Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.. Tài nguyên rừ
Trang 1ĐỊA LÝ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - ĐỊA LÍ HẢI PHÒNG
Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng
Diện tích : 1.526,3 km2 (năm 2003)
Dân số : 1.792,7 nghìn người (năm 2005)
Mã điện thoại : 031
Biển số xe: 16
Vị trí địa lý: Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía đông miền Duyên hải
Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102km, có tọa độ địa lý từ 20030’39’’ đến
21001’15’’ vĩ độ Bắc và từ 106023’39’’ đến 107008’39’’ kinh độ Đông Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa vịnh Bắc Bộ, có tọa độ từ
20007’35’’ đến 20008’36’’ vĩ độ Bắc và từ 107042’20’’ đến 107044’15’’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía
Trang 2Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không
Diện tích tự nhiên là 1.526,3 km2 (năm 2003), chiếm 0,45% diện tích tự nhiên
cả nước
Dân số năm 2005 là 1.792,7 nghìn người, mật độ 1.175 người/km2.
Đơn vị hành chính: Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực
thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo) Dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là trên 847.000 người và số dân ở nông thôn
là trên 990.000 người (theo số liệu điều tra dân số năm 2009)
Địa hình Hải Phòng rất đa dạng, phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu
dài và phức tạp Phần Bắc Hải Phòng có dáng dấp của 1 vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía Nam lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của 1 vùng đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển
Khí hậu: Hải Phòng nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển
Đông nên chịu ảnh hưởng của gió mùa Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mùa gió nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Nhiệt độ trung bình hàng tháng
20 – 30 độ C, cao nhất có khi tới 40 độ C, thấp nhất có khi dưới 5 độ C Độ ẩm trung bình năm 80 – 85% Tổng số giờ nắng khoảng 1.692,4 giờ
Thủy văn: Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình 0,6 –
0,8 km/km2 Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ Hải Phòng có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài trên 300 km, bao gồm sông Thái Bình, sông Lạch Tray, sông Cấm,
Trang 3sông Đá Bạc – Bạch Đằng, và các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giá, sông Đa Độ, sông Tam Bạc…
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên khoáng sản: Do đặc điểm lịch sử địa chất Hải Phòng ít có dấu vết
của hoạt động macma nên ít có các mỏ khoáng sản lớn Tuy nhiên theo kết quả thăm dò khảo sát thì Hải Phòng các loại khoáng sản: kim loại (sắt, sa khoáng ven biển), phi kim loại (cao lanh, sét, đá vôi, quaczi, tectit…)
Tài nguyên biển là 1 trong những nguồn tài nguyên quý hiếm của Hải Phòng
với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao Nguồn nước biển với độ mặn cao và ổn định dùng để sản xuất muối phục vụ công nghiệp hóa chất địa phương cũng như đời sống nhân dân
Trang 4Tài nguyên đất của Hải Phòng có trên 57.000 đất canh tác, hình thành từ phù
sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình cao thấp xen nhau và nhiều đồng trũng
Tài nguyên rừng của Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng ngập mặn,
rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây… Đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát
Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quý hiếm Diện tích rừng khoảng 17.300 ha, trong đó có khoảng 580 ha rừng nguyên sinh như rừng nhiệt đới Amazon thu nhỏ với nhiều loại động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ
Quần đảo Cát Bà
Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía
Nam vịnh Hạ Long), ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long
khoảng 25 km Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng
Vị trí, địa lý
Quần đảo có tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ Bắc Diện tích khoảng gần 300 km² Dân số 8.400 người (năm 1996) Các đảo nhỏ khác: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,
Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên
Trang 5vịnh Hạ Long.Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận Đảo có tên là đảo các Ông Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà
Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70 m so với mực nước biển (dao động trong khoảng 0-331 m) Trên đảo này có thị trấn Cát
Bà ở phía đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám Cư dân chủ yếu là người Kinh
Có thể đến Cát Bà bằng hai loại phương tiện giao thông:
Đi tàu thủy từ Vịnh Hạ Long hoặc từ cầu Bính Hải Phòng;
Cách khác là đi đường bộ từ Hải Phòng, qua phà cắt ngang cửa sông Bạch Đằng với 2 chuyến phà, bao gồm phà biển Đình Vũ nối Hải Phòng với đảo Cát Hải, và phà Bến Gót nối đảo Cát Hải với đảo Cát Bà
Lịch sử
Hoàng hôn trên thị trấn Cát Bà
Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo
Thánh Gióng đánh giặc Ân Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà Các bản
đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc trệch thành Cát Bà.
Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện Cát Hải Trước năm 1945, thị trấn Cát Bà là phố Cát Bà, rồi đại lý Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Yên Sau năm 1945, trở thành thị xã Cát Bà Đến năm 1957 thị xã Cát Bà đổi thành thị trấn và huyện Cát Bà mới thành lập
Trang 6Khí hậu
Một số đảo trong quần đảo Cát Bà thuộc Vịnh Lan Hạ
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa cũng tương đương như các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc điểm là mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa
hè thì ít nóng hơn so với đất liền Cụ thể là:
Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa Mùa mưa chủ yếu là tháng 7, 8
Nhiệt độ trung bình: 25-28°C, dao động theo mùa Về mùa hè có thể lên trên 30°C, về mùa đông trung bình 15-20°C nhưng có thời điểm có thể xuống dưới 10°C (khi có gió mùa đông bắc)
Độ ẩm trung bình: 85%
Dao động của thủy triều: 3,3-3,9 mét
Độ mặn nước biển: Từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% (mùa khô)
Lễ hội
Lễ hội của người dân Cát Bà giống như lễ hội của những người Kinh ở khu vực khác, tuy nhiên có thêm ngày 1 tháng 4 dương lịch là lễ hội khai trương mùa du lịch
Du lịch
Trang 7Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái Phía Đông Nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía Tây Nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp
Con đường độc đạo chạy ven biển và xuyên qua đảo Cát Bà
Đường xuyên đảo Cát Bà: dài 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, qua áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình
Vườn quốc gia Cát Bà: có diện tích 15.200 ha, trong đó có 9.000 ha rừng, 5.400 ha biển tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng
Động Trung Trang: Nằm cách thị trấn 15 km cạnh đường xuyên đảo,
có nhiều nhũ đá thiên nhiên Động này có thể chứa hàng trăm người
Động Hùng Sơn: Cách thị trấn 13 km, trên đường xuyên đảo Động còn có tên Động Quân Y vì trong Chiến tranh Việt Nam người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm ở trong lòng núi
Động Phù Long (Cái Viềng) mới tìm ra, được cho là đẹp hơn động Trung Trang
Trang 8Bãi tắm Cát Cò 3
Các bãi tắm: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái, Đường Danh v.v là những bãi tắm nhỏ, đẹp, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy Người ta dự định xây dựng ở đây những "thuỷ cung" để con người có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập bơi lượn quanh những cụm san hô đỏ
Một bãi tắm đẹp trên Đảo Khỉ thuộc quần đảo Cát Bà
Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ, nó được mệnh danh là Hòn Ngọc của Vịnh Bắc Bộ
Khu dự trữ sinh quyển
Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO
Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02 tháng 12 năm 2004 Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại đây đã diễn ra lễ đón nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này Việt Nam hiện có 06 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là: Cần Giờ, Cát
Trang 9Tiên, châu thổ sông Hồng, miền Tây Nghệ An, Kiên Giang và quần đảo Cát Bà.
Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng
chuyển tiếp (phát triển kinh tế) Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động
Sách đỏ Việt Nam
Gần 60 loài đã được coi là các loài đặc hữu và quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như các loài động vật: ác là, quạ khoang, voọc đầu vàng,
voọc quần đùi trắng và các loài thực vật như chò đãi, kim giao (Podocarpus fleurii), lá khôi (Ardisia spp.), lát hoa (Chukrasia tubularis),dẻ hương, thổ phục
linh, trúc đũa, sến mật Ngoài ra còn 8 loài rong, 7 loài động vật đáy cũng cần được bảo vệ