Định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 53 - 67)

IX Lập hồ sơ mời thầu và Tổ chức đấu thầu thi công

Khu Trung Vinh

2.1. Định hướng phát triển chung

2.2.1. Cách vận hành và sử dụng thiết bị dây chuyền tuyển quặng sắt Tùng Bá

Để hiểu rõ hơn về cách vận hành và sử dụng thiết bị dây chuyền quặng sắt Tùng Bá, ta có thể đặt các câu hỏi và trả lời các câu hỏi như sau

Câu hỏi 1: Trước khi chạy máy cần phải làm gì?

Trả lời: Trước khi chạy máy cần kiểm tra và chuẩn bị những vấn đề sau:

• Kiểm tra xem trong máng máy tuyển từ, trong máy phân cấp, xung quanh máy nghiền bi, động cơ… có dụng cụ, mẩu sắt, que hàn, tạp chất không, nếu có phải dọn sạch.

• Dùng tay quay máy tuyển từ, máy phân cấp xem chuyển động có bình thường không.

Câu hỏi 2: Quy trình chạy máy như thế nào?

Trả lời: Chạy máy theo trình tự sau:

(1) Cấp nước đầy máy phân cấp và cấp nước cho máy nghiền bi, máy tuyển từ. (2) Chạy máy tuyển từ trước;

(3) Sau khi máy tuyển từ chạy bình thường, nâng trục máy phân cấp lên, quay không tải, rồi từ từ hạ xuống;

(4) Sau khi máy phân cấp chạy bình thường, tiếp tục chạy máy nghiền bi; (5) Ngay sau khi chạy máy nghiền bi 3-5 phút phải cấp liệu.

Câu hỏi 3: Quy trình dừng máy như thế nào?

Trả lời: Quy trình dừng máy ngược lại với chạy máy, cụ thể như sau: (1) Dừng cấp liệu;

(2) Sau khi dừng cấp liệu 5-10 phút mới được dừng máy nghiền bi; (3) Dừng máy phân cấp và nâng trục máy phân cấp lên;

(4) Sau khi dừng máy phân cấp khoảng 5 phút, dừng máy tuyển từ; (5) Dừng cấp nước.

Câu hỏi 4: Nồng độ bên trong Máy nghiền bi là bao nhiêu? Làm thế nào để biết được nồng độ bên trong máy nghiền bi đã phù hợp hay chưa? Và phương pháp điều chỉnh?

Trả lời: Nồng độ bên trong Máy nghiền bi thông thường khoảng 30%;

Muốn biết nồng độ bên trong máy nghiền bi đã phù hợp hay chưa thì nhìn vào cửa ra máy nghiền bi, nếu bùn quặng đủ sánh để bị vớt lên trên thành miệng loa cửa ra máy nghiền bi là được;

Nếu cửa ra bùn quặng không vét lên được mà chảy thẳng xuống chứng tỏ nồng độ trong máy nghiền bi loãng (nhiều nước), lúc này cần vặn nhỏ bớt vòi nước cấp vào máy nghiền bi hoặc tăng thêm quặng nguyên liệu vào máy nghiền bi.

Câu hỏi 5: Tỷ lệ quặng và bi cấp vào máy nghiền bi bao nhiêu là phù hợp?

Trả lời: Không có tỷ lệ quặng : bi tiêu chuẩn, bởi vì tỷ lệ này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cỡ hạt quặng đầu vào, hàm lượng quặng đầu vào, độ rắn của quặng đầu vào, chủng loại bi, quy cách bi, độ rắn của bi, thành phần hóa học của bi, quy cánh của máy nghiền bi…;

Theo thiết kế Máy nghiền bi tại Nhà máy tuyển quặng Tùng Bá thì:

• Lượng bi cấp vào máy nghiền bi không được quá 40 tấn, trước hết cấp vào máy nghiền bi khoảng 24 – 26 tấn bi nghiền, sau đó cứ mỗi giờ thêm khoảng 100 kg bi, cụ thể phải căn cứ vào tỷ lệ bi vỡ và bi hao mòn để xác định.

• Lượng quặng cấp vào máy nghiền bi theo thiết kế khoảng 50 tấn/giờ: Tại cửa cấp liệu máy nghiền bi, có miệng khống chế, nếu cấp nhiều quá thì nó sẽ tự động tràn liệu ra ngoài, vì vậy cần cấp liệu đều mới đảm bảo sản lượng.

Câu hỏi 6: Bi có nhiều quy cách 50, 60, 80, 100, 120, 140mm, vậy tỷ lệ giữa các loại bi bao nhiêu là phù hợp?

Trả lời: Không có một tỷ lệ bi tiêu chuẩn, vì tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố (xem phần trả lời câu hỏi 5), ngoài ra tỷ lệ bi khi chạy thử máy và tỷ lệ bi khi vận hành (thiết bị đã vận hành ổn định) cũng khác nhau. Có thể tham khảo một số tỷ lệ dưới đây:

(1) Tỷ lệ bi chạy thử: Công ty XINXING cung cấp:

Quy cách bi 50mm 60mm 80mm 100mm

Tỷ lệ 6 10 20 14

(2) Tỷ lệ bi chạy thử: Nhà máy Tùng Sơn cung cấp:

Quy cách bi 50mm 60mm 80mm 100mm 120mm 140mm

Tỷ lệ 3 3 5 5 6 4

(3) Tỷ lệ bi vận hành: Công ty XINXING cung cấp:

Quy cách bi 80mm 100mm 120mm 140mm

Tỷ lệ 1 1 1 1

Do trong khi vận hành, bi to đã bị mòn thành bi nhỏ, nên khi vận hành không cần cho loại bi nhỏ 50mm và 60mm.

Bi to có tác dụng đập vỡ quặng, bi nhỏ có tác dụng nghiền mịn quặng. Khi vận hành cần phải xem lượng bi vỡ và lượng bi hao mòn để xác định lượng bi cấp thêm vào máy nghiền bi.

Câu hỏi 7: Trình tự cấp quặng và bi vào máy nghiền bi.

Trả lời: Có thể tham khảo một trong 2 cách sau đây: Cách 1

• Đầu tiên cấp 2-5 tấn quặng vào Máy nghiền bi bằng đường băng tải.

• Sau đó mở cửa trên thân máy nghiền bi để cấp bi nghiền.

• Sau đó đóng cửa trên, và chạy máy.

• Tiếp tục cấp quặng và bi bằng đường băng tải. Cách 2

• Đầu tiên mở cửa trên thân máy nghiền bi và cấp bi.

• Sau đó đóng cửa trên, và chạy máy.

• Tiếp tục cấp quặng và bi bằng đường băng tải.

Không được chạy máy nghiền bi không có liệu (quặng) quá 30 phút, nếu không sẽ lãng phí bi và làm hỏng các tấm lót của máy nghiền bi.

Câu hỏi 8: Xác định lượng bi vỡ (tỷ lệ bi vỡ) như thế nào?

Trả lời: Trước hết cân lượng bi vỡ, rồi so sánh với lượng bi cấp vào máy nghiền bi ban đầu, để biết được lượng bi vỡ và tỷ lệ bi vỡ là bao nhiêu %;

Đo thời gian chạy máy để xác định lượng bi vỡ (mỗi loại) trong mỗi giờ, để xác định lượng bi và loại bi cần cấp vào máy nghiền bi lần tiếp theo.

Như vậy, cần phải ghi chép cụ thể và đầy đủ: Chủng loại bi, lượng bi từng loại cấp vào và tháo ra, cũng như thời gian bắt đầu chạy máy, thời gian dừng máy…

Câu hỏi 9: Xác định lượng bi hao mòn (tỷ lệ bi hao mòn) như thế nào?

Trả lời: Trước hết cân tổng lượng bi còn lại sau khi đã tháo ra, so sánh với tổng lượng bi cấp vào để xác định lượng bi hao mòn và tỷ lệ hao mòn?

Đo thời gian chạy máy để xác định lượng bi hao mòn mỗi giờ, để xác định lượng bi cấp bổ sung mỗi giờ.

Câu hỏi 10: Xác định lượng quặng cấp vào Máy nghiền bi bằng đường băng tải như thế nào?

Trả lời: Có nhiều cách xác định lượng quặng cấp vào Máy nghiền bi, có thể tham khảo công thức sau đây (nói nhỏ: Cách này là tớ tự nghĩ ra đấy):

Q = S × L × n

Q: Là lượng quặng vào máy nghiền bi bằng đường băng tải mỗi giờ (T/h) S: Là lượng quặng trên 1 mét băng tải (tấn);

L: Là chiều dài băng tải (mét); n: Là số vòng băng tải mỗi giờ;

Phương pháp xác định:

Trước hết cân lượng quặng trên 1 mét băng tải; Đo tổng chiều dài băng tải;

Đếm xem trong thời gian 15 phút băng tải quay được mấy vòng rồi nhân với 4; Từ đó có thể xác định được lượng quặng vào máy nghiền bi bằng đường băng tải mỗi giờ.

Ghi chú: Lượng quặng cấp vào Máy nghiền bi mỗi giờ không quá 50 tấn.

Câu hỏi 11: Nồng độ bùn quặng trong máy phân cấp ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng và sản lượng tinh quặng?

Trả lời: Nồng độ bùn quặng trong máy phân cấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng tinh quặng.

Nồng độ bùn quặng trong máy phân cấp càng đặc thì sản lượng càng lớn, nhưng chất lượng tinh quặng càng giảm;

Ngược lại nồng độ bùn quặng trong máy phân cấp càng loãng thì sản lượng càng giảm, nhưng chất lượng tinh quặng càng cao; Và lượng quặng đẩy từ máy phân cấp lên máy nghiền bi cũng càng nhiều.

Cần phải kiểm tra hàm lượng tinh quặng và xác định sản lượng, tuỳ theo yêu cầu chỉ tiêu chất lượng và sản lượng từng thời điểm để điều chỉnh.

Câu hỏi 12: Nồng độ máy phân cấp bao nhiêu là phù hợp? Làm thế nào để biết được nồng độ trong máy phân cấp đã phù hợp hay chưa?

Trả lời: Nồng độ bùn quặng trong máy phân cấp khoảng 30%;

Để biết được nồng độ bùn quặng trong máy phân cấp đã phù hợp hay chưa thì nhìn vào lượng quặng phần trên mép nước trong máng máy phân cấp, nếu lượng quặng ngập khoảng 2/3 tấm lót (gạt) là được.

Nồng độ này rất quan trọng, nếu lượng quặng bị đẩy lên quá nhiều (nồng độ quá loãng) có thể làm hỏng thiết bị.

Câu hỏi 13: Khi lượng quặng đùn lên trên máy phân cấp để vào máy nghiền bi nhiều thì mở to vòi nước và xả mạnh nước cho đỡ tắc, làm như thế có đúng không? Tại sao? Nếu không thì phải làm như thế nào?

Trả lời: Nếu lượng quặng đẩy từ máy phân cấp lên máy nghiền bi nhiều mà mở to vòi nước thì lượng nước vào máy nghiền bi sẽ càng nhiều, như thế nồng độ trong máy nghiền bi và nồng độ trong máy phân cấp càng loãng, do đó lượng quặng đẩy từ máy phân cấp lên máy nghiền bi sẽ càng nhiều hơn, hiện tượng ùn tắc sẽ nghiêm trọng hơn.

Như vậy nếu lượng quặng đùn lên trên máy phân cấp vào máy nghiền bi nhiều thì không được mở to vòi nước xả nước vào máy nghiền bi.

Lúc này cần vặn nhỏ vòi nước vào máy nghiền bi hoặc vặn nhỏ vòi nước ở cửa ra máy nghiền bi và nâng trục xoắn máy phân cấp lên.

Câu hỏi 14: Khi nâng hạ trục cánh xoắn máy phân cấp thì nâng hạ bao nhiêu là được?

Trả lời: Trong trình trạng vận hành bình thường, nâng hạ trục máy phân cấp trước và sau mỗi ca làm việc, để biết được độ cao thấp nâng hạ đã được hay chưa thì nhìn vào điểm ngay trên mép nước trong máng máy phân cấp.

Khi nâng, tấm lót (gạt) cánh xoắn máy phân cấp lên bên trên quặng là được. Khi hạ, tấm lót (gạt) cánh xoắn máy phân cấp xuống 2/3 là được.

Câu hỏi 15: Nếu dừng máy nghiền bi thời gian dưới 3 ngày thì phải làm gì? dừng máy 3 ngày trở lên thì phải làm gì?

Trả lời: Nếu dừng máy nghiền bi trong thời gian dưới 3 ngày thì mỗi ngày phải quay máy nghiền bi nửa vòng hoặc vài vòng để đảo hỗn hợp quặng, bi và nước

trong lòng máy nghiền bi. Nếu không nó sẽ đông cứng thành một khối khi khởi động lại sẽ ảnh hưởng đến thiết bị, thậm trí không khởi động lại được. Ngoài ra, nếu để nguyên máy nghiền bi thì khối hỗn hợp trong lòng máy nghiền bi sẽ gây một áp lực lớn đến 1/2 thân máy nghiền bi, khi quay đảo nửa vòng thì áp lực này sẽ được phân phối đều không gây ảnh hưởng đến thiết bị.

Nếu dừng máy nghiền bi thời gian 3 ngày trở lên, thì cần phải tháo hết bi, quặng và nước trong lòng máy nghiền bi ra.

Câu hỏi 16: Dừng máy phân cấp thời gian dưới 3 ngày thì phải làm gì? dừng máy 3 ngày trở lên thì phải làm gì?

Trả lời: Dừng máy phân cấp thời gian dưới 3 ngày thì phải dùng nước xả hết quặng bên trên mép nước xuống. Nếu không lượng quặng này khô lại sẽ rất cứng, khi khởi động lại sẽ làm hỏng tấm lót, cánh xoắn, trục và các thiết bị khác của máy phân cấp. Nếu dừng máy phân cấp 3 ngày trở lên thì cần phải xả hết toàn bộ lượng bùn quặng trong lòng máy phân cấp ra.

Câu hỏi 17: Làm thế nào để biết được khi nào cần phải dừng máy để tháo bi ra?

Trả lời: Cần thường xuyên kiểm tra quặng đầu ra máy nghiền bi, nếu phát hiện thấy có nhiều mảnh vỡ bi nghiền, to khoảng bằng đầu ngón tay, chứng tỏ bi nghiền trong máy nghiền bi bị vỡ nhiều, lúc này cần phải dừng máy và tháo bi ra.

Câu hỏi 18: Nồng độ và áp lực nước cho Máy tuyển từ thường?

Trả lời: Đối với máy tuyển từ thường thì càng nhiều nước càng tốt. Áp lực nước cấp cho máy tuyển từ phải đủ mạnh để đẩy bùn quặng vào khe tuyển bên dưới tang từ và đủ mạnh để tách tinh quặng ra khỏi tang từ.

Câu hỏi 19: Tại sao nước tinh quặng trong bể chứa tinh quặng có màu vàng? Vị trí và chiều cao đập như thế nào là phù hợp?

Trả lời: Màu vàng này là màu của nước và màu của quặng nguyên liệu, sau khi dóc hết nước thì màu này sẽ hết.

Bể xả tinh quặng ở Tùng Bá hiện nay cần phải đắp 2 đập ngăn quặng, đập thứ nhất mỗi lớp có chiều cao khoảng 30cm ở vị trí chiều dài bằng 2/3 chiều dài bể xả (cách vị trí cửa xả tinh quặng khoảng 14m), nếu quặng đầy tràn lớp thứ nhất thì tiếp tục đắp tiếp lớp thứ hai…, đập thứ hai có chiều cao thấp hơn đập thứ nhất ở vị trí mép ngoài bể xả tinh quặng.

Câu hỏi 20: Trước khi mở máy tuyển từ cao cần phải làm gì?

Trả lời: Trước khi chạy máy Tuyển từ cao cần phải:

(1) Kiểm tra giới chất từ xem có lỏng không, kiểm tra các ốc vít môi chất cứng xem có bị lỏng không, nếu có vấn đề gì phải xử lý.

(2) Xung quanh bộ phận chuyển động của máy tuyển từ xem có mảnh sắt linh tinh hoặc tạp chất không, nếu có phải dọn sạch.

Câu hỏi 21: Trình tự thao tác Máy tuyển từ cao?

Trả lời: Trình tự chạy máy, tắt máy, dừng máy khẩn cấp như sau:

(1) Mở máy: Van nước → nguồn điện → vòng quay → rung → kích từ → cấp quặng.

(2) Tắt máy: Dừng cấp quặng → ngắt từ (sau 2 phút) → rung → vòng quay →

nguồn điện → van nước.

(3) Dừng máy khẩn cấp: Tắt nguồn điện → dừng cấp quặng → dừng khác.

Chú ý: Sau khi ngắt từ tắt máy phải quay không 2 phút trở lên, sau khi sối sạch các chất cường từ tính trong máy tuyển từ ra rồi mới được tắt nước tắt máy.

Câu hỏi 22: Khi thao tác Máy tuyển từ cao cần chú ý những điểm gì?

• Dừng vòng quay mang quặng dễ tạo thành tắc giới chất từ, trong tình trạng bình thường không được dừng vòng quay mang quặng; Trường hợp khẩn cấp đầu tiên phải cắt điện nguồn, rồi lập tức dừng cấp quặng. Trong bất kì tình huống nào dừng máy đều phải dừng cấp quặng.

• Mỗi ca sản xuất đều phải kiểm tra một lần giới chất từ xem có lỏng không, kiểm tra các ốc vít môi chất cứng xem có lỏng không, nếu có vấn đề gì phải lập tức dừng máy để xử lý, để tránh môi trường từ bị hao mòn quá nhanh hoặc vòng quay bị kẹt.

• Kiểm tra độ cao vị trí nước xem có cao giống với mặt tràn gầu không.

• Kiểm tra áp lực nước cung cấp xem có bình thường không, Áp lực nước làm lạnh phải khống chế trong phạm vi 0.03~0.1 MPa.

• Kiểm tra lượng nước ra và nhiệt độ của nước làm lạnh xem có bình thường không, nhiệt độ nước ra không được quá 700C.

• Kiểm tra bộ phận rung và vòng quay xem có quay bình thường không, điện áp kích từ và dòng điện xem có trong phạm vi yêu cầu không.

• Nếu áp lực nước làm lạnh quá thấp hoặc đường điện kích từ đoản mạch, thiết bị bảo vệ bộ chỉnh lưu sẽ tự động ngắt nguồn điện kích từ, chuông cảnh báo tự động phát ra âm thanh cảnh báo. Khi thao tác nếu gặp phải chuông cảnh báo, phải kiểm tra áp lực nước xem có quá thấp không hoặc đường điện kích từ xem có đoản mạch không, sau khi xử lý sự cố, ấn nút phục vị, sẽ kích từ lại. Nếu nhất thời không thể xử lý được, phải dừng máy.

Câu hỏi 23. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển quặng của Máy tuyển từ cao?

Trả lời: Đối với Máy tuyển từ cao phẩm chất và sản lượng tinh quặng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau đây:

• Nếu mực nước quá thấp, rung không có tác dụng, sẽ dẫn tới hạ thấp phẩm chất tinh quặng và tăng phẩm chất quặng đuôi. Phương pháp tăng cao mực nước gồm có: a. Vặn nhỏ van quặng đuôi, b. Tăng thêm lượng cấp quặng, c. Tăng lượng nước rửa.

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w