2.Điều kiện kinh tế xã hội Giao thông Với 203 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với nước bạn
Trang 1ĐỊA LÍ LÀO CAI – ĐỊA
LÝ TỈNH LÀO CAI
II DÂN CƯ VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1.Dân cư
Tổng dân số toàn tỉnh: 613.075 người, trong đó:
- Số người trong độ tuổi lao động: chiếm 52%;
- Mật độ dân số bình quân: 96 người/km2
Dân tộc: Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,
2.Điều kiện kinh tế xã hội
Giao thông
Với 203 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Lào Cai
là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với nước bạn Trung Hoa
Trang 2Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai phức tạp, nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông
Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình trong hơn 10 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã xây dựng được một hệ thống giao thông thông suốt 4 mùa, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với
vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn
Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông
- Đường bộ: Có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D,
4E.279.70) với tổng chiều dài trên 400 km; 8 tuyến tỉnh lộ với gần
300 km và gần 1.000 km đường liên xã, liên thôn Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp và khá đông đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi Hiện tại tuyến quốc lộ 70 đang được cải tạo nâng cấp (hoàn thành vào đầu năm 2009)
+ Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai phía hữu ngạn sông Hồng đang được triển khai xây dựng, theo tiến độ đến 2012 hoàn thành đi vào khai thác, với chiều dài 264km, điềm nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu giai đoạn 1 qua cầu đường bộ biên giới khu Thương mại – Công nghiệp Kim Thành (Lào Cai); Dự án sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Đây là công trình trọng điểm quốc gia nằm trong chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông (GMS)
+ Tính đến năm 2007, Lào Cai đã có đường ô tô đến trung tâm tất cả các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua
Trang 3địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm
Theo kế hoạch năm 2009 tuyến đường này sẽ được cải tạo nâng cấp,
sử dụng vốn của ADB, hoàn thành vào năm 2011 Ngoài ra còn có đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài
58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm
- Đường sông: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn Đường sông Lào Cai chưa thực sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh
có rất nhiều sông lớn như sông Hồng dài 130 km (trong đó nội địa có
75 km và chung biên giới với Trung Quốc khoảng 55 km)
Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế
- Đường hàng không: Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại Lào Cai trong giai đoạn 2010 – 2015
Trong lĩnh vực giao thông đối ngoại ngành giao thông vận tải Lào Cai
đã có quan hệ chặt chẽ với ngành giao thông Vân Nam - Trung
Quốc
Những năm qua, hai bên thường xuyên trao đổi các vấn đề liên quan đến giao thông giữa hai nước như: xây dựng các cầu qua sông biên giới hai nước, thực hiện tốt Hiệp định vận tải đã ký kết
Hạ tầng điện - nước
Trang 4- Hạ tầng mạng lưới điện: 9/9 huyện, thành phố; 164 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia 75% hộ dân được sử dụng điện lướt Tiềm năng thuỷ điện của Lào Cai khoảng 11.000MW; đã cho phép đầu tư
68 công trình với tổng công suất 889MW, dự kiến đến 2010 sẽ phát điện khoảng 700MW
Ngoài ra từ năm 2006, ngành Điện lực Việt Nam đã hoàn thành đấu nối đường dây 220 KV Yên Bái – Lào Cai – Hà Khẩu để nhập khẩu điện từ Vân Nam (Trung Quốc) với nhu cầu sản lượng khoản 300MW đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trước mắt cũng như lâu dài
- Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: Hiện tại đã có hệ thống cấp
nước sạch tại thành phố Lào Cai và hầu hết các huyện, cùng với hệ thống giếng khoan đang cung cấp nước sạch cho 69% dân số toàn tỉnh
3 Hạ tầng thông tin liên lạc:
- Hạ tầng bưu chính: Tính đến 30/9/2008, có 227 điểm phục vụ,
trong đó: có 25 Bưu cục, 127/144 xã có điểm bưu điện văn hoá xã;
125 đại lý bưu điện, 100% trung tâm huyện, thành phố có báo đến trong ngày Bán kính phục vụ bình quân 2,7km/điểm phục vụ; bình quân số dân được phục vụ là 2.143 người/điểm phục vụ (đạt 97% chỉ tiêu đến năm 2010)
- Hạ tầng viễn thông: So với những năm trước, mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc Hiện nay trên toàn
mạng có 57 tuyến cáp quang, 30 tuyến truyền dẫn Vi ba, 170 trạm BTS Mật độ điện thoại đạt 32 máy/100 dân (đạt 100% chỉ tiêu đến năm 2010)
Trang 5Thuê bao Internet đạt trên 11.900 thuê bao trong đó thuê bao băng rộng đạt 5.672 thuê bao Theo hướng dẫn về hệ số quy đổi của Bộ Tthông tin và Truyền thông mật độ sử dụng Internet của tỉnh Lào Cai đạt 10,5/100 dân
Hạ tầng công nghệ thông tin:
Hạ tầng Công nghệ thông tin được phát triển ổn định Dự án mạng LAN đô thị với quy mô và công nghệ hiện đại đang trong quá trình xây lắp, đảm bảo đến quý II năm 2009 hoàn thành giai đoạn đầu dự
án, đảm bảo nhu cầu sử dụng của các cơ quan khi đi chuyển về khu hành chính mới
Sau khi hoàn thành giai đoạn II (năm 2010) đảm bảo tỉnh Lào Cai sẽ
có một hạ tầng truyền dẫn đáp ứng được nhu cầu đến 2020 và có khả năng mở rông cho các giai đoạn tiếp theo
Việc phát triển hạ tầng CNTT tại các sở, ban, ngành đã được chú
trọng đầu tư, kết nối Internet phục vụ cho công tác quản lý, điều hành Đến nay đã có 42/59 cơ quan nhà nước có mạng LAN; tỷ lệ máy tính kết nối Internet chiếm hơn 60% Chỉ số ICT Index năm
2007 của Lào Cai xếp thứ 31/64 tỉnh thành
Nguồn lao động:
năm 2007 tổng số có 337.803 người (số người trong độ tuổi lao động
là 319288 người, trong đó số người có khả năng lao động là 315.261 người; số người ngoài độ tuổi thực tế tham gia lao động là 22.542 người)
Cơ cấu lao động theo các ngành nghề: Nông nghiệp và lâm nghiệp
Trang 6227.027 người; Thuỷ sản 330 người; Công nghiệp khai thác mỏ
5.238 người;
Công nghiệp chế biến 6.821người; Sản xuất và phân phối điện, khí đạt và nước 867; Xây dựng 11.650; Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân 13.145; Khách sạn và nhà hàng 3.745; Vận tải, thông tin liên lạc 4.406; Tài chính, tín dụng 799;
Hoạt động Khoa học và Công nghệ 120; Hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 593; Quản lý nhà nước an ninh quốc phòng
8.704; Giáo dục & đào tạo 12.257; Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2.208; Hoạt động Văn hoá - thể thao 882; Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 1.813; Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 889
Giáo dục và đào tạo:
Có 161 trường mẫu giáo, 229 trường tiểu học, 7 trường phổ thông cơ
sở, 186 trường trung học cơ sở, 22 trường trung học phổ thông, 2 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 1 trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật, 1 trường Trung cấp Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch, 1 Trường trung học Y tế, 1 Trường Cao đẳng Sư phạm
Y tế
100% số xã, phường, thị trấn có Trạm xá và cán bộ y tế Có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện tuyến huyện và 36 phòng khám đa khoa khu vực với 2.180 giường điều trị
Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi
Trang 7- Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt
- Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế