Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
1,31 MB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO VIÊN SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGÀY CÀNG NHIỀU, TỐT HƠN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Bùi Thị Kim Cúc. 2. Ngày tháng năm sinh: 01/10/1982. 3. Nam/ nữ: Nữ. 4. Địa chỉ: CBTB Trường THPT Võ Trường Toản, ấp 3, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0618.607.816 (Cơ quan); DĐ: 0163 689 8348. 6. Email: kimcuc@gmail.com 7. Chức vụ: Cán bộ thiết bị. 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản, ấp 3, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị: Cao đẳng thiết bị. - Năm nhận bằng: 2010. - Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thiết bị trường học. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Cán bộ thiết bị. - Số năm kinh nghiệm: 04 năm. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Thiết bị dạy học là trang thiết bị trọng yếu trong vấn đề dạy và học của nhà trường. Thiết bị dạy học góp phần quan trọng đến chất lượng dạy – học của giáo viên để nắm bắt và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, đồng thời tham gia tích cực vào việc tự làm đồ dùng dạy học. - Những năm gần đây, hưởng ứng cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học mà Sở Giáo dục đã phát động thì việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Vì thế để khuyến khích giáo viên bộ môn xem việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học là cần thiết và thường xuyên thì việc giới thiệu cũng như trưng bày các thiết bị dạy học sao cho giáo viên dễ nhìn thấy và tiện lợi trong việc sử dụng là yêu cầu đặt ra hàng đầu. Ngoài ra việc bảo quản tốt thiết bị giáo dục để giáo viên có thể sử dụng được lâu dài cũng là vấn đề then chốt. - Chính vì thế để đổi mới phương pháp quản lý cũng như sử dụng thiết bị giáo dục có hiệu quả Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo cho các bộ phận quản lý thiết bị giáo dục phải thường xuyên đổi mới phương pháp để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. - Từ tầm quan trọng cấp thiết trên, riêng bản thân tôi là cán bộ thiết bị, với yếu tố quan trọng như vậy mà chuyên ngành đào tạo thiết bị trường học nói chung đã góp phần quan trọng trong tiến trình phục vụ công tác dạy và học của giáo viên và học sinh, thúc đẩy phần nào đó tự học và tự sáng tạo cho bản thân. Nhận thấy rõ được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài: “Làm thế nào để giáo viên sử dụng thiết bị ngày càng nhiều, tốt hơn”. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của BGH trường đối với công tác thiết bị đã trang bị cho một kho thiết bị dùng chung với tổng diện tích là 75m 2 và 4 phòng thí nghiệm – thực hành với tổng diện tích mỗi phòng là 102m 2 . - Thiết bị được cấp đầy đủ, đồng bộ, có chất lượng khá tốt, được bảo quản chu đáo tiện cho người sử dụng. - Phần lớn giáo viên có ý thức trong việc sử dụng các thiết bị dạy học, có sự đầu tư, nghiên cứu trước khi tiến hành các thí nghiệm trước các giờ lên lớp cần thiết phải sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học. 2. Khó khăn - Một số thiết bị còn thiếu so với danh mục cấp. - Đa số các thiết bị được cấp không đạt, hạn sử dụng ngắn. - Ngay từ đầu năm học theo mục tiêu phấn đấu của nhà trường.Theo đặc điểm chung và riêng của từng loại thiết bị, đồ dùng dạy học. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của từng bộ môn, từng giáo viên dạy các môn, tôi đã tham mưu với Ban Giám hiệu về cách thức giao nhận thiết bị và yêu cầu về sắp xếp quản lý các loại thiết bị, đồ dùng thí nghiệm phù hợp. 3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài - Để tổ chức hoạt động cho giáo viên sử dụng thiết bị ngày càng nhiều, hiệu quả cao. Đầu năm học bộ phận quản lý thiết bị đã tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường lập kế hoạch mua sắm bổ sung và sửa chữa thiết bị. - Sắp xếp ngăn nắp, hợp lý các thiết bị dạy học. - Có đầy đủ các loại sổ phục vụ cho công tác quản lý thiết bị giáo dục. Ngoài ra cán bộ thiết bị còn lập riêng một sổ cho thiết bị tự làm, một sổ ghi chép tình hình giáo viên sử dụng nhiều, ít thiết bị giáo dục . - Nắm và đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy và học cho các giáo viên bộ môn. - Tổ chức trưng bày cũng như giới thiệu các thiết bị mới được cấp về cho giáo viên bộ môn nắm và khuyến khích họ sử dụng. - Báo cáo kịp thời tình hình sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên bộ môn lên Ban Giám hiệu để có những chỉ đạo cũng như uốn nắn kịp thời, đảm bảo việc sử dụng thiết bị một cách thường xuyên và có hiệu quả. - Thường xuyên kiểm tra, xử lý ẩm móc, mối mọt, gỉ sét để tránh làm hư hại thiết bị giáo dục. - Thảo luận với tất cả giáo viên và các thầy cô trong Ban Giám hiệu một cách tập trrung và thật sự dân chủ để xây dựng nội quy phòng thiết bị thí nghiệm và xem việc thực hiện nội quy đó là một tiêu chí để đánh giá thi đua đối với tất cả giáo viên trong trường. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Nội dung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học bao gồm: Trường học; sách giáo khoa; thư viện; thiết bị dạy học. - Thiết bị dạy học bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, thực nghiệm và các thiết bị kỹ thuật, các phương tiện (nghe – nhìn). Thiết bị dạy học các bộ môn được sử dụng thường xuyên nhất, chúng trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng tiết học nên được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. - Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị chính quy. - Ngoài ra còn có các thiết bị không chính quy là do giáo viên và học sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng cũng góp phần không nhỏ trong việc dạy học. 2. Đặc điểm tình hình - Trường THPT Võ Trường Toản được thành lập vào năm 2005, tiền thân của trường THPT Sông Ray, năm 2005 trường được tách, thành lập trường THPT Võ Trường Toản. Đội ngũ CB – GV – CNV đa số còn trẻ nên tay nghề chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế, việc sử dụng các thiết bị dạy học chưa thường xuyên và chưa sử dụng hết công suất các thiết bị dạy học được trang cấp. - Tình hình đội ngũ CB – GV – CNV và cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 như sau: * Đội ngũ CB – GV – CNV - Tổng số CB – GV – CNV là 96 trong đó: - Hiệu trưởng: 01 người. - Hiệu Phó chuyên môn: 01 người. - Hiệu Phó CSVC: 01 người. - Giáo viên: 83 người (trong đó 49 nữ). - Giáo viên đạt chuẩn: 78 người, trong đó trên chuẩn: 05 người. - Cán bộ - giáo viên đang theo học cao học: 04 người. - Công nhân viên: 10/05 nữ. - Trong đó: 02 cán bộ phụ trách thiết bị - thí nghiệm, trình độ cao đẳng. Còn lại 08 người phụ trách ở phòng hành chính. * Học sinh Đầu năm học 2012 – 2013 với tổng số học sinh là 1922 HS, được biên chế thành 44 lớp trong đó: + Khối 10: 15 lớp/675 HS + Khối 11: 15 lớp/629 HS + Khối 12: 14 lớp/618 HS * Cơ sở vật chất - Diện tích trường: 21.826 m 2 - Phòng học: 36 phòng với đầy đủ bàn ghế, ánh sáng, quạt phục vụ dạy học 2 ca. - Phòng nghe nhìn: 01 phòng. - Phòng thực hành – thí nghiệm: 04 phòng. - Phòng thiết bị: 01 phòng. - Thư viện: 01 phòng. - Phòng máy vi tính: 01 phòng. 3. Mục đích, nhiệm vụ của việc tổ chức mượn thiết bị - Có thể nói bất cứ ngành nào cũng vậy, sau một quá trình làm việc ở tại trường để củng cố kiến thức lý thuyết mà mình đã học, song vận dụng vào thực tiễn thì cần phải nắm được mục đích của giáo viên bộ môn cần những gì. Có như vậy mới mong muốn kiểm nghiệm lại những kiến thức mà mình đã làm trong mấy năm trước để ứng dụng vào trong thực tế. - Ngành thiết bị trường học cũng vậy, đây là một ngành hoàn toàn mới nhằm đào tạo ra một đội ngũ cán bộ có chuyên môn về nghiệp vụ thiết bị để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục nước ta hiện nay. - Với những công việc rõ ràng và cụ thể nhằm củng cố hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng đã học ở nhà trường đưa thiết bị vào áp dụng trong thực tế. Đồng thời còn tạo điều kiện cho các em học sinh hiểu sâu về thực tiễn, nắm bắt nhanh hơn, có hứng thú trong học tập. * Nhiệm vụ của người cán bộ thiết bị: - Đầu năm tham mưu với Ban Giám hiệu lập kế hoạch công tác quản lý thiết bị hàng năm như bổ sung mới, sửa chữa, bảo dưỡng…giúp việc mượn thiết bị của giáo viên đạt hiệu quả hơn. - Lên kế hoach hoạt động thiết bị đầu năm học trình Ban Giám hiệu duyệt. - Thường xuyên cập nhật thông tin mới như mua thiết bị mới để bổ sung thiết bị còn thiếu, hư, rồi giới thiệu cho giáo viên bộ môn biết. - Thường xuyên sắp xếp kho thiết bị gọn gàng ngăn nắp, lau chùi các kệ để thiết bị, vệ sinh các tranh ảnh – bản đồ sạch sẽ. - Báo cáo hoạt động thiết bị hàng tháng cho Ban Giám hiệu nhà trường biết. * Các hình thức cho mượn thiết bị Để làm tốt công tác cho mượn thiết bị đòi hỏi người phụ trách thiết bị phải thường xuyên bám sát sổ báo giảng, thời khóa biểu của giáo viên, sau đó lập phiếu yêu cầu cần mượn thiết bị treo ở phòng chuyên môn để các giáo viên có nhu cầu thì đăng ký vào sổ, đồng thời cũng quy định thời gian sử dụng là 01 ngày. Ví dụ: Mẫu phiếu yêu cầu mượn thiết bị SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN PHIẾU YÊU CẦU MƯỢN THIẾT BỊ Ngày mượn:……………………………………………………… Giáo viên:………………………………………………………… Môn Tiết Tên thiết bị Số lượng Ký mượn - Giáo viên có thể đăng ký sử dụng theo ngày hoặc tuần, tháng. Trên cơ sở đó, cán bộ thiết bị lập kế hoạch chuẩn bị và cấp phát thiết bị. Nếu các thiết bị theo yêu cầu không có hoặc do hỏng thì cán bộ thiết bị kịp thời thông báo cho giáo viên đó biết để họ thay đổi kế hoạch giảng dạy. Trước và sau khi cấp phát thiết bị, cán bộ thiết bị phải ghi chép sổ sách đầy đủ và cho giáo viên ký vào sổ sách kịp thời, hàng tháng trình báo lên Phó Hiệu trưởng chuyên môn kiểm tra và nhận xét, đóng dấu. * Cách thực hiện để giáo viên sử dụng nhiều thiết bị - Trong hoạt động thiết bị, nếu thiết bị được cấp mà không có người khai thác sử dụng thì không những vô nghĩa mà còn lãng phí tiền bạc của Nhà nước và của nhân dân. Chính vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giới thiệu theo từng đợt khi có thiết bị mới là việc làm cần thiết đối với người cán bộ thiết bị. Đồng thời để khuyến khích giáo viên sử dụng đòi hỏi người cán bộ thiết bị phải biết tham mưu xây dựng cảnh quan phòng khang trang, sạch đẹp, gọn gàng, thoáng mát và có thêm ít cây xanh tạo cho giáo viên và các em học sinh cảm thấy sự sinh động, hứng thú trong mỗi tiết dạy – học. - Để phòng thiết bị hoạt động tốt và duy trì lượt mượn, ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường về việc sắp xếp lại vị trí các đồ dùng thiết bị ở tất cả các môn. Cùng với giáo viên các bộ môn rà soát lại các danh mục đồ dùng đã được cấp từ những năm bắt đầu thay sách xác định lại tính năng, tác dụng, hiệu quả của từng loại đồ dùng thí nghiệm. Hình ảnh một góc phòng thí nghiệm – thực hành Vật lý - Trên cơ sở đó, tôi lập kế hoạch trưng bày và giới thiệu sao cho phù hợp với phân phối chương trình giảng dạy của giáo viên. - Sắp xếp những đồ dùng thiết bị theo nguyên tắc nhất định, đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh khi cần sử dụng. Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp: thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong. Những đồ vụn vặt có thể để trong khay như nút cao su, ống hút, ống dẫn khí, quỳ tím…Nhà trường đã trang bị cho phòng thiết bị thí nghiệm những kệ đựng thiết bị, tủ đựng hóa chất có nhiều ngăn để sắp xếp dễ dàng và thuận lợi cho việc sử dụng. Ngoài những đồ dùng dạy học sử dụng thường xuyên, còn chuẩn bị sẵn những dụng cụ mẫu để trưng bày hay cần gấp thì có sẵn khay dự trữ. - Các thiết bị là tranh ảnh, biểu bảng, bảng phụ…được treo vào các giá tự thiết kế và treo theo từng môn, khối. Số lượng tranh ảnh rất nhiều nên ngay từ đầu tôi đã lập kế hoạch phân theo chương trình học kỳ, theo tuần để giáo viên dễ tìm, dễ lấy, tránh sự lẫn lộn giữa các loại tranh ảnh – bản đồ. Theo dõi phân phối chương trình của từng môn, hết tuần này thí xếp tranh ảnh lại rồi đưa tiếp tuần kế tiếp ra để thuận tiện cho việc dạy học. - Những đồ dùng thường xuyên sử dụng thì để tại vị trí dễ lấy nhất như môn Hóa học, xếp riêng hóa vô cơ và hóa hữu cơ theo dãy hoạt động hóa học từ kim loại mạnh đến kim loại yếu, từ muối mạnh đến muối yếu, lọ đựng hóa chất lớn xếp ở trong, lọ nhỏ xếp ở phía ngoài, hoặc ở vị trí vừa tầm lấy. - Để các phòng học thí nghiêm – thực hành được hoạt động tốt, trước hết phải đảm bảo an toàn về các chất độc hại, hóa chất dễ gây cháy nổ, đồ dùng dễ vỡ đều phải để nơi an toàn, nhất là an toàn về điện và chống cháy. Phòng chuẩn bị đồ dùng được trang bị bình chữa cháy và luôn ngăn ngừa hỏa hoạn bắng các loại trừ nguy cơ chập điện và cháy nổ do hóa chất gây raHình ảnh một góc kho thí nghiệm Hóa học. - Đối với giáo viên bộ môn, cuối tuần giáo viên đăng ký mượn đồ dùng báo cho người cán bộ thiết bị để chuẩn bị kịp thời cho tuần tới. Đồ dùng dạy học được để sẵn trên bàn chuẩn bị trước khi giáo viên và học sinh vào phòng học thí nghiệm – thực hành. Giáo viên bộ môn và cán bộ phụ trách thiết bị hướng dẫn cho các em học sinh có ý thức giữ gìn tài sản của nhà trường, tác phong học tập nghiêm túc trong khi thực hành – thí nghiệm. Hình ảnh một góc phòng thí nghiệm - thực hành Hóa học - Đầu năm học Ban Giám hiệu trường cũng đưa ra những quy định chung về sử dụng thiết bị dạy học + Giáo viên phải sử dụng đầy đủ đồ dùng dạy học hiện có ở danh mục thiết bị. Thực hiện các tiết thí nghiệm, thực hành theo PPCT các bộ môn. Tích cực sử dụng giáo án điện tử. + Giáo viên đăng ký tên đồ dùng dạy học cần mượn trước tiết dạy ít nhất 02 ngày. + Giáo viên cần phải dành thời gian để lắp ráp thí nghiệm, thử nghiệm cho đạt yêu cầu trước khi mang dụng cụ lên lớp. + Khi mượn phải ký mượn, khi trả phải ký trả vào sổ cho mượn thiết bị. + Khi sử dụng thiết bị xong phải hoàn trả lại cho bộ phận thiết bị chậm nhất là 1 tuần. + Nếu xảy ra hư hỏng, mất mát trong quá trình mượn, giáo viên phải có trách nhiệm bồi thường. + Một số tiết dạy cần sử dụng đồ dùng dạy học nhưng nhà trường chưa có, giáo viên phải tự làm. - Bên cạnh đó, trường tôi có những hoạt động của ban chuyên môn sôi nổi như các hoạt động ngoại khóa của các tổ bộ môn có liên quan đến thiết bị dạy học. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền, khuyến khích sử dụng thiết bị dạy học nhằm phát huy hết tác dụng của thiết bị. Ngoài ra Ban Giám hiệu còn khuyến khích giáo viên bộ môn sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học nhiều sẽ đưa vào khen thưởng đặc biệt là đối với tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin. - Trong công tác thiết bị hoạt động liên tục, giáo viên bộ môn khi tiếp xúc và sử dụng thiết bị dạy học nhiều lần, chính bản thân giáo viên đó sẽ gắn bó với bài giảng, không ngần ngại làm thí nghiệm, qua đó tự bồi dưỡng chuyên môn nâng cao ý thức sử dụng thiết bị. 4. Kết quả Sau một năm thực hiện theo những biện pháp trên, tôi nhận thấy có những kết quả như sau: - Phòng thiết bị được sắp xếp và tổ chức một cách hợp lý, ngăn nắp. - Giáo viên thường xuyên sử dụng và sử dụng ngày càng có hiệu quả thiết bị giáo dục được cấp. - Chất lượng giảng dạy và học tập ngày một tăng. - Bên cạnh đó, thiết bị giáo dục cũng được bảo quản tốt nhờ sự quan tâm tận tình của Ban giám hiệu. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Qua nhiều năm làm công tác thiết bị, tôi nhận thấy rằng thiết bị dạy học là trang thiết bị không thể thiếu trong nhà trường. Nếu bổ sung thiết bị đầy đủ thường xuyên và hoạt động có nghiệp vụ sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. - Nâng cao ý thức sử dụng thiết bị của giáo viên bộ môn, sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ trách thiết bị với Ban Giám hiệu và giữa phụ trách thiết bị với giáo viên bộ môn. - Tham gia đầy đủ các hội nghị, các cuộc họp được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm, lắng nghe báo cáo nắm được những ưu điểm, những mặt còn hạn chế của các đơn vị bạn. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho hoạt động thiết bị của đơn vị mình. - Hằng năm nhà trường phát động giáo viên, học sinh làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho kho thiết bị, thí nghiệm của trường. - Lưu trữ tốt các hồ sơ thiết bị qua mỗi năm. - Phụ trách thiết bị phải có tinh thần, trách nhiệm, có hiểu biết về các môn học tự nhiên mà có sử dụng các thiết bị khá phức tạp như Lý, Hóa, Sinh,…Đặc biệt, phải có hiểu biết tốt về Tin học (phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word để làm báo cáo, …và phần mềm bảng tính Microsoft Excel để thống kiểm kê, làm sổ danh mục). - Ngoài những nhiệm vụ để giáo viên mượn thiết bị ngày càng nhiều thì hình thức khen thưởng cũng không kém phần quan trọng. Một yếu tố khác góp phần để giáo viên mượn thiết bị ngày càng nhiều là cán bộ thiết bị phải biết sử dụng tất cả các thiết bị và nhận thức được nhu cầu sử dụng của từng người. Có như thế, phong trào mượn đồ dùng dạy học mới được duy trì thường xuyên và phát triển liên tục. V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của cá nhân qua nghiên cứu và trực tiếp quản lý đồ dùng, thiết bị. Tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý, thúc đẩy giáo viên bộ môn sử dụng càng nhiều các thiết bị, đồ dùng dạy học. Trước hết người làm công tác quản lý thiết bị phải thật sự nhiệt tình, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở giáo viên thực hiện quy định đã đề ra. Sẵn sang giúp đỡ các giáo viên sắp xếp, chuẩn bị đồ dùng, thí nghiệm chu đáo trước khi lên lớp để đảm bảo các giờ thực hành thí nghiệm có hiệu quả thiết thực. - Giáo viên các bộ môn cũng cần thường xuyên trao đổi thông tin với nhau về chất lượng và tình hình sử dụng các đồ dùng thiết bị để cùng phối hợp phổ biến kinh nghiệm sử dụng đồ dùng thiết bị mà mình đã từng sử dụng cho đồng nghiệp. - Qua một năm áp dụng thực hiện đề tài trên, bản thân tôi nhận thấy công tác quản lý thiết bị, phục vụ giáo viên là một việc làm rất quan trọng trong công tác thiết bị hiện nay. Đó là một trong những khâu nghiệp vụ chính của người phụ trách thiết bị. Phục vụ giáo viên mượn và sử dụng thiết bị dạy học tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên - học sinh. - Bản thân tôi rất mong được sự giúp đỡ của quý cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp đóng góp những kinh nghiệm hay, những biện pháp tốt để bản thân tôi vững vàng tay nghề trong công tác quản lý đồ dùng, thiết bị dạy học ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa để góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy các môn học đặc biệt là đối với những môn có sử dụng thiết bị thí nghiệm thường xuyên. VI. KẾT LUẬN - Sử dụng thiết bị dạy học là một việc làm cần thiết nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế thì việc sử dụng các thiết bị dạy học ngày càng phải phát huy hết lợi ích của nó nhằm thúc đẩy quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu. - Tuy nhiên, với vốn kinh nghiệm còn non nớt của mình, trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm quý báu nhằm hoàn thiện khả năng chuyên môn của mình. [...]...TÀI LIỆU THAM KHẢO - Hướng dẫn sử dụng đồ dùng, thiết bị các bộ môn có trong các kiện đồ dùng thiết bị do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp hàng năm - Nội quy của nhà trường - Sổ theo dõi sử dụng đồ dùng thiết bị - Bài giảng của Thạc sĩ Trịnh Anh Cường, học viện quản lý giáo dục về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT, năm 2009 Trên đây là một số kinh nghiệm... trường THPT, năm 2009 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong thực tế của cá nhân tôi Rất mong quý cấp lãnh đạo xem xét và góp ý cho sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô! Cẩm Mỹ, ngày 25 tháng 5 năm 2013 Người thực hiện đề tài Bùi Thị Kim Cúc . tài: Làm thế nào để giáo viên sử dụng thiết bị ngày càng nhiều, tốt hơn . II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của BGH trường đối với công tác thiết bị đã trang bị cho. KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO VIÊN SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGÀY CÀNG NHIỀU, TỐT HƠN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Bùi Thị Kim Cúc. 2. Ngày tháng năm. cho công tác quản lý thiết bị giáo dục. Ngoài ra cán bộ thiết bị còn lập riêng một sổ cho thiết bị tự làm, một sổ ghi chép tình hình giáo viên sử dụng nhiều, ít thiết bị giáo dục . - Nắm và