1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG part 7 docx

8 214 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 385,14 KB

Nội dung

47 Phần 1: Tóm tắt những kết quả và những kết luận chính của cuộc điều tra Phần này không được dài quá 2 - 3 trang. Phần 2: Phần giới thiệu Mô tả những vấn đề và nhu cầu dẫn đến việc tiến hành cuộc điều tra. Cuối phần này sẽ trình bày một cách rõ ràng mục tiêu cuộc điều tra. Phần 3: Phương pháp và quy trình điều tra Mô tả phương pháp điều tra bao g ồm kế hoạch chọn mẫu, huấn luyện điều tra viên, các khía cạnh có liên quan và ảnh hưởng đến cuộc điều tra. Phần 4: Kết quả và bàn luận Phần này thường dài nhất và bao gồm các bảng và những thông tin thu được khi phân tích kết quả điều tra. Phần 5: Kết luận và khuyến nghị Phần này đưa ra những đề xuất, khuyến cáo cần thay đổi. Các đề xuất, khuyến nghị đưa ra cần phải dựa trên kết quả và những kết luận rút ra được từ cuộc điều tra. Không đưa ra những khuyến nghị, đề xuất chung chung hay dựa trên ý kiến chủ quan của người nghiên cứu. Ngoài ra bản báo cáo còn có thể bao gồm các phần sau: phụ lục, danh sách tài liệu tham khảo. Báo cáo điều tra phải rõ ràng, dễ đọc. Mỗi khía cạnh của các vấn đề thảo luận trong báo cáo ph ải được trình bày dưới những đề mục nhỏ cùng với các bảng số liệu có liên quan. 4. Kỹ thuật phỏng vấn và điền bộ câu hỏi Phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi có sẵn là một phương pháp thường áp dụng trong điều tra, nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng nói riêng và các nghiên cứu khoa học nói chung. Đây là một kỹ thuật thu thập thông tin theo phương pháp nghiên cứu định lượng. Thứ tự của việc cung cấp thông tin cho người trả lời, thứ tự từng phần (chủ đề) và thứ tự các câu hỏi có tầm quan trọng lớn nếu như muốn người trả lời thích thú với cuộc phỏng vấn. Thứ tự này khác nhau trong những cuộc điều tra khác nhau nhưng thông thường là như sau: i. Người phỏng vấn tự giới thiệu và giải thích ngắn gọn về nghiên c ứu. ii. Người trả lời được đảm bảo rằng: - Thông tin là hoàn toàn được giữ kín. - Cuộc phỏng vấn sẽ chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó (15 - 20 phút 48 chẳng hạn). iii. Hỏi về phần thủ tục hành chính như tến, tuổi, địa chỉ iv. Người phỏng vấn giới thiệu những phần mới của bộ câu hỏi bằng những câu ngắn gọn nhằm: - Giới thiệu lý do của việc muốn thu thập thông tin về chủ đề tiếp theo. - Cho người trả lời có thời gian nghỉ trong cuộc phỏng vấn. - Tạo cho ng ười trả lời chuyển sự chú ý từ phần cũ sang phần mới. v. Trong mỗi phần, những câu hỏi được xếp đặt theo một thứ tự lô gích và thường được phát triển từ đơn giản, dễ trả lời tới khó hơn. vi. Những câu hỏi về những sự kiện khó, gây bối rối cho người trả lời phải được đặt vào phần phù hợp của bộ câu h ỏi. vii. Kết thúc cuộc phỏng vấn bằng những câu cám ơn lịch sự gồm: - Nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu. - Nhắc lại rằng thông tin sẽ được giữ kín. 5. Trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu 5.1. Bảng số liệu Bảng số liệu là một bảng trong đó các số liệu được sắp xếp theo các hàng và các cột Tác dụng của một bả ng là biểu thị tần số xuất hiện các sự kiện ở các nhóm hay thứ nhóm khác nhau đối với biến số đáng xét. Hầu hết các biến định lượng đều có thể được trình bày vào bảng. Chính từ các bảng số liệu này ta mới có thể tiến hành vẽ đồ thị và các biểu đồ. Các bảng càng đơn giản càng tốt. Thường hai hay ba bảng nhỏ thích hợp hơn một bảng lớn ch ứa đựng tất cả các chi tiết cho các bảng trên. Nói chung, một bảng số liệu tối đa có thể dễ dàng đọc và phân tích được là 3 biến số. Tất cả các bảng phải có: - Tên của bảng phải rõ, chính xác, đầy đủ. Tến bảng phải trả lời được các câu hỏi: cái gì, khi nào, ở đâu? - Tên của mỗi hàng, mỗi cột phải rõ ràng, chính xác; phải ghi các đơn vị đo lường. - Các thuật ng ữ viết tắt, mã hoá phải được ghi chú ở bên dưới. - Nguồn gốc các dữ kiện cũng phải dược ghi dưới bảng. Có 2 loại bảng cơ bản: Bảng 1 chiều (còn gọi là bảng phân phối tần số - frequency distribution): bảng 49 chỉ gồm 2 cột, cột thứ nhất ghi các lớp mà số liệu được nhóm lại (ví dụ: các nhóm tuổi), cột thứ 2 ghì tần số cho mỗi lớp (số trường hợp ở mỗi nhóm tuổi). Ví dụ: Bảng 3: Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu 100 người dân Tuổi Tần số (1) (2) 0 - 4tuổi 3 5 - 9tuổi 7 10 - 14 tuổi 5 14 - 19 tu ổi 7 20 - 24 tuổi 8 25 - 29 tuổi 15 30 - 34 tuổi 20 35 - 39 tuổi 17 40 - 44 tuổi 7 45 - 49 tuổi 4 50 - 54 tuổi 3 55 - 59 tuổi 2 ≥ 60 tuổi 2 Tổng số 100 Bảng 2 chiều (còn gọi là bảng chéo): là bảng có hai hoặc trên hai biến số được trình bày trong một bảng. Bảng 2 chiều được sử dụng để mô tả hoặc xem xét mối liên hệ giữa hai biến số đó hay mối liên hệ giữa yếu tố phơi nhiễm và một bệnh. Ví dụ: Bảng 4: Phân bố trình độ học vấn theo giới Giới Trình độ học vấn Nam (số lượng) Nữ (số lượng) Tổng số Dưới tiểu học Tiểu học Trung học cơ sở > Trung học phổ thông Tổng số 5.2. Đồ thị, biểu đồ Đồ thị, biểu đồ là một trong các hình thức trình bày kết quả số liệu. So với trình bày bằng bảng, biểu đồ có ưu điểm lớn là dễ hiểu cho người đọc. 5.2.1. Biểu đồ cột đứng và ngang Biểu đồ cột được sử dụng trong các trường hợp sau: - So sánh số liệu giữa hai hoặc nhiều nhóm. - Mô tả tần số tuy ệt đối hoặc tần số tương đối (còn gọi là tỷ lệ). - Tỷ lệ dân số. - Thể hiện các đo lường số. Trong biểu đồ cột, tần số tuyệt đối hoặc tỷ lệ được thể hiện qua chiều dài các cột. 50 Bởi vậy, khi so sánh giữa các nhóm cũng là so sánh chiều đài của các cột trong biểu đồ. Giữa các cột có khoảng cách để nhấn mạnh tính chất không liên tục của biến số và khoảng cách này là như nhau giữa các cột. (Nguồn số liệu: báo cáo các bệnh truyền nhiễm - Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, 1996) Biểu đồ 1. Phân bố các ca mắc tiêu chảy tại bốn vùng trên toàn quốc 5.2.2. Biểu đồ hình tròn Biểu đồ hình tròn được dùng để biểu thị tỷ lệ các nhóm khác nhau của một biến. Tổng tỷ lệ của các nhóm này phải bằng 100%. (Nguồn số liệu: giả định) Biểu đồ 2: Loại nguồn nước của các hộ gia đình ở phường Quang Trung - TP Thái Nguyên sử dụng 5.2.3. Biểu đồ cột chồng Loại biểu đồ này có thể thay thế biểu đồ hình tròn, mỗi cột cũng được chia thành các phần nhỏ thể hiện tỷ lệ các nhóm khác nhau của một quần thể. Biểu đồ cột chồng được sử dụng trong trường hợp ta cần so sánh tỷ lệ các phần của hai hay nhiều nhóm khác nhau. Trong trường hợp này, nếu dùng biểu đồ hình tròn, ta phả i thể hiện trên hai hay nhiều hình tròn và như thế thì rất khó so sánh. 51 (Nguồn số liệu: giả định) Biểu đồ 3: So sánh các loại nguồn nước mà các hộ gia đình ở 2 phường Quang Trung và Hoàng Văn Thụ - Thành phố Thái Nguyên 5.2.4. Biểu đồ cột liên tục Biểu đồ cột liên tục dùng biểu thị phân bố tần số của một biến định lượng liên tục Trục hoành thể hiện các đơn vị của biến định lượng liên tục. Trục tung thể hiện tần số tương đối hoặc tuyệt đối. Đặc điểm của biểu đồ cột liên tục: - Giữ a các cột không có khoảng cách do biểu đồ này mô tả phân bố của biến định lượng liên tục. - Độ rộng của cột tuỳ thuộc vào tần số và giá trị (độ rộng) của các nhóm. Đối với các biến có giá trị của các nhóm bằng nhau, độ rộng của các cột là tương đương, do đó, khi so sánh chỉ cần chú ý tới chiều cao của các cột. Đối với các biến có phân bố của các nhóm không đều, độ r ộng của các cột là khác nhau, chúng ta cần chú ý khi vẽ biểu đồ. Ở trường hợp này, chiều cao của các cột sẽ được điều chỉnh tuỳ theo độ rộng của nhóm. Ví dụ: tháp dân số. 5.2.5. Biểu đồ đường thẳng Dùng để biểu thị xu hướng thay đổi theo thời gian. 5.2.6. Biểu đồ đa giác Dùng để thay thế cho biểu đồ cột liên tục, nhất là để so sánh hai hoặc vài qu ần thể. Tóm lại, tùy theo từng loại biến số và mục đích của nhà nghiên cứu mà sử dụng các dạng trình bày số liệu khác nhau. 52 Bảng kiểm học kỹ năng thực hiện cuộc phỏng vấn thu thập thông tin theo phiếu TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn đạt 1 Chào hỏi, giới thiệu về bản thân Thiết lập mối quan hệ ban đầu với người được phỏng vấn (NĐPV) Lễ độ, lịch sự, tạo sự tin cậy 2 Giới thiệu mục đích cuộc phỏng vấn Để NĐPV nhận thức đúng mục đích việc họ tham gia Rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu 3 Đề nghị người được phỏng vấn dành thời gian cho cuộc phỏng vấn Thể hiện sự tôn trọng Người được phỏng vấn đồng ý 4 Giải thích cho người được phỏng vấn rằng thông tin sẽ được đảm bảo giữ bí mật Tạo sự tin tưởng Sự tin tưởng của người phỏng vấn 5 Hỏi các thủ tục hành chính: tến, tuổi, địa chỉ Làm quen. theo yêu cầu của bộ câu hỏi Điền đầy đủ thông tin 6 Đặt các câu hỏi theo đúng nội dung của bộ câu hỏi Đảm bảo sự lô gích của các câu hỏi đã được chuẩn bị trước Cuộc phỏng vấn diễn ra trôi chảy 7 các câu hỏi được hỏi một cách rõ ràng, mạch lạc, hợp lô gích, không gây những khó chịu cho người trả lời Tránh gây những khó chịu không đáng có cho người trả lời tránh mất thời gian Người được hỏi hiểu và trả lời dễ dàng 8 Khi hỏi nhìn vào người được hỏi Thể hiện sự tôn trọng Nhìn nhưng không gây khó chịu cho người đối diện 9 Có các câu chuyển tiếp khi chuyển sang một phần mới của bộ câu hỏi Tạo thời gian nghỉ, đối tượng hiểu sự lô gích Câu chuyển rõ nghĩa, không quá dài 10 Hỏi kết hợp điển thông tin; điền vào phiếu chính xác, rõ ràng, tỷ mỉ Đảm bảo thông tin điền đủ, chính xác Không bỏ sót thông tin đồng thời không làm ảnh hường đến thời gian cuộc phỏng vấn 11 Cảm ơn người được phỏng vấn sau khi kết thúc Tôn trọng Chân thành 12 Làm sạch phiếu điều tra càng sớm càng tốt sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn Hạn chế sai số Thông tin được đền đủ, chính xác, trung thực TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan * Trả lời ngắn các câu từ 1 đến bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1. Một số đặc điểm của điều tra nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng là 53 A. Là một phương pháp thu thập thông tin về các vấn đề sức khoẻ của một quần thể nghiên cứu B. ……………………………………………… C. Đối tượng của điều tra có thể là các cá nhân cụ thể như phụ nữ, người cao tuổi, trẻ vị thành niên, phụ nữ có con dưới 5 tuổi hay các hộ gia đình tuỳ theo mục đích của nghiên cứu 2. Mục tiêu của điều tra hộ gia đình A. Điều tra h ộ gia đình là một phương pháp nhằm thu thập thông tin về các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong chăm sóc sức khoẻ B. Điều tra hộ gia đình nhằm tìm hiểu nhu cầu của người dân trong chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng C. ……………………………………………… 3. Các nhóm thông tin cần thu thập trong điều tra hộ gia đình A. ……………………………………………… B. Nhóm thông tin về kinh t ế, văn hoá, xã hội và môi trường C. ……………………………………………… D. Nhóm thông tin về phục vụ y tế 4. Các bước chuẩn bị cho tổ chức điều tra hộ gia đình bao gồm A. Chuẩn bị cộng đồng cho cuộc điều tra B. Chuẩn bị công cụ cho thu thập thông tin C. ……………………………………………… 5. Nêu đúng trình tự sáu bước tổ chức điều tra hộ gia đình bao gồm A. Chuẩn bị B C D. Tiến hành điề u tra thu thập thông tin E. Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu F. Viết báo cáo 6. Nêu các dạng trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu A. Bảng số liệu B 54 C. Biểu đồ 7. Kể tến các dạng biểu đồ, đồ thị thường sử dụng để trình bày số liệu A. Biểu đồ cột rời B C. Biểu đồ hình tròn D E. Biểu đồ đường thẳng 8. Để xử lý thông tin từ bộ câu hỏi phỏng vấn, người ta thường tiến hành các phương pháp sau: A. Phương pháp ghi chép bằng tay B. Phương pháp dùng máy cơ học như máy lự a chọn phiếu lỗ, máy chữ đánh bảng C 9. Phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi có sẵn là một kỹ thuật thu thập thông tin theo phương pháp 10. Trong báo cáo điều tra sức khỏe cộng đồng, phần giới thiệu mô tả những. (A) dẫn đến việc tiến hành cuộc điều tra. Cuối phần này sẽ trình bày một cách rõ ràng (B) cuộc điều tra. 11. Trong báo cáo điều tra sức khỏe cộng đồng, phần phương pháp và quy trình điều tra mô tả phương pháp điều tra bao gồm , huấn luyện điều tra viên và các khía cạnh có liên quan và ảnh hưởng đến cuộc điều tra. 12. Trong báo cáo điều tra sức khỏe cộng đồng, phần kết quả và bàn luận thường (A) và bao gồm (B) khi phân tích k ết quả điều tra. 13. Trong báo cáo điều tra sức khỏe cộng đồng, phần kết luận và khuyến nghị đưa ra những , cần thay đổi. 14. Trong báo cáo điều tra sức khỏe cộng đồng, các đề xuất, khuyến nghị đưa ra cần phải dựa trên kết quả và những kết luận Không đưa ra những khuyến nghị, đề xuất chung chung hay dựa trên ý kiế n chủ quan của người nghiên cứu. . Tần số (1) (2) 0 - 4tuổi 3 5 - 9tuổi 7 10 - 14 tuổi 5 14 - 19 tu ổi 7 20 - 24 tuổi 8 25 - 29 tuổi 15 30 - 34 tuổi 20 35 - 39 tuổi 17 40 - 44 tuổi 7 45 - 49 tuổi 4 50 - 54 tuổi 3 55. cộng đồng, phần giới thiệu mô tả những. (A) dẫn đến việc tiến hành cuộc điều tra. Cuối phần này sẽ trình bày một cách rõ ràng (B) cuộc điều tra. 11. Trong báo cáo điều tra sức khỏe cộng đồng, . báo cáo điều tra sức khỏe cộng đồng, phần kết quả và bàn luận thường (A) và bao gồm (B) khi phân tích k ết quả điều tra. 13. Trong báo cáo điều tra sức khỏe cộng đồng, phần kết luận và khuyến

Ngày đăng: 24/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN