1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài lý thuyết tiền tệ khủng hoảng công nợ ở châu âu

29 359 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 9,42 MB

Nội dung

Trang 1

===-ô>`*lằâc- â=

og DAL HOG QUOC GIA TR HG CHI MINH TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT

UNIVERSITY OF ECONOMICS AND LAW

SS 31 1S SSS SSE eee

Giang Viên Hướng Dẫn: Võ Đình Vinh

Lớp Thực Hiện: Luật Tài chính - Ngân Hàng — Chứng Khoán 1 Nguyễn Tuấn Anh K095041741

Trang 2

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

BANG PHAN CONG CONG VIỆC

I.NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VỀ NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU

Vũ Hòa, Thiên Lý,

Thế Quyền

ILNỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU CÁI NHÌNH

TỒN CẢNH Vũ Hòa, Thiên Lý

HI ẢNH HƯỚNG NỢ CÔNG ĐÉN KINH

TẾ VIỆT NAM VÀ THẺ GIỚI Tuan Anh, Qué Chi

Clip va hinh anh Thé Quyén

Tong hợp và trình bày file word Tuân Anh

Trinh bay Power Point Qué Chi, Tuan Anh

Thuyét trinh Qué Chi

Trang 3

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

MỤC LỤC

ILNHUNG VAN DE CHUNG VE NO CONG -s-©csccsscsserssersserssrrserrsee 4

1.1 Khái niệm n9 CONG eee ee eeeeeceeeeeeeeseeseeeeeeeeceeseeseeseeseeaecseeeceeseeseeeeeseasenes 4

1.2 Các hình thức vay nợ của chính phủ . 5+ +s+xs+s+xsexseeseesrxeees 5

ILNQ CONG CHÂU ÂU- CÁI NHÌN TỒN CẢNH . s°©s<©sscsss+ 5

2.1 Ngun nhân đây châu Âu vào “biển nợ” 2z+cs+2zx+zzx+czxee 5

2.2 Tình trạng nợ cơng ở thế giới -2 ¿©22+++2EE+2EE+2EEtEEEtEE2ELrrxerree 10 II ẢNH HƯỚNG CÚA NỢ CÔNG ĐÉN NÈN KINH TÉ THÉ GIỚI NÓI

CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG

3.1 Đối với nền kinh tế thế - 2 2 E++E+EE++E£+EE£EEEEEEEEEzEEerxerxrrk 14 3.2 Đối với nền kinh tế Việt Nam 2-2 2 2+EE+EE+EEE+EE2EEeEErrxerrerree 19

Trang 4

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

I.NHỮNG VAN DE CHUNG VE NO CONG

1.1 Khái niệm nợ công

Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay

Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói

cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó Đề dễ

hình dung quy mơ của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao

nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:

Trang 5

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng — K09504

e — Nợ ngắn hạn (từ l năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên l năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm)

1.2 Các hình thức vay nợ của chính phủ :

Phân bơ Trái phiêu Chính phủ của Hy Lạp, Bồ Đào Nha

và Tay Ban Nha (ty USI

Các nước Các nước

khác ngoài &®ắc trong

EU, 276 EU, 326

Pháp, 210 : WH, 52 Thuy Si, 56

Dic, 22 Aah, 107

Nguồn: Bank for International Settlements

e Chính phủ có thế phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá

nhân Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là khơng có rủi ro tín dụng vì

Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu

lớn) có rủi ro tín đụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể

khơng có đủ ngoại tệ để thanh tốn và ngồi ra cịn có rủi ro về tỷ giá hối đoái

Trang 6

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

ường được Chính phủ của các nước có đơ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả

năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao

HI.NỢ CƠNG CHÂU ÂU- CÁI NHÌN TOÀN CẢNH

2.1 Nguyên nhân đầy châu Âu vào “biển nợ”

2.1.1.Do vượt rào nợ công và thâm hụt ngân sách cạch NN cao:

Một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực sử dụng đồng euro là hầu như tất cả các nước tham gia khu vực tiền tệ này đã vi phạm các quy tắc riêng, do chính họ tự áp đặt

Theo tiêu chuẩn được thông qua nhự một phân của liên hiệp kinh tế và tiên tệ

này thì nợ chính phủ không được vượt quá 60% GDP vào cuối mỗi năm tài chỉnh và thâm hụt ngân sách của chính phủ hàng năm không được vượt quá 3% GDP

Tuy nhiên chỉ có 2 trong số 16 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu Euro là Phần Lan và Luxembourg là đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí: ứ lệ nợ công toi da đối với một quốc gia thành viên của khối sử dụng đông euro là 60% GDP, và thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 3%

Những quốc gia còn lại đã có một sự "vượt rào" khá ngoạn mục về tỷ lệ nợ công cũng như mức thâm hụt ngân sách hàng năm, một sự vượt rào "tập thể" chính là

Trang 7

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504 EI 0-so% & BH 51-75% e” > M@ 76-100% ` Wl Over 100% ¬—-x»—=. 44 8 F Len ARF (3= Ireland 64 Netherlands 60.9 Belgium 96.7 France 77.6 Portugal 76.8 Germany 73.2 Luxembourg 14.5 J "Slovakia 35.7 _ Austria 66.5 Slovenia 35.9 Greece 115.1 : a Italy 115.8 ‹ Cyprus 56.2 Spain 53.2 Malta 69.1

Tỷ lệ nợ công so với GDP tai châu Au

2.1.2Hy Lap lai la "cai néi" cua khủng hoảng

Hy lạp là quốc gia có số nợ lên tới 115,1% GDP (2009) và thâm hụt ngân sách ở mức 13,6% tổng sản phẩm quốc nội ( øăm 2009 nợ công việt nam là 52,6% và thâm

hụt ngân sách là 9,4% tổng sản phẩm quốc nội báo cáo cục thống kê) có thể nói

Trang 8

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504 0-5% BI 5.1-7.5% IN7.6-10% HH 10.1-12.5% F @ 12.6-15% Finland 2.2% vý ý Ireland 14.3% #UK 11.5% Netherlands 5.3% Belgium 6% Germany 3.3% France 7.5% Luxembourg 0.7% Portugal 9.4% Slovakia 6.8% Austria 3.4% Slovenia 5.5% Greece 13.6% Cyprus 6.1% Spain 11.2% Malta 3.8%————+

Thâm hụt ngân sách so với GDP tại các quốc gia châu Âu

Trang 9

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng — K09504

Eurozone

e 5/11/2009 Thủ tướng Hy Lạp cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 sẽ ở mức 12,7% GDP, cao gấp đôi con số công bố trước đó và sẽ cô gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ

e 22/12/2009 Moody hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức A2 từ mức AI bởi thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao Đây là cơ quan thứ 3 hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp

e 14/1/2010 Chính phủ Hy Lạp cơng bố kế hoạch bình ổn, chính phủ Hy Lạp

tuyên bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 2,8% GDP vào năm 2012

e 29/1/2010 Chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiém 50 ty euro

tương đương 70 tỷ USD trong đó tổng số tiền chỉ tiêu giảm tương đương 4% GDP Lương lao động trong lĩnh vực công giảm 4%

e — 11/4/2010 Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung

châu Âu chấp thuận kế hoạch 30 tỷ euro dành cho Hy Lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần

Trang 10

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

° 2/5/2010 Thủ tướng Hy Lạp cho biết chính phủ nước này đã đạt được thỏa

thuận với EU và IMF đề nhận được gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chỉ tiêu 30

ty euro trong 3 năm tới

e 9/5/2010IMF đơn phương chấp thuận trước một phần kế hoạch giải cứu,

cung cấp lap tire 5,5 ty euro

e _ 10/5/2010: Kế hoạch khẩn cấp trị giá 750 ty euro được đưa ra để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro, ngăn đồng tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp

e _ 18/5/2010: Chính phủ Đức cơng bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu của

10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ đồng euro và hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS)

e 25/5/2010: Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm

24 ty euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách về mức 2,7% GDP từ mức 5,3% của năm 2009

e 27/5/2010: Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách

nhằm tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương 18,4 tỷ USD

e 28/5/2010: Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống

AA+

e 29/5/2010: Nở rộ biểu tình ở Lisbon - Bồ Đào Nha để phản đối kế hoạch

thắt chặt ngân sách của chính phủ

e _ 7/6/2010: Đức thông qua kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” nhằm mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách về mức quy định của EU trước năm 2013

Trang 11

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

e 8/6/2010: Cơng đồn Tây Ban Nha công bố 75% người lao động trong lĩnh

vực công sự phán đối kế hoạch thắt chặt chỉ tiêu của chính phủ bằng cách nghỉ làm

e 9/6/2010: Kế hoạch thắt chặt ngân sách được bàn đến trong các cuộc bầu cử

và Đảng có chủ trương này đã chiến thắng Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung

¢ 10/6/2010: Thỏa thuận để cải tổ thị trường lao động Tây Ban Nha sụp đổ Chính phủ buộc phải áp dụng quy định tuyên dụng và sa thải lỏng lẻo hơn dù khơng có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn lao động

2.2 Tình trạng nợ cơng ở thế giới

So sánh rủi ro nợ công các nước

Thêm hưt Nơ nước LG TT TU Tải khoản

ngắn sách | Nơ/GDP 2010 ngoái han" vãng lai

2010 (% GDP) (% tong no) (% GDP) [2010 (% GDP)

Hy Lap 12.2 124.9 115 20.8 -10.0 Bo Bao Nha 80 846 738 226 -99

lreland -147 828 s72 4.3 -17

haly 53 116.7 490 $7 -25

Tay Ban Nha -101 66.3 370 s8 -B0 Anh -129 80.3 221 33 -20

My | 125| 93.6 26.4 83 28

Ngwdn: European Commission, World Bank, IMF

Khi nợ công tăng cao và vượt quá xa giới hạn an tồn thì nền kinh tế rất dễ bị ton thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài nước Xung quanh diễn biến về cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay với tâm chắn là Hy Lạp và hiện đang có nguy cơ

lan tỏa sang nhiều nền kinh tế khác,nó đã tác động lớn đến nền kinh tế của thế giới

Trang 12

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

Thứ nhất, nợ công không chỉ là vấn đề của những nước chậm hoặc đang phát triển So khoản nợ công với GDP, hiện nay, các nền kinh tế phát triển là đối tượng gánh trên vai gánh nặng nợ công lớn nhất và trong đó, khu vực đồng ơ-rô đang gặp phải

những thử thách to lớn khi Hy Lạp phải viện đến gói cứu trợ của EU và IMF để tránh rơi

vào tình trạng vỡ nợ

Trong báo cáo được công bố ngày 9-6 "Hậu quả do khủng hoảng tài chính

tồn cầu gây ra trên phương diện thuế khóa", các chuyên gia của IMF khắng định rằng,

vào đầu năm 2010 tổng nợ công của 10 nước giàu nhất thế giới sẽ đạt mức 106% GDP

(tương đương mỗi người dân nợ 50 nghìn USD) Vào đầu năm 2007 con số này là 78%

Như vậy, trong vòng 3 năm, nợ công của "10 nước giàu nhất” đã tăng hơn 9 nghìn tỉ USD

Ở những nền kinh tế đầu tàu khác của thế giới, nợ công cũng đang trong tình trạng báo động Ngày 19-5, ngày 26-5,IMF và OECD đã lần lượt cảnh báo mức nợ công

hiện nay lên tới 190% GDP và chưa có dấu hiệu dừng lại, Nhật Bản có mức nợ cơng lớn

nhất trong số các nước phát triển.Theo cảnh báo này, Nhật Bản có thể sẽ “trở thành một Hy Lạp thứ hai” Tiếp đó,ngày 2-6-2010, Bộ Tài chính Mỹ thơng báo nợ cơng của Hoa Kỳ tính đến đầu tháng sáu năm nay đã vượt quá kỷ lục 13 ngàn tỉ USD Khoản công nợ này đã tăng khoảng 1.600 ti USD so với năm ngoái, tăng hơn gấp đơi trong vịng 10 năm qua và chiếm tới 90% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Mỹ

Thứ hai, khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách

"thắt lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được

nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng buộc

bụng" lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thang, bat ồn chính trị, xã hội, bởi những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những

người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chỉ tiêu của chính

phủ Chắng hạn, để được nhận gói cứu trợ nhằm giải quyết khủng hoảng nợ, Chính phủ

Trang 13

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

y Lạp đã phải quyết định tăng nhiều loại thuế, từ thuế giá trị gia tăng đến thuế thu

nhập, thuế bất động sản; và đánh thuế vào nhiều sản phẩm như rượu, thuốc lá , đồng

thời chấp nhận áp dụng các biện pháp cắt giảm chỉ tiêu mạnh tay Để phản đối chính sách này của chính phủ, các cuộc tổng đình cơng đã diễn ra, hàng chục ngàn người đã

tham gia biểu tình trên khắp đất nước Hy Lạp, nhất là tại thủ đô A-ten

Trong một phát biểu tại một cuộc họp ở thủ đô Bu-ê-nốt Ai-rét hồi đầu tháng

5-2010, Tổng thống Ác-hen-ti-na đã nói, ngày nay, chúng ta đang phải chứng kiến những hình ảnh đau buồn tại Hy Lạp Tình trạng rối loạn đang xảy ra ở nước này giống

với những gì mà Ác-hen-ti-na đã phải trải qua hồi năm 2001 Những công thức tương tự

từ các tô chức tín dụng đa phương yêu cầu cải cách, trong đó có việc cắt giảm mạnh tay chỉ tiêu ngân sách, là nguyên nhân then chốt gây ra rối loạn Các tổ chức tín dụng đa phương này không hiểu được những gì đang diễn ra trên thế giới nói chung và trong xã

hội Ác-hen-ti-na hay Hy Lạp nói riêng

Cách đây 9 năm, năm 2001, Ác-hen-ti-na đã phải đối mặt với tình trạng rối

loạn nghiêm trọng do các làn sóng biểu tình khắp nơi phản ứng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", để rồi Tổng thống Ác-hen-ti-na khi đó là ông Féc-nan-đô đơ la Rua đã phải

từ chức, và 4 ngày sau đó, người kế nhiệm là A-đôn-phơ Rơ-ri-get Saa phải tun bố tình trạng vỡ nợ quốc gia, với khoản nợ 90 tỉ USD — mức nợ lớn nhất trong lịch sử đất

nước này

Thứ ba, trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà

chính phủ các nước đã chỉ ra trong những năm trước đây, thì việc cắt giảm chỉ tiêu, tăng

thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng

trưởng, thậm chí có thể đây nền kinh tế vào "khủng hoảng kép" Nghiêm trọng hơn, việc tung ra các gói kích thích kinh tế chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công của các chính phủ, vậy nếu như khủng hoảng “tái xuất” thì liệu các chính phủ có

Trang 14

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

òn đủ khả năng xoay xở, cứu vãn nền kinh tế của mình? Vấn đề đặt ra cho các chính phủ là phải chèo lái để giải quyết được thâm hụt ngân sách nhưng không đây nền kinh tế trở lại tình trạng suy thoái, trong khi các biện pháp đề giải quyết hai vấn đề này lại có tác động không thuận chiều

Thứ tư, khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo

báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác,

niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục

tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế Thí dụ, đối với Hy Lạp, khi tổ chức xếp

hang tin dung Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ của A-

ten, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào

trong các đợt phát hành tiếp theo Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài

chính sẽ phải chấp nhận chỉ phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vịng xốy: tiếp tục bị tụt

bậc tín nhiệm Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong thời điểm nhạy cảm, dễ tốn thương

của nền kinh tế có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng, có tác dụng như

một "cú huých", đây nền kinh tế lún sâu thêm vào khó khăn, bế tắc

Trang 15

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

Thứ năm, việc căn cứ vào mức nợ công trên GDP để xác định tình trạng nợ cơng

là hết sức quan trọng, tuy nhiên, điều quan trọng không kém là phân tích "thực chất" nợ cơng Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay tình trạng "sức khỏe" nói chung của nền kinh tế; lượng dự

trữ quốc gia Chắng hạn, hiện nay, dư luận đang lo ngại liệu Nhật Bản có thế trở thành

“một Hy Lạp thứ hai”, thế nhưng, một số nhà phân tích, khi phân tích nợ cơng của Nhật

Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy

Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm

giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ Bên cạnh đó,

Nhật cịn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao (theo

con số mà Bộ Tài chính Nhật Bản cơng bố ngày 12-5, tính đến cuối tháng 4-2010, dự trữ quốc gia của Nhật là 1.046,873 tỉ USD) Do vậy, nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù ngồi nợ

cơng cao còn đứng trước nhiều khó khăn khác nữa, nhưng vẫn được dự báo là khó có thé trở thành mục tiêu tắn công của giới đầu cơ quốc tế

Như vậy, việc đánh giá đúng nợ công và “thực chất” nợ công của một nền

kinh tế, một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm Bởi lẽ, nếu chỉ chú trọng vào con số tỷ lệ nợ công cao một cách thuần túy sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý hoang mang, kích động, thiếu tin tưởng, làm gia tăng căng thăng xã hội, bị giới đầu cơ lợi dụng tấn công, dễ gây rối loạn nền kinh tế, thậm chí dẫn nền kinh tế

đến bên bờ vực phá sản Ngược lại, nếu yên tâm với tỷ lệ nợ cơng cịn trong giới hạn an tồn, mà khơng phân tích cần trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào ,

cũng sẽ đễ đây nền kinh tế rơi vào vịng xốy thâm hụt ngân sách — "thắt lưng buộc bụng" — tác động tiêu cực đến tăng trưởng /

Trang 16

_ Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

3.1 Đối với nền kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới vừa trải qua cơn bão khủng hoảng dữ đội nhất kẻ từ sau cuộc

Đại suy thoái 1929-1933 và đang chật vật hồi phục Thế nhưng, sự hồi phục hiện nay

của kinh tế thế giới rất mong manh, bắp bênh và không loại trừ khả năng có thể bị suy thoái trở lại bởi nhiều ngun nhân, trong đó, tình trạng nợ công tràn lan ở nhiều nước là một nguyên nhân quan trọng

“Mầm bệnh” bắt nguồn từ Hy Lạp, quốc gia có mức nợ công cao nhất khu vực

Eurozone, tương đương 144% GDP năm 2010 Đây là hậu quả của thói quen “vung tay

Trang 17

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

uá trán” của người dân Hy Lạp cũng như thuật “tô hồng” thống kê kinh tế của Athens những năm trước đây, nhằm đáp ứng các tiêu chí gia nhập Liên minh châu Âu (EU)

Sự quan tâm của thế giới đang đồ vào Hy Lạp, nơi mà núi nợ đã đè sụn lưng thần Héc-quyn và đang đây nền kinh tế nước này vào nguy cơ sụp đồ.Hy Lạp hiện đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, với tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm ngoái là 12,7% GDP và nợ công lên tới 300 tỷ euro, tương đương chiếm 124 % GDP năm 2009 - vi phạm nghiêm trọng quy định của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu (thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP và nợ công dưới 60% GDP) và mức thâm hụt ngân sách hai con số, trong khi tăng trưởng kinh tế tiếp tục âm Hiện nay, Hy

Lạp là nước có mức nợ cơng thuộc loại nhiều nhất tại châu Âu so với quy mô nền kinh tế và được ví như “một người bệnh đang trong thời kỳ nguy kịch” Mức độ tín nhiệm tài

chính của nước này đã bị tụt xuống hạng BBB- Điều này đồng nghĩa với khả năng đi

vay tiền từ bên ngoài trở nên khó khăn Trong khi đó,Hy Lạp cần có thêm 54 tỷ euro và

cần ngay 23 ty euro trong tháng 4 và thang 5/2010 dé tra nợ Nếu không trả được, Hy

Lạp sẽ trở thành nước bị vỡ nợ, các chủ nợ sẽ tìm cách siết nợ, và như vậy, nền kinh tế

nước này sẽ rơi vào khủng hoảng khi mà các nhà đầu tư tìm cách tháo chạy khỏi Hy

Lạp

Trang 18

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

Nợ chính phủ/GDP năm 2009 của những nước đang được xem là có thể cấn được giải cứu

1407 1201

No chinh phủ trên GÓP của Ireland

100; vấn thấp hơn nhiều nước khắc được đánh giá là có rủi to lắm vào

ạ 804 khủng hoàng nợ

# sọ|

40}

20:

0+ = ve: — aime :

Hy Lạp Ý BốĐàoNha lreland Tây Bạn Nhà

Nguồn: Furostat

Và khơng chỉ có một mình Hy Lạp, tình trạng nợ công chồng chất không chỉ là

hiện tượng đơn lẻ diễn ra 6 Hy Lap hay Bang Dao va Du-bai gan đây, mà đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trên thế giới Không riêng các nước đang phát triển mới đi vay, mà cả những nước phát triển giàu có cũng mắc nợ

Hiện nay, Mỹ là con nợ lớn thuộc loại hàng đầu thế giới với tổng số nợ lên tới 13.000 tỷ USD, chiếm khoảng 93% tổng sản phâm quốc nội (GDP) Mức thâm hụt ngân

sách của Mỹ năm 2010 dự kiến là - 9,9%,

Rôi đên Trung Quốc, nước hiện được coi là chủ nợ nước ngoài lớn của Mỹ và

nhiều nước khác với nguồn dự trữ quốc gia trên 2000 tỷ USD, song cũng không phải là

Trang 19

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

ông mac ng Theo Gido su Victor Shih tir trường Dai hoc Northwestern cua MY, các

chính quyên địa phương của Trung Quốc đã vay mượn tổng cộng trên I1 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với 1,68 nghìn tỷ USD Mỹ) từ năm 2004 cho tới cuối năm ngoái và Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách không lồ, chiếm hơn 10%

GDP trong năm nay

Án Độ, một nền kinh tế lớn đang lên ở châu Á cũng đang đối mặt với tình

trạng nợ công nặng nề Tỷ lệ nợ so với GDP năm 2009 lên tới 88,9% và mức thâm hụt

ngân sách năm 2010 dự kiến là - 6,8% Hiện Án Độ bị xếp hạng tín dụng quốc gia BBB-

giống như Hy Lạp

Trong liên minh châu Âu (EU), chắng nước nào thoát khỏi nợ nần Ngay cả

Đức, nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, cũng đẫm mình trong nợ với mức §4,5% GDP Nợ

công của Pháp cuối năm 2009 đã lên xắp xỉ 1500 tỷ euro, tương đương với 82,6 % GDP,

mức thâm hụt ngân sách -7,6 % và dự kiến còn tiếp tục với mức -7,1% năm 2010 Tình

hình của Italy lại còn đáng buồn hơn với mức nợ công lên tới 120 % GDP năm ngoái và dự kiến thâm hụt ngân sách -5,6% năm 2010, trong khi tăng trưởng kinh tế tiếp tục khó

khan (-2,3%) Một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Băng Đảo, Ai-ơ-len cũng đang lâm tình cảnh nợ lần bi dat Các nước này đều có tỷ lệ nợ gần ngang, thậm chí có nước cịn lớn hơn GDP và thâm hụt ngân sách vượt xa mức quy định (-3%) của EU, trong khi triển vọng tăng trưởng kinh tế rất ảm đạm Trường hợp Tây Ban Nha rất đáng

lo ngại và đã được nhiều chuyên cảnh báo là “con bài đomino lớn kế tiếp” Hy Lạp, bởi

vi “sao chiếu mệnh” rất xấu của nước này đã xuất hiện, với ngân sách bị thâm hụt ngang mức 11,4% GDP, tổng nợ công và tư tương đương 300% GDP - những con số này trầm

trọng hơn của Hy Lạp rất nhiều Trong khi đó, thất nghiệp của Tây Ban Nha cũng rất

cao, tới 20% (4,5 triệu người) và nhất là hệ thống ngân hàng rất mong manh

Tình trạng nợ gia tăng đến mức “sởn gai ốc” ở nhiều nước như vậy báo hiệu một triển vọng không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới Một số ý kiến cho rằng, không

Trang 20

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

oại trừ khả năng khủng hoảng nợ xảy ra tại một trong số mắt xích xung yếu nhất hiện nay sẽ đẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế mới có thé lan rộng Nếu châu Âu không cứu Hy Lạp bây giờ thì “con môi” vỡ nợ kế tiếp sẽ là Tây Ban Nha, Băng Đảo và có thể cả

ltalia nữa

Tuy quả bom nợ công hẹn giờ đang tích tắc ở châu Âu, nhưng có sức cơng

phá và lan tỏa gấp bội lại là một quả bom tương tự ở Nhật Bản

Nói đến khủng hoảng nợ, các nhà đầu tư nghĩ ngay đến Hy Lạp, Ireland và

Bồ Đào Nha Thế nhưng cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu chỉ là “khúc dạo đầu” cho một

bản “đại giao hưởng” nợ công toàn cầu với những hậu quả vô cùng khủng khiếp Ngòi

nỗ của vụ nổ lớn tài chính tiền tệ này chính là Nhật Bản Không chỉ ở mức vài trăm triệu

euro như ở Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, nợ công ở Nhật Bản đã lên tới xấp xi 8.000 ty euro Ngay 22/2,theo thông tin từ hãng xếp hạng Moody's thì Nhật Bản khó có thể

Trang 21

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

luy trì mức xếp hạng Aa2 Và Nhật Bản có khả năng mất đi vị trí thứ ba thế giời Cuối

tháng 1/2011, Standard & Poor's đã hạ điểm của Nhật Bản xuống mức AA

Nguyên nhân chính của xu thế tụt điểm này là tình trạng bất lực của chính

trường Nhật Bản, khi “một cuộc cải tổ ngân sách hiệu quả đòi hỏi sự ồn định nội các”

Theo ông, đây chính là “gót chân Achilles” của Nhật Bản Những kế hoạch tăng thu nhập nhà nước của Thủ tướng Kan đã vấp phải không chỉ sự chống đối của phe đối lập mà còn bị phản đối trong nội bộ đảng Dân chủ cầm quyền

Nợ công ở Nhật Bản hiện đã lên đến mức gấp 2 lần tổng sản phẩm quốc nội, với tỷ lệ nợ cao hơn Hy Lạp tới 50% Do 95% nợ công của Nhật Bản nằm trong tay các nhà cho vay nội địa, nên Tokyo vẫn chưa phải trải qua những gì mà Athen nếm chịu trong năm 2010 Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngồi hiện khơng có phương tiện

gây áp lực buộc chính phủ Nhật Bản phải tiến hành tu bổ ngành tài chính

Nhật Bản, đã từng có thời người ta tưởng có thể sẽ “mua hết nước Mỹ”, ấy vậy mà bây giờ cũng trở thành một con nợ “cỡ bự” với mức nợ tương đương với 227 % GDP và

thâm hụt ngân sách dự kiến -10,2 % năm 2010

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang đần mất khỏi tầm kiểm sốt và có nguy cơ lan truyền từ nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Italia, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha) sang các nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn như Vươg quốc Bi.Công ty xếp hạng tín dụng

Standard & Poor rất có thể sẽ đánh tụt xếp hạng tín dụng của Bỉ trong vòng 6 tháng tới,

do quốc gia này có mức nợ công, thâm hụt ngân sách cao và khơng có khả năng thành

lập được một chính phủ én định

Tình trạng của Bỉ rất xấu Bỉ cũng phải hứng chịu bong bóng bắt động sản xấu

như Tây Ban Nha Nợ công năm 2009 của Bỉ tăng lên mức 96% GDP, cao hơn 20% so

với mức của Bồ Đào Nha - quốc gia được dự báo sẽ là nước phải cứu trợ tiếp theo trong

Trang 22

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

óm PIIGS Có lẽ điều quan trọng nhất là việc Bi khơng thể có một chính phủ đồn kết

dân tộc, do kế từ cuộc bầu cử tháng 4/2007, Bỉ đã trải qua 3 đời chính phủ khác nhau Tình hình của Áo tốt hơn của Bi Nợ và thâm hụt ngân sách của Áo thấp hơn đáng kể so với Bi, 68% so với 96% GDP và 3,5% so với 6% Hệ thống chính trị của Áo ít nhiều cũng ồn định và lĩnh vực bất động sản của Áo hoàn toàn khác với châu Âu Tuy

nhiên, lĩnh vực ngân hàng của nước này lại đang trong tinh trang xau, do cho vay qua nhiều, trong khi "bong bóng tín dụng đang nô"

Áo và Bỉ là các nền kinh tế tiên tiến với lĩnh vực tài chính tỉnh vi, phức tạp Do

đó bất kỳ một tác động xấu nào đối với các quốc gia phát triển Tây Âu thông qua hai

quốc gia này sẽ làm các nhà đầu tư sợ hãi Nếu Áo và Bỉ đi vào con đường của Hy Lạp,

các nhà đầu tư sẽ mát hết lòng tin đối với châu Âu

Tuy nhiên, điểm chung nhất giữa Áo và Bi với các nước nhóm PIIGS là họ

đều phụ thuộc vào nguồn tài chính từ bên ngồi để giải quyết khoản nợ rất lớn trong

nước Áo, Bi, Hy Lạp và Ireland đều là quốc gia tương đối nhỏ, có nguồn tài chính hạn

chế Khi một quốc gia đối mặt với khó khăn về tài chính, điều đầu tiên chính phủ làm là đưa ra một thỏa thuận để huy động các nguồn tài chính nhằm giải quyết các khó khăn

Tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngồi của cả bốn nước Áo, Bi, Hy Lạp và

Ireland là trên 50% GDP, một mức quá cao khiến cho các nước nói trên có thể xử lý tốt những vụ hỗn độn tài chính lớn

3.2 Đối với nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệ

xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao Nếu cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp xảy ra thì kinh tế của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng

Trang 23

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

ặng nề Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cũng là một bài học cho Việt Nam khi nhìn lại vẫn đề nợ cơng và mơ hình tăng trưởng của nền kinh tế

1 Xuất khẩu khó khăn kéo GDP sụt I,7%

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo theo một loạt hệ quả tất yếu: tốc độ phục

hồi kinh tế thế giới chậm lại, có thé theo hình chữ W thay vì chữ V, đặc biệt khu vực

châu Âu sẽ phải chứng kiến tình hình thất nghiệp và lạm phát tăng cao, đồng Euro mắt giá, tăng trưởng GDP giảm sút, làm cho thu nhập thực tế người dân và cầu tiêu dùng với hàng nhập khâu giảm mạnh

Về vấn đề này, một số quan điểm cho rằng hàng hóa giá rẻ là ưu thế của

Việt Nam đo đó cuộc khủng hoảng nợ công sẽ giúp hướng người đân châu Âu chuyển

từ hàng hóa cao và trung cấp sang hàng hóa đo Việt Nam sản xuất Tuy nhiên, những số

liệu tính tốn từ mơ hình ước lượng cho thấy, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu sẽ có

những tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam, với mức suy

giám khoảng 1,7% GDP trong năm 2010, cao thứ ba chỉ sau Trung Quốc (2,8%) và Anh (1,9%)

Vì vậy, nếu khơng có những chính sách phản ứng kịp thời hỗ trợ xuất khẩu

thì triển vọng trung hạn đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn

2 Lãi suất cao, doanh nghiệp thiệt nặng

Do lo ngại tác động tiêu cực từ khủng hoảng nợ công, nhiều ngân hàng trung

ước các nước phát triển vẫn huy trì mức lãi suất sàn thấp lịch sử nhằm kích thích sự

phục hồi kinh tế và chấp nhận lạm phát trong chừng mực nhất định Lãi suất cơ bản

Trang 24

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

lệm cận 0% ở hầu hết các nước: FED (Mỹ): 0,25%; ECB (EU): 1%; BOE (Anh): 0,5%;

Nhật Bản 0,1%

Ngược lại ở Việt Nam, lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay vẫn đứng ở mức

cao Các doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất khoảng 14-16%/năm với kỳ hạn ngắn và khoảng 14,5-17%/năm với kỳ hạn trung, dài hạn

Nếu tính đến lạm phát ước cho năm 2010 là đưới 10%, doanh nghiệp phải đạt

mức tỷ suất lợi nhuận trên 24-27%, là mức cao so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu bình quân của các ngành trong năm 2009 (khoảng 20%)

3 FDI suy giảm

Khúng hoảng nợ cơng châu Âu có thê tạo ra hai tác động trái chiều hoàn toàn với luồng vốn FDI trên phạm vi toàn cầu Trong những quốc gia có trình độ phát triển

tương đương với các nước thuộc EU sẽ hưởng lợi do nguồn vốn FDI sẽ dịch chuyển từ châu Âu sang các quốc gia này khi nhà đầu tư muốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng tăng cao tại các quốc gia châu Âu

Ngược lại, các nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam lại hồn tồn

khơng được hưởng lợi từ việc dịch chuyến luồng vốn FDI khỏi châu Âu đo sự chênh

lệch quá lớn về trình độ công nghệ, trong khi luồng vốn từ các nhà đầu tư châu Âu vào

các quốc gia này giảm sút đo cuộc khủng hoảng nợ

4 Giá vàng bùng nỗ hút vẫn đầu tư

Các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm vàng như một nơi trú ân an toàn trước nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ngày một lan rộng, làm cho giá vàng trong thời

gian qua tăng mạnh, lên mức trên 1.300 USD/ounce Điều này phản ánh nhu cầu về dự

Trang 25

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

ữ an toàn hơn so với đông tiên giây, sau khi nhiêu cá nhân và tô chức ở châu Âu, châu

Á đua nhau mua vàng, mua bạch kim và bạc

Việc giá vàng tăng cùng với xu hướng tăng mạnh của đồng USD là điều ít khi xảy ra Rất có thể sẽ tăng tới một kỷ lục mới trong thời gian tới và tạo sự tách biệt hoàn toàn giữa giá tài sản vàng và các tài sản khác

Điều này sẽ tác động xấu đến đầu tư toàn thế giới và Việt Nam bởi một khi vàng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của các tô chức thì cũng đồng nghĩa với việc các danh mục khác như cổ phiếu, trái phiếu sẽ bị giảm mạnh Như vậy, luồng vốn

đầu tư gián tiếp càng trở nên hạn chế

$5 Bảo hiểu rủi ro tín dụng (CDS) xu hướng tăng lên

Vấn đề Hy Lạp đang làm cho các nhà đầu tư trên thế giới càng trở nên thận

trọng hơn với các quốc gia có vấn nạn tương tự: 3 số liệu cảnh báo bao gồm: nợ quá nhiều, thể hiện ở tỷ lệ nợ trên GDP cao; chỉ tiêu quá mức, thể hiện ở mức thâm hụt ngân sách lớn so với GDP; và tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm

Hệ quả là Việt Nam với tỷ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triển miên đang bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức CDS là 263, xếp ngay

trên Hy Lạp (321) va Iceland (466) Điều này sẽ là một cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài

6 Tăng rủi ro hồi đoái và biên động tỷ giá vào cudi nam

Khúng hoảng nợ châu Âu cũng tạo ra những biến động khó lường về tỷ giá

Đồng USD và đặc biệt là đồng Yên sẽ tiếp tục đà tăng mạnh so với đồng Euro do tính

Trang 26

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

n tồn từ phía các đồng tiền này Từ khi cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng, đồng Euro mất giá tương đối so với USD

Sang tháng 6, tỷ giá USD/Euro chỉ còn 1,19, rất thấp so với mức xấp xỉ 1,4

của đầu tháng 3, do đó sẽ tạo ra những rủi ro nhất định trong việc vay, trả ngoại tệ cho các đoanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như cho hoạt động ngoại hối của các ngân hàng

thương mại

Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh trong khi thâm hụt thương mại của Việt Nam đang gia tăng, cộng với thời điểm đáo hạn của các khoản vay tín dụng ngoại

tệ, sẽ gia tăng sức ép tăng rủi ro hối đoái và biến động tỷ giá vào các tháng cuối năm

2010

7 Chỉ tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Việt Nam

Trong thời gian gần đây, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đưa ra

cảnh báo về mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mức trần cho phép

Cũng tương tự như Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt Nam ln duy trì ở

mức cao và kéo dài Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngồi, trong đó số tiền vay nợ qua (ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc

tế) ngày càng lớn Dù hiện tại tý lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an toàn (dưới 50%), nhưng

tỷ lệ này đang ngày càng tăng nhanh và sẽ nhanh chóng tiệm cận mức giới hạn an toàn 50%

Việt Nam cũng đã phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích

kinh tế đề lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng Áp lực thâm hụt ngân sách càng nặng hơn khi sắp tới Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất lớn như mở rộng thú đô

Hà Nội, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường cao tốc Bắc Nam, Đây là

Trang 27

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

ững dự án tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền không phải là tiền tiết kiệm trong nước, mà đên từ nguôn vôn vay từ nước ngoài

8 Mơ hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tốn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ

Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và các nước châu Âu cũng khiến Việt Nam phải suy nghĩ lại về bài toán chất lượng tăng trưởng Tỷ lệ đầu tư/GDP trong những năm gần đây đều ở mức trên 40% Đây là một tỷ lệ rất cao so trung bình các nước trong khu vực và trên thế giới

Trong số hơn 40% nói trên, khoảng 27-30% được tài trợ bởi nguồn vốn tiết

kiệm trong nước Hơn 10% còn lại là từ đòng vốn từ bên ngoài (FDI, FPI, ODA và các

khoản vay khác), trong đó vốn vay chiếm một tỷ lệ không nhỏ Với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tốn thương một khi kinh tế thế giới ngưng trệ

LOI KET

Thật khó đề giải quyết vấn đề đau đầu này khi mà nền kinh tế luôn gặp quá nhiều những khúc mắc.Hi vọng khủng hoảng sẽ dịu xuống -điều đó cịn nhờ vào tài năng của chính phủ Ngoài tăng cường hiệu lực quản lý, sử dụng vốn ODA của các cơ

quan Nhà nước thì việc minh bạch hóa, có cơ chế cụ thể để nhân dân và xã hội giám sát

được các cơng trình sử dụng vốn ODA, chính là biện pháp giúp nguồn vốn này được sứ dụng hợp lý và hiệu quả nhất Làm cho mỗi đồng vốn vay trở thành một viên gạch kiến thiết tương lai chứ không phải là gánh nặng cho hậu thế, do vậy, không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà là của toàn xã hội Một tương lai mới đang chờ đợi

Trang 28

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504 Than: khao 1 http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp? Object=20954872&news_ID=12643130 2 _ http://dantri.com.vn/c76/s76-402058/nhung-moc-chinh-cua-khung-hoang- no-chau-au.htm 3 _ http://www.bsc.com.vn/News/2010/12/14/125513.aspx 4

http://www.div gov vn/Default.aspx?tabid=122&CategoryID=1 &News=1268

Trang 29

Nghĩa Vụ Ngoài Hợp Đồng - K09504

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w