Kỳ hoa dị thảo part 9 pdf

20 422 0
Kỳ hoa dị thảo part 9 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bạch Công Tấn sưu tầm cholesterol “xấu” có hại. Bài 7: Mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen, cả hai thứ đều 10g thêm 5g đường kính. Bạn hãy nấu mộc nhĩ với đường trong 60 phút, ăn cả cái lẫn nước. Nên ăn liên tục 15 ngày là một đợt điều trị. Mỡ máu sẽ hạ là điều chắc chắn. Bài 8: Mộc nhĩ đen 30g, rau cần tươi 100g, gạo tẻ 30g, đem nấu cháo ăn ngày 1 lần. Bài 9: Vừng đen 60g, rang thơm, xát vỏ rồi đem nấu chè đường. Nếu có thể thì ăn hằng ngày hoặc để ăn đổi bữa với các bài thuốc, món ăn khác. Bài 10: Thỉnh thoảng nên ăn thịt ngan, ngỗng hoặc thịt vịt. Món thịt ngan luộc chấm với vừng rang không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn có tác dụng chữa bệnh tim mạch. Trong mỡ máu của các loại gia cầm này có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự dầu ôliu. Mặt khác, HDL- cholesterol có lợi trong thịt vịt, ngan, ngỗng đã được các nhà khoa học chứng minh là có hàm lượng rất cao. Những lý do trên đã khẳng định tác dụng tốt của thịt vịt, ngan, ngỗng trong điều trị bệnh vữa xơ động mạch. Rất mong các bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Các doanh nhân, người làm công tác quản lý, cán bộ nghiên cứu cũng nên áp dụng ngay khi mỡ máu của mình chưa cao! Đó cũng là một nguyên tắc “Phòng còn hơn ch ống” trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe. SỨC KHOẺ -> Y HỌC CỔ TRUYỀN Những bài thuốc hay từ trái nhãn Cập nhật lúc 09h13" , ngày 05/06/2007 Nhãn là một loại hoa quả không những tốt cho sức khỏe mà còn có thể chữa được nhiều loại bệnh. Sau đây là những bài thuốc có lợi cho sức khoẻ được chế biến từ nhãn. Chữa chứng mất ngủ, hồi hộp, hay quên Nguyên liệu gồm: 100gr cùi nhãn và 100gr gạo nếp loại ngon. Cách chế biến: nấu cháo, nêm nếm gia vị để ăn. Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu Nguyên liệu gồm: 15gr long nhãn, 20gr hạt sen, 15gr hồng táo, 15gr đậu phộng và 50gr gạo nếp loại ngon. Cách chế biến: dùng những nguyên liệu trên để nấu cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn. Nên dùng vào mỗi buổi sáng và chiều tối. Bạch Công Tấn sưu tầm Chữa tâm thận hư nhược Nguyên liệu gồm: 250gr long nhãn và nửa lít rượu loại ngon. Cách chế biến: đem long nhãn ngâm vào rượu trong khoảng hai tuần là có thể dùng được. Mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng một ly nhỏ. Trị tiêu chảy do tỳ hư Nguyên liệu gồm: 30 quả long nhãn (loại khô) cùng một lượng sinh khương (gừng tươi) vừa đủ. Cách chế biến: dùng hai thứ trên đem nấu nước để uống trong ngày. Chữa suy nhược thần kinh Nguyên liệu gồm: long nhãn và vị thuốc khiếm thiệt (mỗi thứ 20gr). Cách chế biến: cho hai loại trên vào nấu cùng một lượng nước vừa đủ để dùng trước khi đi ngủ. Chữa chứng phù sau khi sinh Nguyên liệu gồm: long nhãn, táo Tàu, gừng tươi và hai v ị thuốc phục linh, mễ nhân (mỗi thứ 10gr). Cách chế biến: đem tất cả cho vào chung cùng một lượng nước vừa đủ để nấu lấy nước uống. Chữa chảy máu do chấn thương Dùng hạt long nhãn khô tán mịn rồi đắp lên vết thương. Chữa bỏng Lấy vỏ khô của trái nhãn tán thành bột rồi trộn với dầu vừng để bôi lên chỗ bỏng. Long nhãn Long nhãn vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Tâm, Tỳ. Có tác dụng bổ tâm, bổ tỳ, nuôi huyết, lưu thông máu, an thần, giúp trí nhớ. Dùng chữa các chứng bệnh mất ngủ, hay quên, hồi hộp hay sợ hãi do huyết hư, thần kinh suy nhược, suy nhược và rối loạn tinh thần sau một thời kỳ ốm bệnh lâu dài, hay sau khi đẻ (phụ nữ). Long nhãn Tên khoa học: Euphoria longana Lamk. họ Bồ hòn (Sapendaceae). Tên khác: Lệ chi nô – Á lệ chi – Longanier (Pháp) – Longan (Anh). Bộ phận dùng: Áo hạt (thường gọi là cùi) của quả nhãn (Arillus Longanae) phơi hay sấy khô, gọi là Long nhãn nhục. Bạch Công Tấn sưu tầm Đã được ghi vào DĐVN 1983, DĐTQ (1963) (1997). Dược điển Trung Quốc (1997) và Võ Văn Chi ghi tên cây nhãn là: Dimocarpus longan Lour. Mô tả: Cây nhãn cao 5 – 12m, thân gỗ to, cứng, vỏ xù xì, nhiều cành, nhiều lá um tùm, quanh năm xanh tốt, Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5 – 9 lá chét, dài 7 – 9cm, rộng 2 – 4 cm, hình bầu dục dài, mép nhãn. Hoa nhỏ mọc thành chùm, màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 3 – 4. Quả to bằng hòn bi, hay hơn, đường kính có khi tới 3cm, vỏ ngoài hơi nháp, trong có áo hạt mọng bao, bọc một hạt đen nhánh bên trong. Mùa quả tháng 7 – 8. Cây nhãn được trồng và mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta: Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phú, Nam Hà, Nghệ An Quý nhất là giống nhãn lồng Hưng Yên. Gần đây nhãn miền Nam đã cải tiến kỹ thuật trồng, tạo giống, cùi đã dầy hơn, róc hột và có thể chế biến thành long nhãn. Nhãn miền Nam chín vào khoảng đầu tháng 5 dương lịch, cùng với vải ở miền Bắc, nhãn miền Bắc thường sau mùa vải). Thu hái chế biến: Mùa thu hái tháng 8 – 9. Khi nhãn chín, chọn những quả to, cùi dày, để nguyên vỏ đem phơi nắng to, hoặc sấy nhẹ lửa, cho đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc bên trong. Đem bóc vỏ, bỏ hạt, lấy cùi, rồi sấy nhẹ lửa (50 – 60 o C) cho đến khi khô, sờ không dính tay. Có thể để cả chùm rồi làm như trên, (10 kg quả nhãn lồng tươi thì được 1 kg long nhãn khô. Một cây nhãn 10 năm tuổi có thể cho 1000 kg quả tươi 1 vụ). Long nhãn mùi hơi thơm, vị ngọt đậm đặc biệt. Loại long nhãn cùi dày, khô, to mảnh, nhuận mềm, màu vàng cánh gián, có mùi thơm, không chua, không lẫn các tạp chất khác, không mốc, sờ không dính tay, nếm vị ngọt đậm là tốt. Loại long nhãn cùi mỏng (nhãn trơ) màu nâu nhạt là kém. Loại long nhãn đã bị cháy đen, giòn, hoặc ướt, chua, lẫn tạp chất, sâu bọ, ruồi nhặng thì không dùng làm thuốc. Có 2 loại: Loại 1: màu vàng cánh gián, khô khi nắm, mật không dính tay khi mới sấy xong, nắm vào tay bỏ ra phải rời từng cùi một. Thủy phần an toàn dưới 18p100. Tỷ lệ màu nâu sẫm: dưới 5p100. Loại 2: Như loại 1, nhưng có màu nâu. Lưu ý: Khi chế biến long nhãn phải có lưới mau, màn che, tránh ruồi nhặng. Thành phần hóa học: Cùi nhãn tươi chứa nước 67,15p100; độ tro 0,61p100; chất béo 0,13p100; protid 1,47p100; hợp chất có nitơ tan trong nước 20,55p100; đường saccarose 12p100; Vitamin A và B. Cùi nhãn khô (long nhãn nhục) chứa 0,85p100 nước; 79,77p100 chất tan trong