1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Kỳ hoa dị thảo part 7 ppt

20 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Bạch Công Tấn sưu tầm Bộ phận dùng: Mầm “hạt” thóc đã chế biến khô còn gọi là cốc nha (Frutus Oryzae germinatus). Mô tả: Cây lúa mọc hàng năm, được trồng khắp vùng Đông Nam Á trên các ruộng có nước. Cây thảo cao 0,60 – 1m. Phiến lá dài, bẹ cao, trắng, lưỡi bẹ có lông. Chùy hoa gồm nhiều bông. Mày hoa có lông gai, quả thóc dính chặt với mày hoa (trấu), ta vẫn quen gọi là “hạt thóc”. Có nhiều thứ lúa, phổ biến là 2 thứ: Lúa tẻ: var. utilissima A.Camus và Lúa n ếp: var. glutinosa Tanaka. - Cây lúa mì (Triticum aestivum L. cùng họ Lúa) Trồng ở các nước ôn đới (ở Việt Nam trồng ít ở miền núi mát) là 1 loài khác. Thu hái chế biến: Thu hoạch “hạt” thóc quanh năm, tùy theo giống, theo vụ. Sàng sấy, phơi khô. Chế biến cốc nha: ủ cho lên mầm rồi phơi sấy khô. Lấy thóc ngâm nước cho ẩm, sau đó ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ độ ẩm đều, sau vài ngày hạt thóc sẽ mọc mầm, khi nào một số mầm bắt đầu xanh thì lấy ra phơi, sấy khô (để nguyên hoặc tán nhỏ, sấy hết trấu mà dùng). Thành phần hóa học: Trong cốc nha sơ b ộ có các chất men amylase, các tinh bột, lipid, protid, các vitamin B, C, E. Công dụng: Theo Đông y, cốc nha vị ngọt, tính ấm vào 2 kinh Tỳ, Vỵ. Có tác dụng giúp tiêu hóa, khai vỵ. Chữa các chứng bệnh: tiêu hóa kém, thức ăn tích đọng, bụng đầy trướng, do tỳ, vỵ hư nhược. Liều dùng: 10 – 15g (sống hay sao nhẹ). Sắc hoặc tán bột. Lưu ý: Cốc nha và mạch nha đều có tác dụng kiện vỵ, giúp ti êu hóa, nhưng tác dụng giúp tiêu hóa của mạch nha mạnh hơn, tác dụng dưỡng vỵ của cốc nha mạnh hơn. Vì vậy, thường dùng kết hợp cả 2 cốc mà m ạch nha để chữa chứng tỳ, vỵ hư nhược, tiêu hóa kém. Bài thuốc: Bài số 1: Chữa tiêu hóa kém, thức ăn tích đọng, bụng đầy trướng: Cốc nha (sao nhẹ) 10g Sơn tra (sao sém) 10g Thần khúc (sao sém) 10g La bạc tử (hạt củ cải) 6g Sắc uống. Bài số 2: Chữa chứng bệnh như trên: Cốc nha (sao nhẹ) 10g Thương truật 6g Bạch Công Tấn sưu tầm Kê nội kim 6g Cam thảo (trích) 6g Sắc uống. Bài số 3: Chữa tỳ vỵ hư nhược, kích thích tiêu hóa, chữa tiêu hóa kém, ỉa chảy, nôn mửa. Cốc nha (sao nhẹ) 15g Cam thảo (trích) 6g Sa nhân 3g Bạch truật 10g Sắc uống. Ngày 07/09/2005 Theo sách "Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược" - Nhà xuất bản Y học Thịt chim bồ câu làm thuốc Cập nhật lúc 14h29" , ngày 08/03/2007 Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ can thận, kiện tì vị, ích khí huyết, khử phong giải độc. Thịt được dùng như thuốc cho trường hợp gầy yếu suy nhược, dinh dưỡng không tốt… Chim bồ câu là loại động vật thuộc họ chim gáy. Thịt bồ câu: tính bình, vị mặn. Thành ph ần chủ yếu: thịt có chứa protein thô là 22,14%, mỡ, calci, phốt-pho, sắt, muối khoáng, các loại vitamin và một bộ phận acid hữu cơ khác. Thịt bồ câu dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và s ản phụ. Trứng bồ câu có chứa protein 9,5%, chất béo 6,4%, hợp chất đường và calci, sắt, phốt-pho Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ can thận, kiện tì vị, ích khí huyết, khử phong giải độc. Dùng cho trường hợp gầy yếu hư nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt, phụ nữ huyết hư tắc kinh, bị lở loét nấm ngoài da ác tính Trứng chim bồ câu có thể bổ hư giải độc. Cách dùng: Thịt xào chín, nấu canh. Trứng thì luộc hay chần nước sôi. Chữa trị: Người già thận hư, cơ thể suy nhược, thận hư lao tổn, bổ thận ích khí, bệnh đái đường, phụ nữ huyết hư tắc kinh, dự phòng bệnh sởi. Thuốc từ cây dâm bụt Bạch Công Tấn sưu tầm Cả 2 loại dâm bụt thường và dâm bụt kép đều được sử dụng làm thuốc để chữa trị nhiều bệnh. Hầu như các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ và thân đều có tác dụng trong trị liệu. Dâm bụt thường Là loại cây thân gỗ nhỏ, mọc thẳng đứng, có độ cao 1-3 m. Mép lá có khía răng, hoa màu đỏ hồng, cũng có loại hoa màu trắng hồng, hình phễu mọc ở nách lá hay đầu cành, nhị nhiều ở trên một trụ dài hơn phễu hoa. Quả nang hình trứng hơi tròn, chứa nhiều hạt. Đông y cho rằng với dâm bụt loại này vỏ rễ vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, tiêu viêm, chống ho và chữa nhiều bệnh như viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm c ổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh… Hoa vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng khế huyết, cố tinh, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ Lá vị nhạt, nhớt, tính bình, tác dụng an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ… Dâm bụt kép Đây cũng là loại thân gỗ nhỏ, cao từ 2-3 m, nhiều cành tạo thành bụi lớn, lá hình thoi, răng cưa, mép lá lớn và phân làm 3 thùy, gốc lá tù, đầu hơi nhọn, có cuống rất ngắn phủ lông mịn, kín. Hoa mọc đơn, màu trắng, hồng hay tía tím. Đài hoa nhỏ và 5 cánh r ời, nhiều nhị. Quả nang hình trứng, hạt hình thận có lông tơ, mùa ra hoa, quả từ tháng 7-10. Theo Đông y, hoa dâm bụt kép vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc, tiêu thũng, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bạch đới, xuất huyết. Liều trung bình mỗi ngày sắc uống 10-30 g. Ngoài ra, nó còn dùng chữa mụn nhọt, viêm mủ da, bỏng… Vỏ thân và vỏ rễ vị ngọt, hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn chống ngứa, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bạch đới, thống kinh. Thuốc Bạch Công Tấn sưu tầm s ắc với liều th ư ờng 3 - 10 g. Ngoài ra còn dùng ch ữa bệnh ngo ài da và Eczema… Lá dâm bụt kép được dùng làm trà uống, lợi tiêu hóa, trị ngứa và thuốc lợi tiểu. Quả dâm bụt kép vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu viêm đường hô hấp, tiêu đờm, dãi giảm đau, chữa cảm, ho, thở khò khè, đau đầu do thần kinh, chứng thiên đầu thống Sắc với liều 10-15 g mỗi ngày, có thể dùng trị rôm sảy. Các bài thuốc có dâm bụt Chữa viêm tuyến mang tai: Lá dâm bụt 30 g, sắc uống ngày 1 thang, chữa 3 lần. Nơi mang tai đau, dùng hoa dâm bụt 20 g giã nát đắp ngoài. Chữa viêm kết mạc: Rễ dâm bụt 30 g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, dùng 2-3 tháng. Chữa kinh nguyệt không đều: Vỏ rễ dâm bụt 30 g, lá huyết dụ 25 g, ngãi cứu 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần/ngày. Uống 3 ngày, uống trước hành kinh 7 ngày. Chữa di tinh: Hoa dâm bụt 10 g, hạt sen 30 g. Sắc uống ngày 1 thang trong 10 ngày liền. Chữa mất ngủ: Lá dâm bụt 15 g, hoa nhài 12 g. Sắc uống vào bu ổi chiều trong 5 ngày liền (dùng dâm bụt kép). Chữa thống kinh: Hoa dâm bụt kép 5 g, ngãi cứu 5 g, bồ kết 3 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong 15 ngày liền trước kỳ kinh 20 ngày. Chữa ho: Quả dâm bụt kép 5 g, gừng 3 g, nghệ 8 g, ngải cứu 8 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày. Chữa kiết lỵ: Hoa dâm bụt kép 10 g, lá mơ lông 8 g, trứng gà một quả. Đập trứng vào thuốc đã thái nhỏ, trộn đều, cho vào bát hấp cách thủy hoặc hấp cơm cũng được, ăn hết một lần, dùng 2- 3 ngày sẽ hiệu quả. Rau cần - Loại rau quý mùa đông Bạch Công Tấn sưu tầm Cập nhật lúc 13h40" , ngày 12/03/2007 Rau cần là loại rau của mùa lạnh, nhưng ngay từ những ngày cuối thu bạn đã bắt gặp những gánh rau cần được bày bán ở chợ. Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Những mớ rau cần nước cây cao, thân trắng, còn cần cạn cây ngắn có màu tía. Cả hai loại cần này đ ều có vị ngọt, tính mát và tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng trong y học. Thành phần dinh dưỡng và công dụng Rau cần có các thành phần dinh dưỡng bao gồm Vitamin P, C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ. Rau cần có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, giảm áp suất máu, cao huyết áp. Với đặc tính là cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hoá. Ngoài ra, hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi và giảm huyết áp. Chữa bệnh với rau cần - Huyết áp lên cao, thần kinh căng thẳng, đau đầu: chần qua nước sôi 250 gr rau cần (cả thân và lá), xắt nhỏ, giã nát (xay nhuyễn), vắt nước uống, ngày uống hai lần, mỗi lần một chén con, sẽ có tác dụng giảm huyết áp và giải trừ cảm giác căng thẳng, khó chịu. - Tiểu đường: Nấu cháo rau cần với gạo tẻ, ngày ăn 2 bữa vào buổi sáng và tối, ăn nóng. Món cháo này không những làm hạ trong máu mà còn bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, ăn trong một thời gian dài. - Ho gà: Rau cần để nguyên rẻ, gốc, lá, giã nát, vắt lấy nước cốt, nêm vài hạt muối, hấp cách thuỷ, ngày uống hai lần vào sáng và tối, làm trong nhiều ngày sẽ đạt hiệu quả. - Máu nhiễm mỡ: lấy 10 cây rau cần giã nát với 10 trái táo tàu, vắt lấy nước, đun sôi, chia uống hai lần trong ngày, uống khoảng từ 15 - 20 ngày cho m ột đợt điều trị. - Viêm gan mãn tính: lấy 200 gr rau cần, giã nát, vắt lấy nước cốt, pha thêm v ới 50 gr mật ong, ngày uống hai lần liên tục trong một thời gian dài. Bạch Công Tấn sưu tầm Ké đầu ngựa - Chữa bệnh hiệu quả cao Cây ké đầu ngựa mọc hoang ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, ké đầu ngựa (KĐN) mọc hoang từ trên núi cao hàng ngàn mét (1500m) xuống đồng bằng ra bờ biển. Ké đầu ngựa - Chữa bệnh hiệu quả cao Cây ké đầu ngựa mọc hoang ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, ké đầu ngựa (KĐN) mọc hoang từ trên núi cao hàng ngàn mét (1500m) xuống đồng bằng ra bờ biển. Nó không kén đất trừ ngập úng và nhiều đá sỏi. Nó được dùng để chữa nhiều bệnh trong Đông y. Tên Hán là Thương nhĩ tử, tên khoa học loài có ở Việt Nam duy nhất là Xanthium strumarium. Loại cho quả to bằng ngón chân cái gọi ké ông mới là thật tốt. Ở Việt Nam hiếm có ké ông nhưng ở Algerie thì phổ biến với cây có chiều cao hơn 1,5m (Xanthium Italicum L). CÂY KÉ ĐẦU NGỰA TRONG ĐÔNG, TÂY Y Theo Đông y quả ké có tính ôn, vị ngọt, vào kinh phế, có độc. Tính năng khu phong, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, chủ trị có thể xếp vào 3 nhóm chính: Các bệnh ngoài da, bệnh mũi xoang, bệnh xương khớp. Theo Tây y, thành phần hóa học có nhiều iod và vitamin C (đặc biệt trong lá 47mg/100g lá). Quả non có nhiều vitamin C và các glucoza, B sintosterol và B DglucoziDl có tác dụng chống viêm trong cũng có 2 chất đó và Stigmasteol. Hạt ké có tỷ lệ dầu béo cao hơn 30-35%, nghiên cứu thực nghiệm cho thấy gây giảm đường huyết của chuột bình thường, ức chế thần kinh trung ương, kháng khuẩn gam âm, kháng nấm (dung dịch cồn, cao nước không kháng khuẩn). Cồn rễ giảm trọng lượng khối u và tăng thời gian sống. Trong lâm sàng ứng dụng thành phần iod để chữa các bệnh thiếu iod như bướu cổ đơn thuần. Về độc tính của KĐN được đề cập đến trong cả Đông và Tây y. Trong các phần trên mặt đất của cây ké chứa hỗn hợp alcaloid được coi là độc tố. Hạt có một chất gây độc cho gia súc, trong dó có hydroquinon, cholin và một chất thứ 3 độc hơn chưa xác định được. Búp non cây ké có sách viết là rất độc. Phấn hoa ké đầu ngựa gây dị ứng viêm mũi, viêm da co thắt phế quản, hen. Cây chỉ gây dị ứng trước khi ra quả. Do có iod nên sẽ giảm tiết sữa của bà mẹ nuôi con. Trong Đông y dùng cao ké đầu ngựa, không được ăn thịt lợn, thịt ngựa vì với người mẫn cảm có thể bị nổi quầng trên da. Nhưng bệnh viện Giang Tây, Trung Quốc chưa nhất trí vì bệnh nhân không kiêng vẫn thấy bình thường. Đầu thập kỷ 80 công tác tại phòng Dược lý-Độc tính của trung tâm nghiên cứu phát triển Dược Algerie, chúng tôi nghiên cứu ứng dụng cây ké đầu ngựa phục vụ công tác phòng chữa các bệnh ngoài da và viêm mũi phổ biến ở nước bạn. Chúng tôi nghiên cứu tính an toàn của quả ké đầu ngựa qua các chỉ tiêu quan sát trên độc tính cấp, bán cấp hằng số nội môi (sinh hóa, huyết học) thần kinh (trung ương và ngoại biên) và một số chỉ tiêu khác. Thực nghiệm lên chuột nhắt và chuột cống trắng do viện Pasteur Paris cung cấp, kết quả thu được đối chiếu chuẩn để đánh giá. Sơ bộ cho thấy quả ké đầu ngựa dạng cao lỏng (1ml ~ 1g Bạch Công Tấn sưu tầm dược liệu) không xuất hiện độc tính cấp, huyết học bình thường, sinh hóa hầu hết bình thường, duy nhất chỉ tiêu SGPT trên chuột nhắt tăng cao rõ rệt. Theo đó, cao lỏng quả ké đầu ngựa không độc trong công trình này, nhưng không nên dùng tùy tiện. BỆNH NGOÀI DA 1. Mụn nhọt Cao thương nhĩ (Vạn ứng cao): Toàn cây khô nấu cao mềm, hóa nước uống ngày 6-8g. Uống liên tục 1 tháng. Hoàn thương nhĩ: Lấy toàn cây trừ rễ. Nấu cao đặc, tán bột, vo viên. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 15-20g. 2. Chốc lở ở trẻ nhỏ Ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, chế thành trà thuốc đóng gói 30g. Ngày uống 1 gói, hãm với nước sôi 500ml. Uống nhiều lần, trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói. Ké đầu ngựa 10g, bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân hoa 5g, cam thảo đất 2g. Chế thành trà thuốc đóng gói 40g. Ngày uống 1 gói hãm nước sôi, uống dần. Trẻ dưới 18 tháng ngày uống nửa gói. 3. Tổ đỉa Quả ké 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tán bột làm viên. Ngày uống 20-25g. 4. Nổi mày đay Loại mày đay từng đám lặn chỗ này, mọc chỗ khác. Thương nhĩ tử 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (bỏ bã) nấu cháo. Loại mày đay đỏ, nóng, ngứa nhiều. Hạt thương nhĩ tử 15g, sinh địa 30g, bạc hà 12g. Nấu lấy nước uống. 5. Các bệnh ngoài da do dị ứng, chàm (của BS. Nguyễn Xuân Sơn, khoa Da liễu Bệnh viện Việt - Tiệp) ké đầu ngựa 9kg, thổ phục linh 9kg, đường kính 19kg, cồn benzoic 10% 300ml. Nước vừa đủ 23 lít. Nếu không dùng đường thì nấu nước, cô cao, tán bột, làm viên. Đã điều trị 124 trường hợp kết quả khỏi đỡ nhiều đạt 92%. 6. Viêm da mủ và nhiễm trùng thứ phát (chốc, nhọt, loét sâu quảng, bối thư, do liên cầu tụ cầu). Dùng ké đầu ngựa, kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, sài đất mỗi vị 30g (công thức điều trị của bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng- Khoa truyền nhiễm). Kết quả khỏi 73,8% đỡ 18,8%. Không khỏi 7,4%. 7. Bệnh phong (cùi, hủi). Ké đầu ngựa giã vắt lấy nước cốt cô thành cao, làm thỏi 300g, lấy 1 con cá quả đen, mổ bụng, để ruột không bỏ, cho vào một thỏi ké. Nấu chín với rượu để ăn. Ăn 3-5 con. Kiêng muối 100 ngày. Các loại ké đắng, cay, thầu dầu tía, củ khúc khắc mỗi thứ 12g, lá khổ sâm, lá Bạch Công Tấn sưu tầm hồng hoa, lá thanh cao, lá kinh giới, sà sàng, bạch chỉ mỗi vị 8g, nam sâm 4g. Sắc uống. BỆNH XOANG MŨI 1. Viêm mũi xoang dị ứng: Ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Thương nhĩ tử nấu lấy nước uống hoặc nấu cháo. Mũi chảy nước trong đặc: Quả ké vàng tán bột. Ngày uống 4-8g. 2. Viêm xoang do đởm nhiệt Triệu chứng: Chảy nước mũi đặc như mũ, mùi tanh, mất khả năng ngửi, sốt, đau đầu, đắng miệng, hoa mắt, khô họng, ít ngủ, buồn phiền, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền). Dùng thương nhĩ đủ lượng vừa phải. Mật lợn vừa đủ, hoắc hương cả cành lá 240g, tán bột mịn trộn với mật lợn làm hoàn. Ngày uống 15g, lấy nước sắc thương nhĩ tử làm thang (bài của Ngô Khiêm đời Thanh trong Y tông kim giám). Viêm xoang mũi: Dùng bài thương nhĩ tử tán của Nghiêm Dung Hòa đời Tống trong Tê sinh phương: Thương nhĩ tử 8g, tân di hoa 15g, bạc hà 3g, bạch chỉ 30g. Trà lượng vừa đủ, hành lượng vừa đủ. Tán bột mịn 4 vị trên, uống sau bữa cơm mỗi lần 6g với nước trà và hành nấu chung. Nếu viêm xoang thời kỳ đầu thuộc biểu chứng thì tăng lượng bạc hà. Có thể thêm cúc hoa, liên kiều, cát căn, kim ngân hoa… BỆNH UNG THƯ 1. Ung thư mũi: Dùng bài sau có thành phần giống bài thương nhĩ tử tán trên nhưng khác liều lượng: Thương nhĩ tử 10g, tân di 15g, ngày 8-12g, chia 2-3 lần. 2. Ung thư não: Thương nhĩ tử 15g, thất diệp nhất chi hoa (cây 7 lá 1 hoa) 16g, viễn chi 10g, xương bồ 6g, sắc uống ngày một thang. Các loại ung thư dùng chung bài quả hoặc lá thân thương nhĩ 20g sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc chữa ung thư xương vì quá phức tạp nên không giới thiệu. THẤP KHỚP 1. Rượu thương nhĩ (phổ tế phương) thương nhĩ tử 30g, phòng phong 30g, ngưu bàng tử (sao) 30g, đại sinh địa 30g, độc hoạt 30g, ý dĩ nhân 20g, nhân sâm 15g, nhục quế 12g. Tất cả giã nát cho vào túi vải ngâm vào rượu 2 lít, buộc kín miệng bình. Sau 1 tuần uống được, mỗi lần 1 ly. Ngày uống 2-3 lần. 2. Phong thấp chân tay co rút: Lấy thương nhĩ tử nấu nước uống. Lá đâm nhỏ dầm rượu đắp ngoài. CÁC BỆNH KHÁC 1. Bướu cổ đơn thuần (do thiếu iod) quả ké hoặc lá sắc nước uống hoặc hãm nước sôi như trà để uống. 2. Đau răng: Sắc quả ké lấy nước ngậm súc miệng. 3. Cai thuốc lá, chữa mập phì: Ăn cháo hoặc nước trà thương nhĩ tử. Bạch Công Tấn sưu tầm 4. Côn trùng, loài độc cắn: (rắn, rết, chó…) một nắm lá non đâm nhỏ vắt lấy nước thêm ít rượu để uống bã đắp vết thương. 5. Sốt rét cơn: Dùng cao ké, viên ké đầu ngựa. Cá trắm xào thuốc bắc - ông ăn bà khen Cập nhật lúc 10h05" , ngày 13/03/2007 Ở phụ nữ, hưng phấn tình dục phụ thuộc nhiều vào khả năng yêu đương của bạn tình. Việc ăn uống có vai trò quan trọng giúp quý ông đủ sinh lực để “vượt qua thử thách”, món cá trắm xào thuốc Bắc là một ví dụ. Chuẩn bị Cá trắm đen 500 g, lòng trắng trứng gà 1 quả, phục linh 50 g, sơn dược 50 g, gừng 3 g, hành hoa 10 g, muối, giấm, rượu vừa đủ. Phục linh và sơn dược rửa sạch, tán thành bột, rây mịn, rồi trộn với lòng trắng trứng gà, muối, rư ợu, để 20 phút. Cá trắm đen đánh vảy, bỏ ruột, bỏ mang, rửa sạch, thái lát mỏng. Gừng và hành rửa sạch, hành thái khúc, gừng thái nhỏ. Cách làm Cho dầu vào chảo, khi dầu nóng thì cho hành và gừng vào xào thơm. Tiếp theo, cho cá trắm vào xào đến khi thịt chín trắng thì cho tiếp hỗn hợp phục linh, sơn dược và lòng trắng trứng vào đảo nhanh, múc ra đĩa. Ăn nóng, cách ngày ăn 1 lần, ăn trong vòng 1 tháng. Cá trắm đen nhiều acid amin, có tác dụng bổ thận, lợi niệu, bổ sung chuyển hóa năng lượng tế bào, điều hòa nước và các chất điện giải trong cơ thể. Phục linh và sơn dược rất tốt cho thận, phổi và tỳ, lại chữa chất nhày và cholin giúp tiêu hóa đường bột nhanh hơn. Trứng gà cũng có nhiều chất cần thiết cho cơ thể như protein, sắt, acid amin, canxi , giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Tác dụng Sự kết hợp của cá trắm và các vị thuốc trên rất tốt cho người mất ngủ, hay quên, váng đầu, mệt mỏi, ăn không ngon, môi lưỡi nhợt nhạt, suy giảm chức năng tình dục; hoặc người mắc bệnh lâu ngày làm khí huyết hư hao, tinh của thận yếu, tình dục ngày càng suy Món ăn giúp họ mạnh mẽ hơn, giảm bệnh tật và có ham muốn trở lại. Chú ý: Khi dùng món ăn bài thuốc này cần kiêng ăn chất béo, chất ngọt, chất Bạch Công Tấn sưu tầm cay, chất thơm, rượu, bia, thuốc lá. Phong lan chữa suy nhược và yếu sinh lý Cập nhật lúc 11h05" , ngày 21/03/2007 Lan phi điệp không chỉ đẹp mà còn giúp chữa chứng suy nhược cơ thể hay thần kinh, đau họng, thiểu năng sinh dục ở nam giới. Loài lan này rở rộ vào tháng 3 đến tháng 5. Hoa lan phi điệp nở thành những chùm xinh xắn màu trắng pha hồng, cánh môi cuộn thành hình phễu có đốm màu tím sẫm ở họng, luôn thu hút hàng đàn ong mật. Ở trạng thái mọc tự nhiên, nó mang tên hoàng thảo dẹt, hoàng thảo cẳng gà, huỳnh thảo, co vàng sào (Thái). Nếu được trồng trên những cành gỗ mục, treo ngoài gió để làm cảnh, nó lại được gọi là lan phi điệp hay phi điệp kép. Hằng năm, nhân dân ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Lâm Đồng thường thu hái, chế biến lan phi điệp và đem bán cho các cửa hàng thu mua dược liệu. Cả cây hái về, cắt bỏ rễ và lá, rửa sạch, ngâm nước, ủ cho mềm, bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài rồi phơi hoặc sấy khô. Dược liệu là những đoạn thân hơi dẹt, có rãnh dọc, chia nhiều đốt gần sít nhau, phía cuống thuôn hẹp, phía ngọn dày hơn, chất chắc dai, màu vàng tươi. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thạch hộc hay kẹp thảo. Dược liệu đã chế biến có vị ngọt nhạt, hơi mặn, tính lạnh, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, sinh tân dịch, chỉ khát. Thạch hộc được dùng chữa hư lao, sốt nóng, khô cổ, ho, đau họng, khát nước thuộc chứng âm hư, nóng trong, đau lưng, chân tay nh ức mỏi, ra mồ hôi trộm, thiểu năng sinh dục ở nam giới, di tinh, đau dạ dày, viêm ruột. Khi dùng, đồ chín, tẩm rượu, thái nhỏ rồi hãm, sắc, tán bột hoặc làm viên u ống. Liều dùng hằng ngày 8-16 g. Nếu dược liệu nhiều, có thể đem đập giập, cắt nhỏ, nấu với 3-4 lần nước, rồi cô thành cao lỏng (cứ 5 kg dược liệu được 1 lít cao). Ngày uống 4-8 ml chia làm hai lần. Hoa phong lan Chữa xuất tinh sớm bằng bấm huyệt Cập nhật lúc 14h33" , ngày 21/03/2007 [...]... Lá mọc cách, dài 4-7cm, rộng 2,5-5cm Hoa mọc đơn độc mầu trắng, hồng hay tím Hoa 5 cánh, nhiều nhị dính thành một trụ Quả nang hình trứng có 5 ngăn, hạt hình thận có lông tơ Mùa hoa: tháng 6 – 7 Mùa quả: tháng 8 – 10 Cây râm bụt kép được trồng khắp nơi làm cảnh, làm hàng rào ở nước ta Các nước lân cận cũng có Thu hái chế biến: Hoa, thu hái khi mới nở, phơi khô hoặc để tươi dùng (hoa trắng được coi... 09/04/20 07 Danh y Hoa Đà từng bó tay trước một ca bệnh nặng Một năm sau gặp lại, ông thấy cô gái này rất khỏe mạnh, tươi tắn Hỏi ra, khi đào rau núi ăn cho qua đợt đói kém, cô đã tình cờ ăn một loài cây, đó là nhân trần Chuyện xưa kể rằng: Vào mùa xuân năm ấy, có một nữ bệnh nhân tìm gặp danh y Hoa Đà để chữa bệnh Nhìn thân hình gầy như que củi, sắc mặt vàng vọt, niêm mạc hai mắt mang màu mơ chín, Hoa Đà... phần gồm: 2 quả thận dê, tủy sống dê, hồng nhục sâm, cam khởi tử, chích hoàng kỳ và đỗ trọng Bắc (mỗi thứ 50gr), cam thảo, độc quy, phụ tử, nhục quế, xuyên ngưu tất, lão thục địa (mỗi loại 30gr) và 20gr thố ty tử Thố ty tử Hoàng kỳ + Cách chế biến: rửa sạch thận dê, cắt mỏng Hồng nhục sâm, độc quy và phụ tử cắt mỏng, chích hoàng kỳ cắt mỏng, sao với mật Cho thận, tủy dê và cam khởi tử vào tiềm với gia... , trà 30g Ba vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10-15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày Dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính Bạch hoa xà thiệt thảo 500g, nhân trần 150g, sinh cam thảo 50g Tất cả thái vụn, mỗi ngày lấy 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày Dùng chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt Mạch... chẩy máu đường ruột, lỵ, phụ nữ bạch đới, chữa cả nôn mửa, ỉa chảy Công dụng của Râm bụt kép Tên khoa học: Hibiscus syriacus L – họ Bông (Malvaceae) Tên khác: Bụp hồng cận – Mộc cận (Trung Quốc) Bộ phận dùng: - Hoa tươi hoặc đã chế biến khô của cây râm bụt kép (Flos Hibisci syriacus) còn gọi là Mộc cận hoa (Trung Quốc) - Vỏ rễ đã chế biến khô (Cortex Radicis Hibisci syriacus) còn gọi là Xuyên cận bì... trong một tháng Bạch Công Tấn sưu tầm Tuy nhiên, một lần, một bệnh nhân mặc dù đã làm đúng theo lời Hoa Đà dặn, ăn rau thuốc mấy tháng liền mà bệnh vẫn không khỏi Hoa Đà tìm gặp và hỏi: "Ngoài việc dùng hoàng cao ra anh có ăn thứ gì khác không?" Người bệnh nói: "Không ạ, cháu chỉ uống nước trắng thôi" Hoa Đà lại hỏi: "Vậy anh ăn hoàng cao vào thời gian nào?" Người bệnh đáp: "Vào khoảng trước sau tiết... gan vàng da Thời đó, chứng bệnh này chưa có cách chữa nên Hoa Đà đành nói: "Căn bệnh này tôi không chữa được, cô hãy về đi!" Cô gái nghe vị danh y nói vậy đành ngậm ngùi trở về nhà và cũng không nghĩ chuyện đi tìm thầy khác chữa bệnh nữa Một năm trôi qua, tình cờ gặp lại, nhìn thấy cô gái thân hình béo tốt, sắc mặt hồng hào, dáng đi nhanh nhẹn, Hoa Đà rất đỗi ngạc nhiên, hỏi: "Cô đã tìm được ai để chữa... nhanh nhẹn, Hoa Đà rất đỗi ngạc nhiên, hỏi: "Cô đã tìm được ai để chữa bệnh vậy?" Cô gái lắc đầu: "Không ạ, cháu không uống thuốc của ông lang nào cả" Hoa Đà lại hỏi: "Vậy có tự dùng thuốc gì không?" Cô gái đáp: "Không, cháu cũng không dùng thuốc gì cả" Hoa Đà tiên sinh trong lòng đầy nghi ngờ, tự hỏi: Bệnh nặng mà không dùng thuốc thì làm sao có thể khỏi được? Vì vậy, ông lại gặng hỏi: "Cô thử nghĩ... có còn ăn thứ gì khác nữa không?" Cô gái đáp: "Không ạ Mấy năm nay đói kém, cơm gạo chẳng đủ, cháu phải lên núi hái rau dại để ăn" Nghe vậy, Hoa Đà vội nhờ cô gái dẫn đi xem loại rau đó Thì ra đó chính là hoàng cao đầu, một vị thuốc khá quen thuộc Từ đó trở đi, Hoa Đà chú tâm nghiên cứu khả năng chữa trị của hoàng cao đối với chứng bệnh viêm gan vàng da Nghe theo lời khuyên của ông, hầu hết bệnh nhân... âm như phương cách thứ 2, đồng thời khi sắp xuất tinh thì co nhíu hậu môn lên và giữ như vậy càng lâu càng tốt BS Bạch Long Thận dê - thuốc cho quý ông Bạch Công Tấn sưu tầm Cập nhật lúc 10h 17" , ngày 26/03/20 07 Với nam giới, cái quý nhất của con dê là thận dê, bao gồm bầu dục (nội thận) và tinh hoàn (ngoại thận) Chúng được dùng chữa lưng đau gối mỏi, liệt dương, yếu sinh lý, đi tiểu đêm nhiều lần . mịn, kín. Hoa mọc đơn, màu trắng, hồng hay tía tím. Đài hoa nhỏ và 5 cánh r ời, nhiều nhị. Quả nang hình trứng, hạt hình thận có lông tơ, mùa ra hoa, quả từ tháng 7- 10. Theo Đông y, hoa dâm. kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, sài đất mỗi vị 30g (công thức điều trị của bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng- Khoa truyền nhiễm). Kết quả khỏi 73 ,8% đỡ 18,8%. Không khỏi 7, 4%. 7. Bệnh. dài 4-7cm, rộng 2,5-5cm. Hoa mọc đơn độc mầu trắng, hồng hay tím. Hoa 5 cánh, nhiều nhị dính thành một trụ. Quả nang hình trứng có 5 ngăn, hạt hình thận có lông tơ. Mùa hoa: tháng 6 – 7. Mùa

Ngày đăng: 23/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN