1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỊA LÝ TỈNH NINH BÌNH - ĐỊA LÍ TỈNH NINH BÌNH Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình pot

16 11,9K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 428,77 KB

Nội dung

Vị trí - Địa lý Bản đồ VN với Ninh Bình được tô đậm Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình Ninh Bình tiếp giáp với 4 tỉnh: Hòa Bình ở phía tây bắc, Hà Nam ở phía bắc, Nam Định ở phía đông, Th

Trang 1

ĐỊA LÝ TỈNH NINH BÌNH - ĐỊA LÍ

TỈNH NINH BÌNH Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình

Diện tích : 1.383,7 km2 (năm 2003)

Dân số : 918,5 nghìn người (năm 2005)

Tỉnh lị : thị xã Ninh Bình

Mã điện thoại : 030

Biển số xe : 35

Vị trí địa lý: Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực nam đồng bằng châu thổ sông

Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông

Ninh Bình có diện tích tự nhiên 1.383,7 km² (thống kê năm 2003), với bờ biển

dài hơn 15 km Toàn tỉnh có 67.000 ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 55.000 ha; đất lâm nghiệp 13.000 ha; rừng tự nhiên 10.400 ha và trên 20.000

ha diện tích núi đá với trữ lượng hàng chục tỷ m³ đá vôi; rừng núi chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Dân số toàn tỉnh là năm 2005 là 918,5 nghìn người (mật độ 664 người/km2),

trong đó có 15% đồng bào theo đạo Thiên chúa, 2% đồng bào dân tộc Tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo

Đơn vị hành chính: Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có 6 huyện là Gia Viễn, Nho

Quan, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô; 2 thị xã là Ninh Bình và Tam Điệp với tổng số 144 xã, phường, thị trấn

Trang 2

Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở

phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80- 100m, tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ

Khí hậu: Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh

hưởng của khí hậu ven biển Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 1) khoảng 13 – 15oC và cao nhất (tháng 7) khoảng 28,5oC Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.800 mm nhưng phân bố

không đều, tập trung 70% lượng mưa vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 9) mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Thủy văn: Ninh Bình có hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông

Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh

Tiềm năng phát triển:

Tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn 1.400 km2, với bờ biển dài hơn 15

km Toàn tỉnh có 67.000 ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 55.000 ha, đất lâm nghiệp 13.000 ha, rừng tự nhiên 10.400 ha và trên 20.000 ha diện tích núi đá với trữ lượng hàng chục tỷ m3 đá vôi; rừng núi chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Mỗi vùng trong tỉnh có tiềm năng và thế mạnh riêng, song các vùng có thể bổ sung hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Cùng với tiềm năng về công, nông, lâm nghiệp, Ninh Bình còn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư; khu du lịch Tam Cốc- Bích Động; Vườn Quốc gia Cúc Phương với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 22.000 ha, có nhiều động thực vật quý hiếm; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, động Vân

Trang 3

Trình, nước nóng Kênh Gà, khu hang động Tràng An, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, khu phòng tuyến Biện Sơn- Tam

Điệp rất hấp dẫn khách du lịch

TƯ LIỆU VỀ NINH BÌNH

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam Theo quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế thì Ninh Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ

Vị trí - Địa lý

Bản đồ VN với Ninh Bình được tô đậm Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình tiếp giáp với 4 tỉnh: Hòa Bình ở phía tây bắc, Hà Nam ở phía bắc, Nam Định ở phía đông, Thanh Hóa ở phía tây nam, biển (vịnh Bắc Bộ) ở

Trang 4

phía đông nam.

Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam

Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình Vùng đồi núi hay còn gọi là vùng "bán sơn địa" ở phía Tây và Tây Nam bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp; vùng đồng bằng và vùng ven biển ở phía Đông và phía Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp Ninh Bình có bờ biển dài 18km Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m

Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau

 Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm

 Nhiệt độ trung bình: 23,5°C

 Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ

 Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%

Năm 2003 Diện tích:1.400 km², khoảng 900.000 người với mật độ dân số

643 người/km² Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là: Phật giáo

và Thiên chúa giáo 15% dân số theo đạo Thiên chúa

Ninh Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện trực thuộc là:

 Thành phố Ninh Bình (tỉnh lỵ)

 Thị xã Tam Điệp

 Huyện Gia Viễn

 Huyện Hoa Lư

 Huyện Kim Sơn

 Huyện Nho Quan

 Huyện Yên Khánh

Trang 5

 Huyện Yên Mô

Lịch sử - Văn hóa

Lịch sử

Ninh Bình xưa thuộc bộ Giao Chỉ, một trong 15 bộ của nước Văn Lang Qua các đời nhà Hán, Lương, Đường thuộc châu Trường Yên Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư

và đặt tên nước là Đại Cồ Việt Năm 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, Ninh Bình nằm trong phủ Trường An, sau đổi là châu Đại Hoàng vào cuối thế kỷ 12 Đời nhà Trần đổi thành lộ, rồi lại đổi thành trấn Thiên Quan Đời

Lê Thái Tông (1434-1439), Ninh Bình sáp nhập vào Thanh Hóa; thuộc trấn Sơn Nam đời vua Lê Thánh Tông; rồi lại thuộc về Thanh Hóa cho tới đời vua Minh Mạng Thời nhà Nguyễn, địa bàn tỉnh Ninh Bình là 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan

Năm 1831, Ninh Bình trở thành một trong số 13 tỉnh ở Bắc Kỳ với 6 huyện Yên Khánh, Nho Quan, Kim Sơn, Gia Khánh, Gia Viễn và Yên Mô, thuộc Liên khu

3 Sáu huyện vẫn giữ nguyên cho đến khi tỉnh Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh ngày 27/12/1975 Ninh Bình lại được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, ngày 26/12/1991 Khi tách

ra, tỉnh Ninh Bình có diện tích 1.386,77 km², dân số 787.877 người, gồm 2 thị

xã Ninh Bình, Tam Điệp và 5 huyện Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Hoàng Long Ngày 23/11/1993, huyện Hoàng Long đổi lại tên cũ là huyện Nho Quan Ngày 4/7/1994, huyện Tam Điệp đổi lại tên cũ là huyện Yên Mô và tái lập huyện Yên Khánh từ 10 xã của huyện Tam Điệp cũ và 9 xã của huyện Kim Sơn

Về mặt quân sự, Ninh Bình cũng giữ một vị trí then chốt vì đèo Ba Dội nằm trong dãy Tam Điệp là một cửa giao thông hiểm yếu giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, dùng đường bộ từ Thăng Long vào Thanh Hóa hay từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, đều phải vượt đèo này

Trang 6

Năm 1873 và 1887 Pháp chiếm đóng Ninh Bình Năm 1886, có Đốc Tâm chỉ huy dân quân, được rất đông đồng bào Mường tham dự, tấn công quân Pháp nhiều trận, gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề Tại Nho Quan, vào ngày 7 tháng 1 năm 1915, quân Việt Nam Quang Phục Hội đã đánh chiếm các đồn bốt của Pháp

Văn hóa

Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng giữa nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn Với đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối đa dạng mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng

Ninh Bình còn là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý Ninh Bình cũng là nơi gắn bó với

sự nghiệp của các triều đại nhà Trần, triều đại Tây Sơn và Hậu Trần Ninh Bình

là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêu biểu như: Đinh Bộ Lĩnh;

Trương Hán Siêu, Lý Quốc Sư, Vũ Duy Thanh v.v Ninh Bình là vùng đất có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính là

lễ hội cấp tỉnh, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội đền Thái Vi là lễ hội cấp huyện Các lễ hội khác: lễ hội Yên Cư, hội thôn Tập Minh, lễ hội động Hoa Lư

Giao thông

Trang 7

Nút giao thông QL 1A và QL10.

Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều có đường quốc lộ đi qua

Đường bộ

 Quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô,

Tp Ninh Bình và Tx Tam Điệp với tổng chiều dài gần 40 km

 Quốc lộ 10 nối từ Quảng Ninh qua các tỉnh duyên hải Bắc bộ: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tới thành phố Ninh Bình đi các huyện Yên Khánh, Kim Sơn

 Quốc lộ 12A, 12B nối thị xã Tam Điệp, Nho Quan với đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hoà Bình và Vĩnh Phúc

 Quốc lộ 59A nối Nho Quan với Thanh Hóa

Trang 8

 Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh

 Hiện đang có 3 dự án đường cao tốc đi qua Ninh Bình được triển khai: đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; đường cao tốc Ninh Bình - Vinh và đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

 Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa QL1 và QL10 ở Tp Ninh Bình

Đường sắt

 Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và

ga Đồng Giao

 Theo quy hoạch xây dựng mới, đường sắt cao tốc Bắc Nam chạy thẳng từ Hà Nội sẽ đặt ga chính ở Ninh Bình, Vinh

Đường thuỷ

 Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ, phần hạ lưu chảy giữa ranh giới huyện Kim Sơn với tỉnh Thanh Hóa Các sông nội tỉnh khác: sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản

 Ninh Bình có cảng Ninh Phúc là cảng sông cấp I Ngoài ra có cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Non Nước, cảng Bình Minh và cảng Phát Diệm

Kinh tế

Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Ninh Bình là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng núi Tây Bắc

Ninh Bình là một tỉnh có xuất phát điểm thấp hơn so với các tỉnh cùng khu vực

Trang 9

đồng bằng sông Hồng vì là tỉnh giao thoa giữa miền núi và đồng bằng Thế mạnh kinh tế của tỉnh là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch

Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con

số, Năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64, năm 2007 xếp thứ 24/64, năm 2008 xếp 23/63, liên tục đứng thứ 5 ở miền Bắc Năm 2007, Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; thu ngân sách đạt 1.140 tỷ đồng,

là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu 1000 tỷ Trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/64 và 43/64

Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007: Công nghiệp - xây dựng: 40%; Nông, lâm

- ngư nghiệp: 26%; Dịch vụ: 34%

Công nghiệp

Trang 10

Cảng Ninh Phúc ở khu công nghiệp Ninh Phúc.

Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng Vinakansai, xi măng Hệ Dưỡng, xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương v.v Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch v.v

Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, khu công nghiệp Gián Khẩu, v.v, với tăng trưởng công nghiệp khá cao

Nghề thủ công truyền thống: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ

Trang 11

nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh , đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư)

Theo Cục thống kê tỉnh Ninh Bình, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 6.000 tỷ đồng trong năm 2008, tăng gần 50% so với năm

2007 Giá trị công nghiệp của Ninh Bình đạt mức tăng cao là do các doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn như xi măng, cán thép, phân bón, may mặc, đồ hộp xuất khẩu đều đạt mức sản xuất khá cao Một số nhà máy đã đi vào sản xuất cho ra sản phẩm như nhà máy xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng

Dương, Công ty may Đài Loan, Cơ sở chế biến hạt điều - Cty CP xuất khẩu đầu tư Ninh Bình, Sản phẩm lò quay ximăng 2,3 triệu tấn/năm của Công ty Cơ khí lắp máy Ninh Bình, các sản phẩm cơ khí công nghệ cao của Công ty cơ khí Quang Trung, sản phẩm hoa quả đóng hộp của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao…đã góp phần tăng giá trị công nghiệp

Về thu hút đầu tư, tỉnh có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: Nhà máy phân đạm công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin vơi vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, nhà máy sản xuất sôđa đầu tư 1.300 tỷ, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình đầu tư 560 tỷ đồng

Nông nghiệp

Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần

Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu và các mặt hàng mỹ nghệ khác, vùng biển Kim sơn nuôi tôm

sú, nuôi cá và nuôi lợn, vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch Cơ cấu Nông, lâm, thuỷ sản trong GDP của tỉnh, năm 2007 đạt 26% (mục tiêu đến năm 2010 là 17%) Trong nông nghiệp, giữa các lĩnh vực sản xuất cũng có sự chuyển dịch Năm 2001, nông nghiệp chiếm 93,4%, lâm nghiệp 1,3%, thuỷ sản 1,7%, đến năm 2007, tỷ lệ đó là: Nông nghiệp 86,9%, lâm nghiệp 1,7%, thuỷ

Trang 12

sản 11,4%.

Lĩnh vực nuôi thuỷ sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả thuỷ sản nước ngọt Diện tích nuôi thuỷ sản năm 2007 đạt 9.021 ha, tăng 27,7% so với năm 2004; trong đó diện tích nuôi thả vùng nước ngọt đạt 6.910 ha, nuôi thuỷ sản nước lợ 2.074 ha Sản lượng thuỷ sản năm 2007 đạt 18.771 tấn Trong đó sản lượng tôm sú đạt 1.050 tấn, cua biển đạt 1.280 tấn Tổng giá trị thuỷ sản năm 2007 đạt 350 tỷ đồng, tăng 73,4 tỷ đồng so với năm 2004

Về hạ tầng, tỉnh đang đầu tư, nâng cấp, xây mới nhiều trạm bơm nước, kênh mương Các tuyến đê quan trọng như: Đê biển Bình Minh II; đê tả, hữu sông Hoàng Long; đê Đầm Cút, đê Năm Căn, hồ Yên Quang, âu Cầu Hội được nâng cấp theo hướng kiên cố hoá

Dịch vụ

Trang 13

Sân vận động trung tâm thành phố Ninh Bình.

Ninh Bình có vị trí thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa với các địa

phương khác trong cả nước

Về du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao

Về thể thao, giải trí, Ninh Bình có những công trình thể thao cấp quốc gia là nhà thi đấu Ninh Bình và sân vận động Ninh Bình Từ năm 2006 tỉnh có một đội bóng đá là câu lạc bộ bóng đá Xi măng Vinakansai Ninh Bình và một đội bóng chuyền hạng mạnh là Tràng An Ninh Bình Về giáo dục và đào tạo tỉnh có trường đại học Hoa Lư và 4 trường cao đẳng

Trang 14

Ninh Bình đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ Tỉnh coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn Tốc độ tăng giá trị sản xuất các

ngành dịch vụ đạt 16%

Từ năm 2004, Sở Công Thương Ninh Bình đã xây dựng quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 Năm 2008, toàn tỉnh có 107 chợ, trong đó chợ Rồng ở thành phố Ninh Bình là chợ loại 1, 5 chợ loại 2 (chợ Đồng Giao, chợ Nam Dân, chợ Ngò ) còn lại là chợ loại 3

Du lịch

Các điểm du lịch

Phong cảnh Ninh Bình – Non nước hữu tình.

Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như:

Ngày đăng: 23/07/2014, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w