nước và 19,38p100 chất không tan trong nước; độ tro 3,36p100. Trong phần tan trong nước có glucose 26,91p100, saccarose 0,22p100; acid tartric 1,26p100; các chất có nitơ 6,30p.100 (adenin, cholin ) Hạt nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo, tanin. Công dụng: Theo Đông y, long nhãn vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Tâm, Tỳ. Có tác dụng bổ tâm, bổ tỳ, nuôi huyết, lưu thông máu, an thần, giúp trí nhớ. Dùng Bạch Công Tấn sưu tầm chữa các chứng bệnh mất ngủ, hay quên, hồi hộp hay sợ hãi do huyết hư, thần kinh suy nhược, suy nhược và rối loạn tinh thần sau một thời kỳ ốm bệnh lâu dài, hay sau khi đẻ (phụ nữ). Liều dùng: 8 – 20g hay hơn nữa. Sắc hoặc nghiền chế thành thuốc viên uống. Nhân dân ta dùng hạt nhân (long nhãn hạch) chữa bệnh ngoài da: chốc lở, đứt chân tay. Bảo quản: Khô mát, tránh tạp chất ngoại lai. Bài thuốc: Quy tì hoàn chữa tỳ hư (dạ dày suy nhược) tiêu hóa kém, trí nhớ kém, hay quên, mất ngủ, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều Bạch truật Đảng sâm Phục linh Mộc hương Hoàng kỳ Cam thảo Long nhãn nhục Đương quy Toan táo nhân Viễn chí 30g 30g 30g 30g 30g 15g 30g 30g 30g 30g Nghiền luyện với mật ong, làm thành viên, mỗi lần uống 3 – 6g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần Biệt dược (phối hợp): Nhị long ẩm. Quả mận chữa viêm họng Cập nhật lúc 14h31" , ngày 07/06/2007 Quả mận là vị thuốc hay chữa ho, viêm họng rất hiệu quả. Ngoài ra, mận cũng giúp giải nhiệt, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và làm đẹp da. Trong y học cổ truyền, quả mận có tên là úc lý, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng. Ăn nhiều mận chua dễ sinh nóng ruột, cồn cào, hại răng; nhưng nhấm nháp ít mận trư ớc mỗi bữa ăn sẽ thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa. Dịch ép quả mận pha với nước đường hoặc trộn với nước quả nho là thứ giải khát có tác dụng mát, thanh nhiệt, giải nóng, nhuận tràng. Dùng dịch ép n ày bôi lên mặt hằng ngày làm mịn da. Để chữa ho, viêm họng, háo khát, có thể chế bi ến quả mận theo cách sau: Quả mận vừa chín tới rửa sạch, để ráo nước, ngâm với muối (cứ một lớp mận, lại một lớp muối), thêm ít nước đun sôi để nguội, rồi nén hơi nặng. Sau vài ngày đến một tuần, đảo đều. Bạch Công Tấn sưu tầm Có thể châm kim vào quả trước khi muối cho chóng ngấu. Lấy ra, phơi hoặc sấy nhẹ cho khô rồi ngâm mận muối vào nước ấm cho bớt mặn. Để ráo, ướp mận với nước đường với tỷ lệ 20 g đư ờng cho 1 kg mận. Rim nhỏ lửa, đảo đều đến khi cạn nước đường. Để nguội, trộn với gừng khô giã nhỏ và b ột cam thảo. Ngày ngậm nhiều lần. Nhân hạt mận (lấy từ quả chín phơi khô) có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, chữa táo bón, phù thũng, vết thương bầm tím do ứ máu. Liều dùng hằng ngày: 12 g dưới dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Phụ nữ có thai không được dùng nhân hạt mận. Để dưỡng da, làm mịn bóng và bớt vết đen trên mặt, lấy nhân hạt mận sao khô, giã nhỏ, rây bột mịn, trộn với vài giọt nước chanh và lòng trắng trứng gà, đánh nhuyễn, đắp lên mặt trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau rửa sạch và lặp lại trong vài ngày tiếp theo. Hoa mận giã nát, trộn với sữa, bôi hằng ngày lên mặt cũng làm da dẻ mịn màng, bớt tàn nhang, vết nám đen. Chữa mụn nhọt bằng mít Cập nhật lúc 08h47" , ngày 27/06/2007 Lá mít, nhựa mít được dân gian dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, lở loét. Ngoài ra, các bộ phận khác của cây này cũng được dùng làm thuốc an thần, chữa sỏi thận Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian: Vỏ thân mít 20g, chẻ nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày có tác dụng an thần, gây ngủ. Phụ nữ có thai không được dùng vì dễ bị sẩy thai. Nhựa trích từ thân cây mít, dùng ngay trộn với ít giấm, bôi hằng ngày chữa mụn nhọt, sưng tấy. Lá mít già 20-30g (lá mít mật tốt hơn) thái nhỏ, sao vàng, nấu nư ớc uống, chữa đái ra cặn trắng ở trẻ em. Dùng ngoài, lá mít tươi giã đắp mụn nhọt, làm giảm sưng đau; hoặc lá phơi khô, nấu thành cao mềm bôi chữa lở loét. Cụm hoa đực (dái mít) hoặc quả mít non 30-50g sắc uống giúp làm tăng tiết sữa. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với chân giò lợn 1 cái hoặc móng chân lợn 3-5 cái; lá sung có tật 100g, quả đu đủ non 50g, lõi thông thảo 10g, hạt mùi 5g, để sống, gạo nếp 100g. Tất cả thái nhỏ, nấu thật nhừ thành cháo ăn làm 1- Bạch Công Tấn sưu tầm 2 lần trong ngày. Dùng 2-3 ngày. Múi mít được coi như một loại thức ăn - vị thuốc có tính bồi dưỡng và long đờm. Có thể chế siro mít bằng cách nấu múi mít chín (mít mật càng tốt) với nước với tỷ lệ 1 mít và 1/2 nước, đánh thật nhuyễn, lọc để được dịch quả, rồi trộn với đường để nấu thành siro với tỷ lệ 1/2. Khi dùng, pha loãng siro mít với nước sôi để nguội sẽ được một thứ nước giải khát thơm ngon, chống khô cổ, háo khát. Theo kinh nghiệm dân gian, hạt mít có tác dụng thông tiểu, gây trung tiện làm cho dễ tiêu. Tầm gửi sống bám ở cây mít cũng được dùng với tác dụng lợi sữa dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với cỏ sữa lá nhỏ. Gần đây, các nhà khoa học Pháp đã chiết được từ quả mít chất jacalin, bước đầu được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm thấy có khả năng bảo vệ các bạch huyết bào (tế bào của hệ thống miễn dịch) chống lại bệnh AIDS. Nhọ nồi Theo Đông y, nhọ nồi vị ngọt chua, tính mát, vào 2 kinh Can, Thận. Có tác dụng bổ thận âm, khỏe gân xương, là mát máu, cầm máu. Dùng chữa các chứng bệnh can thận kém, nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, ỉa đái ra máu, lỵ ra máu, yếu răng, người sớm bị bạc tóc, chảy máu dưới da. Nhọ nồi Tên khoa học: Eclipta prostrata L. họ Cúc (Asteraceae). Tên khác: Cỏ mực – Hạn liên thảo – Yerbadetaja Herb (Anh). Bộ phận dùng: Cả cây nhọ nồi bỏ rễ (Herba Ecliptae). Đã được ghi vào DĐVN (1983) và DĐTQ (1963) (1997). Mô tả: Cỏ nhọ nồi mọc thẳng đứng, có thể cao tới 80cm, thân đỏ tím có lông cứng, sờ nháp. Lá mọc đối, có lông ở 2 mặt, phiến lá hình mũi mác nhỏ. Hoa tự hình đầu, màu trắng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Cây vò ra biến thành màu đen hoặc khi bấm có nước màu đen chảy ra nên gọi tên như vậy. Cỏ nhọ nồi mọc hoang khắp nơi, trong nước ta, ở những chỗ ẩm thấp. Thu hái chế biến: Thu hái vào mùa hạ, khi lá cây đang tươi tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất và lá úa, đem phơi khô. Dùng tươi thì thu hái quanh năm. Cỏ nhọ nồi ít mùi, vị nhạt, hơi mặn. Loại cỏ nhọ nồi khô màu xanh lục, thân dài, lá to, non không lẫn tạp chất là tốt. Bạch Công Tấn sưu tầm Thủy phần dưới 13p100. Tỷ lệ vụn nát (qua cây số 36) dưới 8p100. Thành phần hóa học: Hoạt chất của cỏ nhọ nồi hiện nay chưa rõ. Trong cỏ nhọ nồi có một ít tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten và một alcaloid gọi là Ecliptin. Có tài liệu ghi là có nicotin và một chất gọi là wedelolacton. Công dụng: Theo Đông y, hạn liên thảo vị ngọt chua, tính mát, vào 2 kinh Can, Thận. Có tác dụng bổ thận âm, khỏe gân xương, là mát máu, cầm máu. Dùng chữa các chứng bệnh can thận kém, nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, ỉa đái ra máu, lỵ ra máu, yếu răng, người sớm bị bạc tóc, chảy máu dưới da. Liều dùng: 5 – 10g. Sắc uống. Dùng tươi thì giã lấy nước uống. Dùng ngoài da chữa mụn nhọt, sưng tấy, chảy máu, giã đắp lên chỗ đau. Thí nghiệm dược láy đã chứng minh tác dụng cầm máu của cỏ nhọ nồi giống như viatmin K, chống lại tác dụng của cumarin, tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần, giảm thời gian Quick rõ rệt, tăng trương lực của tử cung góp phần chống chảy máu, nhưng cũng có thể gây sẩy thai, không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch. Lưu ý: Người tỳ, vỵ hư hàn ỉa chảy phân sống không nên dùng. Bài thuốc: Bài số 1: Toa thuốc căn bản (Viện Y học dân tộc cổ truyền Việt Nam) giải độc, bồi dưỡng cơ thể, điều hòa. Chữa các chứng bệnh người lớn, trẻ em bốn mùa cảm mạo, nóng sốt, nhức đầu, ho hen, ăn không tiêu, gan yếu, táo bón, máu kém lưu thông: Rễ cỏ tranh Ké đầu ngựa Lá mơ tam thể Gừng sống Rau má Củ sả Cỏ nhọ nồi Vỏ quít Cỏ màn trầu Cam thảo nam 8g 8g 8g 2g 8g 2g 8g 4g 8g 8g Bài số 2: Chữa đái ra máu: Cỏ nhọ nồi Cả cây mã đề 30g 30g Bạch Công Tấn sưu tầm Cả 2 thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (say máy sinh tố), chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng. Bài số 3: Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: Cỏ nhọ nồi Lá trắc bá 15g 15g Sắc uống. Dùng ngoài da: Cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, giã (xay) ép lấy nước (nếu khô thì tán bột), bảo đảm vệ sinh vô trùng: đắp lên vết thương chảy máu do chấn thương.Thợ nề dùng cỏ nhọ nồi tươi xoa xát lên chân tay tránh tác hại của vôi ăn da. Bảo quản: Khô, mát, tránh làm nát vụn. Hai bài thuốc trị đau bụng lúc hành kinh Cập nhật lúc 10h55" , ngày 03/07/2007 Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp phải ở phụ nữ trong những ngày có nguyệt sự (hành kinh). Một số bài thuốc theo y học cổ truyền sau đây theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền - ĐH Y Dược, TP.HCM), nhằm giúp chị em trị chứng đau bụng ấy. Bài 1: + Thành phần gồm các vị thuốc: đào nhân, đại hoàng (mỗi thứ 12gr), cam thảo, quế chi, mang tiêu (mỗi thứ 6gr). + Cách chế biến: đem các vị thuốc trên nấu với 2 chén nước (khoảng 400ml), nấu còn lại 1 chén. + Cách dùng: mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần 1/3 chén), lúc còn ấm trước mỗi bữa ăn. Đại hoàng Bạch Công Tấn sưu tầm Bài thuốc này còn dùng để chủ trị: táo bón, mặt có mụn Lưu ý, người đang mang thai, người thường bị tiêu chảy thì không dùng bài này. Bài 2: + Thành phần gồm các vị thuốc: đào nhân, đương quy, đơn bì, bạch phục linh, bạch thược, quế chi (mỗi vị bằng nhau 100gr). + Cách chế biến: loại bỏ tạp chất của 3 vị quế chi, bạch phục linh và đơn bì. Bạch thược thì đem tẩm giấm ăn, sao vàng. Đào nhân thì sao vàng lấy cả vỏ. Đương quy thì tẩm rượu, sao vàng. Xong các công đoạn trên, đem tất cả trộn chung, trộn đều, rồi tán thành bột mịn, cho vào thố, lọ đậy kín. + Cách dùng: mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần độ 10gr), dùng với nước ấm, trước bữa ăn. Quế chi Chữa gout theo cổ truyền Cập nhật lúc 14h36" , ngày 31/07/2007 Gout (còn gọi là b ệnh thống phong), phần lớn xảy ra ở nam giới. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, mà nó còn gây ra biến chứng nguy hiểm. Thống phong thuộc chứng Tý trong Đông y. Ngoại tà xâm nhập Ở phương diện Tây y, nguyên nhân gây bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric làm tăng lượng acid uric trong máu. Bệnh có liên quan đến các yếu tố: Gia đình, lối sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống (uống nhiều rượu, bia; ăn uống quá dư thừa; ăn nhiều chất có chứa purine như tạng phủ, lòng động vật); một số bệnh rối loạn chuyển hóa (Tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch ); béo phì; m ột số thuốc trị bệnh Còn ở khía cạnh y học cổ truyền, theo lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM): bệnh thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết bị ứ trệ tại khớp, gây đau, co duỗi khó khăn. Bệnh thống phong thuộc phạm trù chứng Tý trong Đông y. V ề biểu hiện lâm sàng, thống phong có 2 thể, cấp tính và mãn tính. Ở thể cấp Các khớp ngón tay nổi c ục u ở bệnh nhân Gout - Ảnh: TN Bạch Công Tấn sưu tầm tính, bệnh nhân bị sưng đột ngột ở khớp bàn chân, ngón cái, hay ngón chân, cổ chân, gối ; bệnh nhân đau dữ dội, thường đau vào ban đêm; khớp đỏ sẫm, ấn đau nhiều, hoạt động hạn chế. Triệu chứng kéo dài 2-3 ngày hoặc 5-6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng, nhưng rất dễ tái phát. Còn ở thể mãn tính (thường là do bệnh cấp tính mà thành), người bệnh bị vi êm nhiều khớp (khớp nhỏ, vừa và đối xứng), đau nhiều, kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ, nhưng thường kèm sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện cục u quanh khớp, dưới da, vành tai (tôphi) mềm, không đau, bên trong chứa chất màu trắng ngà. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn) Phép trị theo cổ truyền Theo lương y Như Tá, phép trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. Đối với thể cấp tính chủ yếu là dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp; đối với thể mãn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng. Tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp. Ở thể cấp tính, biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt - đột ngột khớp ngón cái, hoặc các khớp nhỏ khác sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nư ớc, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch sác. Phép trị là thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp, bài thuốc là, B ạch hổ gia quế chi thang gia giảm, gồm: thạch cao 40-60gr (sắc trước), tri mẫu, bạch thược, xích thược (mỗi thứ 12gr), 4-6gr quế chi, dây kim ngân 20-30gr, phòng kỷ, mộc thông, hải đồng bì (đều 10gr), và 5-10gr cam thảo. Đem sắc uống ng ày l thang, trong lúc bị sưng đỏ nóng sốt. Nếu thấp nhiệt nặng (sưng tấy, đau nhiều), thì gia thêm 40-50gr dây kim ngân, th ổ phục linh, ý dĩ (để tăng trừ thấp); hoặc gia thuốc hoạt huyết như toàn đương qui, đan sâm, trạch lan, đào nhân, hồng hoa, tằm sa, là để hóa ứ chỉ thống. Đối với thể mãn tính (mạch trầm huyền hoặc khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng ), phép trị là, khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống. Dùng các vị thuốc: chế ô đầu, tế tân (4-5gr, sắc trước), tỳ giải, toàn đương qui, xích thược (mỗi vị 12gr), mộc thông, uy linh tiên (mỗi vị 10gr), 16gr thổ phục linh, 20gr ý dĩ nhân, 4-6gr quế chi. Đem sắc uống. Nếu bị sưng đau, nhiều khớp cứng, rêu lưỡi trắng bẩn dày, thì thêm: chích cương tàm, xuyên sơn giáp, tạo thích, hy thiêm thảo, hải đồng bì (để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm). Nếu đau nhiều do huyết ứ, thì thêm ngô công, toàn yết, sao diên hồ sách, để hoạt huyết chỉ thống. Nếu thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân [...]... giun kim (Theo SK & ĐS) Thuốc nam chữa dị ứng Dị ứng thuộc chứng "phong chẩn", "mề đay" với các triệu chứng nổi sẩn, nốt to nhỏ khác nhau Có khi các nốt liền nhau tạo thành mảng dị ứng, kèm theo ngứa ngáy khó chịu Một số trường hợp dị ứng cả ở mắt, nội tạng, với biểu hiện như ngứa mắt, đỏ mắt, đau bụng, Bạch Công Tấn sưu tầm tiêu chảy, v.v… Thuốc nam chữa dị ứng Dị ứng thuộc chứng "phong chẩn", "mề đay"... đến dị ứng ngoài da thông thường Trên lâm sàng, dị ứng thường chia làm hai loại phong hàn và phong nhiệt để điều trị Khi bệnh xuất hiện, các phương pháp chữa của y học cổ truyền nhằm giải dị ứng, hoạt huyết, tiêu ứ, chống phù do dị ứng và một số các triệu chứng khác như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, bí tiểu tiện… Xin nêu khái lược một số phuơng pháp chữa theo y học cổ truyền Dị ứng thể phong hàn: Dị. .. để có kết quả bền vững Trong các trường hợp dị ứng nặng, cấp tính (như dị ứng thuốc, thức ăn độc hại…) cần phối hợp phương pháp điều trị theo y học hiện đại Đề phòng dị ứng, cần tránh môi trường thuận lợi, để bệnh phát sinh, không ăn các thức ăn gây dị ứng, tẩy giun định kỳ và cũng cần xét nghiệm kiểm tra chức năng gan khi cần thiết Khi da nổi nhiều nốt dị ứng, kiêng tắm lạnh để độc tố được thải tiết... cho thấy, các trường hợp dị ứng nhẹ, không thường xuyên, có thể dùng độc vị: đơn đỏ sắc thuốc thay nước, mỗi ngày khoảng 20g hoặc phối hợp hoa kim ngân 20g, trong thời gian 2 đến 3 tháng là ổn định lâu dài Nhìn chung, dị ứng thuộc loại bệnh cơ địa, do vậy trong nhiều trường hợp bệnh nhân cần được thầy thuốc chuyên khoa theo dõi, điều chỉnh đơn thuốc tuỳ theo thể tạng, thời kỳ và diễn biến của bệnh;... 30g, ô mai 15g, sắc với 300ml còn khoảng 100ml lọc bỏ bã, dùng dịch trên bơm vào hậu môn để rửa ruột vào buổi tối, làm trong 7 ngày liền Bài 7: Trường hợp bụng trướng đau, trẻ la khóc, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn phải tẩy giun, hành khí giảm đau, dùng bách bộ 9g, sử quân tử 9g, thương truật 6g, hoàng bá 6g, thanh bì 6g, cam thảo 3g, tân lang 9g Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và... thành mảng dị ứng, kèm theo ngứa ngáy khó chịu Một số trường hợp dị ứng cả ở mắt, nội tạng, với biểu hiện như ngứa mắt, đỏ mắt, đau bụng, tiêu chảy, v.v… Theo y học cổ truyền, nguyên nhân của dị ứng có thể do phong hàn, phong nhiệt, hoặc các nhân tố khác như thức ăn, thuốc, ký sinh trùng, môi trường hoặc do vật dụng tiếp xúc Gốc bệnh là tại huyết và biểu hiện chủ yếu ra ngoài da Các trường hợp dị ứng kèm... thang, uống 5 - 10 thang Bài 3: Hoàng kỳ 8g, đảng sâm 12g, ma hoàng 8g, kinh giới 12g, phòng phong 12g, bạch chỉ 8g, đại táo 12g GiA vị: nếu táo bón, thêm đại hoàng 6g; nếu do thức ăn (tôm, cua, nhộng tằm…) thêm sơn tra, hoắc hwong, tíc tô mỗi vị 8 đến 12 g Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, thành đợt, mỗi đợt uống 5 đến 10 thang Dị ứng thể phong nhiệt: Da đỏ, nổi các nốt dị ứung đỏ, nóng rát, thích uống... chia thành 3 lần, tùy tuổi mà tăng dần liều nhưng không quá 4g một ngày, uống 6 ngày cho một đợt điều trị Bài 9: Tử thảo 30g, bách bộ 20g, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu thực vật lượng vừa đủ, bôi vào hậu môn, mỗi ngày một lần vào buổi tối Bài 10: Thạch lựu bì 6g, binh lang 6g, sử quân tử 9g Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 ngày Hoặc mã xỉ hiện (rau sam tươi) 50g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước... miệng cùng với đườngkính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng, mùi thơm Khi dùng, lấy 1-2 thìa to sirô này pha với 150ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều mà uống Theo tài liệu nước ngoài, vỏ quả quất tươi 9g, phối hợp với gừng tươi nướng vàng 9g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày, chữa nôn mửa Để chữa nghẹn nấc... da nổi nhiều nốt dị ứng, kiêng tắm lạnh để độc tố được thải tiết thuận lợi, nếu bị lạnh độc tố lưu vào trong có thể gây hại, phát sinh đau bụng, tiêu chảy… Ngày 19/ 04/2005 9 bài thuốc chữa suy nhược thần kinh Cập nhật lúc 15h02" , ngày 10/ 09/ 2007 Suy nhược thần kinh là giảm khả năng hoạt động tinh thần của con người, thuộc một loại bệnh chức phận thần kinh Nó là do thần kinh đại não hoạt động quá căng . gọi là Long nhãn nhục. Bạch Công Tấn sưu tầm Đã được ghi vào DĐVN 198 3, DĐTQ ( 196 3) ( 199 7). Dược điển Trung Quốc ( 199 7) và Võ Văn Chi ghi tên cây nhãn là: Dimocarpus longan Lour. Mô tả:. DĐVN ( 198 3) và DĐTQ ( 196 3) ( 199 7). Mô tả: Cỏ nhọ nồi mọc thẳng đứng, có thể cao tới 80cm, thân đỏ tím có lông cứng, sờ nháp. Lá mọc đối, có lông ở 2 mặt, phiến lá hình mũi mác nhỏ. Hoa tự. tốt, Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5 – 9 lá chét, dài 7 – 9cm, rộng 2 – 4 cm, hình bầu dục dài, mép nhãn. Hoa nhỏ mọc thành chùm, màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 3 – 4. Quả to bằng hòn bi, hay

Ngày đăng: 23/07/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan