậu, điều kiện tiếp xúc với nước sạch và điều kiện môi trường vệ sinh hạn chế, do ảnh hưởng cả thói quen, tập quán bảo vệ môi trường kém (ví dụ : không có hố xí hợp vệ sinh). Ngu ồn 8 nước sử dụng không hợp vệ sinh, do nguồn nước không được bảo vệ, giếng đào không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường đất và nước bị ô nhiễm, tăng cao nguy cơ ô nhiễm qua thức ăn nước uống. Hậu quả, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Có đến 90% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch và điều ki ện vệ sinh môi trường kém, trong đó có 19% trường hợp chết trẻ em dưới 5 tuổi. - Việc xây dựng, cải thiện điều kiện vệ sinh là vô cùng quan trọng để giảm tỷ lệ mắc bệnh của người dân, đặc biệt là trẻ em. - Sự tham gia quản lý môi trường của cộng đồng như bảo vệ nguồn nước, vệ sinh nhà cửa, thôn bản, thu gom và xử lý phân rác nước thải Đ ó là bảo vệ chính cuộc sống của mình. Nói cách khác đó là biện pháp để ngăn ngừa mối đe dọa đối với cuộc Sống do bản thân môi trường ô nhiễm gây ra. * Ô nhiễm không khí trong nhà - Có 60% trường hợp bị bệnh đường hô hấp do môi trường không trong sạch gây ra. - Ô nhiễm không khí trong nhà là yếu tố nguy hại cho các nước đang phát triển và là một vấn đề lớn đối với các vùng nông thôn. - Nguyên nhân chính là do đun nấu bếp bàng than, c ủi không được thông khí tốt, nhà cửa không thoáng mát, ẩm thấp và gần chuồng gia súc. - 48% phụ nữ và 50% trẻ em thường phải tiếp xúc nhiều với bếp và là nạn nhân của sự ô nhiễm khói bếp. * Bệnh do côn trùng trung gian - Hàng năm có hàng tỷ người có nguy cơ sốt rét và sốt xuất huyết do phải sống ở những nơi gần ao tù, nước đọng sản sinh ra muỗi. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do hoạt động của con người như khai thác nguồn nước không quy hoạch, quá trình đô thị hoá dẫn tới phá vỡ sự cân bằng sinh thái, từ đó tạo ra nguy cơ thuận lợi cho phát triển sinh vật trung gian truyền bệnh. - Có thể tránh được các bệnh do côn trùng trung gian truyền bệnh bằng biện pháp can thiệp của con người vào môi trường. Cộng đồng có thể giải quyết được do chính sự chủ động của mình cùng với s ự hỗ trợ của Chính phủ. * Phong tục, tập quán, thói quen của người dân Việc thay đổi, cải thiện tập quán, thói quen vệ sinh của người dân là một trong những vấn đề quan trọng nhất. - Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng, sự kết hợp giữa các hoạt động khác nhau của các đoàn thể xã hội. 9 3.2.2. Những yếu tố hiện đại * Hoá chất và các chất gây ô nhiễm khác - Những hoá chất rắn và lỏng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước bề mặt và đất (các chất thải trong công nghiệp, tiệc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu). - Trẻ em nhạy cảm với phân bón, thuốc trừ sâu cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt thuốc trừ sâu làm cho trẻ em thiếu oxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm ch ỉ số thông minh, chậm biết đọc, chậm biết viết. * Ô nhiễm không khí ngoài trời - Do sự phát triển của khu đô thị, công nghiệp. - Do nạn phá rừng. Các chất khí CO, CO 2 NO * Tai nạn thương tích - Rất hay gặp ở trẻ em. - Tai nạn thương tích trong nhà: bếp, điện, lửa. - Tai nạn thương tích ngoài đường giao thông, tắm Sống, suối biển, lũ lụt, đi rừng. - Ngộ độc thức ăn. 4. Bảo vệ sức khỏe môi trường 4.1. Những thông tin cơ bản giáo dục sức khỏe môi thường cho cá nhân, gia đình và cộng đồng Luôn luôn uống nước s ạch, nước máy, nước giếng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Luôn uống nước chín, nước đã đun Sối. Bảo vệ nguồn nước uống là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng để đảm bảo có nguồn nước sạch Nước sạch có thể nhiễm bẩn khi tập trung, tích chứa. Vì vậy cần luôn đảm bảo dụng cụ, bể chứa nước luôn được vệ sinh sạch sẽ. - Che thức ăn, nước uống chống ruồi truyền bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng, chế biến thức ăn đồ uống. Xây hố xí đảm bảo vệ sinh (hố xí hai ngăn ở vùng nông thôn, hố xí bán tự hoại, tự hoại tại khu vực thành thị; đảm bảo chôn chất thải bỏ người và súc vật ch ết để giữ môi trường được sạch, không bị ô nhiễm. - Xây hố xí cách xa nguồn nước uống ít nhất 30m (đối với hố xí hai ngăn, một ngăn). 10 - Tập trung thu gom rác đổ tại nơi quy định để xử lý. Cần thực hiện phân loại rác ngay từ hộ gia đình: loại rác không tái sử dụng được và loại có thể tái sử dụng (vỏ đồ hộp, chai, lọ, giấy, bìa ). - Làm hố ủ phân, ủ rác, phân gia súc. - Sử dụng phân người cho nông nghiệp và cho những sử dụng khác sau khi chúng được xử lý và ủ trong 6 tháng. 4.2. Một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ môi trườ ng 4.2.1. Đào và che cho giếng: Giếng đào thường hay nông và khó giữ sạch hơn các loại giếng khác (giếng khoan ) nên phải bảo quản giếng hợp vệ sinh bằng cách: - Giếng đào cần cách xa chuồng trại, hố xí ít nhất 30m. - Thành giếng cần xây cao hơn so với sân giếng 1- 1,2m. - Sân giếng lát gạch, có rãnh thoát nước. - Có cọc treo gầu. - Miệng giếng cần được che tránh bụi, lá cây, phân chim rơi vào. 4.2.2. Đào hố ủ phân Hố ủ phân là hố trộn phân gia súc, rác và cây cỏ. Ta có thể dùng hố ủ phân để làm giàu cho đất vườn, trang trại. Có nhiều kiểu hố ủ phân nhưng kiểu nào cũng cần đảm bảo phân được ủ hoại. Mỗi hố phải đào trong đất và che kín phía trên để tránh mưa, nắng, gió. Hố này thường phải cách xa nguồn nước 5m. 4.2.3. Hố rác Có nhiều chất thải bỏ không ủ được hoặc sẽ trở thành nguy hiểm nếu thải ra trên mặt đất. Cách tốt nhất là chôn chúng hoặc đốt đi. Hố này thường cách xa nguồn nước l0m. 4.2.4. Bảo vệ mạch nước ngầm trong lòng đất Các mỏ nước thường gặp ở miền đồi, núi, thung lũng. Nước mỏ thường sạch.Tuy vậy, nếu không được quan tâm bảo vệ nguồn nước thì nguồn nước sẽ bị nhiễm bẩn do không có rào chắn bảo v ệ và không được vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi chứa nước mạch để sử dụng. 4.2.5. Xây hố xí và bảo quản tốt các hố xí Chất thải của người gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là gieo rắc bệnh. Phân người gây ô nhiễm các nguồn nước, do vậy xây hố xí là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh lây lan từ phân người. Hố xí hợp vệ sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Khoả ng cách từ hố xí tới nhà ở ít nhất 6m. + Khoảng cách từ hố xí tới các nguồn nước ít nhất là 30m và ở dưới nguồn nước. 11 - Bảo quản hố xí: + Giữ sạch chỗ ngồi, tường, trần hố xí. + Tẩy uế thường xuyên. + Che kín lỗ hố xí bằng phủ tro, đậy nắp. + Che kín hố ủ phân để ruồi muỗi không vào đẻ được. 4.2.6. Kiểm tra tiêu diệt ruồi, muỗi và loài gậm nhấm Các loài này thường gây bệnh cho người trong cộng đồng. Nhiều loại sống và phát triển trong các hố phân, rác. Muỗi sống và phát triể n trong các hồ, ao, đầm lầy Để loại bỏ những loài này phải phá huỷ nơi sinh ra chúng. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan * Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 8 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1. Liệt kê 3 chức năng cơ bản của môi trường A. …………………………………… B. …………………………………… C. …………………………………… 2. Kể tên 3 thành phần quan trọng củ a sức khỏe, theo định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới: A. …………………………………… B. …………………………………… C. …………………………………… 3. Kể tến 3 yếu tố quyết định sức khỏe là A. …………………………………… B. …………………………………… C. …………………………………… 4. Kể tến 2 nhóm yếu tố gây nguy hại đến sức khỏe môi trường A. …………………………………… B. …………………………………… 5. Các yếu tố gây nguy hại đến sức khỏe môi trường thuộc nhóm yếu tố truyền thống bao gồm 12 A. …………………………………… B. …………………………………… C. Bệnh do côn trùng trung gian D 6. Các yếu tố gây nguy hại đến sức khỏe môi trường thuộc nhóm yếu tố hiện đại bao gồm A. …………………………………… B. Ô nhiễm không khí ngoài trời B. …………………………………… 7. Những thông tin cơ bản giáo dục sức khỏe môi trường bao gồm A. …………………………………… B. …………………………………… C. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh D. …………………………………… 8. Một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ môi trường A. Đào và che cho giếng B. …………………………………… C. Hố rác D E. Xây hố xí và bảo quản tốt các hố xí 9. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): "Sức khoẻ là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tâm thần và A , chứ không chỉ đơn thuần là không có B * Phân biệt đúng sai các câu từ 10 đến câu 19 bằng cách đánh dấu tích ( v ) vào ô thích hợp A B 10. Theo khái niệm về sức khỏe của WHO. sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về mọi mặt 1 1. Theo khái niệm về sức khỏe của WHO, sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh về tâm thần và không có bệnh tật 12. Theo khái niệm về sức khỏe của WHO, sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh hơn to về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn giản là không có bệnh hay thương tật 13. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà đước, chính quyền địa phương 14. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của sở khoa học công nghệ môi trường, công ty mòi trường đô thị 13 15. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội: cá nhân, gia tỉnh và cộng đồng xã hội 16. Sức khoẻ thể chất được thể hiện ở trình độ phát triển thể hình, thể lực của cơ thể và khả năng thích ứng của cơ thể với điều kiện sống, lao động 17. Thể hình (tầm vóc) được thể hiện ở mức độ phát triển của các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sức dẻo dai và sự khéo léo 18. Thể lực được thể hiện ở sự phát triển chiều cao. cân nặng và tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể 19. Sức khỏe tâm thần thể hiện ở khả năng tự làm chủ được bản thân, luôn giữ được thăng bằng trong lý trí và tình cảm * Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 20 trên 34 Câu hỏi A B C D 20. Môi trường là A. Đất, nước, sinh vật sống B. Nước, không khí, sinh vật sống C. Toàn hoàn cảnh tự nhiên. xã hội D. Các yếu tố của môi trường tự nhiên 21. Hoàn cảnh xã hội bao gồm A. Phong tục, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, nghề nghiệp, gia đình B. Tôn giáo, thể chế xã hội, nghề nghiệp C. Văn hóa, tôn giáo, tập quán văn hóa D. Tập quán văn hóa, tín ngưỡng, gia tỉnh 22. Chức năng của môi trường là A. Điều kiện sống của con người B. Nơi cung cấp các yếu tố cần thiết cho con người C. Cần thiết cho con người tồn tại và phát triển D. Không gian sống của con người 23. Môi trường là nơi cung cấp A. Tài nguyên và lao động sản xuất B. Tài nguyên cần thiết cho cuộc sống C. Nước, không khí D. Gỗ quý và thú quý 24. Tổ chức Y tế Thế giới có định nghĩa sức khoẻ là tình trạng A. Không bệnh tật, khỏe mạnh, thể lực tốt B. Thoải mái về thể chất. tinh thần, không bệnh C Thoải mái về tinh thần, thể lực tốt, cuộc sống an nhàn D. Không bệnh tật, thoải mái về vật chất, tinh thần và xã hội 25. Sức khoẻ môi trường là A. Tình trạng sức khoẻ chịu tác động của các yếu tố môi trường B. Môi trường ảnh hướng tới sức khoẻ C. Mối liên quan của các yếu tố môi trường với bệnh tật D. Bệnh tật do môi trường gây nên 26. Những yếu tố tác động đến môi trường A. Nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển; thiếu quan tâm của xã hội 14 B. Thiếu quan tâm của xã hội; phát triển không bền vững C. Nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển; thiếu quan tâm của xã hội; phát triển không bền vững D. Nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển; phát triển không bền vững 27. Tỷ lệ bệnh tiêu chảy liên quan đến thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường A. 30 % B. 50 % C. 80% D. 90 % 28. Những yếu tố truyền thống gây nguy hại cho sức khỏe môi trường bao gồm, ngoại trú A. Hóa chất và các chất gây ô nhiễm khác B. Ô nhiễm không khí trong nhà C. Phong tục, tập quán, thói quen của người dân D. Thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh 29. Giải quyết các vấn đề sức khỏe môi trường là trách nhiệm của A. Cộng đồng và chính phủ B. Cá nhân, cộng đồng và chính phủ C. Cá nhân và các tổ chức phi chính phủ D. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ 30. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà là do, ngoại trừ A. Đun nấu bếp bằng than, củi B. Cấu trúc nhà ở C. Chuồng gia súc gần nhà D. Sự phát triển của các khu đô thị, công nghiệp 31. Yếu tố truyền thống cơ bản ảnh hưởng đến môi trường là A. Trình độ văn hóa, kinh tế kém phát triển, đông dân B. Nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển C. Chậm phát triển, lạc hậu, ý thức bảo vệ môi trường D. Giáo dục, kinh tế kém phát triển, đông dân 32. Các yếu tố hiện đại ảnh hưởng đến môi trường là A. Kém phát triển, sự quan tâm không đầy đủ của xã hội B. Phát triển không bền vững, điều kiện đảm bảo an toàn cho môi trường không tốt, thiếu sự quan tâm của xã hội C. Phát triển chậm, không đủ điều kiện bảo vệ môi trướng, thiếu quan tâm của xã hội D. Phát triển không bền vững, thiếu quan tâm của cá nhân, gia đình, xã hộ i 33. Giếng đào cần cách xa hố xí đến tối thiểu là A. 15m B. 20m C. 25m D. 30m 34. Khoảng cách tối thiểu từ hố rác đến nguồn được ít nhất là A. 2m B. 3m C. 5m D. 10m . Thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh 29 . Giải quyết các vấn đề sức khỏe môi trường là trách nhiệm của A. Cộng đồng và chính phủ B. Cá nhân, cộng đồng và chính phủ C. Cá nhân và các tổ chức. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng, sự kết hợp giữa các hoạt động khác nhau của các đoàn thể xã hội. 9 3 .2. 2. Những yếu tố hiện đại * Hoá chất và các chất gây. hố ủ phân để ruồi muỗi không vào đẻ được. 4 .2. 6. Kiểm tra tiêu diệt ruồi, muỗi và loài gậm nhấm Các loài này thường gây bệnh cho người trong cộng đồng. Nhiều loại sống và phát triển trong các

Ngày đăng: 24/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN