1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng quản lí dự án hệ thống thông tin

19 842 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 919,5 KB

Nội dung

Bài giảng quản lí dự án hệ thống thông tin

Trang 1

BÀI GIẢNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỆ THỐNG

THÔNG TIN

CHƯƠNG 0 GIỚI THIỆU MÔN HỌC

PGS TS HÀ QUANG THỤY

HÀ NỘI 01-2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

1

Trang 2

Nội dung

1 Môn học QLDA HTTT trong chương trình

đào tạo HTTT

2 Mục tiêu và nội dung môn học

3 Tổ chức thực hiện năm học 2012-2013

2

Trang 3

1 Môn học Quản lý dự án

3

 Về nghề nghiệp HTTT

 Tích hợp các giải pháp công nghệ và quá trình kinh doanh để xây dựng các giải pháp CNTT giúp phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả

có thể tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Information_systems

 Hiệp hội Hệ thống thông tin thế giới (The Association for Information Systems – AIS (http://start.aisnet.org/) là tổ chức nghề nghiệp hàng đầu của cộng đồng nghiên cứu, giảng dạy, thực hành và học tập về HTTT trên toàn thế giới

 Về chương trình đào tạo HTTT

Chương trình đào tạo Hệ thống thông tin: Cung cấp cho sinh viên hiểu

biết cả về kỹ thuật CNTT cũng như các yếu tố về mặt cơ cấu hoạt động của các tổ chức kinh tế, xã hội để có thể xây dựng giải pháp kỹ thuật CNTT trợ giúp việc xử lý thông tin, cũng như quản trị kinh doanh

Chuyên gia về HTTT đóng vai trò quan trọng trong xác định yêu cầu cho một hệ thống thông tin của một tổ chức, là cầu nối giữa các nhà quản trị

và các nhà kỹ thuật

Trang 4

Mục tiêu đào tạo HTTT

 Năng lực kỳ vọng

 Cải thiện quy trình tổ chức

 Khai thác cơ hội có được từ đột phá CNTT

 Hiểu và giải quyết các yêu cầu thông tin

 Thiết kế và quản lý kiến trúc doanh nghiệp

 Xác đinh, đánh giá các giải pháp và tìm nguồn cung ứng thay thế

 Bảo mật dữ liệu và cơ sở hạ tầng

 Hiểu, quản lý và giám sát rủi ro

 Ví trí công tác sau tốt nghiệp kỳ vọng

 CIO: Giám đốc công nghệ thông tin

 IT Administrator: Quản trị CNTT

 System integration developer: Phát triển tích hợp hệ thống

 Database system Developer/Manager: Chuyên viên Phát triển/Quản lý

Hệ thống Cơ sở dữ liệu

 IS Security Specialist: Chuyên viên an ninh HTTT

 Programmer: Lập trình viên

 Researcher/Lecturer in IS: Nghiên cứu viên/giảng viên

 Các chuyên viên khác

4

Trang 5

Nội dung đào tạo HTTT

 Hướng dẫn 2010 của ACM/AIS (7 chủ đề cốt lõi)

 IS 2010.1 Foundations of Information Systems

 IS 2010.2 Data and Information Management

 IS 2010.3 Enterprise Architecture

 IS 2010.4 IS Project Management

 IS 2010.5 IT Infrastructure

 IS 2010.6 Systems Analysis and Design

 IS 2010.7 IS Strategy, Management and Acquisition

5

Trang 6

Ví trí môn học Quản lý dự án

6

 Ví trí của môn học Quản lý dự án

 Luôn là một môn học cốt lõi trong các hướng dẫn chương trình đào tạo HTTT của ACM/AIS các phiên bản 1997, 2002, 2010

 Trọng số vai trò môn học trong chương trình đào tạo phụ thuộc vào đơn vị đào tạo

 Tại NUS-Soc: CS3253 Management of IS (4 TC), CS3214 Information Systems Development Project (8 TC) là hai môn học cốt lõi

 Kháo sát tại 138 chương trình đào tạo HTTT đã được kiểm định tại Mỹ: là môn học cốt lõi trong 38% số chương trình

IS 2010.1 Foundations of Information Systems

IS 2010.2 Data and Information Management

IS 2010.3 Enterprise Architecture

IS 2010.4 IS Project Management

IS 2010.5 IT Infrastructure

IS 2010.6 Systems Analysis and Design

IS 2010.7 IS Strategy, Management and Acquisition

Bell, Corbin Christopher (2012) Undergraduate Information Systems (IS) Curriculum and Career Track Development in United States Colleges and Universities: Assessment of Adherence to IS

2010 Curriculum Guidelines, PhD Thesis, Utah State University, USA

Trang 7

2 Mục tiêu môn học

7

 Kiến thức và kỹ năng cứng [ACM/AIS 2010]

 Làm quen, xác định, và biết sắp xếp các dự án HTTT và xác định các khía cạnh khả thi khác nhau của các dự án

 Hiểu được nền tảng của quản lý dự án, bao gồm định nghĩa, phạm vi,

và sự cần thiết quản lý dự án trong các tổ chức hiện đại

 Hiểu được các giai đoạn của vòng đời quản lý dự án

 Biết quản lý nhóm dự án, bao gồm các nguyên tắc lãnh đạo và động lực nhóm

 Biết quản lý truyền thông dự án, cả trong nội bộ đội dự án lẫn tới các bên liên quan khác bên ngoài dự án

 Biết khởi tạo dự án, bao gồm lựa chọn dự án và xác định phạm vi dự án

 Biết quản lý tiến độ dự án dựa trên các kỹ thuật và công cụ thích hợp

 Biết quản lý nguồn tài nguyên dự án, bao gồm cả nguồn nhân lực, thiết

bị, vốn, và thời gian

 Biết quản lý chất lượng dự án, bao gồm cả việc xác định các mối đe dọa cho chất lượng dự án chất lượng, kỹ thuật để đo chất lượng dự án, và các kỹ thuật để đảm bảo đạt được chất lượng dự án

Trang 8

Mục tiêu môn học: kiến thức

8

 Kiến thức và kỹ năng cứng [ACM/AIS 2010]

 Biết quản lý rủi ro dự án, bao gồm cả việc xác định các rủi ro dự án, và các kỹ thuật đảm bảo kiểm soát rủi ro dự án

 Biết quản lý quá trình mua sắm của dự án, bao gồm hiểu biết mua và gia công phần mềm bên ngoài, cũng như các bước quản lý mua sắm bên ngoài

 Biết quản lý thực hiện dự án, bao gồm cả giám sát tiến độ thực hiện dự

án và quản lý thay đổi dự án, và lập tài tài liệu phù hợp và giao tiếp trạng thái dự án

 Biết kiểm soát dự án thông qua theo dõi các thông tin và kỹ thuật kiểm soát chi phí và thay đổi

 Biết kết thúc dự án, bao gồm hành chính, nhân sự, và hợp đồng

 Hiểu được cơ chế để đối phó với các vấn đề pháp lý trong bối cảnh dự

án phức tạp

 Biết đánh giá cao sự khác biệt văn hóa dân tộc khi làm việc với các đội toàn cầu hoặc trong nội bộ tổ chức hoặc tham gia gia công ở nước ngoài

Trang 9

Mục tiêu môn học: kỹ năng mềm

9

 Kỹ năng mềm

 Làm việc nhóm

Cá nhân tham gia có hiệu quả trong nhóm hoặc đội

Cá nhân hiểu được phong cách suy nghĩ riêng của họ và của các thành

viên và chúng ảnh hưởng ra sao đến làm việc theo nhóm

Cá nhân hiểu các vai trò khác nhau trong làm việc hiệu quả theo nhóm và trách nhiệm của mỗi vai trò

Cá nhân sử dụng truyền thông nhóm hiệu quả các kỹ năng: nghe, nói,

truyền thông hình ảnh

Cá nhân hợp tác để hỗ trợ hiệu quả làm việc theo nhóm

 Thu thập thông tin

Cá nhân thu thập thông tin, sử dụng nhiều nguồn thông tin và kỹ thuật thu thập khác nhau, phân tích tính hợp lệ và sự phù hợp

Cá nhân sử dụng kỹ thuật hình ảnh và lời nói quan trọng (đặt câu hỏi, quan sát) cho thu thập thông tin

Cá nhân sử dụng tài nguyên thư viện có hiệu quả trong việc tiếp cận thông tin liên quan

[WSC10] Woodward, Sendall, and Ceccucci (2010) Integrating Soft Skill Competencies

Through Project-based Learning Across the Information Systems Curriculum, Information

Systems Education Journal, 8, 8, 2010

Trang 10

Mục tiêu môn học: kỹ năng mềm

10

 Kỹ năng mềm [WSC10]

 Xác định vấn đề

Cá nhân xác định vấn đề, bao gồm trong đó tuyên bố mục tiêu cụ thể, tiêu chí và hạn chế

Cá nhân hiểu được bản chất của các vấn đề mở

Cá nhân phát triển phát biểu mục tiêu cụ thể sau khi thu thập thông tin nhu cầu về một vấn đề

Cá nhân nhận thức được tầm quan trọng của xác định vấn đề cho sự phát triển của một thiết kế phù hợp

Cá nhân phát triển định nghĩa vấn đề với các tiêu chí cụ thể và hạn chế

 Phát sinh ý tưởng

Các đội và cá nhân sử dụng kỹ thuật hiệu quả cho phát sinh ý tưởng

Các đội, cá nhân xác định và sử dụng môi trường hỗ trợ phát sinh ý tưởng Các nhóm vận dụng trí tuệ hiệu quả

Cá nhân áp dụng kỹ thuật hiệu quả trong phát sinh ý tưởng của riêng mình Đội sử dụng các kỹ thuật tổng hợp ý tưởng để tăng trưởng phát sinh ý

tưởng tổng thể

Trang 11

Mục tiêu môn học: kỹ năng mềm

11

 Kỹ năng mềm [WSC10]

 Đánh giá và ra quyết định

Đội và các cá nhân sử dụng các kỹ năng và kỹ thuật đánh giá cốt lõi và ra quyết định, bao gồm kiểm thử

Đội theo cách tiếp cận lặp đi lặp lại sử dụng đánh giá nhiều lần trong quá trình thiết kế của họ

Các đội và cá nhân áp dụng kỹ thuật ma trận đơn giản để đánh giá các giải pháp được đề xuất

Thi hành Nhấn mạnh cá nhân Tăng trưởng

Đội thi hành thiết kế tới trạng thái hữu ích cho khách hàng tiềm năng

Đội quản lý thời gian và các nguồn lực cần thiết để hoàn thành dự án của họ

Các thành viên của nhóm thực hiện theo chỉ dẫn do các thành viên khác

trong nhóm cung cấp

Trang 12

Mục tiêu môn học: kỹ năng mềm

12

 Kỹ năng mềm [WSC10]

 Truyền thông nhóm

Cá nhân giao tiếp với các thành viên trong nhóm ở tất cả các giai đoạn

phát triển và thực hiện các giải pháp thiết kế

Cá nhân thực hành kỹ năng lắng nghe hiệu quả để tiếp nhận thông tin

chính xác

Cá nhân thể hiện phong cách thích hợp không lời “phi ngôn từ” (ví dụ như, ánh mắt) trong thông tin liên lạc giữa các cá nhân

Cá nhân cho và nhận những lời chỉ trích và đề xuất có tính xây dựng

Cá nhân ghi chép các hoạt động và kết quả, ý tưởng, ngày, của nhóm

trong ghi chép cá nhân hàng ngày

Cá nhân tạo ra các báo cáo và bản ghi nhớ kỹ thuật theo phong cách và

định dạng chấp nhận Các đội trình bày thông tin thiết kế trong thuyết trình tổng thể của nhóm

Cá nhân giao tiếp quan hệ hình học bằng các bản vẽ và bản phác thảo

Trang 13

Một vài số liệu tham khảo

13

15 quan ngại lớn nhất của doanh nghiệp EU tại Việt Nam: trở ngại từ lực lượng lao động ngày càng cao

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/11/doanh-nghiep-eu-ha-diem-viet-nam/

Trang 14

Một vài số liệu tham khảo

14

 Kỹ năng kỳ vọng từ người sử dụng lao động

“để đảm bảo tất cả mọi người đều nhận được thông điệp này: Tư duy

phản biện, kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm là các kỹ năng cần thiết cho tương lai”

Submitted by Christian Bodewig on Wed, 2012-11-07 16:24 http://blogs.worldbank.org/eastasiapacific/nguoi-su-dung-lao-dong-dang-tim-kiem-nhung-ky-nang-nghe-nghiep-gi

 Nếu như hầu hết các kỹ năng đều được người lao động có kỹ năng cao

sử dụng đồng đều thì với người lao động có kỹ năng thấp hơn, chỉ có

"làm việc nhóm" là kỹ năng được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 87-88%

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/100298/lai-venh-nhau-chuyen-nhan-luc-yeu.html

Về kỹ năng chuyên môn, Việt Nam ở vị trí thấp nhất (0,04) Ấn Độ xếp hạng cao nhất (1,03)

http://www.vysajp.org/news/tin-ngoai/khoa-hoc-giao-duc/

Trang 15

Các chủ đề chính [IS 2010]

 Giới thiệu chung về QLDA

 Khái niệm dự án, khái niệm quản lý dự án và các khái niệm liên quan, lỗi

và thành công dự án, các đặc trưng cơ bản của dự án CNTT

 Vòng đời quản lý dự án HTTT

 khái niệm vòng đời dự án, phát triển hoặc yêu cầu quản lý dự án và hệ thống, bối cảnh quản lý dự án, quá trình quản lý dự án

 Quản lý đội dự án

 khái niệm đội dự án, lập kế hoạch đội dự án, tạo động lực các thành viên

dự án, tính lãnh đạo - sức mạnh và xung đội trong đội dự án

 Quản lý truyền thông dự án

 Tăng cường truyền thông đội dự án, Sử dụng công nghệ cộng tác để tăng cường truyền thông đội dự án; Truyền thông bên ngoài đội dự án

 Quản lý khởi động và lập kế hoạch dự án

15

Trang 16

Các chủ đề chính [IS 2010]

 Quản lý phạm vị dự án

 Cách thức tổ chức chọn dự án, Các hoạt động, phát triển sơ đồ dự án

 Quản lý tiến độ (lịch) dự án

 Khái niệm lịch dự án, vấn đề chung trong tiến độ dự án, các kỹ thuật quản lý lịch dự án

 Quản lý tài nguyên dự án

 Tài nguyên dự án, các kiểu tài nguyên (vốn, con người và thời gian), kỹ thuật quản lý tài nguyên

 Quản lý chất lượng dự án

 Chất lượng dự án, các mối đe dọa chất lượng dự án, đo lường chất lượng dự án, công cụ quản lý chất lượng

 Quản lý rủi ro dự án

 Rủi ro dự án, các nguyên nhân tạo rủi ro, công cụ quản lý rủi ro

16

Trang 17

Các chủ đề chính [IS 2010]

 Quản lý mua sắm dự án

 Cách phương án phát triển hệ thống, mua lại ngoài, gia công nội tại và bên ngoài, các bước trong mua sắm, quản lý quá trình mua sắm

 Quản lý thực hiện, giám sát và đóng dự án

 Quản lý thực hiện dự án, theo dõi tiến độ và quản lý thay đổi, lập báo cáo

và thông báo, vấn đề chung trong quản lý thực hiện dự án

 Quản lý giám sát và kết thúc dự án

 Nắm bắt thông tin; kiểm soát chi phí, giám sát thay đổi, quản lý kết thúc

dự án (toàn bộ / bộ phận), kết thúc hành chính, kết thúc con người, kết thúc hợp đồng, kiểm toán dự án

17

Trang 18

3 Tổ chức thực hiện

18

 Phiên bản 2009 (K55)

 Quản lý dự án (2 tín chỉ), Thực hành QLDA (3 tín chỉ)

(Phiên bản 2012: QDA – 3 tín chỉ, TH QLDA - 5 tín chỉ)

 Tài liệu học tập chính

 James Cadle and Donald Yeates (2008) Project Management for

Information Systems (Fifth edition), Pearson Education Limited, England

 PMI (2008) A guide to the project management body of knowledge

(Fourth Edition), Project Management Institute

 Hà Quang Thụy Tập bài giảng về Quản lý dự án HTTT

 Fred R David Strategic Management: Concepts and Cases,13th ed , 2011

 Tài liệu tham khảo bổ sung

 Kathy Schwalbe (2009) Information Technology Project Management

(6th edition), Cengage Learing.

 John McManus and Trevor Wood-Harper (2003) Information Systems Project Management: Methods, Tools and Techniques, Prentice Hall

 Các tài liệu khác

Trang 19

Tổ chức thực hiện

19

 Khung mẫu đề xuất dự án

 ĐHQGHN: Hướng dẫn xây dựng và thực hiện dự án đầu tư ở ĐHQGHN theo Quyết định số 1658/HD-KHCN-KHTC ngày 04/6/2010

 Phối hợp môn học thực hành QLDA

 Công cụ quản lý dự án của các tổ chức, công ty (chẳng hạn công

cụ quản lý dự án PM của MS)

 Các dự án ví dụ

 Điểm thường xuyên (Tiểu luận và chuyên cần): 40% điểm

 Cuối kỳ (thi vấn đáp): 60% điểm

 15 tuần: 2 tiết/tuần, trên lớp

 Tiểu luận: theo chủ đề, làm báo cáo và trình bày

 Kiểm tra đánh giá

 Điểm thường xuyên (Tiểu luận và chuyên cần): 40% điểm

 Cuối kỳ (thi vấn đáp): 60% điểm

Ngày đăng: 15/03/2013, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w