1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro trong việc thanh toán quốc tế bằng LC tại VPBank năm 1999 Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank

16 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Môn: Tiền tệ Ngân hàng Case Study : Rủi ro trong việc thanh toán quốc tế bằng LC tại VPBank năm 1999 Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank Nhóm SV thực hiện: Bạch Ngọc Hưng Nguyễn Trần Tuấn Cường Phạm Quang Huy Mục lục Lời nói đầu 1.Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt là khi hiện nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và bắt đầu mở cửa thị trường tài chính vào ngày 01042007 theo đúng lộ trình cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Tuy nhiên, mức độ rủi ro tiềm ẩn cũng gắn liền với các cơ hội do nền kinh tế hội nhập mang lại. Do vậy, trên cơ sở các tài liệu lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro và thực tế trong quá trình làm việc tại VPBank, nhóm quyết định nghiên cứu đề tài: “Rủi ro trong việc thanh toán quốc tế bằng LC tại VPBank năm 1999 và Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank”. Với mong muốn chia sẻ những giải pháp đã được áp dụng tại VPBank với mọi người. 2.Đối tượng Tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung: Rủi ro trong việc thanh toán quốc tế bằng LC tại VPBank năm 1999 và phương pháp phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank hiện nay 3.Phương pháp nghiên cứu Cập nhật thông tin trên website, sách giáo trình nghiệp vụ ngoại thương và sự giúp đỡ của giáo viên Tìm hiểu thực tế quá trình làm việc tại VPBank thông qua các nhân viên của công ty 4.Điểm mới của tiểu luận Nhóm sẽ tập trung chủ yếu vào các biện pháp phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng VPBank chứ không đi sâu vào 1 trường hợp rủi ro cụ thể Phần 1: Giới thiệu phương thức tín dụng chứng từ 1.1.Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hang (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba k. phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Phương thức này hiện đang được sử dụng rất phổ biến, vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” – UCP600 do Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris (ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm 2007). 1.2.Các bên tham gia trong nghiệp vụ chứng từ Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Người yêu cầu (người mua): Là bên yêu cầu mở thư tín dụng. Người thụ hưởng (người bán): Ngân hàng phát hành: Là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người mua Ngân hàng xác nhận: Là ngân hàng được sự ủy quyền của ngân hàng phát hành thêm sự xác nhận của mình vào thư tín dụng. Ngân hàng chỉ định: Là ngân hàng mà thư tín dụng quy định có giá trị tại ngân hàng đó hoặc có giá trị tại bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp thư tín dụng quy định có giá trị tại bất cứ ngân hàng nào.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Môn: Tiền tệ - Ngân hàng

Case Study :

Rủi ro trong việc thanh toán quốc tế bằng LC tại VPBank năm 1999

Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank Nhóm SV thực hiện:

Bạch Ngọc Hưng

Nguyễn Trần Tuấn Cường

Phạm Quang Huy

Trang 2

Mục lục

Trang 3

Lời nói đầu 1.Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh

tế xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực

và quốc tế Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và các hoạt động dịch vụ của ngân hàng Đặc biệt là khi hiện nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và bắt đầu mở cửa thị trường tài chính vào ngày 01/04/2007 theo đúng lộ trình cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới Tuy nhiên, mức độ rủi ro tiềm ẩn cũng gắn liền với các cơ hội do nền kinh tế hội nhập mang lại

Do vậy, trên cơ sở các tài liệu lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro và thực tế trong quá

trình làm việc tại VPBank, nhóm quyết định nghiên cứu đề tài: “Rủi ro trong việc thanh toán quốc tế bằng LC tại VPBank năm 1999 và Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank” Với mong muốn chia sẻ những giải pháp đã được áp dụng

tại VPBank với mọi người

2.Đối tượng

Tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung: Rủi ro trong việc thanh toán quốc tế bằng LC tại VPBank năm 1999 và phương pháp phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank hiện nay

3.Phương pháp nghiên cứu

Cập nhật thông tin trên website, sách giáo trình nghiệp vụ ngoại thương và sự giúp đỡ của giáo viên

Tìm hiểu thực tế quá trình làm việc tại VPBank thông qua các nhân viên của công ty

4.Điểm mới của tiểu luận

Nhóm sẽ tập trung chủ yếu vào các biện pháp phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng VPBank chứ không đi sâu vào 1 trường hợp rủi ro cụ thể

Trang 4

Phần 1: Giới thiệu phương thức tín dụng chứng từ

1.1.Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hang (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba k phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng Phương thức này hiện đang được sử dụng rất phổ biến, vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” – UCP600 do Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris (ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm 2007)

1.2.Các bên tham gia trong nghiệp vụ chứng từ

- Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành

- Người yêu cầu (người mua): Là bên yêu cầu mở thư tín dụng

- Người thụ hưởng (người bán):

- Ngân hàng phát hành: Là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người mua

- Ngân hàng xác nhận: Là ngân hàng được sự ủy quyền của ngân hàng phát hành thêm

sự xác nhận của mình vào thư tín dụng

- Ngân hàng chỉ định: Là ngân hàng mà thư tín dụng quy định có giá trị tại ngân hàng

đó hoặc có giá trị tại bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp thư tín dụng quy định có giá trị tại bất cứ ngân hàng nào

Trang 5

1.3.Trình tự thực hiện

Bước 1: Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng.

Bước 2: Người nhập khẩu gởi yêu cầu phát hành thư tín dụng cho ngân hàng phát

hành

Bước 3: Căn cứ vào yêu cầu mở thư tín dụng của người nhập khẩu, ngân hàng phát

hành trích tài khoản k quỹ của người nhập khẩu và phát hành thư tín dụng gởi cho ngân hàng thông báo

Bước 4: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo

kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng và thông báo cho người xuất khẩu

Bước 5: Người xuất khẩu khi nhận được thư tín dụng sẽ kiểm tra các điều khoản thư

tín dụng rồi mới tiến hành giao hàng Tuy nhiên, nếu có những điều khoản trên thư tín dụng không thực hiện được, người xuất khẩu sẽ yêu cầu người nhập khẩu thực hiện việc sửa đổi thư tín dụng rồi mới giao hàng

Bước 6: Người xuất khẩu lập bộ chứng từ gởi ngân hàng thông báo.

Bước 7: Ngân hàng thông báo nhận chứng từ của người xuất khẩu và kiểm tra chứng

từ Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì sẽ gởi cho ngân hàng phát hành để thu tiền Nếu bộ chứng

từ có bất hợp lệ, ngân hàng thông báo sẽ yêu cầu người xuất khẩu điều chỉnh chứng từ cho phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng

Trang 6

Bước 8: Ngân hàng phát hành nhận chứng từ và kiểm tra chứng từ Nếu bộ chứng từ

hợp lệ sẽ thông báo người nhập khẩu nộp tiền để lấy chứng từ đi nhận hàng Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ thì sẽ thông báo cho người nhập khẩu để người nhập khẩu có ý kiến chấp nhận hay từ chối thanh toán

Bước 9: Ngân hàng phát hành thanh toán tiền hàng cho ngân hàng thông báo và ngân

hàng thông báo ghi có tài khoản người xuất khẩu

1.4.Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ

1.4.1.Giao dịch tín dụng chứng từ độc lập với các giao dịch khác

Về bản chất, thư tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng thương mại mà thư tín dụng được phát hành dựa trên cơ sở của hợp đồng thương mại ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó Kế đó, ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ

và không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến chứng từ

1.4.2.Tuân thủ nghiêm ngặt

Thư tín dụng là sự bảo lãnh của ngân hàng phát hành cho thanh toán cho người thụ hưởng khi họ xuất trình chứng từ phù hợp với tín dụng thư Do đó, ngân hàng phát hành

sẽ kiểm tra kỹ bộ chứng từ của người thụ hưởng xuất trình để quyết định thanh toán hay

từ chối thanh toán

1.4.3.Phân loại thư tín dụng

Thư tín dụng trả ngay, trả chậm, xác nhận, chuyển nhượng, giáp lưng, đối ứng, tuần hoàn, có điều khoản đỏ, dự phòng

1.5.Ký quĩ khi mở LC

Tỉ lệ này sẽ dao động từ 0-100% phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

1 Loại LC và rủi ro liên quan: LC mở bằng vốn vay hay bằng vốn tự có Thường thì

mở bằng VTC sẽ dễ dàng hơn, khách hàng chỉ phải ký quỹ trước một phần tỉ lệ nhất định (tùy thuộc các yếu tố khác), còn nếu mở bằng vốn vay thì giống một khoản vay bình

Trang 7

thường và được thẩm định kỹ càng hơn LC trả ngay thường cũng dễ mở hơn LC trả chậm nên tỉ lệ ký quỹ cũng có thể thấp hơn, hơn nữa LC trả chậm ngân hàng thường yêu cầu có TSĐB hoặc ký quỹ đủ 100% khi nhận hàng Còn tùy thuộc vào giá NK để ngân hàng quyết định có yêu cầu KH mua bảo hiểm hay không Nói chung tất cả các loại hàng hóa được ngân hàng mở LC thanh toán đều phải mua bảo hiểm để phòng tránh rủi ro

2 Quan hệ và uy tín của khách hàng với ngân hàng: Những khách hàng có uy tín tốt

và đã có nhiều năm quan hệ với ngân hàng, đã chứng minh được năng lực tài chính thì thường phải ký quỹ rất thấp

3 KH có HMTD ở Ngân hàng hay không: LC được mở bằng vốn vay mà KH có Hạn

mức tín dụng ở ngân hàng thì chỉ cần ký quỹ phần ngân hàng không cho vay (thông thường 10-15%)

4 Loại hàng hóa nhập khẩu: cũng có ảnh hưởng đến tỉ lệ ký quỹ Nếu hàng hóa là loại

có tính thanh khoản tốt, dễ phát mại thì ngay cả khi có trường hợp xấu xảy ra là khách hàng không thanh toán được LC đến hạn thanh toán (trả ngay) thì ngân hàng sẽ trả thay

và dễ dàng phát mại tài sản để thu tiền về

Trang 8

Phần 2: Công tác phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank

2.1.Vụ việc mất khả năng thanh toán LC tại VPBank năm 1999

Phương thức thanh toán tín dung chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân hàng ( Ngân hàng mở tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng ( người xin mở tín dụng ) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba ( người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng ) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm

vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hơp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Nói một cách dễ hiểu thì người bán chỉ cần đem bộ giấy tờ chứng minh đã giao hàng cho người vận tải đến ngân hàng giao dịch là có thể được thanh toán Còn người mua chỉ cần đem bộ chứng từ đầy đủ đến hàng vận tải là có thể nhận hàng

=> LC đã giúp cả bên xuất khẩu và nhập khẩu tránh được rủi ro, nhưng còn đối với ngân hàng mở LC?

2.1.1.Sự kiện

Năm 1999, việc mở LC tại VPBank rất dễ dàng với mức ký quỹ thấp và việc đánh giá tín nhiệm với nhà nhập khẩu được thực hiện lỏng lẻo Kết quả là có một loạt các LC được

mở với giá trị lớn, đặc biệt hầu hết là LC trả chậm Khi đến hạn, hàng loạt những nhà nhập khẩu mở LC bị mất khả năng thanh toán

Khi chấp nhận cho khánh hàng mở LC tức là ngân hàng đã bảo lãnh cho khoản thanh toán đó, vì vậy VPBank đã phải tự chi trả cho các Ngân hàng nước ngoài Khi số lượng

LC quá hạn quá lớn, chính VPBank cũng đã mất khả năng thanh toán

2.1.2.Hậu quả

Trước hết, VPBank đứng bên bờ vực phá sản

- Nợ quá hạn lên đến 80% và ngân hàng rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt

- Tổng số nợ gần 800 tỉ đồng tương đương khoảng 50 triệu đô la Mỹ.

Trang 9

- Với việc hoạt động huy động vốn bị khống chế, VPBank gần như bị tê liệt, các đối tác kinh doanh và ngân hàng bạn đều miễn cưỡng khi quan hệ với VPBank Gần 100 cán

bộ có năng lực trong tổng số 280 người đều đi khỏi ngân hàng

Hơn thế nữa, vụ việc này còn tạo ra một hệ lụy vô cùng to lớn Đó là toàn bộ các ngân hàng của VN bị hạ mức tín nhiệm Khi LC được mở tại bất kì ngân hàng nào tại

VN, kể cả các ngân hàng lớn như Vietcombank đều bị bắt buộc gửi toàn bộ tiền mặt sang kí quỹ và phong tỏa tại ngân hàng nước ngoài Việc này làm tăng thời gian và chi phí, ảnh hưởng vô cùng lớn đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và các nhà nhập khẩu.

2.1.3.Nguyên nhân

- Việc cho mở LC quá dễ dãi với mức ký quĩ thấp,

- Thực hiện không tốt việc đánh giá khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu

2.1.4.Khắc phục

Rất may cho VBPank, trong lúc khó khăn đó, ông Lê Đắc Sơn, sau 13 năm sinh sống

và làm việc tại Ba Lan đã trở về Việt Nam để tiếp quản vị trí Tổng Giám Đốc Ông đã có những bước đi vô cùng khôn khéo để cứu VPBank ngay bên bờ vực phá sản

- Thực hiện đàm phán với các ngân hàng nước ngoài về việc giảm nghĩa vụ bảo lãnh thư tín dụng và giảm các khoản nợ Kết quả các ngân hàng nước ngoài đã chấp nhập giảm cho VPBank tới 80% số nợ bằng ngoại tệ, tức là VPBank chỉ phải thanh toán 10 triệu USD trong tổng số 50 triệu USD

- Thực hiện đàm phán để vay tiền từ các ngân hàng bạn và từ ngân hàng nhà nước để thanh toán hết số nợ của các LC quá hạn với ngân hàng nước ngoài

- Một số biện pháp khác: Phát mại tài sản từ các nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán để thu hồi tiền Vay tiền từ ngân hàng Nhà nước

- Ngày 29/5/2004, ông Lê Đắc Sơn chính thức tuyên bố ngân hàng đã ra khỏi chế độ

bị kiểm soát đặc biệt Như vậy với những nỗ lực “thần kỳ”, VPBank cũng mất tới 5 năm

để khắc phục hết hậu quả từ vụ việc này

Trang 10

2.2.Công tác phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank

2.2.1.Trước khi phát hành thư tín dụng nhập khẩu

Khi nhận được yêu cầu phát hành thư tín dụng (trả ngay, trả chậm), VPBank sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ sau:

- Giấy đề nghị bán ngoại tệ (dùng để mua ngoại tệ ký quỹ)

- Giấy đề nghị phát hành thư tín dụng

- Hợp đồng mua bán

- Báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất

- Phương án kinh doanh lô hàng nhập khẩu

- Tài sản đảm bảo (đối với thư tín dụng trả chậm)

- Đề nghị vay trả nợ nước ngoài nếu thư tín dụng có thời hạn hiệu lực trên 1 năm (thư tín dụng trả chậm)

- Hợp đồng tín dụng (nếu khách hàng vay vốn để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc cầm cố lô hàng nhập khẩu để thanh toán)

Khi nhận được các chứng từ trên, VPBank sẽ tiến hành thẩm định khách hàng:

- Phân tích tình hình tài chính của khách hàng: dựa trên báo cáo tài chính để xác định lãi lỗ, cơ cấu vốn nhất là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, vòng quay hàng tồn kho, lưu chuyển dòng tiền…

- Phương án kinh doanh lô hàng nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu (nếu mặt hàng yêu cầu có giấy phép), lợi nhuận, giá cả so với giá thị trường, ảnh hưởng đối với môi trường, thị trường tiêu thụ, mục đích sử dụng…

- Tài sản đảm bảo (tối đa 70% trị giá thư tín dụng): đảm bảo vốn gốc và lãi cùng những chi phí phát sinh nếu phải xử lý tài sản để thu hồi nợ

- Thông tin nợ của khách hàng tại trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC)

Trang 11

Từ các thông tin trên, cán bộ tín dụng sẽ tính điểm hệ số tín dụng (A+, A-, A, B+, B-,

B, C) và đây là cơ sở để phát hành thư tín dụng Nếu điểm C hoặc khách hàng có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác thì cán bộ tín dụng sẽ thông báo khách hàng từ chối phát hành thư tín dụng

Tuy nhiên, việc thẩm định những doanh nghiệp mới thành lập sẽ gặp khó khăn rất nhiều Bởi vì doanh nghiệp mới thành lập không có báo cáo tài chính và thông tin tại CIC Do đó, việc thẩm định doanh nghiệp mới hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó

2.2.2.Khi nhận được bộ chứng từ hàng nhập khẩu:

- Kiểm tra chứng từ qua 2 tay: nhân viên, trưởng phòng (kiểm soát viên) để xác định tình trạng của bộ chứng từ theo UCP600 trước khi thông báo cho khách hàng

- Nếu bộ chứng từ hợp lệ, thông báo cho khách hàng và yêu cầu khách hàng nộp tiền trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo

- Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, thông báo cho khách hàng và đề nghị khách hàng cho ý kiến về tình trạng bộ chứng từ Nếu khách hàng đồng ý bất hợp lệ bằng văn bản, yêu cầu khách hàng nộp tiền để thanh toán Nếu khách hàng từ chối bất hợp lệ bằng văn bản thì tiến hành thông báo từ chối thanh toán cho ngân hàng xuất trình trong vòng 5 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ Trong thông báo từ chối thanh toán nêu rõ những bất hợp lệ

và chờ kiến của ngân hàng xuất trình Trong trường hợp ngân hàng xuất trình bác bỏ các điểm bất hợp lệ của VPBank phù hợp với UCP600, ISBP681 và khách hàng từ chối thanh toán, VPBank phải chịu trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng xuất trình

2.2.3.Thanh toán chứng từ hàng nhập khẩu:

- Nếu bộ chứng từ hợp lệ và khách hàng nộp tiền thì thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ

- Nếu bộ chứng từ hợp lệ và khách hàng chưa nộp tiền trong vòng 5 ngày làm việc kể

từ khi thông báo có chứng từ thì tiến hành cho vay bắt buộc cầm cố lô hàng thanh toán cho nước ngoài

Trang 12

- Nếu việc thanh toán dựa trên vốn vay cầm cố lô hàng thì cán bộ tín dụng VPBank sẽ làm thủ tục nhận hàng và đưa hàng về kho trước khi giải ngân cho khách hàng

- Khi khách hàng nhận hàng xong và có tờ khai hải quan, đề nghị khách hàng gởi tờ khai hải quan bản gốc và bản sao (ngân hàng lưu) để ngân hàng xác nhận đã thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước tại thông tư 08/2003/TT-NHNN Việc này để đảm bảo tính xác thực của hàng hóa nhập khẩu

2.2.4.Phát hành bảo lãnh nhận hàng:

Khi khách hàng có yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng thì VPBank sẽ yêu cầu khách hàng nộp các chứng từ sau:

- Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng (theo mẫu VPBank)

- Giấy đề nghị bán ngoại tệ

- Hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển (bản sao): Đây là căn cứ để VPBank phát hành trị giá thư bảo lãnh nhận hàng Mặt khác, trước khi phát hành bảo lãnh nhận hàng VPBank phải liên lạc đại diện hãng tàu ở Việt Nam xem họ có chấp nhận bảo lãnh nhận hàng của VPBank phát hành không? Khi bộ chứng từ về tới VPBank, khách hàng sẽ lấy vận đơn đường biển và hoàn trả lại thư bảo lãnh nhận hàng cho VPBank

2.2.5.Thông báo thư tín dụng xuất khẩu:

- Khi nhận được thông báo thư tín dụng xuất khẩu từ ngân hàng thông báo thứ nhất VPBank thông báo cho khách hàng Bởi vì ngân hàng thông báo thứ nhất đã thực hiện công việc xác định tính chân thật của thư tín dụng

- Khi nhận được thông báo thư tín dụng xuất khẩu từ ngân hàng phát hành thì VPBank có nghĩa vụ xác định tính chân thực thư tín dụng này Nếu nhận bằng điện SWIFT MT700 thì thư tín dụng đương nhiên được xác thực Nếu nhận bằng thư thì xác định mẫu chữ ký, testkey rồi mới thông báo cho khách hàng Trong trường hợp VPBank không có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành thì VPBank phải thong qua ngân hàng đại l của mình để xác thực thư tín dụng nhận được Trong trường hợp này, VPBank phải chịu phí xác thực của ngân hàng đại l mà không thể thu phí của khách hàng

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w