31 trình tư vấn, qua đó thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giúp đỡ của người tư vấn đối với đối tượng được tư vấn. Tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ ban đầu tốt đẹp với người được tư vấn là tiền đề cho cuộc tư vấn thành công. - Xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của đối tượng: thông qua tìm hiểu những hiểu biết của đối tượng về vấn đề cần được tư vấn và vấn đề có liên quan, người tư vấn cần phải biết lắng nghe cẩn thận để xác định rõ vấn đề của đối tượng được tư vấn - Phát triển sự đồng cảm với hoàn cảnh của đối tượng chứ không phải là sự thương cảm, buồn bã, chán nản. - Để đối tượ ng trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những điều họ mong đợi: biết chú ý lắng nghe đối tượng qua ánh mắt, cử chỉ của người tư vấn. Thường đối tượng được tư vấn chỉ nói hết vấn đề của họ khi họ đã hoàn toàn tin tưởng vào người tư vấn. - Đưa ra các thông tin cần thiết chủ yếu nhất, giúp đối tượng suy nghĩ về tất cả các yếu tố liên quan và hiểu biết rõ vấn đề của họ. - Giới thiệu và thảo luận với đối tượng về các biện pháp giải quyết vấn đề, trong đó có các biện pháp thích hợp mà đối tượng có thể đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh riêng của đối tượng. Các biện pháp này có thể liên quan đến gia đình và cộng đồng nơi đối tượng sinh sống và làm việ c. - Giữ bí mật: đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng vì chỉ người tư vấn được biết những điều nhậy cảm, riêng tư của đối tượng được tư vấn. Người tư vấn phải tôn trọng những điều riêng tư của đối tượng được tư vấn, giữ bí mật với mọi người, có những vấn đề phải giữ bí mật ngay cả với người thân của đối tượng. - Thống nhất và cùng cam kết với đối tượng về các bước tiếp theo để tiếp tục hỗ trợ đối tượng thực hiện. - Trong nhiều trường hợp người tư vấn phải liên hệ với gia đình, cộng đồng và một số ban ngành, tổ chức để phối hợp các hoạt độ ng giúp đỡ cho đối tượng. - Cần liên hệ và nắm được các hoạt động của đối tượng sau khi tư vấn để tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ đối tượng thực hiện quyết định hành động mà họ đã lựa chọn. 3. Các phẩm chất chính của người tư vấn giáo dục sức khỏe Bất kỳ một người nào khi thấy cần được tư v ấn, họ luôn mong muốn tìm đến những người tư vấn có trình độ và khả năng giúp họ giải quyết được vấn đề. Người tư vấn có các nhiệm vụ chính là: giúp người được tư vấn xác định vấn đề của họ là gì, làm cho họ hiểu rõ vì sao họ lại có vấn đề đó, động viên người được tư vấn tìm hiểu các giải pháp có thể để giải quyế t vấn đề và hướng dẫn họ lựa chọn được cách giải quyết phù hợp với hoàn cảnh riêng của họ. Để đạt được kết quả tốt trong các cuộc tư vấn, người thực hiện tư vấn phải có các phẩm chất chính như sau: 32 - Nắm chắc nội dung vấn đề sức khỏe, bệnh tật của đối tượng cần tư vấn. - Nắm chắc các nguyên tắc trong tư vấn, được đào tạo về kỹ năng tư vấn. - Có khả năng cảm hoá, động viên, tạo niềm tin tưởng cho đối tượng được tư vấn. - Sử dụng phối hợp các kỹ năng giao tiếp trong tư vấ n, cả giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời. - Kiên trì, nhạy cảm và linh hoạt khi thực hiện tư vấn, đảm bảo quyền lợi, danh dự cho người được tư vấn. - Nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tình thần sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các đối tượng được tư vấn. Ngoài ra người cán bộ tư vấn sức khỏe cũng c ần có các kiến thức hiểu biết về văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của cộng đồng để có thể sử dụng trong quá trình tư vấn khi cần thiết. 4. Các bước trong tư vấn sức khoẻ hộ gia đình 4.1. Chuẩn bị trước khi đến thăm gia đình - Khi có kế hoạch TT - GDSK tại gia đình, cán bộ y tế cần hẹn và thông báo trước với gia đình về thời gian đến thăm để các thành viên trong gia đình có mặt tại nhà để tiếp cán bộ TT - GDSK. - Cán bộ thực hiện TT - GDSK cần thu thập một số thông tin về gia đình như số người trong gia đình, tến các thành viên, nghề nghiệp, tình hình sức khỏe v.v… để tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp và chuẩn bị nội dung TT - GDSK thích hợp với hộ gia đình. - Phải chọn thời gian thuận lợi để mọ i thành viên gia đình có mặt tham gia buổi TT - GDSK tại hộ gia đình. - Chuẩn bị kỹ các nội dung cần giáo dục sức khỏe cho gia đình. - Chuẩn bị các phương tiện, tài liệu hỗ trợ cần thiết liên quan đến chủ đề cần TT - GDSK cho gia đình. - Với các gia đình có người bệnh có thể cần phải chuẩn bị thuốc men, dụng cụ để thực hiện các chăm sóc cần thiết cho ng ười bệnh theo kế hoạch hoạt động của cơ sở y tế (ví dụ phát thuốc điều trị dự phòng lao, sốt rét cho người bệnh). 4.2. Khi đến thăm hộ gia đình - Nếu các thành viên gia đình chưa quen biết, cán bộ đến thăm hộ gia đình thực hiện TT - GDSK cần phải giới thiệu về mình để mọi thành viên trong gia đình biết. - Cán bộ đến thăm hộ gia đ ình thực hiện TT - GDSK có thể mở đầu bằng thăm hỏi tình hình chung của gia đình và thăm hỏi tình hình sức khỏe của các thành viên gia đình. 33 - Nêu rõ mục đích của buổi đến thăm hộ gia đình và thực hiện TT - GDSK. - Hỏi để phát hiện những người ốm đau bệnh tật để tư vấn giáo dục ngay (quan tâm đến trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi trong gia đình, người mắc bệnh mạn tính, bệnh xã hội). - Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của gia đình đối với vấn đề sức kh ỏe, bệnh tật liên quan của gia đình cần TT - GDSK. - Thực hiện tư vấn giáo dục về chủ đề theo kế hoạch đã chuẩn bị phù hợp với thực tế của gia đình. Nếu cần có những trình diễn, hướng dẫn kỹ năng thực hành cho các thành viên trong gia đình. - Sử dụng từ ngữ thông thường, dễ hiểu, phù hợp với ngôn ngữ của địa phương. - Sử dụng các tài liệu hỗ trợ, tranh ảnh, ví dụ minh họa cho các thành viên gia đình dễ hiểu, dễ nhớ. - Quan sát hộ gia đình để phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tư vấn cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình. - Giành thời gian để thảo luận với các thành viên trong gia đình về vấn đề sức khỏe liên quan và cách giải quyết vấn đề của gia đình họ. - Tạo đ iều kiện khuyến khích mọi thành viên gia đình tham gia thảo luận và nêu câu hỏi cần thiết để hiểu rõ vấn đề và cách giải quyết. - Trả lời rõ mọi câu hỏi và những hiểu biết hay những thắc mắc của các thành viên trong gia đình nếu có. Không phê phán chê trách những hiểu biết chưa đầy đủ, thái độ chưa đúng, hành vi không phù hợp của các thành viên gia đình. - Chú ý khen ngợi, động viên, khích lệ để tạo thuận l ợi cho sự tiếp nhận và thay đổi hành vi sức khỏe của các thành viên gia đình. 4.3. Kết thúc thăm hộ gia đình - Tóm tắt nhắc lại các điều mấu chốt đã tư vấn giáo dục cho gia đình thông qua việc hỏi kiểm tra lại các thành viên trong gia đình. - Nhấn mạnh những kiến thức phải biết, những việc cần làm cho các thành viên trong hộ gia đình. - Tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên gia đình tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ thông qua việc chỉ dẫn tới các địa chỉ cần thiết để tiếp tục nhận được các ý kiến tư vấn và sự hỗ trợ trong điều kiện cần thiết. - Chào hỏi và cảm ơn sự hợp tác, tiếp đón của gia đình. Sử dụng phương pháp TT - GDSK tạ i hộ gia đình có nhiều ưu điểm. Trước hết khi đến thăm hộ gia đình, các cán bộ y tế, cán bộ giáo dục sức khỏe xây dựng được 34 mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, vì thế được sự ủng hộ và tin tưởng của các thành viên gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung. Mặt khác được cán bộ y tế quan tâm đến thăm gia đình nên các đối tượng trong gia đình dễ tiếp thu và dễ chấp nhận thay đổi hành vi theo hướng dẫn của cán bộ y tế và cán bộ TT - GDSK. Tại môi trường gia đình các thành viên gia đình có tâm lý thoải mái, tự tin để trình bày và nêu ý kiến củ a họ, hiệu quả giáo dục cao vì mọi người tập trung chú ý và dễ quan tâm thảo luận vấn đề hơn. Cán bộ y tế đến thăm gia đình trực tiếp quan sát được các vấn đề liên quan đến sức khỏe của các thành viên gia đình nên việc TT - GDSK thiết thực với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và đáp ứng đúng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của gia đình. Khi đến thă m gia đình cán bộ y tế có thể kết hợp phát hiện và giải quyết ngay một số nhu cầu liên quan đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình với TT - GDSK, vì thế gia đình dễ tiếp nhận kiến thức, quan tâm và thay đổi hành vi. 5. Những chủ để thường gặp trong tư vấn sức khỏe gia đình - Những yếu tố kinh tế, nghề nghiệp, phong tục tập quán, môi trường, lối sống củ a các thành viên trong gia đình ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ: kinh tế khó khăn, ảnh hưởng của nghề nghiệp đến sức khỏe, hút thuốc lá nghiện rượu, tiêm chích ma túy, phương pháp nuôi trẻ không khoa học, môi trường trong và quanh nhà ở, cao huyết áp, béo phì, chế độ ăn, nghỉ, tập luyện - Kiến thức, thái độ và thực hành của các thành viên gia đình về những vấn đề liên quan đến sức khoẻ. - Khả năng ti ếp cận của người dân với những dịch vụ y tế, thông tin y tế, thông tin giáo dục sức khỏe TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan * Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 11 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp đào khoảng trống. 1 Mục đích của tư vấn sức khỏe hộ gia đình bao gồm A. Khuyến khích các gia đình suy nghĩ về những vấn đề sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình B. Giúp các gia đình có những hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề sức khỏe của bản thân và cộng đồng họ đang sống C…………………………………………… 2. Liệt kê 11 nguyên tắc cơ bản trong tư vấn giáo dục sức kh ỏe 35 A. Chọn thời cơ và địa điểm thích hợp cho các cuộc tư vấn B. Xây dựng mối quan hệ tốt với đối tượng C……………………………………………. D E. Để đối tượng trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những điều họ mong đợi F. Đưa ra các thông tin cần thiết chủ yếu nhất G…………………………………………… H. Giữ bí mật I. Thống nhất và cùng cam kết với đối tượng J. Phối hợp v ới cộng đồng, các ban ngành để giúp đỡ đối tượng K. Liên hệ và nắm được các hành động của đối tượng sau khi tư vấn để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ. 3. Liệt kê 7 phẩm chất chính của người tư vấn giáo dục sức khỏe A. Nắm chắc nội dung vấn đề sức khỏe, bệnh tật của đối tượng cần tư vấn B. Nắm ch ắc các nguyên tắc trong tư vấn, được đào tạo về kỹ năng tư vấn C…………………………………………… D…………………………………………… E. Kiên trì, nhạy cảm và linh hoạt khi thực hiện tư vấn, đảm bảo quyền lợi, danh dự cho người được tư vấn F. Nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tình thần sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các đối tượng được tư vấn G. Có các kiến thứ c hiểu biết về văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của cộng đồng 4. Kể tên 5 bước cơ bản cần làm trước khi đến thăm hộ gia đình A. Cần hẹn và thông báo trước với gia đình về thời gian đến thăm B. Cần thu thập một số thông tin về gia đình C…………………………………………… D…………………………………………… E. Với các gia đình có người bệnh có thể cần phải chuẩn bị thuốc men, dụng cụ 5. Kể tến 4 bước cơ bản cần làm khi thực hiện tư vấn sức khỏe tại hộ gia đình A. Nêu rõ mục đích của buổi đến thăm hộ gia đình 36 B…………………………………………… C. Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của gia đình đối với vấn đề sức khỏe họ gặp phải D…………………………………………… 6. Nêu các bước cần thực hiện khi kết thúc thăm hộ gia đình A. Tóm tắt nhắc lại các điều mấu chốt đã tư vấn giáo dục cho gia đình thông qua việc hỏi kiểm tra lại các thành viên gia đình B…………………………………………… C. Tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên gia đình tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ D…………………………………………… 7. liệt kê 4 nhiệm vụ chính của người tư vấn A. Giúp người được tư vấn xác định vấn đề của họ B. Làm cho người được tư vấn hiểu rõ vì sao họ lại có vấn đề đó C. Động viên người được tư vấn tìm hiểu các giải pháp có thể để giả i quyết vấn đề D…………………………………………… 8. Tư vấn sức khoẻ gia đình là một trong những cách tiếp cận thường dùng nhất trong giáo dục sức khỏe để giúp đỡ các cá nhân và gia đình 9. Người tư vấn phải xây dựng mối quan hệ tốt với đối tượng (A) và tạo không khí thân mật, gây niềm tin cho người được tư v ấn (B) , qua đó thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giúp đỡ của người tư vấn đối với đối tượng được tư vấn 10. Giữ bí mật: đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng. Người tư vấn phải tôn trọng những của đối tượng được tư vấ n, giữ bí mật với mọi người, có những vấn đề phải giữ bí mật ngay cả với người thân của đối tượng. 11. Tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ ban đầu tốt đẹp với người được tư vấn là…………… cho cuộc tư vấn thành công. 37 * Phân biệt đúng sai các câu từ 12 đến 19 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai TT Câu hỏi A B 12 Một bước quan trọng trong tư vấn là cần xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của đối tượng thông qua tìm hiểu những hiểu biết của đối tượng về vấn đề cần được tư vấn và vấn đề có liên quan 13 Trong tư vấn sức khỏe, phát triển sự đồng cảm với hoàn cảnh của đối tượng nghĩa là thể hiện sự thương cảm. buồn bã, chán nản cùng với đối tượng 14 Trong khi tư vấn cần để đối tượng trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những đều họ mong đợi 15 Khi tư vấn, cần đưa ra càng nhiều thông tin càng tết 16 Khi tư vấn, cần chọn giúp đối tượng các biện pháp giải quyết vấn đề sức khỏe của họ 17 Giữ bí mật là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong tư vấn 18 Kiên trì, nhậy cảm và linh hoạt khi thực hiện tư vấn, đảm bảo quyền lợi, danh dự cho người được tư vấn là một trong những phẩm chất quan trọng của người tư vấn 19 Nhiệm vụ chính của người tư vấn là giúp người được tư vấn xác định được vấn đề của họ * Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ 20 đến 27 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữa cái tương ứng với chữ cái đầu câu trả lời mà bạn chọn. Câu hỏi A B C D 20. Mục đích của tư vấn sức khỏe hộ gia tỉnh A. Khuyến khích các gia đầu nhận thức, có thái độ và hành động đúng để giải quyết các vấn đề sức khỏe của gia đình họ B. Giúp các gia anh giải quyết các \rấn đề sức khỏe của gia đình họ C. Lựa chọn giúp các gia anh giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề sức khỏe củ a họ D. Giải quyết giúp các gia đình những vấn đề sức khỏe của họ 21. Nguyên tắc nào sau đây không thuộc trong các nguyên tắc của tư vấn sức khỏe A. Chọn thời cơ và địa điểm thích hợp cho cuộc tư vấn B. Người tư vấn phải xây dựng mối quan hệ tốt với đối tượng trong khi tư vấn C. Xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của đối tượng D. Phát triển sự đồng cảm với hoàn cảnh của đối t ượng 22. Để đạt được kết quả tốt trong các cuộc tư vấn, người thực hiện tư vấn phải có các phẩm chất chính như sau A. Nắm chắc nội dung vấn đề sức khỏe, bệnh tật của đối tượng cần tư vấn B. Nắm chắc các nguyên tắc trong tư vấn, được đào tạo về kỹ năng tư vấn C. Có khả n ăng cảm hoá. động viên. tạo niềm tin tưởng cho đối tượng được tư vấn D. Giữ bí mật cho đối tượng tư vấn 38 23. Nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe cần được chuẩn bị A. Trước khi thực hiện tư vấn B. Trong khi thực hiện tư vấn C. Sau khi thực hiện tư vấn D. Không cần chuẩn bị trước 24. Khen ngợi đối tượng khi tiến hành tư vấn để A. Làm cho đối tượng cảm thấy thoải mái B. Tạo thuận lợi cho sự tiếp nhận và thay đổi hành vi sức khỏe của các thành viên gia đình C. Làm cho đối tượng cảm thấy yên tâm D. Giúp đối tượng nói nhiều hơn 25. Sử dụng các tài liệu hỗ trợ, tranh ảnh giúp cho các thành viên gia đình A. Tiếp thu được nhiều thông tin B. Có ấn tượng với buổi tư vấn C. Có thể áp dụng được D. Dễ hiểu, dễ nhớ 26. ưu điểm quan trọng nhất của phương pháp tư vấn sức khỏe tại hộ gia tỉnh là A. Thiết lập được mối quan hệ giữa cán bộ y tế và người dân B. Các thành viên gia đình có tâm lý thoải mái, tự tin để trình bày và nêu ý kiến của họ C. Nội dung tư vấn sức khỏe thiết thực với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và đáp ứng đúng nhu c ầu chăm sóc sức khỏe của gia đình D. Phát hiện và giải quyết ngay một số nhu cầu liên quan đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình 27. Khi kết thúc cuộc tư vấn sức khỏe tại hộ gia anh cần A. Tóm tắt nhắc lại các điều mấu chốt B. Nhấn mạnh những kiến thức phải biết, những việc cần làm cho các thành viên trong hộ gia đình C. Giải quyết giúp các vấn đề liên quan đến sức khỏe của gia đình D. Chào hỏi và cảm ơn sự hợp tác, tiếp đón của gia đình Phần 2: Câu hỏi truyền thống 28. Nêu khái niệm tư vấn sức khỏe gia đình. 29. Nêu mục đích của tư vấn sức khỏe hộ gia đình. 30. Nêu nguyên tắc xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của đối tượng trong tư vấn giáo dục sức khỏe. 31. Nêu nguyên tắc giữ bí mật trong tư vấn giáo dục sức khỏe. 32. Nêu nguyên tắc xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của đối tượng trong tư vấn giáo dục sức khỏe. 33. Trình bày một số phẩm chất chính của người tư vấn giáo dục sức khỏe. 34. Các bước trong tư vấn sức khoẻ hộ gia đình. . cam kết với đối tượng về các bước tiếp theo để tiếp tục hỗ trợ đối tượng thực hiện. - Trong nhiều trường hợp người tư vấn phải liên hệ với gia đình, cộng đồng và một số ban ngành, tổ chức. tưởng cho đối tượng được tư vấn. - Sử dụng phối hợp các kỹ năng giao tiếp trong tư vấ n, cả giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời. - Kiên trì, nhạy cảm và linh hoạt khi thực hiện tư vấn,. của các thành viên gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung. Mặt khác được cán bộ y tế quan tâm đến thăm gia đình nên các đối tượng trong gia đình dễ tiếp thu và dễ chấp nhận thay đổi hành