1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN potx

9 824 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 247,43 KB

Nội dung

KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN Một góc vườn quốc gia Cát Tiên Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50" tới 11°50′20" vĩ bắc, và từ 107°09′05" tới 107°35′20" kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Các hợp phần Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác một sừng. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò, Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên. Lịch sử Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác này đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội Hoa Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và sau chiến tranh giảm đáng kể. Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng. Đa dạng sinh học Bò rừng banteng. Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác do cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường (khoảng trên dưới 20.000 USD/sừng). Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan. Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển". Ngày 4 tháng 8 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Hệ đất ngập nước Bàu Sấu là Khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ 2 của Việt Nam với tổng diện tích là 13.759 ha (trong đó có 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151ha đất ngập nước quanh năm). Vẻ đẹp hoang sơ mời gọi Khác với nhiều vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Ngọc Linh… có địa hình chủ yếu là rừng núi, Cát Tiên có khung cảnh thiên nhiên vô cùng đa dạng. Có đồi, có bãi ven sông. Có các trảng cỏ rộng lớn bằng phẳng và cả những dòng chảy dốc. Vào mùa mưa, những con suối nhỏ hiền hòa, nước róc rách luồn qua từng khe đá sẽ trở thành các dòng thác hùng vĩ, ầm ào đổ trắng xóa trên các triền đá lớn. Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng trải rộng như bãi tắm tự nhiên như mời gọi du khách dừng chân chiêm ngưỡng. Cát Tiên sở hữu nhiều dạng sinh cảnh như rừng nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp; rừng nửa rụng lá nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp, đất ngập nước ngọt và trảng cỏ ngập nước theo mùa; rừng ngập nước và các kiểu sinh cảnh thứ sinh như rừng tre nứa, trảng cỏ Trong cuốn sách hướng dẫn du lịch, có những con số thú vị: “Hệ thực vật đã ghi nhận 1.362 loài bậc cao, trong số đó 34 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam cùng nhiều loài cây gỗ có giá trị như gõ đỏ, xoay, cẩm lai, giáng hương quả to. Hệ động vật đã ghi nhận 77 loài thú, 318 loài chim, 58 loài bò sát, 26 loài ếch nhái, 130 loài cá. Trong số đó có các loài thú lớn quý hiếm và một số loài có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng toàn cầu như tê giác Java, bò tót, voi Châu Á, cá sấu nước ngọt Một số loài chim đặc hữu như gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng, chích chạch xám. Một số loài chim nước quý hiếm như quắm cánh xanh, ngan cánh trắng, già đẫy nhỏ…”. Nào hãy cùng khám phá Xem thú ban đêm là một hoạt động rất hấp dẫn các du khách. Ngồi trên thùng xe bán tải, chiếc xe đưa tôi chạy từ trụ sở chính của vườn về hướng Núi Tượng. Những trảng cỏ loang loáng dưới ánh đèn pha của hướng dẫn viên. Mắt thú bắt đèn sẽ tạo nên hai đốm đỏ hoặc xanh. Và có lẽ do bị chói mắt, chúng sẽ đứng yên một lát đủ để ta chiêm ngưỡng. Vì môi trường, sinh cảnh được bảo vệ rất nghiêm ngặt nên động vật trong rừng không hề sợ con người. Hơn hai chục cây số cả đi lẫn về, nếu may mắn, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn khá nhiều chim thú, hươu nai bình thản sống giữa môi trường quen thuộc của mình. Với người chỉ được ngắm chúng qua nan lồng sắt trong vườn bách thú, hay trên những kênh truyền hình chuyên về đời sống hoang dã như tôi, chuyến xem thú này quả thật là một trải nghiệm cực kỳ thú vị. Đi Bàu Sấu là một trong gần chục tuyến du lịch sinh thái tại đây. Chân dẫm lên thảm lá dày, tai nghe chim hót, mắt ngắm nhìn hệ thực vật vô cùng đa dạng. Cứ lầm lũi xuyên rừng như thế cỡ chục cây số, Bàu Sấu mở ra với một màu xanh nhiều sắc độ xa ngút ngàn tầm mắt. Xanh nước, xanh trời, xanh của thảm thực vật. Những chú chim nước lững thững đi lại, kiếm ăn, soi bóng xuống mặt nước xanh hiền hòa là hình ảnh tuyệt vời nhất mà tôi đã từng chiêm ngưỡng. Ngày thứ ba ở Cát Tiên, tôi quyết định tách đoàn và lang thang một mình để khám phá vẻ đẹp đang tiềm ẩn đâu đó dưới những tán lá xanh thẫm của rừng già huyền bí. Theo lời mách nước của ông Nguyễn Duy Khang - Phó giám đốc Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, tôi mở sổ tay, chọn cho mình hai chặng hành trình, tuyến Bằng Lăng và tuyến Thác Mỏ Vẹt. Vườn quốc gia Cát Tiên mang trong mình đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh Đông Nam Bộ. Tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, khi lần đầu được tận mắt nhìn thấy những thân cây rỗng ruột hoàn toàn vẫn hiên ngang đứng giữa đất trời. Rồi cây Tùng 400 năm tuổi. Gốc bằng lăng đặc biệt với 6 ngọn. Thân cây đổ ngang với bộ rễ uốn lượn kết thành cái cổng chào tuyệt đẹp mời gọi khách du lịch bước qua, xuýt xoa nhìn ngắm, và thậm chí liều thử một lần trèo leo để có thể sống lại cả một thời ấu thơ xa ngái. Khách nước ngoài khi tới Mỏ Vẹt, luôn chọn cách nằm phơi nắng trên những tảng đá rộng, tai nghe tiếng ầm ào thác đổ, mắt dõi theo sắc trắng lấp lóa của những cánh cò. Thiên đường, có lẽ cũng chỉ tuyệt vời đến thế! Đến với Cát Tiên, khách du lịch còn có cả một danh sách dài để lựa chọn. Từ tuyến Bàu Chim đến ghềnh Bến Cự. Từ tuyến Thác Trời - Thác Dựng đến tuyến Cây Si. Từ tuyến sinh thái đến tuyến thăm di chỉ văn hóa Óc Eo… Hoang sơ, quyến rũ. Cát Tiên luôn là điểm đến mời gọi những người trót mê loại hình du lịch sinh thái. . KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN Một góc vườn quốc gia Cát Tiên Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện. ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên. Lịch sử Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. . phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ

Ngày đăng: 23/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w