1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương thi môn QTCL pptx

8 319 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 128,4 KB

Nội dung

trả lời: sai vì: điều kiện để doanh nghiệp thực hiện chiến lược đa dạng hoá là doanh nghiệp đã có ưu thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh hiện tại Đối với doanh nghiệp mới thành lập

Trang 1

Đề cương thi môn QTCL

Đề cuơng thi môn quản tri chiến lược Sinh viên: Đặng Công Thức

Lớp: K47 ĐHQTKD

Câu 1: Chiến lược đa dạng hoá thường được thực hiên khi doanh nghiệp mới thành lập và nghành kinh doanh hiện tại có tốc độ tăng trưởng cao

trả lời: sai

vì: điều kiện để doanh nghiệp thực hiện chiến lược đa dạng hoá là doanh nghiệp đã có ưu thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh hiện tại

Đối với doanh nghiệp mới thành lập thương gặp phai các vấn đề:

+ vấn đề về tài chính

+ vấn đề về nhân sự

+ vấn đề về thị trường

Và rất nhiều vấn đề khác mà doanh nghiệp mới thành lập cần phải giải quyết

Lên họ sẽ tap trung vào phát triển ngành kinh doanh ma họ đã chọn

Ví dụ:

Công ty mai linh

Khi mới thành lập thì họ chỉ tập trung khai thác thị trường dich vu taxi

Nhưng khi tiềm lực tài chinh va đã có nhiều ưu thế trong nghanh họ đã chuyển sang kinh doanh thêm bất động sản

với doanh nghiệp mà ngành kinh doanh hiện tại có tốc độ tăng trưởng cao

tức là sức mua của thị trường này đang tăng cao, đây là một cơ hội cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đâu tư nhiều hơn vào nghành để khai thác hơn là đa dạng hoá, chỉ khi nào những mục tiêu tăng trưởng trong nghành mà doanh nghiệp không thể hoàn thanh thì lên theo chiến lược đa dạng hoá để phân bổ rủi ro

ví dụ: tập đoàn Hoà Phát khi băt đầu thành lâp thì tập đoàn kinh doanh cốp pha cung cấp cho các công trình xây dựng trong môt thời gian khá lâu, khi nhân thấy nhu cầu về cốp pha cho xây dựng đang tăng cao công ty đã đầu tư khá lớn để khai thác thị truờng, khi thi trường đã bão hoà thi Tập đoàn mới đa dang hoá thêm các nghành khác như: thép xây dựng, nội thấp, bất động sản vv

tóm lại : Các doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp có nghành kinh doanh hiện tại

có tốc độ tăng trưởng cao thương không chon chiến lược đa dạng hoá

Câu 2: chiến lược hội nhập dọc được áp dụng khi doanh nghiệp mới thành lập và ngành nghề kinh doanh hiện tại có tóc độ tăng trưởng thi trường cao

Trả lời: sai

Vì: trước hết chúng ta phải hiểu hội nhập dọc nghĩa là sự liên kết toàn bộ quá trình từ cung cấp nguyên liệu đến sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường

Như vây nếu theo chiến lược này thì:

Cơ cấu tổ chức cồng kềnh

vốn kinh doanh sẽ bi phân tán

có thể giá sản xuất sẽ cao hơn giá thi trường

khả năng luân chuyển vốn cho hoạt động sản xuất sẽ gặp khó khăn

Những doanh nghiệp mới thành lập thường hay gặp khó khăn về vốn, về đội ngũ nhân sự,

về cơ cấu tổ chức tát cả đều chưa ổn định nếu doanh nghiệp đi theo chiến lược hội nhập

Trang 2

dọc thí sẽ không cạnh tranh được có thể sẽ dẫn đến phá sản

Những DN mà các ngành nghề kinh doanh hiện tại có tốc độ tăng trưởng của thị truờng cao tức la sưc mua của thị trường đang tăng cao lúc này nếu doanh nghiệp thực hiện chiến lưoc hội nhập dọc thì sẽ mất rất nhiều thời gian, tài chính mà bỏ mất đi cơ hội khai thác thị trường vì thế thường thì các DN không chọn chiến lược hội nhập trong giai đoạn này

Tóm lại: chiến lược họi nhập dọc không phù hợp vói những DN mới thành lập và những

DN có ngành kinh doanh hiện tại có tốc độ tăng trưởng của thị truờng cao

Câu 3: Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp nên định hướng vào khách hàng không nên định hướng vào sản phẩm

trả lời: Đúng

vì: theo quan điểm của maketing hiện đại thì: “chìa khoá thành công cho các doanh nghiệp la tìm hiểu nhu cầu của khách hàng sau đó tìm mọi phương thức để thoả mãn những nhu cầu ấy hơn la đối thủ cạnh tranh”

tức là doanh nghiệp lên cung cấp hàng hoá , dịch vụ mà thị trường cần chứ đừng cung cấp hàng hoá dịch vụ mà mình muốn

Doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì phải tuân theo các quy luật cuả thị trường như :cung - cầu, lưu thông tiền tệ, quy luật giá tri vv nếu doanh nghiệp kinh doanh mà không nghiên cứu thị trường chỉ tập trung sản xuât hàng hoá, dịch vụ theo ý muốn chủ quan cua mình thì cơ hội của họ là 50% có thể họ sẽ được thị trường chấp nhận, có thể không

Vì thế các doanh nghiệp muốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng la trung tâm của mọi hoạt động

Trong thực tế chúng ta thường nghe những câu khẩu hiệu như:

“khách hàng là thượng đế”

“điều thứ nhất:khách hàng luôn luôn đúng

điều thứ hai: nếu khách hàng sai xem lại điều thứ nhất” và rất nhiều câu khác

ví dụ: có một công ty quyết định đầu tư sản xuất sản phẩm bâỹ chuột hiên đại và họ tin

rằng sản phẩm này sẽ được thị trường chấp nhận nhưng khi san phẩm được đưa ra thị trường thì không ban được do trên thi trường đã bán sản phẩm thuôc diệt chuột rất thuận lợi và rễ dùng, công ty trên đã gặp thất bại do không nghiên cứu nhu cầu của thi trường, sán xuất theo y kiến chủ quan cua doanh nghiệp

tóm lại: trong cơ chế doanh nghiệp nên định hướng vào khách hàng, không nên định hướng vào sản phẩm

Câu 4: bất cứ doanh nghiệp nào theo đuổi chiến lược cạnh tranh khác biệt hoá cung quan tâm chú trọng đến thị trường nghách

trả lời: đúng

vì:

Thị trường nghách là khoảng trống thị trường mà các doanh nghiệp lớn bỏ qua

Chiến lược khác biệt hoá là chiến lược đầu tư phát triển mẫu mã, chủng loại, tính năng ,công dụng nhằm phục vụ khách hàng có độ nhạy cảm cao về chất lượng

Như vậy đối tượng mà các doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt hoá hướng tới là một hoặc vài nhóm khách hàng nhất định, do đó các doanh nghiệp phải tiến hành phân đoạn thị trường để xác định đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ

Trang 3

Đoạn thị trường mà doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt hoá quan tâm là khoảng trống thị truờng khi các doanh nghiệp lớn không chu ý.DN chỉ lách qua các doanh nghiệp lớn này để phục vụ đối tượng có độ nhạy cảm cao về chất lượng

Vì thế: bất cứ doanh nghiệp nào theo chiến lược cạnh tranh khác biệt hoá cũng quan tâm chú trọng đến thi trường ngách

câu 5: ma trạn EFE và IFE đã giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan,cơ hội, rủi

ro, điểm mạnh , điểm yếu và xây dựng chiến lược kinh doanh

trả lời:Sai

vì:

Ma trận EFE là ma trận đánh giá, tóm tắt các thông tin kinh tế - xã hội, văn hoá , nhân khẩu, địa lý,chính trị, pháp luật, công nghệ và cạnh tranh nó ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược

Ma trận IFE là một ma trận đánh giá và tóm tắt mặt manh mặt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh nó ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược

Tóm lại hai ma trận này đã giúp cho các nhà quản trị phân tích, đánh giá được cơ hội, rủi

do, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp

Nhưng để xây dựng được ma trận này cần xác định được điểm ảnh hưởng và hệ số tầm quan trọng hai thông số này được lấy trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp khác vì thế trong nhiêu trường hợp nó sẽ:

- không chính xác

- mang tính chủ quan

Do đó nó không đảm bảo tính khách quan của các thông tin

Mặt khác hai ma trận này chỉ cung cấp những thông tin để xây dựng chiến lược kinh doanh chứ không dùng hai ma trận này xây dựng chiến lược kinh doanh

Vì thế khẳng định trên là sai

câu 6: chiến lược chi phí thấp là sử dụng lợi thế về chi phí thấp và bằng mọi cách cạnh tranh về giá

trả lời: Sai

Giải thích: chiến lược chi phí thấp là chiến lược tập trung hạ thấp chi phí sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho một bộ phận khách hàng có độ nhạy cảm cao

về giá

Các doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp thường sử dụng năng lực đặc biệt trong hai khâu chính là:

+ sản xuất

+ nguyên vật liệu

Hai năng lực đặc biệt này tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế về chi phí thấp

“Giá cả là một công cụ của cạnh tranh” các doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp thường sử dụng lợi thế về chi thấp để đặt giá thấp Nhưng các đối thủ cạnh tranh cũng đặt giá thấp lúc này chiến tranh giá cả sẽ xảy ra, để tồn tại và phát triển chiến thắng các đối thủ cạnh tranh trong nghành thì các doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp phải bằng mọi cách hạ giá của sản phẩm tới mức thấp nhất nghành nhằm thu hút khách hàng nhạy cảm cao với giá thấp và chiếm được thị phần lớn

Vì thế: khẳng định trên là sai

Trang 4

Câu 7: Nếu một loại đầu vào nào đó ít nhà cung ứng và doanh nghiệp phải chịu chi phí đáng kể do thay đổỉ nhà cung ứng, thì doanh nghiệp coas nhiều khả năng đưa ra các điều kiện hợp đống mua các yếu tố đầu vào thuận lợi cho mình

trả lời: Sai

giải thích: Trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.porter, quyền thương lượng của

nhà cung cấp là một lực lượng cạnh tranh mà doanh nghiệp cần xem xét

Khi nguồn cung ứng đầu vào của doanh nghiệp có ít nhà cung ứng thì đây là một đe doạ, nhà cung ứng sẽ gây áp lực bằng cách:

- Đòi tăng giá

- Giảm chất lượng hàng cung ứng

- Chủ động về thời gian cung ứng

- không ưu tiên chiết khấu thương mại

Mặt khác do chi phí thay đổi nhà cung ứng lớn, nên doanh nghiệp sẽ ít có quyền lựa chọn, thay đổi nhà cung ứng điêu này làm cho quyền lực thương lượng của nhà cung ứng càng cao

Do đó gặp phải trường hợp này, DN không có khả năng đưa ra các điều kiện thuận lợi hơn cho mình, chỉ có hai giải pháp cho doanh nghiệp là

+ Doanh nghiệp sẽ thích nghi với nhà cung ứng

+ doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi nghành

Vì thế khẳng định trên là sai

Câu 8:Chiến lược khác biệt hoá là tập hợp các hoạt động thực hiện để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ với những nét đặc trưng riêng được khách hàng chấp nhận, với giá thấp nhất so với đối thủ cạnh tranh

trả lời: Sai

vì:

Các doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt hoá thường:

- tiến hành phân đoạn thị trường và xác định nhu cầu của khách hàng ở từng phân đoạn thị trường

- thực hiện sự khác biệt hoá cao trên tất cả các khía cạnh: sự khác biệt về giá, sản phẩm, các hình thức kênh phân phối, quoảng cáo, khuyến mại, phương thức bán hàng, các dịch

vụ trong và sau khi bán, công tác pr

Do đó chiến lược chi phí thấp là tập hợp các hoạt động để sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với những nét đặc trưng riêng được khách hàng chấp nhận

Các doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt hoá thường sử dụng năng lực đặc biệt trong hai lĩnh vực là:

- R & D

- Maketing

Hai năng lực đặc biệt này tạo ra lợi thế cạnh tranh là sự khác biệt hoá cao, đáp ứng đựoc nhu cầu của tất cả các khách hàng, do đó doanh nghiệp có khả năng đặt mức giá cao cho sản phẩm,vì thế doanh nghiệp có thể đặt giá cao hơn đối thủ cạnh tranh miễn là sản phẩm của doanh nghiệp có sự khác biệt cao

từ những phân tích trên cho thấy khẳng định trên là sai

Trang 5

Câu 9: DN có thể theo đuổi chiến lược tăng trưởng tập trung bằng con đường đa dạng hoá các hoạt động quản trị

trả lời: Sai, Giải thích

chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược tăng trưởng nhằm cải thiên những sản phẩm và/hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi các yếu tố khác

Có hai phương thức chính để theo đuổi chiến lược tăng truởng tập trung là:

- Tập trung khai thác thị trường: DN tìm cách tiêu thụ sản phẩm hiện có của doanh

nghiệp tại thị trường cũ nhờ các lỗ lực marketing

- mở rộng thị truờng: là việc doanh nghiệp tìm cách thâm nhập vào thị truờng mới với các sản phẩm hiên có của doanh nghiệp

Còn phương thức đa dạng hoá các hoạt động quản tri không thể giúp doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tăng trưởng tập trung

Vì thế khẳng định trên là sai

Câu 10: trong một doanh nghiệp kinh doanh đa nghành mục đích cơ bản nhất của chiến lược cấp doanh nghiệp là cải thế vị trí cạnh tranh của các sản phẩm trong những kết hợp sản phẩm, thị phần nhất định

trả lời:

vì:

Câu 11: DN theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chi phí cần chú trọng quan tâm đến kiểm soát mẫu mã, chủng loại,tính năng của sản phẩm trong doanh nghiệp

trả lời: Sai

Mục tiêu của doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp là sản xuất ra những hàng hoá(dịch vụ) với chi phí thấp nhất

Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp thường sử dụng thế mạnh của mình để hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh như:

- Lợi thế về quy mô

- Lợi thế về vùng nguyên liệu

- Lợi thế về sản xuất

Việc chú trọng quan tâm đến kiểm soát mẫu mã, chủng loại, tính năng của sản phẩm không phải là biện pháp giảm chi phí, vì nếu kiểm soát quá mức thì:

- chất lượng sản phẩm không đảm bảo

- sản phẩm không kích thích tiêu dùng

- sản phẩm đơn dản, it tính năng

- sản phẩm không đa dạng

- uy tín doanh nghiệp bị ảnh hưởng

Trang 6

Lúc đó du sản phẩm có giá thấp cũng ít được khách hàng chấp nhận, việc làm này của doanh nghiệp chỉ tạo cơ hội cho đồi thủ cạnh tranh mà thôi

Do đó khẳng định trên là sai

câu 12: thị phần tương đối của DN là một biến số được nhóm tư vấn bôton dung để

XD ma trạn của mình

trả lời: đúng

vì:

Câu 13 : Kiểm tra đánh giá thực hiện sau cùng trong quá trình quản trị chiến lược

trả lời: sai

Kiểm tra và đánh giá chiến lược có vai trò lớn trong quá trình quản trị chiến lược, nó phải được thực hiện xuyên suốt quá trình quản trị chiến lược, vì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp luôn phải chịu tác động của môi trường kinh doanh năng động, thay đổi nhanh chóng,và khắc nghiệt Nếu doanh nghiệp không tiến hành kiểm tra đánh giá

thường xuyên thì sẽ không sớm phát hiện được sai sót, chủ động điều chỉnh, dẫn tới thiệt hại cho doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp khó thực hiện được

Thông thường trong quản trị chiến lược hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện được thực hiện ở hai giai đoạn

- Giai đoạn hình thành chiến lược

- Giai đoạn thực hiện chiến lựoc

Vì thế khẳng định trên là sai

Câu 14: Một trong những dào cản ra nhập đối thủ cạnh tranh mới là DN hiện tại giảm tối đa chi phí cho một đơn vị sản phẩm

trả lời:Đúng

vi:

Các doanh nghiệp tạo dào cản gia nhập của đối thủ cạnh tranh mới bằng cách giảm tối đa chi phí cho một đơn vị sản phẩm

Câu 15: DN theo đuổi chiến lược cạnh tranh khác biệt hoá cần chú trọng quan tâm đến hoạt động kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp.

Trả lời: Sai

Mục tiêu của chiến luợc khác biệt hoá là sản xuất ra những sản phẩm có sự khác biệt cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng có độ nhạy cảm cao về chất lượng từ đó Doanh nghiệp

có khả năng đặt giá cao cho sản phẩm

Để đạt đuợc mục tiêu này doanh nghiệp cần sử dụng năng lực đặc biệt trong hai lĩnh vực:

- D& R

- MARKETING

Trang 7

Hai năng lực đặc biệt này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là sự khác biệt hoá cao

Nhưng để đầu tư cho hai lĩnh vực này thì doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực rất lớn như: tài chính, nhân sự

Nếu doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt hoá mà tiết kiệm đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chi phí trong doanh nghiệp thì hai lính vực này không đạt được hiệu quả cao, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ mất đi tính cạnh tranh, mục tiêu của doanh nghiệp sẽ không đạt được

Vì thế khẳng định trên là sai

Câu 16: DN theo đuổi chiến lược chi phí thấp không quan tâm đến tạo sự khác biệt hoá của sản phẩm vì làm như vậy sẽ rất tốn kém

trả lời: Sai

Chiến lược về chi phí thấp là chiến lược sử dụng lợi thế về chi phí thấp và bằng mọi cách cạnh tranh về giá thấp nhất

Tuy nhiên giá cả không phải là công cụ cạnh tranh duy nhất, để tạo thêm lợi thế cạnh tranh thì các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp cần phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình, nhưng sự khác biệt này thường ở mức độ thấp hơn so với các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược khác biệt hoá Vì nếu tập trung nguồn lực để tạo ra sự khác biệt hoá sản phẩm cao thì chi phí sản xuất sẽ tăng doanh nghiệp sẽ mất đi lợi thế về chi phí

Vì thế khẳng định trên là sai

Câu 17: DN sẽ từ bỏ thị trường ngay khi sản phẩm của DN có thị phần tương đối thấp và nghành kinh doanh kinh doanh hiện tại có tốc độ tăng trưởng cao

trả lời:

vì:

Câu 18: vấn đề cơ bản là làm sao có giá thành sản phẩm thấp nhất bất kể sản phẩm

đó có sự khác biệt đến mức nào

trả lời:

vì:

câu 19: DN sẽ từ bỏ thị trường ngay khi sản phẩm của doanh nghiệp có thị phần tương đối thấp và tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp

trả lời:

câu 20: trong một doanh nghiệp kinh doanh đơn nghành mục đích cơ bản nhất của chiến lược cấp doanh nghiệp là cải tiến vị thế cạnh tranh của sản phẩm trong những

Trang 8

kết hợp sản phẩm thị trường nhất định

trả lời:

Ngày đăng: 23/07/2014, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w