Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Những cách tân thi pháp của Lê Đạt ở chùm thơ Chiều Bích Câu trong tập Bóng chữ (1994)" pdf

8 675 2
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Những cách tân thi pháp của Lê Đạt ở chùm thơ Chiều Bích Câu trong tập Bóng chữ (1994)" pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 5 Những cách tân thi pháp của lê đạt ở chùm thơ chiều bích câu trong tập bóng chữ (1994) Nguyễn Thị Lan Chi (a) Tóm tắt. Chiều Bích Câu là một trong bốn phần của tập thơ Bóng Chữ (1994), thể hiện sự đóng góp đáng kể của Lê Đạt vào việc cách tân thơ Việt Nam đơng đại. Vị trí của chữ và cách đọc liên văn bản các bài thơ trong phần này là hai vấn đề cốt lõi đợc chúng tôi làm rõ nhằm nhận diện đặc điểm thi pháp thơ Lê Đạt. 1. Lê Đạt sinh năm 1929 tại Yên Bái, từng tham gia kháng chiến chống Pháp, từng công tác tại Ban tuyên huấn Trung ơng Đảng Cộng sản Việt Nam và Hội Văn nghệ Trung ơng (tiền thân của Hội Nhà văn Việt Nam). Ông là một trong những thành viên chủ chốt của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đã từng bị treo bút hơn ba mơi năm. Suốt thời gian hoạn nạn này, Lê Đạt vẫn miệt mài theo đuổi con đờng đổi mới thi ca mà bản thân đã ấp ủ từ lâu. Trải nghiệm một đời cùng bốn năm may mắn đợc đọc sách tại th viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện cho nhà thơ hoàn thành tập Bóng chữ năm 1994. Tập thơ trình trớc ngời đọc một trò chơi chữ hết sức thú vị - trò chơi có khả năng đánh thức bản năng trò chơi của độc giả, mà Roland Barthes gọi đó là một sự chú ý bồng bềnh (attention flottante). Với nó, ngời làm thơ rắp tâm biến ngôn ngữ tiêu dùng thành một thứ ngôn ngữ trò chơi, trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mơ. Tập thơ Bóng chữ vừa trình làng đã gây d luận sôi nổi trong giới phê bình văn học. Nhiều ngời khẳng định đây là đóng góp mới mẻ của Lê Đạt cho xu hớng muốn làm mới thơ đơng đại. Bóng chữ gồm có 138 bài thơ, nằm trong dòng hiện đại chủ nghĩa, gồm bốn phần với nội dung nh sau: - Phần Giáo đầu là tiểu sử và chân dung Lê Đạt. - Phần thứ hai - Chiều Bích Câu - một ẩn dụ về sự hội ngộ giữa ngời và thơ. - Phần thứ ba - Lão núi - một ẩn dụ về lịch sử đất nớc. - Phần thứ t - Mùi sầu riêng - tình yêu và con ngời trong quá trình lịch sử và văn hóa. Bốn phần trong tập thơ đều thể hiện sự phong phú và đa dạng của những thể nghiệm đổi mới thơ. Riêng Chiều Bích Câu đợc giới yêu thơ và những nhà nghiên cứu - phê bình đặc biệt chú ý, bởi qua chùm thơ này có thể nhìn rõ ý đồ tạo dựng một phong cách thơ riêng của Lê Đạt. Trong phạm vi bài viết này, ngời viết tập trung làm rõ đặc điểm thi pháp thơ Lê Đạt qua hai vấn đề cốt lõi: vị trí của chữ và cách đọc liên văn bản. Nhận bài ngày 25/3/2008. Sửa chữa xong 31/3/2008. Nguyễn Thị Lan Chi Những cách tân thi pháp của lê đạt , Tr. 5-12 6 Chiều Bích Câu viết theo thể thơ tự do, có ba mơi hai bài và bài tựa. ở bài tựa, Lê Đạt vừa lí giải cách đặt tên cho các bài thơ, vừa gợi ra một không gian, một địa chỉ cụ thể mà mơ hồ để trình bày phơng thức làm thơ: có một tấm lòng chân thành và một thái độ chăm chỉ, siêng năng thì mới có cơ may gặp gỡ chữ nghĩa của thơ: Hẳn phải siêng năng, có lòng thành Và nhất là biết chờ Ngời đẹp vỏ chữ bớc ra Giờ các con phe đi ngủ Chữ trong thơ không chỉ là ngôn ngữ giao tiếp. Hơn nữa cái hay của thơ không thể nói một cách tờng minh, cũng không ở chỗ thực dụng và chữ trong thơ cũng không nằm hết ở nghĩa tiêu dùng. Ngời làm thơ đòi hỏi con chữ phải có sự sống riêng, tách rời những từ điển và mẹo luật văn phạm nh nàng Giáng Kiều trong truyện Bích Câu, đã bớc ra khỏi bức tranh để thành hiện thực. Bởi vậy, đối với ngời làm thơ, thì một trò chơi chữ rất cần thiết cho thơ, và trò chơi ấy bắt buộc sự tham gia của cả ngời viết lẫn ngời đọc. Theo Lê Đạt, do chữ bầu lên nhà thơ, nên mỗi nhà thơ phải là một phu chữ, nếu anh ta muốn mang đến một điều gì mới lạ cho thơ, cho ngôn ngữ tiếng Việt. 2. Thơ là nghệ thuật tạo hình bằng chữ. Quả nh Lê Đạt đã đặt tên cho tập thơ Bóng chữ, mỗi chữ trong thơ chỉ là cái bóng của chữ khác, nó sống, nó động, nó biến đổi, nó tự nhân lên. Bản sắc của nó là đa ngã. Khảo sát và tìm hiểu chùm thơ Chiều Bích Câu có thể lập bảng thống kê sau về những sáng tạo chữ của nhà thơ trên các cấp độ: âm, từ, tiếng, hình ảnh, biểu tợng và cấu trúc từ: Tên bài thơ Âm Từ, tiếng (âm tiết) Hình ảnh và Biểu tợng Cấu trúc từ Thuở xanh hai thuở xanh hai, thơ nhỏ Hoa mời giờ lau quên mắt đuôi Gốc khế tóc khế gốc nửa ngày khế chát Hái hoa hoa lúm, hoa bông môi anh hái hoa anh rừng, anh lòng Anh muốn quái chiều, xoe xập xanh xòe khuây hơng Chiều Bích Câu mờ ơ mùi ma xa phố nhau đầu Thủy lợi vỗ lòng, đong lúa một đàn ngày trắng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 7 Sông quê nghé sắt bầy em én Quá em ò e trời mênh chim xe văn điển tu huýt yêu Quen lạ ồ tóc hoa đèn áo buồm, cong nét nắng tim lần giở Mới tuổi con thiến gáy phăn phăn, bổi hổi Thu nhà em lăm răm đồi cốm đờng thon ngỏ cỏ thu rất em, xanh rất cao Bóng chữ vờn thức em về trắng đầy cong khung nhớ chân cầu Vào hè ô, hồ, ồ hô anh đời, ngày thon sóng đòng, buồm nhấp nhô, thơm trắng vỗ Vờn màu vờn màu hoa đờng nắng cánh sen đèn hội Thủy mặc bớc thon mắt thủy mặc Mơ ngày ngã t may Truyện bồ câu răm mát mắt lá nửa ngày Nụ xuân ú ớ chớp đông, chợp hồng, chũm cau tứ thì hè thon cong, xanh nín lộc Kênh chờ ngoại kênh chiều ngổn ngang, Tỏ tình ngỏ, ngọng liễu đầu cành, đoạn trờng xanh ngữ ngoại Chim ức lửa giáng sơng khói Bích Câu Quê tầm xuân buột lau ăn lối đảo vô tâm, neo buột nhớ Chùa Hơng u ơ suối giải oan ma ngần bến nụ hoa Cấm vận kênh hoa sen, mùa cấm vận, môi đèn cong cánh mi rừng chim vớng sớm Thủy thủ tầm duyên, kênh xanh long mầy mò sóng mày thu, mi rào Anh ở lại à, ơi rứt én xanh, chữ em, mới nghĩa xuân biết, má hồng, B52 Cống trắng quả môi thơm Nguyễn Thị Lan Chi Những cách tân thi pháp của lê đạt , Tr. 5-12 8 Thuở đầu lòng se se mùa nhỏ xa, lòng mẫu tự thuở đầu dòng, đầu nhớ, đầu trông Những cái hôn o môi, phù sa sếu gọi đò ngang đất hẹn má Phố nê ông hồ chành, mi thổi em vờn hoa đảo tím chân chim át cơ át cơ phố trò chơi, mộng anh hờng Tuổi đèn tuổi đèn mộng khẩn, gió ăng ten Từ bản thống kê trên, có thể khẳng định rằng khái niệm chữ có hàm nghĩa rộng, đôi khi bao quát cả hình thức ngôn từ của văn bản thơ. Tuy nhiên điều Lê Đạt quan tâm trên hết vẫn là từ hoặc tiếng (âm tiết) cùng hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của nó. Nhà thơ nhiều lần nói rõ quan điểm: phải vợt qua nghĩa tiêu dùng của từ đợc ghi trong từ điển. Tất nhiên, từ sự quan tâm khai thác các khả năng biểu đạt của từ, của tiếng, ông đã làm mới cú pháp thơ, làm mới cả bài thơ. Đề cập đến sự đổi mới này trong thơ Lê Đạt, cụ thể là trong chùm thơ Chiều Bích Câu, trớc hết cần xét đến vị trí của chữ biểu hiện ở ba phơng diện. Đầu tiên là phơng diện ngữ âm - chữ là âm. Hãy khảo sát một bài cụ thể - bài Vào hè: Anh đời bến nớc tên em mát Đội mắt em qua mấy nắng rồ Ơi em rất ô Ơi em rất hồ Trắng vỗ ồ hô trúc bạch Bớc động ngày thon róc rách Tìm nghĩa của chữ theo Từ điển tiếng Việt, ta sẽ thấy chữ trong thơ Lê Đạt thực sự là một mê cung. Các chữ ô, hồ, ồ hô trong các câu thơ đã làm rõ sáng tạo chữ của Lê Đạt trên phơng diện ngữ âm. Chính ý nghĩa của âm thanh từ các chữ nêu trên đã khiến ngời đọc ngạc nhiên thích thú. Xét đến phơng diện chữ là từ vựng, ngữ nghĩa, ta thấy trong cả ba mơi hai bài của chùm thơ Chiều Bích Câu, hầu hết các từ đều đợc khoác thêm một bộ áo mới. Điển hình là bài Anh muốn: Anh muốn làm bông hoa Đầu xuân cài cỏ mộ Thơm em đôi nỗi hờng Khuây hơng đừng khóc nữa. Chữ hờng dùng trong đoạn này rất hay, bởi nếu thay nó bằng một chữ tơng tự nh hồng (thơm em đôi nỗi hồng) thì ý tởng của câu thơ sẽ khác. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 9 Có nó, sự kết nối giữa câu đầu và câu cuối, cũng nh sự kết hợp vần giữa hai chữ hờng- hơng để miêu tả sự day da, không dứt sẽ đợc đảm bảo. Ngoài ra, chữ hờng còn gợi liên tởng về một vẻ đẹp e thẹn, một niềm hạnh phúc. Rõ ràng, việc làm mới chữ buộc ngời đọc thơ ít nhiều phải chịu khó t duy, tìm hiểu và đi sâu vào bản chất đa nghĩa, đa ngã của chữ. Quả nh Lê Đạt đã tuyên bố: trò chơi chữ nghĩa đòi hỏi ngời sáng tạo phải siêng năng, cần cù, tìm đợc bóng của chữ thì mới đạt ý nguyện. Chữ lau ăn lối trong bài Quê tầm xuân là một hình ảnh rất đa nghĩa vì nó vừa gợi liên tởng về một cảnh cụ thể, vừa bày tỏ niềm khát khao tình ái không tiện giãi bày một cách tờng minh. Sự sáng tạo chữ đã mở ra một con đờng mới cho ngời đọc thơ đi vào một thế giới ngôn ngữ khác. ở đó, mỗi chữ có một nét nghĩa riêng luôn luôn yêu cầu sự khám phá không mệt mỏi. Để hiểu sáng tạo chữ của Lê Đạt ở phơng diện kết cấu, có thể xem xét bài Chiều Bích Câu nh một ví dụ điển hình: Mùi ma xa Lòng cha tạnh Phố nhau đầu Hay trong bài Tỏ tình: Em trung tâm nào Ngữ ngoại tim anh. Lê Đạt mợn biện pháp đảo từ để tạo các chữ mới: phố nhau đầu - đầu phố có nhau, ngữ ngoại - ngoại ngữ. Song, giá trị của chữ mới thể hiện ở nghĩa biểu đạt của nó. Độc giả dễ bị mắc lừa nếu cho rằng ngữ ngoại là một cách nói của ngoại ngữ, bởi ở câu trớc của nó có chữ trung tâm. Đó là cái bẫy của trận đồ chữ. Thật ra, sáng tạo chữ theo phơng thức này, Lê Đạt làm cho trò chơi chữ thêm lôi cuốn. Trong câu thơ, chữ ngữ ngoại là tiếng nói ở vùng ngoài, hàm ý miêu tả một sự kiếm tìm tín hiệu của tình yêu, một nỗi nhớ nhung da diết cần phải tỏ bày. Nhân vật anh đang chờ đợi tiếng nói của ngời mình yêu, một sự đáp ứng từ em đang ở một vùng nào đó. Cảm xúc tình yêu phát ra, cần tìm thấy tín hiệu của sóng. Câu thơ trở nên đa nghĩa nhờ chữ phát sáng. ánh sáng yêu cầu độc giả cùng nhà thơ đồng sáng tạo trên từng con chữ. Quen lạ là một bài thơ hay vì nó đã chứng minh các yêu cầu vừa phân tích: thơ hay không thể nói một cách tờng minh, mà còn đánh đố ngời đọc trong trò chơi chữ nghĩa. ở trò chơi này, Lê Đạt bày trận đồ chữ bằng hình thức lạ hóa, để từ đó mở ra nhiều chiều nghĩa làm cho việc biểu đạt nghĩa luôn đa dạng, sự liên tởng cũng không kém phần phong phú. Bằng cách tân chữ trong thơ mà Quen lạ đợc hiểu là một bài thơ rất tình, rất trẻ. Phải chăng với sự đổi mới này trong tập Bóng chữ nói chung, Chiều Bích Câu nói riêng, Lê Nguyễn Thị Lan Chi Những cách tân thi pháp của lê đạt , Tr. 5-12 10 Đạt đã xây dựng ở ngời đọc một nhận thức mới về thơ và ngôn ngữ thơ. Khi đối chiếu với những tác phẩm thơ trớc đó, độc giả sẽ tìm thấy sự khác biệt. Thứ nhất, chữ trong thơ không còn đợc hiểu theo nghĩa trong từ điển. Ví dụ chữ liễu trong bài Vào hè của Lê Đạt (Tóc liễu trờng tân thơ cổ Trời xanh cô ban rất Đờng) rất khác với những chữ liễu trong các câu thơ sau: Dới cầu nớc chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thớt tha. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng. (Xuân Diệu, Đây mùa thu tới) Nói chung, sự cách tân mang dấu ấn Lê Đạt nói trên đã góp phần làm giàu cho ngôn từ thơ cũng nh từ trong ngôn ngữ tiếng Việt. Bài Thu nhà em đã đợc mở đầu: Anh đến mùa thu nhà em Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ Thật lạ, tại sao tác giả không viết là: Mùa thu anh đến nhà em Vũng nhỏ lăm răm nắng cúc. Nhng những cái lạ có trong câu thơ gốc buộc ngời đọc phải luôn vận động t duy và không ngừng đi tìm. Trên con đờng đi tìm đó, độc giả buộc phải chú ý đến mối tơng tác giữa mỗi con chữ với các yếu tố cấu thành khác của bài thơ. Bởi xét cho cùng, hai câu thơ trên không thể đổi vị trí chữ đợc là vì Lê Đạt dùng chữ vũng nhỏ để chỉ đôi mắt. Nó kết hợp chữ nắng cúc và chữ lăm răm trớc đó, đều gợi đến các câu ca dao, đến bài thơ Gửi cô hàng cau của Tản Đà và hình ảnh mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến. Tất cả không ngoài mục đích mở ra liên tởng về một cái nhìn rất đằm thắm, thiết tha, ngất ngây tình tứ. ở đây cần phải ghi nhận sự sáng tạo cùa Lê Đạt trên phơng diện cú pháp. 3. Tính liên văn bản là một đặc điểm nổi bật khác của thơ Lê Đạt mà độc giả phải nắm bắt để giải mã ngôn ngữ thơ ông. Qua việc tìm hiểu cách thuyết minh về khái niệm liên văn bản của các nhà nghiên cứu nh Kristera, Riffaterre, Roland Barthes, có thể hiểu rằng: mỗi văn bản là một liên văn bản, ở đó, các văn bản khác cùng hiện hữu để góp phần chi phối và làm thay đổi diện mạo của văn bản ấy, mỗi văn bản là một sự hấp thụ và chuyển thể của các văn bản khác. Thật vậy, khảo sát chùm thơ Chiều Bích Câu ta luôn tìm thấy tính liên văn bản ở hầu hết các bài thơ và ngay cả ở phần tựa. Nó thể hiện trớc hết ở dấu ấn truyền thống văn hóa, văn học dân tộc in trên mỗi bài thơ cụ thể. Đọc các bài thơ nh Gốc khế, Chiều Bích Câu, Sông quê, Anh muốn ta đều thấy sự có mặt của những thi liệu dân gian. Còn trong các bài nh Thủy lợi, Thủy thủ, Truyện bồ câu, Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 11 Kênh chờ, Tỏ tình ta lại thấy có những thi liệu thơ cổ điển. Trong các bài thơ vừa dẫn đều có sự tái sinh của các quan niệm thẩm mỹ truyền thống và môi trờng văn hóa cổ truyền. Đa phần các bài trong chùm thơ Chiều Bích Câu đều ngắn nhng lại chứa đựng nhiều tầng nghĩa. Phải chăng nhà thơ đang tiếp nối sự kiệm lời, ý tại ngôn ngoại của thơ truyền thống? Cũng qua thơ Lê Đạt, ngời đọc tìm thấy một quan niệm rất Việt Nam về cái đẹp thể chất, cái đẹp tình ngời, đồng thời cũng nhận ra nhiều thói quen văn hóa của ngời Việt. Bên cạnh các dấu ấn vừa nêu, chùm thơ Chiều Bích Câu còn cho thấy có một cuộc chơi chữ nghĩa trên các văn bản thơ truyền thống. Tác giả dùng các văn bản thơ đã có từ trớc để làm phông cho những tình ý mới nh bài Thủy lợi: Một đàn ngày trắng phau phau Bì bạch bờ xoan nớc mát Chỉ hai câu thơ mà trong đó vừa có câu đố dân gian về việc rửa bát: Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm vừa có hình ảnh một vế đối của Hồ Xuân Hơng: Da trắng vỗ bì bạch. Khi đọc thơ Lê Đạt, việc liên hệ thờng xuyên đến những văn bản thơ truyền thống sẽ giúp độc giả cảm nhận đợc tính đa nghĩa, đa ngã đặc trng cho chữ nghĩa thơ Lê Đạt. Hãy đọc bài Chùa Hơng: Nớc ngực triều dâng con nhớ Phấn vàng chim thỏ thẻ mơ non Bến nụ hoa tròn môi đợi nói Suối Giải Oan ma ngần Lê Đạt đã làm trẻ lại những văn bản thơ truyền thống thông qua những hành động biến cải chủ đề. Tác giả đã để các văn bản thơ truyền thống luôn đồng hành với mình trong t duy sáng tạo. Rõ ràng, muốn hiểu thơ Lê Đạt, phải có một sự tích luỹ tri thức văn học đáng kể. Xin nhắc lại bài tựa của Chiều Bích Câu: Làm cách nào có thơ hay? Hỏi vậy khác gì hỏi làm cách nào gặp Tiên tại phờng Bích Câu ? Mọi câu thơ hay đều kì ngộ. Hẳn phải siêng năng, có lòng thành và nhất là biết chờ ngời đẹp vỏ chữ bớc ra Giờ các con phe đi ngủ. Qua bài thơ trên, Lê Đạt đã thâu tóm toàn bộ quan niệm và qui trình sáng tạo của mình, khẳng định một thi pháp hoàn toàn mới mẻ đợc xây dựng trên cơ sở kế thừa những nét đẹp của bản sắc văn hóa, văn học dân tộc. Sự đóng góp này của Lê Đạt đã mang lại cho dòng thơ đơng đại một bớc tiến, mà trớc hết là làm cho ngôn ngữ thơ giàu sức sống. Việc đánh giá thơ Lê Đạt gắn liền với một đòi hỏi: độc giả thơ bây giờ cần đợc trang bị một trình độ t duy và kiến thức văn học phù hợp để hiểu thơ của hôm nay hay đúng hơn là để nhập đợc vào thế giới thơ đang trong xu hớng đổi mới. Nguyễn Thị Lan Chi Những cách tân thi pháp của lê đạt , Tr. 5-12 12 TàI LIệU THAM KHảO [1] Xuân Diệu, Công việc làm thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1984. [2] Lê Đạt, Nghiệp thơ, Tia sáng, số tháng 7, 2003. [3] Lê Đạt, Đờng chữ, Văn nghệ (phụ san Thơ), số 5, 2003. [4] Lê Đạt, Lời xông đất, Tia sáng, số Xuân, 2007. [5] Thụy Khuê, Từ lãng mạn đến siêu thực, http://perso.club-internet.fr/south15/thuykhue/tk99/breton-html/ [6] Thụy Khuê, Cấu trúc thơ, Văn Nghệ xuất bản, California, Hoa Kỳ, 1996. [7] Trần Đình Sử, Tuyển tập, tập 2, NXB Văn học, 2005. [8] Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Xuân Sanh với Buồn xa, Ngôn ngữ số 6, 2002. [9] Đặng Tiến, Lê Đạt và Bóng chữ, Ngời Hà Nội số 14, 15, 1995. SUMMARY LEDAT'S INNOVATIONS OF VERSIFICATION IN A SET OF POEMS CHIEU BICH CAU IN BONG CHU VOLUME Chieu Bich Cau - one of the four parts in Bong chu (the shade of words) volume (1994) expressed the noticeable contribution of Le Dat to innovating Vietnamese contemporary poetry. The position of words and the ways to read intertextual poems in this part were the two key issues we clarified to identify the characteristics of LeDats versification. (a) Cao học 13 Lý luận văn học, trờng Đại học Vinh. . Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 5 Những cách tân thi pháp của lê đạt ở chùm thơ chiều bích câu trong tập bóng chữ (1994) Nguyễn Thị Lan Chi (a) Tóm tắt. Chiều Bích Câu là. là một trong bốn phần của tập thơ Bóng Chữ (1994), thể hiện sự đóng góp đáng kể của Lê Đạt vào việc cách tân thơ Việt Nam đơng đại. Vị trí của chữ và cách đọc liên văn bản các bài thơ trong. đã làm mới cú pháp thơ, làm mới cả bài thơ. Đề cập đến sự đổi mới này trong thơ Lê Đạt, cụ thể là trong chùm thơ Chiều Bích Câu, trớc hết cần xét đến vị trí của chữ biểu hiện ở ba phơng diện.

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan