Hình tượng rồng: rồng thời lê sơ vẫn phát triển trên cơ sở tiếp thu của rồng thời lý và đầu nhà Trần.. ở trên các bia lăng, vẫn tái hiện hình ảnh rồng thời lý trần: đầu nhỏ,mào cao, thân
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MỸ THUẬT VIỆT NAM Câu 1 : đặc điểm chung của mt thời Lý nói chung và đđ kiến trúc điêu khắc nói riêng
Đặc điểm chung :
Mở đầu cho một lsmt phong kiến dân tộc tự chủ và phát triển đẩy lùi và loại đi yếu tố văn hóa Hán, tiếp thu những yếu tố mới của các triều đại trước
Mang tính tôn giáo ( phật giáo ), tính chính thống ( cung đình), tính hiện thực và dân tộc
Kiến trúc hài hòa với môi trường tự nhiên ( các hoa văn hình sóng nước, hình lá, các công trình được xây dựng hài hòa với tự nhiên)
Kiến trúc điêu khắc có bố cục chặt chẽ, cân đối, chi tiết tinh vi
Các hoa văn dày đặc, tinh xảo
Hướng tới sự hoàn mĩ
Đặc điểm kiến trúc điêu khắc nói riêng :
Kiến trúc dk có bố cục chặt chẽ, cân đối, chi tiết tinh vi được thừa hưởng kt từ thời ADV, mang tính Trung dũng tĩnh tại và hư không của phật giáo
Phong cách sống mới, sống nhanh hơn, đơn giản hơn-> pc sáng tác mới
Không những ah vh Trung Hoa mà còn chịu ah vh Chăm Các kiến trúc đk có dáng điệu, bố cục, hình thể gắn với đk Chăm
Đk độc đáo, chủ yếu ở trên gốm và đá Các đề tài thường thấy là thiên nhiên, và hình tượng con rồng với đường nét mềm mại thể hiện cho nguồn nước
Trang 2Câu 3 : hình tượng rồng thời Lê Sơ => đặc điểm nghệ thuật thời
Lê sơ.
Hình tượng rồng: rồng thời lê sơ vẫn phát triển trên cơ sở tiếp thu của rồng thời lý và đầu nhà Trần vẫn giữ hình dáng thân uốn cứng cáp, to khỏe
ở trên các bia lăng, vẫn tái hiện hình ảnh rồng thời lý trần: đầu nhỏ,mào cao, thân và bờm có những nét sóng lượn nhanh, chân thanh mảnh và toàn bộ minh rồng trông rất hoạt bát và sức manh vươn lên ,
bên cạnh hình tượng rồng truyền thống, rồng ở trên bia vĩnh lăng lại mang ảnh hưởng của rồng phương bắc rõ nét : mắt nhìn thẳng với vẻ dữ tợn, thân mình vặn khúc ,mang dáng dấp đe dọa
Đặc điểm nghệ thuật :
- Hình tượng rồng dữ tợn thể hiện cho giai cấp thống trị , đang muốn thể hiện sức mạnh bành trướng, uy quyền của giai cấp phong kiến tính dân gian giảm dần, tính chính thống thể hiện rõ hơn
- Thời kì phong kiến cực thịnh, các tp thể hiện phong cách hoa
mĩ, cầu kì, chau chuốt, đường nét thì sắc nhọn,dứt khoát, bố cuc dày đặc rối mắt
- Kiến trúc cung đình pt, nho giáo được chú trọng và phát triển Câu 4 : phân tích điều kiện xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển mĩ thuật thời Lê Trung Hưng
Giai đoạn này xã hội vn dc coi là trì trệ do sự khủng hoảng trầm trọng, toàn diện của xã hội pk nhưng vì thế mà mỹ thuật tk này mới phát triển đến đỉnh cao Nhất là các công trình kiến trúc điêu khắc tiêu biểu là các đình, chùa, lăng, mộ với các chất liệu là gỗ, đá,đồng đc pt đến đỉnh cao Cuộc nội chiến trịnh- nguyễn, sức của sức người bị cuốn theo chiến tranh thì các tầng lớp quý tộc thống trị có nhiều tiền lại đầu tư vào việc xây dựng chùa, tháp để có thêm chỗ dựa thần quyền cầu mong vương nghiệp lâu dài Nhiều công trình chùa tháp có quy mô lớn
Trang 3Do sự giao tiếp với phật giáo và tiếp nhận ảnh hưởng của kiến trúc
Trung Quốc và các ngôi chùa Vn, sự pt của văn hóa kĩ thuật nên xuất hiện các ngệ sĩ có tài trên các lĩnh vực kt đk=> phong trào dựng chùa rầm rộ
Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện, văn học nghệ thuật đi theo hướng khác nhau, những bức xúc của xh đã thúc đẩy các nhà nghệ sĩ sáng tác Mảng đề tài có phần đối đầu với lễ giáo pk như quan hệ trai gái, cảnh ân
ái vụng trộm… Và nổi lên một số công trình kt đk và có cả tranh cổ Các chúa trịnh thì ăn chơi sa đọa,cho xây các dinh thự, phủ đệ, còn xây các lăng mộ to lớn cho các vua chúa
Tuy là giai đoạn ls khá dài, khủng hoảng xh phong kiến trầm trọng nhưng nhờ thế mt thời kì này pt đến đỉnh cao trong ls mt Vn
Câu 4: phân tích đđ mt thời Trần, so sánh với Mt thời Lý để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi phong cách sáng tác.
Đặc điểm mt thời Trần:
Sự kế thừa tinh hoa văn hóa của thời LÝ
Nhà trần thành lập ngay sau nhà Lý vì thế đã đc thừa hưởng toàn
bộ những giá trị văn hóa mt của nhà lý Sau cuộc khởi nghĩa chống Mông Nguyên nhiều công trình dưới nhà Lý bị tàn phá trong đó có kinh thành TL, song nhiều ct khác vẫn tồn tại và đứng sừng sững đẹp đẽ như tháp báo thiên, chùa dạm, chùa phật tích Các ct kiến trúc thời Lý đặt cơ sở, nền móng cho sự pt của mt nhà Trần sau này
Các đề tài trong các tp thời Lý lại đc bắt gặp trong các tp thời Trần như hih song nước, sen, phượng rồng, người, chim
Các chạm khắc trang trí vẫn mang phong cách nhẹ nhàng, bộc lộ
đc trí tưởng tượng và tài năng phong phú của ông cha ta Những nét tinh hoa văn hóa thời lý lại trở lại trên các tp mt thời trần
Sự thay đổi và sáng tạo mới trong mt thời TRần
Trang 4Do đk xh thay đổi, phong ccahs sống mới, sống nhanh hơn vì thế phong cách sáng tác cũng đc đổi mới.Ngoài sự kế thừa tinh hoa văn hóa của thời lý, mt thời T Rần cũng đã có sự thay đổi và sáng tạo mới trong các tp nghệ thuật, đặc sắc và mang phong cách riêng của nhà trần được thể hiện ở kiến trúc điêu khắc và hội họa
- Kiến trúc : vì quan niệm mới về pc sáng tác nên dẫn đến sự thay đổi về vị trí, hình dáng và bố cục của các ct, các đề tài rộng rãi
và phong khoáng hơn
Vi dụ: về kiến trúc chùa tháp ( thời lý: chùa đc xây dựng trên nền đất cao, đẹp=> bố cục mặt bằng đc xây trên ba bốn bậc cấp
và cao dần; thời trần : chùa đc xây khắp nơi, ở các triền sông=>
bố cục nhiều kiểu: từng cụm, theo cấp bậc hay nội công ngoại quốc.)
- Điêu khắc : trang trí đơn giản hơn.các bức phù điêu thời lý đc tập chung ở chùa thì nhà trần chủ yếu đc tìm thấy ở các Lăng mộ
Các đề tài: chính thống + nét dân gian, hiện thực sống động Các họa tiết đơn giản và bớt đi nhiều
Hình tượng con rồng thời lý mềm mại thì rồng thời Trần có nét mập mạp, cứng cáp hơn, các chi tiết đầu móng chân khúc chiết hơn
- Hội họa: nếu phong cách mt thời lý bộc lộ rõ tính tư tưởng hóa, mẫu mực, đường nét, mềm mại chau chuốt thì mt thời trần lại mang đạm hiện thực, khỏe khoắn, sống động, đơn giản hơn
=>nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong pc sáng tác: do đk xh thay đổi, cần phong cách sống mới, sống nhanh hơn, đơn giản hơn, các nghệ sĩ thời kì này cungx có một pc st cũng hiện thực đơn giản hơn
Trang 5Câu 5 : tìm hiểu và đánh giá vẻ đẹp của chùa Tây Phương => phân tích đăc điểm của kiến trúc Tây Sơn.
Vẻ đẹp của chùa tây phương :
Chùa tây phương là một ngôi chùa cổ, nổi tiếng về kiến trúc điêu khắc rất đặc sắc, là đỉnh cao của mỹ thuật vn thời Tây sơn
Chùa tp tiêu biểu cho công trình kiến trúc của mt tây sơn, kế thừa và phát triển kiến trúc tôn giáo
Chùa đc xây dựng trên nền đất cao, gồm 3 nếp nhà song song Mỗi
nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm , tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ , để trần , tạo thành một không khí rất thô sơ mộc
mạc ,điểm những cửa sổ tròn với biểu tượng sắc và không , các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen mái lợp hai lớp ngói : mái trên có múi in nổi hình lá đề , lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hang rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều trạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn , trên mài gắn nhiều con giống bằng đất nung , các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa ,
lá ,rồng , phượng ,giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm Cột chùa
kê trên những tảng đá chạm hình cánh sen Toàn bộ ngôi chùa toát ra một tính hoành tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lý “sắc sắc không không “ của nhà Phật
Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác quý hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ ,phù điêu và tạc tượng Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ các đầu bẩy , cac bức cổn , xà nách , ván long …đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt : hình lá dâu , lá đề , hoa sen , hoa cúc ,rồng , phượng ,hổ phù …rất tinh xảo
Chùa có hệ thốg tượng phật khá đầy đủ, điện phật đc bài trí tôn nghiêm,
Trang 6Đặc điểm của kiến trúc Tây Sơn:
- Thừa kế và phát triển của kiến trúc tôn giáo Các nghệ nhân thời
Ts đã tạo nên một thể kiến trúc thống nhất mang vẻ trang
nghiêm mà gần gũi, giản dị, nhưng vẫn mang nét đọc đáo riêng cho triều đại của mình
- Kt TS có không gian mở, thoáng, giao hòa vs thiên nhiên trong tổng thể bố cục không tách biệt đóng kín như trước Kiểu kỹ thuật chạm nổi vừa phải tạo đường nét uốn lượn tươi mát hình
rõ ràng nền thoáng… tất cả tạo nên cảm giác thanh thản, tranh nhã khác với sự cứng cỏi thời trước và sự vụn rối ở giai đoạn sau
- Trang trí TS rất đơn giản, diện chạm khắc bớt đi nhiều, các gian mang đề tài dân gian, giản dị, gần gũi và hiện thực Thành công trong nghệ thuật tạc tượng chân dung vs các đặc điểm nghệ thuật đạt đến đỉnh cao, thể hiện sự hài hòa về vẻ đẹp nội tâm và hình thức, chất huyền bí, cao siêu giảm, chất hiện thực, gần gũi
Trang 7Câu 6 : trình bày sự phát triển của mt thời nguyễn.
Như chúng ta đã biết, mỹ thuật luôn phát triển và sáng tạo trên những cai cốt lõi đã đc sinh thành và tiếp thu, vì thế mt thời nhà Nguyễn chính
là sự nối tiếp của mt Lý Trần Lê Mỹ thuật thời kì này đã phát triển đa dạng và phong phú,để lại nhiều công trình có giá tri cao trong kho tàng văn hóa dân tộc
Mt thời kì này tập trung vào hai hướng là mĩ thuật cung đình và nghệ thuật lan tỏa rộng rãi trong dân gian như các chạm khắc đình làng, tượng
ở đền thờ, tranh dân gian, đồ gốm, thủ công mĩ nghệ
Mỹ thuật cung đình huế có rất nhiều nét đặc sắc nổi trội, trước hết phải nói đến kiến trúc kinh thành huế Kinh thành huế có vị trí rất lý tưởng về
cả phong thủy và khí hậu ngoài sự kế thừa tinh hoa văn hóa các triều đại trước thì kinh thành huế còn là nơi hội tụ của cả 2 yếu tố văn hóa ph đông và ph tây Kiến trúc : đc xây dựng bằng bê tông cốt thép, có các đài pháo, cấu trúc theo thành lũy châu âu Trang trí đc phat triển mạnh hơn, như nội thất kiến trúc đc son sơn cung với những trang trí thếp vàng sang trọng ngoài kiến trúc kt huế, còn có hệ thống lăng tẩm có quy mô lớn và đặc sắc những thành tựu của nghệ thuật cung đình huế đã đc phát triển và nâng cao từ nghệ thuật truyền thống, nó quen thuộc nhưng tinh tế, gắn với triều đình nhưng cũng gần gũi với nhân dân
Ngoài mảng mỹ thuật cung đình, mt thời kì này còn phổ biến ở các làng
xã như nghệ thuật chạm khắc đình làng
Về điêu khắc, đặc điểm của ddieu khắc thời nguyễn lam giông như thật, các chi tiết công phu, hiện thực và hình tượng trang trí có tính tượng trưng cao
Về hội họa, đồ họa : phát triển các làng tranh dân gian như tranh đông
hồ, lang sình,hàng trống hội họa tki này đã có sự tiếp xúc với hội họa châu âu
Câu 7 : phân tích giá trị nghệ thuật của tranh dân gian việt nam.
Trang 8Tranh dân gian là kho tàng quý giá của nền văn hóa dân tộc Việt trải qua nhiều thăng trầm biến cố của lịch sử nhưng dòng tranh này vẫn giữ
đc những giá trị nghệ thuật của nó
- Đa dạng về đường nét, bố cục hình khối
- Không gian được tạo nên bởi các lớp, các tuyến nhân vật
- Bố cục hợp lý, chặt chẽ
- Tỉ lệ phụ thuộc vào tình cảm, sự hiểu biết của người xem
- Vẻ đẹp nghệ thuật màu sắc tươi tắn, bố cục cô đọng, dễ hiểu
- Tạo hình hồn nhiên, trong sáng
- Đậm chất dân gian
- Mang tính chất giáo dục
Câu 8 : Đặc điểm tranh dân gian, so sanh tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
- Là loại tranh có từ lâu đời không rõ ngày tháng ra đời cũng như tên tác giả
- Xuất phát từ đời sống của người lao động để đúc kết những kinh
nghiệm
Đề tài trong tranh dân gian
- Rất phong phú phản ánh mọi mặt của chính sách xã hội
- Rất động và vui
1 Tranh Đông Hồ
- Còn gọi là tranh khắc gỗ Tranh có bao nhiêu màu là bấy nhiêu mảng gỗ
- Màu sắc được pha chế từ những nguyên liệu trong thiên nhiên
Trang 9- Tranh luôn có nét đậm làm co tranh chắc khoẻ tạo cho các mảng màu đậm và sinh động
- Hình mảng to nền thoáng
- Màu sắc đậm đà
- Hình tượng gần gũi thân quen và có tính khái quát cao
- Tranh Đông Hồ gắn liền với các sinh hoạt trong dân gian, không theo một quy luật thấu thị nào, nên được gọi là “quy luật ngây thơ” Đường nét chọn lọc, thuần khiết, cốt sao rung cảm thẩm
mỹ cho người xem hơn là vẽ đúng luật
2 Tranh Hàng Trống (Hà Nội)
- Chỉ cần một bản khắc nét viền sau đó tô màu bằng bút lông
- Màu sắc thường là màu phẩm nhuộm tươi sáng
- Đường nét mảnh mai đôi khi khá đậm nhưng tỉ mỉ bay bướm
- Tranh Hàng Trống nhìn chung có phần nổi trội hơn về thể loại tranh thờ, do ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo, tiêu biểu như Tam hoà Thánh mẫu, Tứ phủ, Ngũ hổ…hay đi sâu vào những
bộ Tứ bình về người đẹp (Tố nữ) và cảnh đẹp (Tứ quy)
Câu 9 : phân tích vẻ đẹp và giá trị của hoa văn trang trí trên trống đồng.
Vẻ đẹp:
Trống đồng Đông Sơn chính là linh vật của người Việt cổ ngoài dùng trong lễ hội, nó còn là một bộ sử bằng hình ảnh khi chữ viết chưa phát triển Ngoài ra nó còn là một tác phẩm mỹ thuật độc dáo của dân tộc ta
Ở đó có vẽ đẹp về hình dáng, tỉ lệ và các hình hoa văn trang trí được cách điệu cao, phong phú về thể loại
Trống đồng thể hiện tính ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của người Việt
cổ Có hai loại hoa văn không thể thiếu trên mặt tất cả trống đồng Đông Sơn là hình mặt trời với số cánh chẵn 12, 14, 16 hoặc 18 cánh va chim lạc (xuất phát từ viêc cư dân Việt cổ gắn với văn minh lúa nước do đó thờ thần mặt trời và những loại chim gắn bó với đồng ruộng) Điều đó giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống vật chất và tâm linh của dân cư ban địa thời Đông Sơn
Trang 10Giữa mặt trống là hình ngối sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là hình họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau
Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học Hoa văn hình học thường lấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song
Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học
Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện
Trống đồng Ngọc Lũ
Vành đai hoa văn hình người gồm: hai người giã gạo chày đôi, người đứng, ngồi trong nhà sàn, người đang đánh trống đồng, đoàn người đang nhảy múa đan xen trong vành đai hoa văn hình người là các vật như: nhà sàn mái cong, nhà sàn mái úp, trống đồng, chuông đồng, vũ khí, nhạc khí Vành đai hoa văn động vật có: chim mỏ ngắn, mỏ dài,
hươu Tang trống trang trí hình thuyền chở người có vũ trang trong nhiều hoạt động khác nhau Thân trống trang trí hình võ sĩ cầm vũ khí, khiên chắn và rìu chiến Quai trống đối xứng từng cặp đúc nổi hình bông lúa