1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Đặc điểm lập luận trong tạp văn của Nguyễn Khả" pdf

9 481 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 135,9 KB

Nội dung

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 54 đặc điểm lập luận trong tạp văn của Nguyễn khải Đặng Thị Thu (a) Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra rằng lập luận trong tạp văn Nguyễn Khải thể hiện ở việc xây dựng các lí lẽ nhiều tầng, hình thức đa dạng và kết luận chủ yếu là những dòng suy ngẫm, suy diễn, nhận định mang màu sắc triết lý về cuộc đời và con ngời. Với cách thức lập luận nh vậy đã mang đến tính thuyết phục cao và góp phần làm nổi bật phong cách văn xuôi của nhà văn Nguyễn Khải. 1. Trong giao tiếp con ngời phải trao đổi thông tin với nhau. Muốn trao đổi thông tin tốt thì cách tổ chức các đơn vị lời nói rất quan trọng. Cách tổ chức lời nói để truyền đạt thông tin có nhiều dạng: Có cách tổ chức lời nói mang thông tin trực tiếp (tờng minh), có cách tổ chức lời nói gián tiếp (hàm ẩn). Có cách dẫn dắt thông thờng và dẫn dắt luận lý. Lập luận là cách tổ chức mang tính chất luận lý đa đến hiệu quả cao trong giao tiếp. Vậy lập luận là gì? Từ trớc đến nay đã có nhiều ý kiến bàn về lập luận. Theo Đỗ Hữu Châu thì: Lập luận là đa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt ngời nghe đến một kết luận nào đó mà ngời nói muốn đạt tới" [1, 15]. Còn Nguyễn Đức Dân thì cho rằng: Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng cộng cụ ngôn ngữ, ngời nói đa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt ngời nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: Rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó " [4, 165]. Đỗ Thị Kim Liên xác định Lập luận là ngời nói hay viết đa ra một hay một số lý lẽ mà ta gọi là luận cứ nhằm dẫn dắt ngời đọc hay ngời nghe đến một kết luận nào đó mà ngời viết muốn hớng tới [2, 141]. Dù diễn đạt có khác nhau nhng về cơ bản các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng lập luận là đa ra các lý lẽ để ngời cùng giao tiếp đi đến kết luận hoặc chấp nhận kết luận. Nh vậy trong hoạt động giao tiếp (dù trực tiếp hay gián tiếp) để đi đến một đích nào đó ngời nói phải có chiến lợc giao tiếp phù hợp mà lập luận là một trong những yếu tố quan trọng của chiến lợc đó. Lập luận đợc thể hiện trong nhiều loại văn bản: Văn bản khoa học, văn bản pháp lý và cả văn bản nghệ thuật. Trong văn bản nghệ thuật, loại tạp văn là nơi thể hiện rõ tính chất lập luận. Nguyễn Khải là một cây bút viết tạp văn nhiều và cách lập luận trong tạp văn của tác giả này đã mang tính định hình rõ nét, tạo nên phong cách riêng. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến vấn đề lập luận trong tạp văn của Nguyễn Khải nhằm làm nổi bật phong cách của một tác giả văn học lớn trong văn học Việt Nam hiện đại. 2. Tạp văn của Nguyễn Khải đợc in trong tập Nguyễn Khải tạp văn (Nxb Văn học, 1996) bao gồm những bài viết ghi lại những mẩu chuyện, những kỷ kỷ niệm, những con ngời, những mảng hiện thực đời sống, những hiện tợng lịch sử (Bạn mới ở Hạ Long, Tiệc mừng Nhận bài ngày 01/11/2007. Sửa chữa xong ngày 19/12/2007. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 55 đầu năm, Hào kiệt tỉnh Thanh, Chiến binh khi đã về già). Ngoài ra tạp văn của ông còn bao gồm các bài báo đề cập đến các vấn đề về đạo đức lối sống (Lối sống ở khoảng giữa, Chúng tôi chăm sóc những tài năng, Một ngời ủng hộ lực lợng trẻ, Tính dối trá, Trách nhiệm với ngời khác và trách nhiệm với xã hội). Bên cạnh đó còn có những bài viết về nghề nghiệp (Nghề văn cũng lắm công phu, Nghề viết với sách in, Nếu trái tim tôi cha nguội lạnh, Cuộc tìm kiếm mãi mãi, Không Thầy đố mày làm nên). ở đề tài nào, chúng ta đều nhận thấy một Nguyễn Khải luôn nhạy bén trớc hiện thực đời sống. Nhà văn đã khéo léo lồng vào sự trải nghiệm của chính bản thân, từ đó đặt ra đợc những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn. Thấp thoáng đằng sau những trang văn của ông là những vấn đề mang tính triết lý sâu sắc: Triết lý về lẽ sống, về nghề nghiệp, về những vấn đề nhân tình thế thái trong xã hội. Độc giả yêu quý tạp văn của Nguyễn Khải trớc hết ở sự khám phá mới mẻ trên phơng diện đề tài, ở tài năng phân tích sắc sảo, ở sự phát hiện và khẳng định những giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa sau những nhân vật rất đỗi bình thờng trong cuộc sống. Trong những câu chuyện về những con ngời bình thờng, những chuyện văn, chuyện đờithờng lấp lánh những suy t, khiến ngời đọc phải chiêm nghiệm thấm thía. Điều hấp dẫn ở tạp văn Nguyễn Khải còn là cách thức lập luận mang tính thuyết phục cao. Nhờ lập luận mà Nguyễn Khải đã chuyển những t tởng, tình cảm vốn rất phong phú phức tạp thành những trang văn giúp cho độc giả dễ theo dõi trong tính hệ thống và cuốn hút. Nhà văn đã thuyết phục đợc độc giả thông qua tổ chức lập luận để rồi bạn đọc văn ông cùng suy ngẫm. Các đoạn văn của Nguyễn Khải thờng dài (có nhiều đoạn tơng đơng với một tiểu phẩm). Kể về những câu chuyện, chủ yếu là sử dụng các tình tiết. Tác giả sử dụng gần nh đan xen vào nhau những lời kể, lời tả, suy ngẫm, suy diễn, liên tởng chuyện này sang chuyện kia. Mỗi đoạn là một lập luận nhng các lập luận đó không tồn tại độc lập mà nằm trên một đờng dây lập luận, không tách bạch nhau rõ ràng. Với Nguyễn Khải, sự kiện trớc mắt không dễ trôi qua và cũng không thể trôi qua một cách nhàn nhạt mà nó luôn đọng lại. Nhà văn thờng mổ xẻ, xoáy sâu, lật đi lật lại vấn đề để cuối cùng rút ra đợc những bài học có tính chất triết lý sâu sắc. 2.1. Qua khảo sát lập luận trong tạp văn của Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy nhà văn thờng xuất phát từ những ý nghĩ, luận điểm chủ quan của cá nhân mình, xây dựng những mẩu chuyện những nhân vật, những lời kể, tả, nhận xét để chứng minh cho những ý nghĩ, những luận điểm đó. Chẳng hạn nh trong Chị Xuân Chị Đào có đoạn: Trong số mời lăm nữ công nhân cha chồng ở đội sản xuất, có một cô tôi chú ý nhiều nhất. Phải gọi là chị mới đúng vì chị ấy đã ngoài ba mơi, đã có một đời chồng, chồng chết, con chết Chị tên là Xuân, vóc dáng sồ sề, mặt thô, chân tay thô, cời nói Chỉ có một điều lạ, ngời nh thế ăn nói nh thế nhng cả mọi ngời đều thích bàn tán về chịChị Xuân biết đọc, biết viết các bài bích báo chị thờng viết bằng thơ lục bát, lời thơ nôm na nhng vẫn nhiều ngời thuộc [6, 117 - 118]. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 56 Đoạn văn trên đợc bắt đầu từ một nhận định chủ quan của tác giả: Trong số mời lăm nữ công nhân cha chồng ở đội sản xuất, có một cô tôi chú ý nhiều nhất. Phải gọi là chị mới đúng (R). Để làm rõ nhận định này tác giả bài viết đã triễn khai các luận cứ sau: + Luận cứ 1: Kể về đời t của chị (p) + Luận cứ 2: Tả hình thức của chị (q) + Luận cứ 3: Nhận xét về cuộc đời của chị. Đó là phụ nữ từng trải, chỉ có điều lạ (n): Mối quan hệ với mọi ngời (n1), tính tình của chị (n2), cách làm ăn của chị (n3) + Luận cứ 4: Tài năng trong ứng xử của chị (m). Và nh vậy qua bốn luận cứ là những lời kể, tả, nhận xét đan cài đồng hớng đã làm sáng tỏ kết luận khái quát đợc đa ra ở đầu đoạn. Phần kết luận đợc nối với các luận cứ bằng kết tử vì. Có thể mô hình hoá kiểu lập luận này nh sau: Hình 1. Cũng xuất phát từ những nhận định mang tính chủ quan của mình, nhà văn Tô Hoài đã triển khai lập luận hoàn toàn khác với Nguyễn Khải. Trong một bài viết có tựa đề Một thể văn tập cho ngời viết nhiều nết quý, có đoạn: Tôi thích truyện ngắn, bao giờ cũng tìm đọc truyện ngắn, bởi coi đó là một thể loại có tính chiến đấu mạnh. [7, 7]. Đoạn văn chỉ có một câu, chứa đựng một lập luận, đợc tổ chức theo kiểu diễn dịch dạng đơn, gồm một kết luận và một luận cứ, nối kết luận và luận cứ là kết tử bởi. 2.2. Xuất phát từ những nhận định, những suy nghĩ mang tính chủ quan, qua cách tổ chức các lý lẽ là những lời kể, tả, nhận xét, dẫn chứng cụ thể nhà văn đã hớng ngời đọc đi đến kết luận là những dòng suy ngẫm, suy diễn. Ví dụ nh trong bài viết: Cách đọc, cách học và cách làm việc của một nhà văn hoá có đoạn viết về sở thích của nhân vật tôi: Tôi rất thích cuốn hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm của học giả Đào Duy Anh vì tôi đã đợc chứng kiến một cuộc phiêu lu trí thức hết sức hấp dẫn của một nhà văn hoá. Ngoài cái đọc, cái học và quá rình làm việc cho một đề tài, cho một công trình, ông không viết gì nhiều về bản thân ông cả Ngay nh học giả Cao Xuân Huy là bạn mấy chục năm của học giả Đào Duy Anh Nhng những ai muốn tìm hiểu không khí chính trị, không khí học thuật của một thời thì sẽ cần đọc đi đọc lại nhiều lần, để lấy t liệu cũng có mà cần phải nhìn vào ngời xa mà kiểm tra cách học cách đọc và cách làm việc của chính mình, của thế hệ mình [6, 216-217]. Đoạn văn trên đợc xuất phát từ một ý nghĩ chủ quan của ngời viết: Tôi rất thích cuốn hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm của học giả Đào Duy Anh (R1). + Luận cứ 1: Cái tôi tiếp nhận đợc Tôi đã đợc chứng kiến một cuộc phiêu lu trí thức hết sức hấp dẫn của một nhà văn hoá " (p) + Luận cứ 2: Nội dung chính của quyển sách Ngoài cái đọc tài liệu (q) n m q n1 n 2 n3 R p Kết tử Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 57 + Luận cứ 3: Nêu lên dẫn chứng cụ thể "Ngay nh học giả Cao Xuân Huy của hai ngời" (n). Từ ba luận cứ trên, nhà văn đã dẫn ngời đọc đi đến một kết luận: "Viết nh thế thì thật khó đọc Nhng những ai muốn tìm hiểu không khí chính trị của thế hệ mình (R2). Đoạn văn đợc tổ chức theo kiểu hỗn hợp diễn dịch - quy nạp đồng hớng lập luận. Có thể mô hình hoá lập luận này nh sau: Hình 2. Hay nh trong bài viết: Nghề văn cũng lắm công phu có đoạn: Những mộng mơ vẫn vơ một lần nữa đợc thoả nguyện đến dễ dàngvậy mà tôi vẫn không hãi, không phân vân tôi đâu dám khớc từ [6, 3]. Đoạn văn trên chứa một lập luận bao gồm kết luận 1 (R1) là một suy nghĩ đứng ở đầu đoạn, sau khi triển khai hai luận cứ: + Luận cứ 1: Đồng chí tỉnh đội đặt vấn đề với tôi (p) + Luận cứ 2: Cảm xúc và suy nghĩ trớc sự lựa chọn của tôi (q). Từ đó ngời viết đi đến kết luận: Vậy mà tôi vẫn không hãi, không phân vân hay dở mặc, vinh nhục mặc tôi đâu dám khớc từ (R2). Các luận c nối với kết luận 2 bằng kết tử vậy mà. 2.3. Có khi nhà văn lại xuất phát từ những sự kiện lịch sử, từ các kỉ niệm của bản thân để xây dựng những mẩu chuyện mà lý lẽ là những lời kể, tả, phân tích, liên tởng so sánh vừa logích, vừa bất ngờ thú vị từ đó hớng ngời đọc đến kết luận khái quát. Đây cũng chính là một cách lập luận thờng gặp trong các đoạn văn của Nguyễn Khải. Trong bài "Nghề văn cũng lắm công phu, có đoạn: "Cuối năm 1950 tôi đợc trung đoàn cử đi dự lớp nghiên cứu văn nghệ Ngời phụ trách lớp là nhà văn Nguyễn Tuân, học viên là nhiều văn nghệ sĩ đã rất nổi tiếng và những cán bộ làm công tác quản lý Lần đầu tiên tôi đợc biết mặt hai nhân vật nửa ngời nửa thần là ông Nguyễn Tuân và ông Xuân Diệu Ông Nguyễn Tuân năm đó mới bốn mơi tuổi nhng văn nghiệp của ông xem nh đã hoàn tất Những năm về sau ông đã gần tám mơi, tôi đã xấp xỉ sáu chục, tôi lại gọi ông là bác và xng cháu thì ông nhìn tôi nh ngạc nhiên lắm cái lẽ thông thờng là tôi không đợc phép xem ông nh bạn, là thầy thì đợc là bạn thì tôi hỗn láo quá " [7, 14 -15]. Đoạn văn trên đợc xây dựng từ một luận điểm là một mốc trong cuộc đời nhà văn: Đợc đi dự lớp nghiên cứu văn nghệ (R1). Các luận cứ đa ra gồm: + Luận cứ 1: Giới thiệu về lớp học: Ngời phụ trách lớp, học viên (p) + Luận cứ 2: Kể về cái lần đầu tiên của tôi (q) + Luận cứ 3: Kể về ông Nguyễn Tuân: Tuổi, sự nghiệp văn học, quan tâm đến tôi dù tôi không thể lý giải nổi. (n) + Tuổi của tôi còn ít (n1) + Tài thì cha có (n2) p q R1 n R2 Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 58 + Cách trò chuyện thì khúm núm, nhạt nhẽo (n3) + Luận cứ 4: Cách xng hô của tôi đối với ông Nguyễn: Trớc đây, bây giờ (m). Từ bốn luận cứ trên, tác giả bài viết đã dẫn bạn đọc đến kết luận khái quát về một cách ứng xử của nhân vật "tôi" đối với các bậc thầy trong lịch sử văn học: Tôi không đợc phép là bạn thì tôi hỗn láo quá" (R2). Có thể mô hình hoá dạng lập luận này nh sau: Hình 3. 2.4. Lập luận trong tạp văn của Nguyễn Khải nhiều khi đợc xây dựng từ các luận cứ là những lời kể, tả, nhận xét, liên tởng, dẫn chứng sau đó dẫn dắt bạn đọc đi đến kết luận. Kết luận này lại đợc tăng cờng bằng các luận cứ sau nó nhằm tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận. ở loại lập luận này, kết luận nằm ở giữa đoạn, mối quan hệ giữa các luận cứ đầu với kết luận là mối quan hệ đi từ cụ thể đến khái quát, còn mối quan hệ giữa kết luận với các luận cứ sau lại từ khái quát đến cụ thể. Với cách lập luận nh vậy đã tạo cho kết luận một cơ sở vững chắc để thuyết phục ngời đọc. Trong bài "Bạn mới ở Hạ Long" có đoạn: Cái nghề và cũng là cái nghiệp của bọn tôiThế là tôi có ngay một hớng dẫn viên, một cán bộ của ngời chơi đợc, tin đợc [ 6, 397]. Đoạn văn trên chứa một lập luận bao gồm các luận cứ sau: + Luận cứ 1: Cái nghề đã quên hết (p) + Luận cứ 2: Tôi rụt rè nói với anh phó phòng an ninhkhông (q). Từ 2 luận cứ này, tác giả rút ra kết luận: Thế là tôi có ngay một hớng dẫn viên (R). Kết luận này nối với hai luận cứ trên bằng kết tử Thế là. Kết luận tiếp tục đợc chứng minh bằng các luận cứ sau nó là các lời kể về quê quán của hớng dẫn viên (n), quá trình học hành (m), tả về ngoại hình (g), nhận xét về hớng dẫn viên (h) Có thể biểu diễn lập luận trên bằng mô hình sau: Hình 4. Hay nh trong đoạn mở đầu bài viết Mùi khói rạ có đoạn: Tôi về xã M.L. vào dịp cuối năm Họ nắm tay nhau đi về cái lò gạch bỏ hoang, trong ánh sáng lờ mờ của trăng đầu tháng, hai cái hình ngời rất trẻ ôm chặt lấy nhau gần nh bất động trong cái mùi thơm nồng nàn của đống rạ cháy không thành ngọn lúc tối lúc đỏ gắt ở phía xa [6, 421- 422]. Đoạn văn đợc bắt đầu bằng một kỉ niệm của bản thân tác giả: Về xã M. L. R1 p q n m P1 P2 n 1 n 2 n1 m2 m 3 R R p n m g Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 59 Lý lẽ là những lời kể về việc phân công chổ ở, kể về gia đình Huy mà tác giả đợc đến ở, tả về không gian trên đờng, từ đó tác giả dẫn dắt đến một kết luận: Bất chợt mùi khói rạ ở đâu đó ập vào đầy mắt quách quện, nồng nàn thân thiết từ cái thời còn là trẻ con rời nhà đi kháng chiến (R). Kết luận này là một dòng liên tởng mang tính hồi cố. Để chứng minh cho kết luận vừa nêu ngời viết đa ra một dòng liên tởng khác Lập tức tôi liên tởng ngay phía xa. Đó là kỉ niệm với Cờng: Đi tuần, chờ ngời yêu của Cờng, tả về ngoại hình, thời nhỏ, trang phục, cuộc gặp gở của Cờng với ngời yêu Đoạn văn trên đợc tổ chức theo kiểu hỗn hợp quy nạp - diễn dịch. Có thể mô hình hoá dạng lập luận này bằng mô hình 5: Hình 5. Qua phân tích kiểu lập luận trong đoạn văn trên, chúng tôi còn nhận thấy cách sử dụng các dòng liên tởng trong tạp văn của Nguyễn Khải. Ngay trong một đoạn văn, liên tởng vừa đóng vai trò là lý lẽ, vừa đóng vai trò là kết luận khái quát cho cả đoạn. Chính nhờ sự vận dụng các dòng liên tởng một cách linh hoạt, bất ngờ, thú vị kết hợp với sự đan xen của những lời kể, tả, tác giả dẫn dắt ngời đọc hớng đến vấn đề mà mình muốn nói một cách nhẹ nhàng mà chứa một lợng thông tin lớn. 2.5. Lập luận trong tạp văn của Nguyễn Khải nhiều khi đợc tổ chức bằng đối thoại dới hình thức phỏng vấn. ở loại lập luận này, ngời viết thờng tự đa mình vào tham gia đối thoại tranh luận, tự bộc lộ bằng rất nhiều lý lẽ sâu sắc. Có khi câu hỏi và lời đáp cứ tiếp nối nh cuộn xoắn, kết chuổi tạo nên sinh khí và lôi cuốn bạn đọc. Có khi hình thức phỏng vấn ấy lại đợc dùng xen kẻ với các hình thức khác. Và đằng sau cuộc phỏng vấn là một khoảng mở để ngời kể chuyện, nhân vật và bạn đọc cùng nghiền ngẫm chiêm nghiệm về lẽ đời, về thời cuộc, về thế hệ con ngời của hôm qua và hôm nay. Trong bài viết Tính dối trá [6, 329], Nguyễn Khải đã tổ chức lập luận bằng ba cuộc đối thoại: Cuộc đối thoại thứ nhất là giữa nhân vật tôi và anh S một cán bộ tổ chức. Vấn đề đợc nêu ra là đánh giá về đội ngũ cán bộ trẻ trong tỉnh. Cuộc đối thoại thứ hai là giữa nhân vật tôi và anh B - cấp trên của tôi và anh A. Vấn đề đợc nêu ra ở đây là ý kiến về bài thơ của anh P. Tiếp nữa là cuộc đối thoại giữa nhân vật tôi với đồng chí chủ nhiệm là thờng vụ Đảng uỷ còn rất trẻ, vấn đề đặt ra là trên tỉnh họ có xì xào gì về chuyện ở dới này hay không. Ba cuộc đối thoại với ba chủ đề khác nhau r1 p q n R m m1 m2 m3 m4 Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 60 nhng đều có một điểm chung là ẩn đằng sau nó chính là sự dối trá. Dù mục đích của sự dối trá ấy là khác nhau: Để lấy lòng ngời khác (đối thoại 1), nịnh bợ cấp trên (đối thoại 2), nhằm che đậy một sự thật (đối thoại 3). Nhà văn đã không ngần ngại vạch rõ tính dối trá của con ngời là không thể chấp nhận đợc. Nó có ảnh hởng rất xấu đến sự phát triển xã hội. Mỗi đoạn đối thoại đợc tổ chức lập luận theo cấu trúc diễn dịch quy nạp. Hay nh trong bài viết Đến một nơi rất xa để đợc hiểu lại mình, tác giả đã sử dụng rất nhiều hình thức tổ chức lập luận này. Đặc biệt có đoạn viết về buổi hẹn của chị Chu - đi với chúng tôi thì những câu hỏi lời đáp nh quện chặt vào nhau và cứ thế cho đến hết cả đoạn: Chị Chu - đi có hẹn chúng tôi tới thăm chị tại th viện trờng đại học tổng hợp Mass, vì chị làm việc ở đó. Chị nói Th viện rất lớn, có rất nhiều sách quan trọng. Tôi cời: Nhng chúng tôi không biết tiếng Anh Có cả tiếng Việt. Anh Lê Lựu hỏi: Sách Tiếng Việt?- Không có sách. Tôi hỏi Báo Tiếng Việt? - Không có báo- Cái gì bằng tiếng Việt?. Chị đa hai bàn tay lên rồi lại cời: Tôi không biết nữa. Lê Lựu hỏi: Tài liệu bằng tiếng Việt phải không? Đúng rồi tài liệu rất nhiều, tài liệu của quân đội- Quân đội Mỹ?- Không phải của quân đội giải phóng lại cời: Của Vixi [6, 519]. Đoạn đối thoại này đợc tổ chức theo kiểu móc xích- quy nạp. Những câu hỏi đáp nhằm dẫn dắt đến một thông tin bất ngờ và đó chính là chủ đề chính của đoạn: Tài liệu của quân giải phóng đang cất giấu ở th viện tại Mỹ. Có thể mô hình hoá dạng lập luận này nh sau: Hình 6. 3. Qua việc khảo sát, phân tích đặc điểm lập luận trong đoạn văn tạp văn của Nguyễn Khải, chúng tôi xin rút ra một số nhận xét khái quát sau: 3.1. Cách tổ chức lập luận trong tạp văn Nguyễn Khải đa dạng, biến hoá, với nhiều tầng lý lẽ: Có cách tổ chức theo kiểu diễn dịch, có cách tổ chức theo kiểu quy nạp, lại có cách tổ chức phối hợp diễn dịch - quy nạp, phối hợp quy nap - diễn dịch. Giữa phần luận cứ và kết luận có khi đợc nối kết với nhau nhờ các kết tử nhng có trờng hợp không có sự hiện diện của kết tử. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi nhận thấy cách tổ chức lập luận mà nhà văn Nguyễn Khải sử dụng chủ yếu ở thể loại tạp văn là kiểu hỗn hợp diễn dịch - quy nạp. Số lợng là 170 đoạn trên tổng số 395 đoạn văn đợc khảo sát, tỉ lệ là: 43,3%. Còn trong tạp văn của Tô Hoài thì đoạn văn thờng ngắn và lập luận thờng là đơn giản theo cấu trúc diễn dịch hoặc quy nạp. 3.2. ở phần luận cứ, nhà văn đã sử dụng một hệ thống lý lẽ phong phú với sự đa dạng trong hình thức biểu hiện: Kể, tả, hồi ức, liên tởng, suy diễn, suy ngẫm, nhận xétVới cấu trúc trùng điệp bao lấy nhau, A trong B, B trong C. Các lý lẽ nhiều khi không liên quan đến nhau nhng bằng tài dẫn dắt, tác giả đã hớng ngời đọc đi đến một kết luận chung và lúc đó bạn đọc mới nhận p1 p2 p3 R Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 61 ra sợi dây ngầm ẩn nối kết xuyên suốt các lý lẽ với nhau. Với cách lập luận nh thế độc giả dễ nhận thấy trong đoạn văn tạp văn của Nguyễn Khải chứa đựng hàm lợng tri thức lớn về nghề nghiệp, về xã hộiđặc biệt là những tri thức này lại đợc trình bày thông qua sự trải nghiệm của nhà văn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: Mỗi lần đọc Nguyễn Khải trí khôn của mình cũng đợc mở mang thêm một điều gì đó [7, 30]. Nhà nghiên cứu Vơng Trí Nhàn cho rằng: Muốn hiểu con ngừơi thời đại, những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ phải đọc Nguyễn Khải [7, 30]. 3.3. Phần kết luận trong lập luận của Nguyễn Khải có những nét riêng. Thông thờng ngời ta nhận ra phần kết luận trong một lập luận là nhờ vào các dấu hiệu hình thức nh: Kết tử lập luận, phép liên kết Trong đoạn văn tạp văn của Nguyễn Khải, ngời đọc nhận ra đợc phần kết luận còn dựa vào sự chuyển đổi của giọng văn. Trong những trang viết của mình, nhà văn sử dụng nhiều giọng đan xen: Kể, tả, hồi tởng, phỏng vấn Nhng khi hớng ngời đọc đi đến phần kết luận phần lớn nhà văn chuyển sang giọng suy ngẫm triết lý. Do vậy ở thể loại tạp văn thờng xuất hiện một con ngời độc thoại trầm ngâm suy ngẫm về nghề nghiệp, về các vấn đề về đạo đức lối sống với những day dứt nuối tiếc, những trăn trở của bản thân ngời cầm bút. Nếu nh ở thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết chất triết lý chủ yếu đợc thông qua hình tợng nhân vật thì ở thể loại tạp văn màu sắc triết lý chủ yếu biểu hiện bằng lời trữ tình ngoại đề, với những dòng suy ngẫm, suy diễn, suy tởng. Có nhiều trờng hợp phần kết luận, nhà văn để cho nhân vật phát biểu tự nói lên suy nghĩ của mình. Từ đó nhà văn đã khám phá thế giới tâm hồn của con ngời, rút ra đợc những suy ngẫm triết lý về cuộc đời và con ngời. Chính kết luận là những dòng suy ngẫm này đã mang đến một sắc thái khác hẳn cho thể loại tạp văn. Nó không chỉ mang đến một cách nhìn rạch ròi rõ rệt, một cái nhìn phê phán tố cáo nh mọi ngời vẫn nói mà đây còn là những xót xa đau đớn về sự buông tuồng của xã hội, là tiếng kêu thảm thiết về sự xuống cấp của những mối quan hệ giữa ngời với ngời và đôi khi là tiếng cời cay đắng về những khuyết tật rõ ràng đến thế mà không ai nói ra để tính chuyện thay đổi. 3.4. Đặc điểm lập luận trong tạp văn của Nguyễn Khải là một vấn đề lý thuyết mới mẻ nhng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Viết về tạp văn của Nguyễn Khải ở góc độ ngôn ngữ học là một hớng đi hứa hẹn nhiều điều thú vị. Kết quả nghiên cứu trên chỉ là bớc đầu, chúng tôi mong muốn ở những công trình quy mô và khoa học hơn với cái nhìn toàn diện và tổng thể về đặc điểm lập luận trong các sáng tác của Nguyễn Khải. Từ đó chắc chắn sẽ làm nổi bật phong cách của một cây bút hiện đại. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 62 Tài liệu tham khảo [1] Đỗ Hữu Châu, Đại cơng ngôn ngữ học, tập II - Ngữ dụng học, NXB Giáo duc, Hà Nội, 2001. [2] Đỗ Thị Kim Liên, Giáo trình ngữ dụng học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005 [3] Hà Công Tài, Phan Diễm Phơng, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003. [4] Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, tập I, NXB Giáo dục, 2000. [5] Nguyễn Hữu Sơn, Đọc "truyện ngắn và tạp văn" của Nguyễn Khải, Báo nhân dân, (ngày 27-2-1999). [6] Nhóm tác giả, Nguyễn Khải tạp văn, NXB Hội nhà văn, 2004. [7] Vơng Trí Nhàn, Sổ tay truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, 1998. SUMMARY Features of arguments in Nguyen Khais miscellanea In this article, we proved that the arguments in Nguyen Khais miscellanea is shown in the construction of multistage, multiform, and in the main conclusions lines of meditating, deducing, judging which are characterized by the philosophy of life and human. Such argument brings the highly convincingness and contributes to highlighting Nguyen Khais prose style. (a) Cao học 13 ngôn ngữ, Trờng đại học vinh. . lập luận trong tạp văn của Nguyễn Khải nhằm làm nổi bật phong cách của một tác giả văn học lớn trong văn học Việt Nam hiện đại. 2. Tạp văn của Nguyễn Khải đợc in trong tập Nguyễn Khải tạp. Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 54 đặc điểm lập luận trong tạp văn của Nguyễn khải Đặng Thị Thu (a) Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra rằng lập luận trong tạp. tố quan trọng của chiến lợc đó. Lập luận đợc thể hiện trong nhiều loại văn bản: Văn bản khoa học, văn bản pháp lý và cả văn bản nghệ thuật. Trong văn bản nghệ thuật, loại tạp văn là nơi

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN