Múi chiếu 60) Diện tích (km2)

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 40 - 45)

IX Lập hồ sơ mời thầu và Tổ chức đấu thầu thi công

105,múi chiếu 60) Diện tích (km2)

Vinh (1, 2, 3, 4, 5) và khu Hạ Vinh (6, 7, 8, 9, 10, 11, 12). Vị trí toạ độ xem bảng 1.4

Bảng 1.4. Tọa độ các điểm mốc khu mỏ

Tên khu Điểm khép góc

Hệ toạ độ VN 2000 (kinh tuyến

105, múi chiếu 60) Diện tích (km2) (km2) X (m) Y (m) Trung Vinh 1 2535719 507714 0,42 2 2535386 508118 3 2535145 508118 4 2534845 507767 5 2535327 507258 Hạ Vinh 6 2534932 508480 0,79 7 2534910 508550 8 2534963 508630 9 2534448 509257 10 2534051 509257 11 2533781 508893 12 2534570 508058

- Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn + Đặc điểm địa hình

Khu mỏ thuộc vùng núi cao, hiểm trở, bề mặt địa hình bị chia cắt rất phức tạp với nhiều vách đá cao dựng đứng. Căn cứ vào độ cao, có thể chia địa hình khu thăm dò thành 2 loại:

• Địa hình có độ cao từ 250 - 500m: Loại địa hình này chiếm diện tích không lớn, chủ yếu là các thung lũng nhỏ hẹp nằm lân cận bên mỏ.

• Địa hình có độ cao từ 500 - 1200m: Đó là những dãy núi kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, thường có độ dốc 300– 450, có nơi 600–700. Quặng sắt thường phân bố ở các hệ thống vách núi cao của loại địa hình này.

+ Đặc điểm mạng lưới thủy văn.

Vùng mỏ có hai hệ thống sông, suối chính với hướng chảy chung từ bắc xuống nam hoặc gần Bắc -Nam.

Hệ thống sông suối phía Tây Bắc vùng mỏ đổ ra sông Miện rồi từ sông Miện đổ ra sông Lô ở thị xã Hà Giang:

• Hệ thống sông suối cắt qua vùng mỏ và ở phía Nam, Tây Nam bao gồm: Phần thượng nguồn sông Ma và các suối nhỏ chảy vào sông Ma, rồi chảy ra sông Gân.

• Các sông suối ở đây không lớn, về mùa khô các suối hầu như khô cạn hoặc rất ít nước, các sông có thể lội qua được. Về mùa mưa lượng nước ở các sông suối rất lớn, thường gây lũ lụt tràn ngập cả thung lũng Tùng Bá.

+ Đặc điểm khí hậu

Khí hậu vùng mỏ thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng như giữa các mùa chênh lệch nhau khá lớn. Nhiệt độ trung bình hàng năm 220C. Nhiệt độ trong một mùa chênh lệch nhau trên 100C, hàng năm chỉ phân biệt

được hai mùa.

• Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 150C, thấp nhất có thể tới 7,50C.

• Mùa hè từ tháng 4 năm trước đến tháng 10 năm sau, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể đến 370C.

Vùng mỏ là nơi có chế độ mưa lớn nhất tỉnh Hà Giang, mưa nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 8, đặc biệt có tháng mưa tới 25 - 26 ngày. Lượng mưa lớn nhất có ngày tới 179mm, lượng mưa trung bình hàng năm là 2867mm.

Độ ẩm trung bình hàng năm > 80%, độ ẩm trung bình thấp nhất 58 -70%, cao nhất trên 90%, ở các đỉnh núi cao quanh năm hầu như đều có mây mù bao phủ.

- Điều kiện kinh tế xã hội vùng mỏ + Dân cư trong vùng

Khu mỏ nằm trong vùng núi cao hẻo lánh, các dân tộc Tày, Mán và đồng bào khai hoang thường sống tập trung ở thung lũng Tùng Bá nằm ngay cạnh vùng mỏ. Nhân dân sống bằng nghề làm ruộng là nương rẫy. Tuy đã có hợp tác xã nhưng nền kinh tế vẫn còn mang tính tự cung tự cấp. Đời sống nhân dân trong vùng còn nghèo, lạc hậu và còn mang nhiều tập tục mê tín dị đoan. Nền kinh tế vẫn còn mang tính chất tự cấp và hầu như không có một cơ sở công nghiệp nào. Ngoài một số doanh nghiệp nhỏ khai thác quặng chì - kẽm ở lân cận mỏ Tùng Bá.

+ Đặc điểm kinh tế khu mỏ

Nguồn sống chính của nhân dân địa phương là sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là hai mùa lúa trồng dọc các thung lũng, sông suối và nương rẫy. Lương thực phụ khá dồi dào như sắn, ngô, khoai và một số cây công nghiệp như chè, mía…

Các cơ sở Công nghiệp địa phương cũng đã và đang được phát triển, gồm các xí nghiệp nhỏ sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và sinh hoạt như: Nông cụ, giấy, dược phẩm, gốm, thuỷ tinh và một số mặt hàng khác.

Ngoài một số cơ sở công nghiệp nhỏ như trên thì trong vùng không có khả năng xây dựng một cơ sở công nghiệp nào đáng kể cho nên nguồn cung cấp nhân lực, năng lượng và nguyên liệu ở đây không đáp ứng được.

+ Đời sống chính trị văn hóa

Tình hình chính trị của nhân dân nhìn chung có trình độ giác ngộ, trình độ văn hoá khá cao so với những dân tộc ít người. Trình độ văn hoá có nhiều tiến bộ, phong trào học tập bổ túc văn hoá sôi nổi. Trong vùng có đầy đủ các trường cấp 1, cấp 2 học sinh khá đông vui.

+ Hệ thống giao thông vận tải

Mỏ sắt Tùng Bá là một khu biệt lập thuộc miền rừng núi cao và hiểm trở điều kiện giao thông đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, có thể đi đến Tùng Bá từ thị xã Hà Giang theo đường ô tô dài khoảng 18 km đã được rải nhựa, sau đó theo con đường được rải đá cấp phối dài khoảng 7 km vào trung tâm khu mỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đi lại trong khu mỏ là rất khó khăn và điều này ảnh hưởng đến công tác khai thác

- Đặc điểm địa chất khu mỏ + Địa tầng

Trong khu mỏ có 03 hệ lớp:

tuyến 23 và chiếm khoảng 3% diện tích. Các đá của hệ lớp cắm về Đông Nam với góc cắm 25- 50o. Thành phần thạch học gồm: octofia, pocfia thạch anh, xen kẹp các lớp đá phiến thạch anh mica. Chiều dày của hệ lớp trên 300m.

• Hệ lớp 2 (D1bc22): Phân bố dạng dải kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chiếm khoảng 80% diện tích thăm dò. Thành phần thạch học gồm: đá phiến thạch anh mica, đá phiến thạch anh-muscovit-calcit, đá phiến fenpat- thạch anh-mica xen kẽ các lớp quarzit, chứa các thân quặng sắt. Đây là hệ lớp chứa các thân quặng TQI, TQII, là các thân quặng có quy mô lớn nhất của khu mỏ và là đối tượng thăm dò. Chiều dày của hệ lớp 370 – 450m.

• Hệ lớp 3 (D1bc23): Phân bố thành dải hẹp ở góc tây bắc diện tích thăm dò từ tuyến 1 đến tuyến 2. Diện tích khoảng 0,026km2. Các đá của hệ lớp 3 cũng cắm về đông bắc với góc dốc 20-50o. Thành phần thạch học gồm: đá octofia, octofia dạng trachit màu hồng nhạt. Chiều dày lớp 150-350m.

+ Hệ Macma

Trong khu mỏ chỉ có một phần khối Tùng Bá ở rìa Đông Bắc với diện tích khoảng 0,2km2 kéo dài theo phương Tây Bắc đông nằm trùng với phương của hệ thống đứt gãy.

Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm felspat kali 45-50% đến 60%, plagioclas 5-7%, thạch anh 15-20%, biotit 10-15%, zircon 1%, còn lại là calcit thứ sinh. Kiến trúc dạng porphyr biến dư, cấu tạo bị ép, đôi khi có dạng gneis.

+ Kiến tạo

Ở rìa Đông Bắc khu mỏ sắt Tùng Bá có mặt một hệ đứt gãy sâu phương Tây Bắc - Đông Nam. Trong phạm vi khu mỏ hệ đứt gãy này kéo dài khoảng 2,4 km từ rìa Đông Bắc đến rìa Đông Nam khu thăm dò. Đây là hệ đứt gãy lớn và có lịch sử hoạt động dài nhất trong khu thăm dò.

- Đặc điểm địa chất các thân quặng + Đặc điểm các thân quặng

• Thân quặng I

Thân quặng I chỉ có ở khu Hạ Vinh. Thân quặng I phân bố ở phần thấp mặt cắt của tập chứa quặng. Thân quặng có dạng thấu kính kéo dài 720m theo phương Tây Bắc – Đông Nam, hướng cắm về Đông Bắc với góc dốc từ 200

- 500. Chiều dày thân quặng theo phương không ổn định thay đổi từ 1,55m đến 9,16m. Theo chiều sâu chiều dày thay đổi từ 1,12m đến 5,06m. Chiều dày thân quặng trung bình 3,04m.

Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu: magnetit, hematit, các khoáng vật sulphur rất ít. Quặng magnetit – hematit có màu xám đen, nâu đen, ánh kim, cấu tạo phân lớp mỏng, dạng dải, kiến trúc tấm, hạt kích thước thay đổi từ 0,1mm – 2mm. Hàm lượng tổng sắt thay đổi từ 14,7% đến 54,4%. Hàm lượng trung bình 41,38%. Hàm lượng các chất có hại Pb = 0,002÷0,004%, Zn = 0,003÷0,01%, P = 0,02÷0,0112, As <0,01, S < 0,035.

Các lớp kẹp trong thân quặng có chiều dày từ 2,35m đến 6m chiếm tỷ lệ trong thân khoáng từ 0,2-0,49%. Các lớp kẹp được tính vào thân quặng nhỏ nhất > 1m.

• Thân quặng II

Thân quặng II nằm trên thân quặng I từ 60 - 90m. Trong phạm vi khu mỏ

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 40 - 45)