Văn hóa Đại Việt trong thế đối thoại với Trung Hoa pdf

32 370 2
Văn hóa Đại Việt trong thế đối thoại với Trung Hoa pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn hóa Đại Việt trong thế đối thoại với Trung Hoa (Vai trò của các chúa Trịnh thời Lê Trung Hưng) Mở đầu Thời gian gần đây, đã có nhiều cuộc hội thảo về Chúa Trịnh thu hút được sự quan tâm của giới học giả nhiều lĩnh vực. Nhiều vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự … của thời đại Lê Trịnh (hoặc từng vị Chúa Trịnh) được các nhà nghiên cứu đưa ra thảo luận, đánh giá. Công lao của các chúa Trịnh về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội…được ghi nhận. Đặc biệt là mô hình chính trị “song trùng quyền lực”(còn gọi là “lưỡng đầu chế”) đã được một số nhà nghiên cứu nêu ra và lý giải, đánh giá[1]. Về mặt văn hóa, các học giả cũng đã đưa ra những tư liệu và đánh giá về công lao của các chúa Trịnh trên các lĩnh vực văn hóa giáo dục. Tuy nhiên, ngay trong vấn đề này, cũng chưa có đánh giá toàn diện, trước hết là do sự bao quát vấn đề trong một nghiên cứu liên ngành, đa ngành mà sự khó khăn trước hết là ở sự thiếu thốn tư liệu. Bài viết này cố gắng xem xét những đóng góp của các chúa Trịnh trong việc gây dựng một nền văn hóa Đại Việt độc lập và trong thế đối thoại với Trung Hoa dưới thời Lê Trung hưng. TỪ NHỮNG THÀNH TỰU VỀ CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ Trong suốt 249 năm tồn tại, nhà Trịnh đã thể hiện được trách nhiệm chính trị đối với đất nước thông qua nhiều hoạt động tích cực và nhiều thành tựu được sử sách ghi nhận. Trong 249 năm ấy, lãnh thổ đã được giữ vững và không xảy ra một cuộc xâm lược nào của phương Bắc. Đó là một điều rất đáng được lưu ý đánh giá. Các chúa Trịnh Căn và Trịnh Cương đã nhiều lần cử các đoàn sứ bộ để bàn bạc việc xác định cắm mốc biên giới giữa nước ta và nhà Thanh, Trung Quốc. Sự kiện đáng lưu ý là năm 1728, nước ta đã đòi được mỏ đồng Tụ Long mà nhà Thanh đã chiếm trước đó[2]. Sự kiện này được Phan Huy Chú đặc biệt chú ý và đã ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí[3]. Trên phương diện ngoại giao, nhà chúa duy trì phương châm mềm dẻo, ôn hòa và linh hoạt, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Một vấn đề mà các triều đại phong kiến Việt Nam luôn đặt ra khi giao thiệp với phương Bắc là danh hiệu nào cho người đứng đầu nước Việt. Trước kia, dưới thời nhà Minh, các vua Việt Nam thường chỉ được họ công nhận danh hiệu Đô thống sứ, nhưng với những cố gắng bền bỉ ngoại giao của các chúa Trịnh, nhà Minh buộc phải công nhận vua Lê là Quốc vương. Năm 1647, chúa Trịnh Tráng đã đòi được nhà Minh phong cho vua Lê Thần Tông là An Nam Quốc vương[4]. Năm 1651, nhà Minh phong cho chúa Trịnh là Đô thống sứ đại tướng quân, nhưng Trịnh Tráng trả lại ấn sắc, ý rằng nước ta đã là một vương quốc. Nhà Minh đành sai Trương Túc mang sắc sang phong chúa Trịnh Tráng là Phó Quốc vương[5]. Năm 1719, nhà Thanh sai Đặng Đình Triết sang phong vương, đòi vua Lê Dụ Tông phải ba quỳ chín vái để thụ phong. Trịnh Cương đề cao quốc thể, đưa thư không chấp nhận việc vua Lê phải quỳ lạy. Đặng Đinh Triết cứ gượng ép nhưng Trịnh Cương vẫn cứ bác bỏ. Rất nhiều thư từ đã được trao qua đổi lại, cuối cùng Đặng Đinh Triết cũng đành làm lễ phong Quốc vương cho vua Lê mà vua không phải hành lễ chư hầu ba quỳ chín vái[6]. Về thành tựu kinh tế, các nhà nghiên cứu đều nhắc đến sự phồn thịnh của Kẻ Chợ (kinh đô Thăng Long) và các trung tâm thương mại lớn như Phố Hiến, Hội An, Phú Xuân. Sử gia Phan Huy Chú, các nhà truyền giáo phương Tây, các học giả thời hiện đại như Phạm Văn Diêu, Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Thanh Nhạ đều viết về kinh tế thời Lê – Trịnh những lời khen ngợi. Nhà nghiên cứu Bỉnh Di viết: “Triều Lê Trịnh là triều đại đầu tiên trong lịch sử mở rộng buôn bán với phương Tây; năm 1645 đặt thương điếm Hà Lan, 1686 đặt thương điếm Anh…Đó là những dấu vết còn lại của một Thăng Long hưng thịnh do phát triển kinh tế hàng hóa và nghề thủ công dưới triều Lê Trịnh”[7]. ĐẾN NHỮNG THÀNH TỰU VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA ĐẠI VIỆT ĐỘC LẬP TRONG THẾ ĐỐI THOẠI VỚI TRUNG HOA Lễ nhạc và Văn chương khác Trung Hoa Trước đây, trong khi nghiên cứu về thời Lê Trịnh, chúng tôi đã công bố phát hiện về năm bản nhạc chương Nôm đời Lê[8]. Đó là 5 bản nhạc chương Nôm được dùng tấu lên cùng âm nhạc trong cung miếu nhà Trịnh mà tác giả là các bậc đại bút tiêu biểu cho các nho sĩ phong kiến. Những nhân vật được nhắc tới và ca tụng trong các bản nhạc chương đều là các tiên liệt dòng chúa Trịnh và đều được gọi bằng tôn hiệu. Cụ thể như sau: - Chiêu Tổ Khang vương Trịnh Căn (ở ngôi chúa từ năm 1682 đến 1709). - Lương Mục vương Trịnh Vĩnh (là con trưởng của chúa Trịnh Căn), mất sớm, chưa chính thức nối ngôi chúa. - Tấn Quang vương Trịnh Bính (là con trưởng của Lương Mục Vương và là cha của chúa Trịnh Cương). Mất sớm, chưa chính thức nối ngôi chúa. - Hy Tổ Nhân vương Trịnh Cương (ở ngôi chúa từ năm 1709 đến 1729). - Nghị Tổ Ân vương Trịnh Doanh (ở ngôi chúa từ năm 1740 đến 1767). Các bản nhạc chương tấu trong nghi lễ ở cung miếu họ Trịnh được viết bằng chữ Nôm là điều ít ngờ tới. Song, còn ngạc nhiên hơn, khi chúng ta biết các tác giả của các bản nhạc chương này. Họ đều là những nhà khoa bảng lừng danh (trừ Mai Thế Uông chỉ đỗ Hương cống), là những nhà văn, nhà thơ, những sử gia, chính trị gia nổi tiếng. Cung miếu là nơi họ Trịnh thờ cúng tổ tiên. Các chúa Trịnh rất coi trọng việc tế lễ ở đây. Chính Trịnh Căn, trong bài Vịnh Cung miếu thi (Khâm định thăng bình bách vịnh) đã viết về nơi này: “Theo đạo hiếu thờ phụng tổ tiên; lời giáo huấn thực là rõ rệt. Xem văn hay mà chuộng đức trung thuần; Xét tế tự mà truy nguồn tìm ngọn. Than ôi! Các bậc thánh vương tôn kính; một lòng khuông phò xã tắc, gây dựng lo toan nghiệp lớn. Dấy anh uy dũng lược, trừ tiếm nghịch tà gian. Định vạc rồng, lấy lại Kinh đô; Mở cõi đất, dấy lên thế đạo….Cảm kích vô cùng, chưa hề có được chút chi đền báo, xin kính cẩn làm hai bài thơ tán dương công đức, may ra làm rõ được lòng chí kính vậy”[9]. Việc phát hiện các bản nhạc chương Nôm đời Lê có ý nghĩa quan trọng đối với các vấn đề văn hóa và âm nhạc nước ta. Như chúng ta đều biết, lễ nhạc của các triều đại phong kiến luôn luôn chịu ảnh hưởng từ phía Trung Hoa, trong đó chịu ảnh hưởng lớn nhất là các hình thức nhạc nghi lễ, tế tự, và điều này thấm sâu đến tận lễ nghi phong tục trong dân gian. Nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta biết cha ông ta đã dùng chữ Nôm trong nghi lễ tế tự chốn cung miếu. Các bài này lại được soạn theo lệnh của chúa Trịnh, và người soạn lại là các nhà khoa bảng lớn cũng là các quan chức quan phương làm việc trong chính phủ của phủ chúa và triều đình nhà Lê. Các bản Nhạc chương Nôm đời Lê cho thấy thời đại này đang xây dựng cho riêng một lề lối “y - quan - lễ - nhạc” khác Trung Hoa, khẳng định sự độc lập và riêng khác của văn hóa Việt, trong thế đối thoại với Trung Hoa. Đáng tiếc là sau đó, triều Nguyễn đã không nối tiếp được điều này. Các chúa Trịnh cũng là những người đặc biệt coi trọng chữ Nôm và có nhiều sáng tác bằng chữ Nôm. Về sáng tác chúng ta thấy Trịnh Căn có tập Ngự đề Thiên hòa doanh bách vịnh (Khâm định thăng bình bách vịnh), gồm 90 bài thơ, trong đó chỉ có 2 bài thơ chữ Hán; Trịnh Cương (? – 1729) có Lê triều ngự chế quốc âm thi là tập thơ văn Nôm từ khúc, ký và thơ (46 bài thơ Nôm); Trịnh Doanh (1720 – 1767) có tập Càn Nguyên ngự chế thi tập 268 bài, trong đó có 37 bài thơ chữ Hán, 231 bài thơ Nôm[10]. Ở ba tập thơ trên, các chủ đề lớn từ Tam diệu đại thống (ba mối huyền diệu lớn Thiên Địa Nhân) (Khâm định thăng bình bách vịnh), đến các khúc ca vịnh đi tuần thú (Lê triều ngự chế quốc âm thi), rồi các bài vịnh nhân ái trong họ hàng, đạo trị nước, phép luyện quân, giáo huấn, sai các tướng đi đánh trận, khen dụ đại thần, úy lạo sứ thần, tưởng lệ các bậc kỳ lão, tôn sùng các vị thánh triết, cảm nhận phúc trời, ban thưởng, thơ đề vịnh phong cảnh khắp nơi (Càn Nguyên ngự chế thi tập )…đều được thể hiện bằng chữ Nôm. Đặc biệt nhất, phải kể đến Trịnh Sâm (1739-1782) là một nhân vật, mà về mặt văn hóa được đánh giá là có những đóng góp khá tích cực. Ông là một vị chúa trọng học vấn, biết phát hiện và quý trọng hiền tài. Là người thích du ngoạn, dấu vết xe loan của nhà chúa đã in khắp những nơi phong cảnh đẹp trong nước, và đời sau coi ông là người đã phát hiện những tuyến du lịch kỳ thú. Mỗi nơi ông đến, vẫn thường có thơ hoặc bút tích để lại, với số lượng nhiều mà bài nào cũng hay, với nét riêng thi vị: Chơi động Hương Tích, Tây Hồ tức cảnh, Đăng Tuyết sơn hữu hứng, Đề Hương Tích tự thi. Trịnh Sâm còn có 1 bài thơ và một bài từ chép trong sách Bình Ninh thực lục: Ngự chế lạo hoàn dịch quốc âm thi và Ngự chế quốc âm từ khúc. Bài Ngự chế Quốc âm từ khúc của Trịnh Sâm được viết bằng chữ Nôm. Trong nguyên bản, bài này được gọi là bài từ khúc. Như chúng ta đều biết, Ngâm khúc Nôm là một trong những sáng tạo thể loại của văn học chữ Nôm. Các tác phẩm Ngâm khúc Nôm mà chúng ta thường gặp như Tứ thời khúc vịnh, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Ai tư vãn, Văn chiêu hồn, Tự tình khúc … đều sử dụng thể thơ lục bát//song thất lục bát quen thuộc vốn có nguồn gốc từ thơ ca dân gian. Riêng trường hợp Ngự chế Quốc âm từ khúc, được ghi là từ khúc, nhưng lại được viết giống như thể phú, bằng lối biền ngẫu, với hai câu đối nhau. Chính điều này cho thấy, hoặc là cách gọi tên thể loại của người xưa thật không chặt chẽ như quan niệm của chúng ta ngày nay, hoặc là thể từ khúc ngày xưa được viết thế chăng? Tìm hiểu về các điệu từ khúc mà các tác gia Việt Nam quen dùng, chúng tôi cũng không ghi nhận được một điệu từ khúc nào viết với lối văn biền ngẫu như trường hợp Ngự chế Quốc âm từ khúc. Từ đó, cho phép chúng ta nghĩ đến việc, phải chăng, trong văn học thời trung đại, có một lối từ khúc Nôm viết bằng lối văn biền ngẫu? [11]. Trịnh Sâm còn được cho là đã sáng tạo ra điệu Thổng trong ca trù. Điều này được công bố trong Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, xuất bản tại Sài Gòn năm 1962[12]. Sau đó, Tuyển tập thơ ca trù của Ngô Linh Ngọc và Ngô Văn Phú (1987) cũng ghi như vậy. Gần đây nhất, trong hội thảo Trịnh Sâm cuộc đời và sự nghiệp tổ chức tại Thanh Hóa cuối năm 2008, nhà thơ Ngô Văn Phú có tham luận Chúa Trịnh với ca trù thêm một lần nữa khẳng định rằng chúa Trịnh Sâm đã làm ra điệu Thổng trong lối hát ca trù[13]. Nhắc đến thời kỳ này, không ai không nhắc đến cuốn từ điển song ngữ Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa. Đây được coi là cuốn từ điển song ngữ Hán – Việt (Nôm) đầu tiên của Việt Nam. Cuốn sách được tái bản (theo lối in mộc bản) vào năm Cảnh Hưng 22 (1761). Việc phải biên soạn một cuốn từ điển song ngữ Hán Nôm cho thấy một nhu cầu tra tìm và đối sánh về mặt ngôn ngữ đã được đặt ra, qua đó cũng cho thấy chữ Nôm Việt đã phát triển đến một trình độ ngôn ngữ thực sự, phản ánh sự phát triển của chữ Nôm cả về phương diện ngữ âm và phương diện văn tự. Từ đó đến nay, cuốn điển này luôn được các học giả quan tâm nghiên cứu và dùng làm dẫn chứng trong việc nghiên cứu về chữ Nôm, về tiếng Việt và các vấn đề khác[14]. Các nhà văn học sử đều cho rằng thời Lê Trịnh là thời kỳ nở rộ của diễn ca lịch sử và truyện Nôm, nhưng cũng không quên nhắc đến việc các chúa Trịnh nhiều lần cấm đoán các tác phẩm văn học Nôm “trái với quan điểm của Phủ chúa, có thể làm rối loạn cương thường phong hóa”[15]. Vì vậy, năm Quý Mão, niên hiệu Cảnh Trị 1 (1663), đã có lệnh cấm khắc in và lưu hành: “Phàm các sách kinh, sử, tử, tập cùng văn chương có quan hệ đến luân thường đạo lý ở đời, mới được khắc in và lưu hành. Còn các loại sách dị đoan, tà thuyết, Đạo giáo, Phật giáo cùng các truyện Nôm và thơ ca Nôm có liên quan đến chuyện dâm đãng, thì không được khắc in, mua bán, làm tổn hại đến phong hóa”[16]. Tuy nhiên, “lệnh này không được nhân dân chấp hành, truyện Nôm vẫn cứ được nhân dân truyền tụng ngày càng rộng rãi nên đến những năm 1718, 1751, Phủ chúa lại phải ra lệnh chỉ nhắc nhở việc thi hành. Rồi đến năm Cảnh Hưng 21 (1760) đời Lê Hiển Tông , Trịnh Doanh lại sai Nhữ Đình Toản diễn Nôm để dễ bề phổ biến”[17]. Thời kỳ này bên cạnh truyện thơ Nôm còn có ký Nôm, thậm chí có cả ký bằng chữ Hán nhưng lại dùng thể thơ lục bát[18]. Bên cạnh việc chữ Nôm được sử dụng rộng rãi “trong triều, ngoài nội”, từ phủ chúa tới dân gian, từ việc diễn đạt các nội dung nghiêm cẩn của đạo đức và học thuật Nho gia đến các cung điệu tình cảm khác nhau của con người chốn thôn cùng xóm vắng, thì chữ Nôm thậm chí lại còn xuất hiện cả trong văn bản hành chính[19]. Tóm lại, việc sử dụng chữ Nôm phổ biến và rộng rãi trong sáng tác văn học (các loại đề tài) trong văn bản hành chính cho thấy, thực sự trong xã hội lúc đó, dưới sự điều hành của Vua Lê Chúa Trịnh, chữ Nôm đã đi sâu vào mọi mặt đời sống xã hội. Nghệ thuật Việt: Thời đại Lê Trịnh hiện để lại rất nhiều dấu vết về nghệ thuật. Dường như, có một nền nghệ thuật thời Lê Trung Hưng trong lịch sử nghệ thuật nước nhà. Thời kỳ này, thực sự đã tạo nên những giá trị nghệ thuật thuần Việt, khác hẳn trước và sau đó. Một trong những di sản nghệ thuật của thời Lê – Trịnh để lại cho hậu thế, với số lượng di vật lớn, có thể quan sát và miêu tả được là di sản kiến trúc. 1. Kiến trúc thời Lê – Trịnh gồm hai mảng: kiến trúc Phủ chúa Trịnh và dinh thự quan lại ở Thăng Long và kiến trúc các chùa chiền, đền miếu, lăng mộ quan đại thần được xây dựng dưới thời Lê Trịnh ở Thăng Long và các trấn. Với mảng thứ nhất, cho đến nay, tư liệu về vương phủ họ Trịnh ở Thăng Long được mô tả nhiều nhất và kỹ nhất trong các cuốn ghi chép của những giáo sĩ phương Tây thế kỷ XVI. Trong phần viết về “Kiến trúc quần thể Vương phủ” trong cuốn sách Họ Trịnh và Thăng Long, tác giả Quang Vũ đã cố gắng dựng lại quy mô kiến trúc của Vương phủ họ Trịnh thông qua các tài liệu mà tác giả có được như: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài của Alexandre de Rhodes, Vương quốc Đàng Ngoài của Samuel Baron (1663), Hành trình truyền giáo (1653). Nhiều [...]... nền văn hóa Đại Việt độc lập, trong thế phi Hoa, giải Hoa, và đối thoại với Trung Hoa 2 Ý chí đó của các chúa Trịnh đã được thể hiện trên nhiều lĩnh vực văn hóa: Lễ nhạc và văn chương, kiến trúc, điêu khắc, gốm sứ, âm nhạc và vũ đạo, trang phục, ẩm thực Cách thể hiện ở mỗi lĩnh vực có khác nhau, nhưng đã cho thấy rõ ràng ý đồ gây dựng nền văn hóa thuần Việt từ triều đình, phủ chúa đến nhân dân, từ trong. .. phẩm liên hoa trong kiến trúc cổ Việt Nam Nxb Thế Giới, H, 2006 [26] Phan Cẩm Thượng: Chùa Bút Tháp Nxb Mỹ thuật, H, 1996 [27] Nguyễn Khắc Tụng: Nhận biết yếu tố Hoa – Việt trong kiến trúc nhà ở cổ truyền của người Việt và ngược lại In trong sách Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong lịch sử Nxb Thế giới, H, 1988 tr 122 [28] Trần Hậu Yên Thế: Lời thuyết minh trong triển... phát huy di sản văn hóa của thời đại Lê Trung hưng trong thời đại mới Vì thế, vấn đề văn hóa và nghệ thuật Lê – Trịnh vẫn cần được nghiên cứu và thảo luận sâu hơn nữa, để hiểu biết về thời đại Lê Trung hưng ngày càng được rõ ràng và khoa học Hà Nội, tháng 6 năm 2009 Tài liệu tham khảo chính: 1 Cẩm nang đồ gốm Việt Nam có minh văn thế kỷ XV – XIX Nguyễn Đình Chiến Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất... Quang Vũ: Họ Trịnh và Thăng Long Nxb Văn hóa dân tộc, H, 2000, tr 144 [23] Phạm Đình Hổ: Vũ trung tùy bút Trần Thị Kim Anh khảo cứu văn bản, dịch, chú thích và giới thiệu Nxb KHXH, H 2003, tr 36-37 [24] Nguyễn Duy Hinh: Yếu tố Hoa – Việt trong kiến trúc chùa chiền Việt Nam In trong sách Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong lịch sử Nxb Thế giới, H, 1988 tr 129 – 148 [25]... bách tính 3 Văn hóa Đại Việt dưới thời Lê – Trịnh do các chúa Trịnh dốc lòng khởi xướng và thực hành đã để lại một di sản lớn cho đất nước, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Nền văn hóa Đại Việt được gây dựng dưới đời Lê Trung hưng là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử đặc biệt, làm nên sự khác biệt với các thời kỳ trước và sau đó Sự khác biệt đó trước hết là do các triều đại trước đó... đáng chú ý, thể hiện được một tinh thần xây dựng một nền văn hóa thuần Việt, phi Hoa, đối thoại với Trung Hoa Với âm nhạc, đó là một lối hát cửa quyền được diễn ra trong phủ chúa và các dinh thự lớn Biên chế dàn nhạc trong cung gồm: trúc sinh (đàn khô), thiết huyền sắt, đàn cửu huyền, đàn thất huyền, đàn tranh Phạm Đình Hổ ghi nhận: “Tiếng hát trong cung trau chuốt, uyển chuyển, thanh nhã”[31] Những... các thời kỳ trước và sau đó Sự khác biệt đó trước hết là do các triều đại trước đó đã rập khuôn theo với Trung Hoa một cách cứng nhắc mà không hề tính đến việc phải giải Hoa, đối thoại với Trung Hoa, còn triều Nguyễn sau này thì rập khuôn máy móc theo Trung Hoa và tước đoạt đi sự sáng tạo và tinh thần Việt phóng khoáng trên mỗi một tác phẩm nghệ thuật 4 Mặc dù đã có các công trình nghiên cứu, các hội... 19 Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam Nguyễn Q Thắng - Nguyễn Bá Thế Nxb KHXH, H 1991 20 Từ điển tác gia văn hóa Việt Nam Nguyễn Quang Thắng Nxb Văn hóa Thông tin, H 1999 21 Tuyển tập Thơ Ca trù Ngô Linh Ngọc - Ngô Văn Phú: Nxb Văn học, H 1987 22 Việt Nam ca trù biên khảo Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề Sài Gòn, 1962 23 Vũ trung tùy bút Phạm Đình Hổ Trần Thị Kim Anh khảo cứu văn bản, dịch, chú thích và... trên đồ gốm sứ Trung Hoa Những chữ đầu dòng thuộc niên hiệu hay vương triều thường được khắc viết “đài” theo qui định tôn kính giống như trên bia ký Thậm chí lối viết tắt cũng chỉ thấy trong các dạng văn tự Việt, như trường hợp hai chữ “Vạn” liền nhau, thì chữ “vạn” thứ 2 được ký hiệu Điều này không bao giờ xảy ra trong lối hành văn Trung Hoa Trên các lư hương thế kỷ XVII lối viết minh văn dưới đế rất... cò, hoa cỏ được hiện diện ở khắp nơi dường như đã rời xa ảnh hưởng của Trung Hoa Thế giới bên kia, nơi mà các chủ nhân của các ngôi mộ yên nghỉ đời đời được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc đá rất mềm mại, thuần Việt, thể hiện quan niệm “sống gửi thác về” Nếu như các lăng mộ của giới quý tộc Trung Hoa biểu thị một sự uy nghiêm, cách bức với trần thế, thì các lăng mộ của Việt Nam dưới thời Lê Trung . tế hàng hóa và nghề thủ công dưới triều Lê Trịnh”[7]. ĐẾN NHỮNG THÀNH TỰU VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA ĐẠI VIỆT ĐỘC LẬP TRONG THẾ ĐỐI THOẠI VỚI TRUNG HOA Lễ nhạc và Văn chương khác Trung Hoa Trước. các chúa Trịnh trong việc gây dựng một nền văn hóa Đại Việt độc lập và trong thế đối thoại với Trung Hoa dưới thời Lê Trung hưng. TỪ NHỮNG THÀNH TỰU VỀ CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ Trong suốt 249. Văn hóa Đại Việt trong thế đối thoại với Trung Hoa (Vai trò của các chúa Trịnh thời Lê Trung Hưng) Mở đầu Thời gian gần đây, đã có nhiều

Ngày đăng: 23/07/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan