Kỳ hoa dị thảo part 5 doc

20 336 0
Kỳ hoa dị thảo part 5 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bạch Công Tấn sưu tầm Nhiều bộ phận của cây ngọc lan có tác dụng làm thuốc: Hoa: Thu hái khi mới chớm nở, dùng tươi hoặc phơi sấy nhẹ cho khô. Dược liệu có vị đắng, cay, tính ấm dùng chữa ho, viêm mũi, xoang. Chữa ho: Lấy 30 g hấp cách thủy với 40 g mật ong, lấy nước uống. Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ: Ng ọc lan 20 g, ý dĩ nhân 30 g, hạt đậu ván trắng 30 g, hạt mã đề 5 g sắc uống trong ngày. Chữa viêm mũi, xoang, có chảy nước mũi: Hoa ngọc lan còn xanh sấy khô giòn, tán bột mịn đựng vào lọ nút kín, mở lọ để ngửi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày 2-3 lần, rất hiệu quả. Lá: Dùng chữa viêm phế quản mạn tính ở người già. Lấy lá ngọc lan 30 g, lá cây dừa 30 g thái nhỏ phơi khô, giun đất đã chế biến 5 g dùng sắc uống. Ngoài ra, lá ngọc lan (bánh tẻ) rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt sưng tấy Vỏ thân cây: Lấy vỏ thân cây cạo sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc tẩm giấm sao vàng. Lấy 30 g sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày để chữa sốt, kinh nguyệt không đều, đại tiện khó. BS. Hải Diệp Những phương thuốc bí truyền chữa tăng huyết áp Cập nhật lúc 10h50" , ngày 03/10/2006 Theo quan niệm của y học cổ truyền (Đông y), tăng huyết áp là hội chứng thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt, hoa mắt), đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ) Tăng huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân như: xơ mỡ động mạch, bệnh thận, tiền mãn kinh, Những thể tăng huyết áp theo Đông y Theo lương y Nguyễn Công Đức (khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dư ợc TP.HCM), Đông y quan niệm bệnh tăng huyết áp có những thể sau: thể can thận hư; thể âm hư hỏa vượng; thể tâm tỳ hư, thể đàm thấp. Thể âm hư hỏa vượng thường gặp ở người trẻ và phụ nữ lúc "giao thời" - thời Đo huyết áp là cách đơn giản nhất phát hiện bệnh tăng huyết áp Bạch Công Tấn sưu tầm điểm tiền mãn kinh. Triệu chứng biểu hiện thường là: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, ít ngủ, mạch huyền sác (mạch nhanh, cứng) và hay cáu gắt Nếu trường hợp bệnh thiên về âm hư, thì những triệu chứng sẽ là: chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, lòng bàn tay bàn chân nóng, m ạch huyền tế sác (mạch cứng, nhỏ, nhanh). Còn nếu thiên về hỏa vượng, thì sẽ bị đau đầu dữ dội, mắt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền sác hữu lực (mạch nhanh, mạnh). Còn tăng huyết áp thể can thận hư hay gặp ở người lớn tuổi, bị xơ cứng động mạch, triệu chứng biểu hiện thường là: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, ít ngủ, hay mê, lưng đau, gối mỏi, miệng khô, mặt đỏ, mạch huyền tế sác (nếu bệnh thiên về âm hư). Nếu bệnh thiên về dương hư, sẽ có những triệu chứng: sắc mặt trắng, lưng, chân, gối yếu mềm, đi tiểu nhiều, liệt dương, di mộng tinh, mạch trầm tế (mạch chìm, nhỏ). Tăng huyết áp thể tâm tỳ hư hay gặp ở người già có kèm theo bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính. Triệu chứng biểu hiện thường thấy: sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ít ngủ, ăn uống kém, thường đi tiêu phân lỏng, đầu choáng, mắt hoa, rêu lưỡi nhợt Nếu mắc bệnh ở thể đàm thấp (thể này thường gặp ở những người béo phệ, nghiện thuốc lá, uống rượu nhiều, cholesterol máu cao ), triệu chứng biểu hiện: ngực tức, tim đập mạnh, khó thở, hồi hộp, chân, tay tê, đầu nhức căng, chóng mặt, hoa mắt, ăn ngủ kém Nữ trinh tử Cổ phương và bí phương chữa trị Tăng huyết áp sẽ nặng hơn nếu gặp các yếu tố thuận lợi. Cần kìm chế bản thân tránh giận dữ, lo lắng, nghĩ ngợi, buồn rầu quá mức để tránh bệnh nặng thêm; sinh hoạt lao động thường ngày c ần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; t ập luyện thể dục, các bài dưỡng sinh nhẹ nhàng, Bạch Công Tấn sưu tầm Theo lương y Nguyễn Công Đức, để chữa các thể bệnh tăng huyết áp, Đông y có những phương thuốc cổ phương, bí truyền (bí phương), hay thuốc nam, hoặc kết hợp châm cứu Nếu bệnh ở thể âm hư hỏa vượng, thì phép chữa sẽ là tư âm tiềm dương. Bài thuốc cổ phương cho trường hợp này có tên Thiên ma câu đằng ẩm, gồm các vị thuốc: thiên ma, chi tử (mỗi vị 8gr), bạch linh, đỗ trọng, ngưu tất, hoàng cầm (mỗi loại 12gr), câu đằng, tang ký sinh, dạ giao đằng, ích mẫu (mỗi thứ 16gr) và 20gr thạch thuyết minh (vỏ bào ngư). Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang. Tùy trường hợp, nếu nhức đầu nhiều thì thêm vào vị thuốc cúc hoa 12gr. Nếu khó ngủ thì thêm táo nhân 20gr và bá tử nhân 12gr. Nếu bệnh thể âm hư hỏa vượng mà thiên về âm hư, thì bài thuốc dùng thích h ợp gồm những vị: trạch tả, bạch linh, đơn bì (mỗi vị 12gr), sơn thù, hoài sơn (mỗi vị 16gr), kỷ tử, cúc hoa (20gr mỗi vị) và 32gr thục địa. Đem sắc uống mỗi ngày một thang. Đặc biệt ở bệnh tăng huyết áp thể âm hư hỏa vượng, Đông y còn có bí phương hiệu nghiệm đó là bài Kỷ cúc địa hoàng gia giảm, gồm các vị thuốc: kỷ tử, cúc hoa, sơn thù, đơn bì (mỗi loại 10gr), hoài sơn, quy bản (mỗi loại 16gr), thục địa, đơn sâm (mỗi loại 20gr) và 30gr mẫu lệ. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang. Hoàng cầm Nếu tăng huyết áp thể can thận hư, phép chữa bổ can thận âm (nếu âm hư) và ôn dưỡng can thận (nếu dương hư). Phương thuốc cổ phương chữa trị trong trường hợp can thận âm hư là dùng bài thuốc: thục địa 32gr, hoài sơn, sơn thù (16gr mỗi loại), bạch linh, trạch tả, đơn bì (mỗi loại 12gr), đương quy, bạch thược (mỗi loại 8gr). Nếu là can thận dương hư, thì cũng với bài thuốc như trên, nhưng gia thêm các vị, ba kích, ích trí nhân, thỏ ty tử (mỗi thứ 12gr) và 16gr đỗ trọng. Và bí phương ở thể này gồm có bài Nhất quán tiên gia giảm, với những vị thuốc: sa sâm, huyền sâm, sinh địa, câu đằng, hạ khô thảo, hạn liên thảo, thạch thuyết minh, táo nhân (mỗi vị 16gr), đương quy, mạch môn, kỷ tử, cúc hoa, trần bì, nữ trinh tử (mỗi vị 10gr) và 6gr xuyên luyện tử. Sắc uống ngày một thang (nếu can thận âm hư). Nếu âm dương lưỡng hư thì dùng bí phương Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm, với các vị: 32gr thục địa, 20gr câu đằng, cùng sơn thù, hoài sơn, hải tảo, cúc hoa, tiên liên bì, đan sâm, xuyên khung (mỗi vị 16gr), bạch linh, đơn bì, trạch tả (mỗi vị 12gr) và 4gr nhục quế. Sắc uống ngày một thang. phù hợp với sức khỏe mỗi ngư ời, giữ tinh thần thoải mái trước lúc đi ngủ; ăn uống điều độ, hạn chế rượu, bia, thuốc lá Bạch Công Tấn sưu tầm Bạch linh Trường hợp tăng huyết áp thể tâm tỳ hư, thì cổ phương có bài Quy t ỳ thang gia giảm, gồm: đảng sâm, bạch truật, hoa hòe, tang ký sinh, táo nhân, long nhãn, ngưu tất (mỗi loại 12gr), hoàng cầm, viễn chí, mộc hương, đương quy (m ỗi loại 8gr). Sắc uống ngày một thang. Và bí phương trong trường hợp này là bài Ôn dương giáng áp, gồm: thái tử sâm, đan sâm, bạch linh (mỗi vị 20gr), hoàng kỳ, phụ tử chế, tiên linh bì, bá tử nhân, trạch tả, táo nhân (mỗi vị 16gr), đào nhân, sinh khương (mỗi vị 10gr) và 6gr quế chi. Sắc uống mỗi ngày một thang. Đơn bì Còn tăng huyết áp thể đàm thấp, thì bài cổ phương, gồm: thiên ma, câu đằng, ngưu tất, hoa hòe, ý dĩ (mỗi vị 16gr), bán hạ, bạch truật (mỗi vị 12gr), trần bì, bạch linh (mỗi vị 8gr) và 6gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang. Bí phương trong trường hợp này là bài Giả quyết thất vị thang, với các vị: hoàng kỳ, đại giả thạch (mỗi vị 30gr), đảng sâm, bạch linh (mỗi vị 16gr), bạch truật, cam thảo (mỗi vị 10gr), 24gr thảo thuyết minh, 12gr bán hạ, 8gr trần bì. Sắc uống mỗi ngày một thang. Với những cổ phương và bí phương trên, mỗi đợt trị liệu thường là khoảng 2 tuần. Ngài tằm đực trị "yếu sinh lý" Cập nhật lúc 08h31" , ngày 04/10/2006 Con tằm, ngoài việc cung cấp sợi tơ dệt vải, còn cho nhiều sản phẩm chữa bệnh như: tằm chín, tằm vôi, nhộng tằm, kén tằm, phân tằm, đặc biệt là ngài tằm. Ngài tằm được hình thành như sau: Khi chín, con tằm sẽ nhả tơ kết thành kén theo bọc thân mình và chuyển dần thành nhộng. Đến độ phát triển chín muồi, nhộng mọc cánh và chân rồi cắn kén chui ra thàng ngài. Chỉ ngài tằm đực mới dùng để trị yếu sinh lý Ảnh: encarta Bạch Công Tấn sưu tầm Ngài tằm, tên thuốc trong y học cổ truyền là tàm nga, có vị mặn, bùi béo, mùi thơm, tính ấm. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng ngài tằm chế biến tán thành bột, cho uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói để chữa đái buốt do chứng lậu. Hoặc lấy bột ngài tằm trộn với mật ong, bôi trong miệng chữa chứng "phong chúm miệng" ở trẻ em gây cứng lưỡi, khóc không ra tiếng. Dùng ngoài: ngài tằm giã nát, đắp chữa những vết cắn do sau hoặc côn trùng độc. Để làm thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh đặc trị liệt dương, di tinh, hoạt động sinh lý yếu, người ta thường chỉ dùng ngài tằm đực, nhất là loại chưa giao phối. Nhưng làm thế nào để phân biệt và thu bắt được toàn ngài tằm đực. Qua nghiên cứu theo dõi, một hiện tượng sinh học lý thú đã được phát hiện là đúng 5 giờ sáng mỗi ngày thì ngài tằm đực đồng loạt cắn kén chui ra và từ 6 giờ sáng trở đi, ngài tằm cái mới cắn kén chui ra. Tuy lác đác trong ngày, vẫn có trường hợp cả con đực và con cái cắn kén chui ra, nhưng hầu như chắc chắn từ 5 giờ đến 6 giờ sáng là có thể thu được toàn ngài tằm đực. Về hình dáng, ngài tằm đực nhỏ, toàn thân có màu nâu sẫm, bụng thon, còn con cái to hơn, màu nâu nhạt, bụng phình ra vì mang nhiều trứng. Ngài tằm đực đã được xác định chứa chất methyltestosteron (một nội tiết tố nam) có hoạt tính sinh học cao và tác dụng làm tăng lượng của túi tinh trên động vật thí nghiệm. Ngài tằm đực thu được đem vặt cánh, bỏ đầu và chân, rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đem dược liệu sao vàng. Có thể dùng tươi. Dược liệu được dùng theo những công thức sau: - Ngài tằm đực 7 con, sao giòn, tán nhỏ mịn; tôm he bóc vỏ 20g, giã nhuyễn, hai thứ trộn đều với 2 quả trứng gà. Đem rán hoặc hấp chín. Ăn một lần trong ngày. - Ngài tằm đực 100g, dâm dương hoắc 60g, kim anh 50g, ba kích 50g, thục địa 40g, sơn thù 30g, ngưu tất 30g, kỷ tử 20g, lá hẹ 20g, đường kính 40g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít cồn 40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ. Ngài tằm đực còn được bào chế với cá ngựa, nhung hươu và nhi ều vị thuốc bổ khác có nguồn gốc thực vật như nhân sâm, hà thủ ô, ba kích thành dạng cao (chiết xuất bằng cồn 70 độ) và viên bao với tên gọi là bipharton có tác dụng Bạch Công Tấn sưu tầm tăng trọng và kích thích sinh dục theo Chương trình nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại cảu Nhà nước. Theo DS. Hữu Bảo Quý ông nên "sợ" cam thảo Cập nhật lúc 10h30" , ngày 27/10/2006 Cam thảo có mặt trong phần lớn các thang thuốc Đông y nhờ tác dụng điều hòa vị thuốc, giải độc và trị bệnh. Tuy nhiên, nam giới nên hạn chế dùng nó vì vị thuốc này có thể làm suy giảm khả năng tình dục. Cam thảo có tên khoa học là glycyrrhiza glabra, dùng làm thuốc dưới dạng rễ khô ngâm nước sôi, dạng trích tinh lỏng, trích tinh khô. Cam thảo thường được dùng để phòng ngừa rối loạn tim mạch, điều trị các chứng viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày mãn; làm dịu các triệu chứng viêm khớp và đau thấp khớp; trị đau họng, viêm amiđan, ho, nhiễm virus; ngăn ngừa các bệnh dị ứng, hội chứng tiền kinh nguyệt; giải độc gan… Ngoài ra, các nhà khoa học thuộc Đại học New York (Mỹ) đã phát hiện hoạt ch ất acid glycyrrhizic (AG) trong cam thảo có khả năng ngăn ngừa virus herpes kích hoạt dạng ung thư Kaposi sarcoma. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tiến sĩ Mahmoud Mosaddegh thuộc Đại học Y khoa Shaheed Beheshti (Iran), hoạt chất AG trong cam thảo làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của nam giới. Thí nghiệm trên 20 nam giới khỏe mạnh dùng chi ết xuất 1,3 g rễ cam thảo khô mỗi ngày (tương đương với 400 mg AG) trong 10 ngày cho thấy, lượng testosteron giảm đáng kể so với người bình thường. Vì thế, Ủy ban châu Âu khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 100 mg AG mỗi ngày (tương đương 0,3 g rễ cam thảo khô). Ngoài ra, cam thảo còn có một số tác dụng phụ khác như cao huyết áp, nhiễm độc. Nghiên c ứu của Đại học Yorshire (Mỹ) cho thấy phụ nữ ăn nhiều cam thảo (khoảng 0,2mg/ngày) có nguy cơ bị cao huyết áp dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, việc hấp thu nhiều AG trong cam thảo sẽ gây sụt giảm kali, dẫn đến xương yếu, dễ gãy. Chất glycyrrhizine trong cam thảo là nguyên nhân gây ra các tri ệu chứng nhiễm độc như nhức đầu, tăng huyết áp, uể oải, giữ nước và natri, tăng bài tiết kali v à đôi khi dẫn đến tim ngừng đập. Vì thế, không nên dùng cam thảo khi bị rối loạn chức năng gan, yếu thận, cao huyết áp, mang thai. Rễ cam thảo Ảnh: SGGP Bạch Công Tấn sưu tầm Cần thận trọng khi dùng chung cam thảo với thuốc Tây, đề phòng các tương tác xấu: Phối hợp cam thảo với các thuốc trị bệnh tim thuộc nhóm digitaline và dẫn xuất có thể làm tăng tính nhạy cảm của thuốc; dùng chung với các thuốc lợi tiểu có thể gây mất nhiều kali; dùng chung với nhóm corticoid sẽ làm tăng hoạt tính và tác dụng phụ của thuốc Rau khúc chữa ho Rau khúc mọc hoang dại ở khắp nước ta, gồm 2 loại khúc nếp (được dùng làm bánh khúc) và khúc tẻ. Lá rau khúc có tinh dầu còn được dùng ở dạng tươi hoặc khô để làm thuốc. Theo Đông y, rau khúc vị ngọt, tính bình, có công dụng trị ho, tiêu đờm. Sau đây là một số bài thuốc: Chữa chứng hen suyễn: Nếu bị lên cơn suyễn thì lấy một nắm rau khúc tươi rửa sạch vò nát, cho vào niêu đất với một miếng gừng giã dập, đổ vào khoảng 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Chữa ho, viêm họng: Khi bị ho, viêm họng, sưng amiđan thì lấy rau khúc tươi rửa sạch nhai dập cùng với vài hạt muối rồi nuốt từ từ cả bã và nước. Ngày dùng như thế 3-4 lần, rất hiệu nghiệm. Hoặc lấy một nắm rau khúc tươi sắc với 300 ml nước còn 100 ml, chia uống 3 lần trong ngày. Chữa cảm sốt: Nếu bị cảm sốt, lấy rau khúc đã phơi khô 30 g sắc cùng với hành và gừng (mỗi thứ khoảng 10 g), chia làm 3 lần uống trong ngày, rất hiệu nghiệm. BS. Đỗ Minh Phương Thương nhĩ tán - bài thuốc hay chữa viêm mũi dị ứng Cập nhật lúc 14h14" , ngày 24/10/2006 Bạch Công Tấn sưu tầm Không ch ỉ thuốc Tây mới giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng. Bài thu ốc cổ nổi tiếng của Trung Quốc Thương nhĩ tán có hiệu quả tốt với bệnh này, công thức chỉ gồm 4 vị thuốc dễ kiếm. Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng tăng do môi trường ngày càng ô nhiễm. Các thống kê cho thấy cứ 16 người thì một mắc bệnh này. Hơn 6,3% dân số mắc bệnh này. Thương nhĩ tán (còn gọi là Thương nhĩ tử tán) là bài thuốc của danh y Nghiêm Dụng Hoà (Trung Quốc). Thành phần gồm thương nhĩ tử (hạt ké đầu ngựa) 7 g, tân di hoa 15 g, bạch chỉ 30 g, bạc hà 1,5 g. Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6 g. Theo cổ nhân, nếu dùng nư ớc sắc củ hành và lá trà tươi để uống bột thuốc thì rất tốt. Thương nhĩ tán có tác dụng làm thông mũi, chống đau đầu, thường được d ùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang mà Tây y vẫn gọi là viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính với triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, ngạt mũi Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hạt ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch, hưng phấn hô hấp. Bạch chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giải nhiệt. Tân di hoa tiêu viêm, giảm phù nề, chống dị ứng, kháng khuẩn, làm hưng phấn hô hấp. Còn bạc hà cũng có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng virus, chống vi êm, giảm ho, trừ đàm, giảm ngứa và lợi mật. Ngoài dạng bột truyền thống, Thương nhĩ tán còn được sử dụng dưới hai hình thức: dùng nguyên bài sắc uống hoặc gia giảm theo thể trạng và tính ch ất bệnh lý. Khi sắc, cần cho bạc hà vào sau, còn tân di phải chùi hết lông hoặc cho vào túi vải để tránh gây ngứa. Hiện nay, bài thuốc Thương nhĩ tán được sản xuất thành nhiều biệt dược dưới các dạng hoàn mềm, hoàn cứng, trà tan, cốm thuốc, viên nang , rất tiện lợi cho bệnh nhân. Có thể kể đến các tên Tỵ viêm hoàn, Tỵ viêm phiến, Tỵ uyên hoàn do Trung Quốc sản xuất, có gia giảm một số vị thuốc, hoặc viên nang Fitôrhi-f sản xuất ở Việt Nam, giữ nguyên công thức cổ của Nghiêm Dụng Hòa. ThS. Hoàng Khánh Toàn Bệnh viện 108 Ké đầu ngựa - một trong 4 vị của bài Thương nhĩ tán Ảnh: Ucdavis Hoa Thiên lý - Một loài cây giá trị Bạch Công Tấn sưu tầm Cây thiên lý có tên khoa học là Telosma cordata (Burm.f) Merr, thuộc họ Asclepaadaceae , thường được trồng làm giàn dây leo làm cảnh cho bóng mát trong vườn hoặc trước sân nhà ở các nước như Thái lan, Inđônêxia, Malaixia, Trung Qu ốc, Việt Nam, một số nước Châu Âu, Châu Phi. Hoa Thiên lý có nhiều dưỡng chất như 2,9g protein, 2,8g glueid, 3g chất xơ, 52mg calcium, 53mg phosphor, 1,2mg sắt, 1,17mg tiền sinh tố A, 0,19g sinh tố B1, 0,13mg B2, 1,1mg PP, 48mg sinh tố C và các khoáng chất cần cho cơ thể như calci, phospho, sắt, kẽm; là thức ăn ngon và bổ dưỡng của người Việt Nam dùng nấu canh hoa thiên lý với thịt, canh cua thiên lý, thiên lý xào tép, hoa thiên lý chiên giòn. Ngoài ra, hoa thiên lý còn có giá tr ị dược học dùng giải nhiệt, an thần, mệt mỏi, đau lưng Cây có dạng hình thân thảo, dây leo; hoa mọc thành chùm ở nách lá, trổ hoa vào mùa hè, tỏa hương thơm vào ban đêm nên còn có tên Dạ lài hương, nước ngoài gọi là Queen of the night (Hoàng hậu của màn đêm). Cây thiên lý thích ánh sáng, nhiệt độ thích hợp là 30-35 0 C, sinh sản hữu tính và vô tính, có thể trồng quanh năm. Để trồng thiên lý người ta thường chọn hom dây có đường kính 5-10mm, cắt thành từng đoạn 30-80cm và xử lý thuốc trừ nấm bệnh rồi ươm trong bầu hoặc trong chậu. Cây thiên lý có thể trồng trong bồn có giàn cho dây leo làm cây cảnh ở trước nhà, trong vườn hoặc trồng ở ngoài ruộng. Đất trồng cây thiên lý thích hợp là th ịt pha cát, đất phải tơi xốp, thoát thủy tốt; nếu trồng ở ruộng phải cày xới cho tơi nhuyễn, lên líp cao 40cm, rộng 40cm, đào hố kích thước 30x40cm. Để cây thiên lý phát triển tốt và có hình dáng đẹp, người trồng phải thường xuyên chăm sóc như tưới nư ớc đủ ẩm, tỉa bỏ dây nhỏ, lá già, cột dây tạo hình dạng dây leo theo ý thích, chú ý phòng tr ừ các loài sâu bệnh như rệp, nấm muội. Trồng thiên lý ngày nay có thể mang lại thu nhập trên 50 triệu đồng/ha. Cây thiên lý đã gắn với tình cảm người Việt Nam qua những câu ca dao như Thương chồng nấu cháo le le, nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen hay lời nhạc Tóc em dài em cài bông hoa lý, thấy em cười, anh để ý anh thương, đôi ta chung một con đường, đường đi xây dựng quê hương đẹp giàu (Phạm Thúy Hoan) hoặc kỷ niệm nào êm êm bằng những chiều bên giàn thiên lý (Hoàng Thi Thơ). Công dụng của Thiên lý Lá và hoa tươi dùng làm rau nấu canh (mát bổ). Bệnh viện Thái Bình dùng lá thiên lý chữa các bệnh lòi dom, sa dạ con có kết quả tốt. Công dụng của Thiên lý Bạch Công Tấn sưu tầm Tên khoa học: Telosma cordata (Burm.f.) Merr. (Aslepias cordata Burm.f.Pergularia minor Andr., Pergularia odoratissima Weght, Aslepias odoratissima Roxb), họ Thiên lý (Aslepiadaceae). Tên khác: Hoa lý – Hoa thiên lý – Dạ lài hương. Bộ phận dùng: Lá của cây thiên lý (folium Telosmae cordatae). Mô tả cây: Là cây nhỏ, mọc leo, thân có ít lông, nhất và bộ phận non. Lá hình tim, thuôn, khía mép khoảng 5 – 8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá. Phiến lá dài 6 – 11cm, rộng 4 – 7,5 cm, cuống có lông, dài 12 – 20 cm. Hoa thành xim tán, màu vàng nhạt, rất thơm, cuống có lông, to, dài 10 – 12mm, mang nhiều tán lá mọc liền nhau. Quả đại dài 6,5 – 9,5cm, rộng 12 – 14mm. Thiên lý được trồng nhiều nơi trên đất nước ta nhiều ở miền Bắc, làm hoa cảnh - Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Philipin cũng có. Thu hoạch chế biến: Hái lá tươi chọn những lá bánh tẻ, hoa hái khi sắp hoặc mới chớm nở. Thành phần hóa học: Theo Đỗ Tấn Lợi và Ngô Văn Thu thấy trong nhân và lá thiên lý có alcaloid. Công dụng: Lá và hoa tươi dùng làm rau nấu canh (mát bổ). Bệnh viện Thái Bình dùng lá thiên lý chữa các bệnh lòi dom, sa dạ con có kết quả tốt. Bài thuốc: Bệnh viện Thái Bình dùng chữa lòi dom. Lá thiên lý bánh tẻ Muối ăn 10g 5g Giã nhỏ, lá thiên lý với muối. Thêm 30ml nước cất. Vắt lấy nước, dùng nước này đắp vào dom đã rửa sạch, ngày đắp 2 lần. Có thể chế tạo thành thuốc mỡ.: Dung dịch thiên lý (như trên) 10 ml Vasellin Lanolin 50g 40g Cho tất cả vào cối đánh kỹ thành thuốc mỡ. Đánh như trên. Chữa sa dạ con; cũng làm như trên, nhưng chỉ có hiệu quả với những trường hợp nhẹ. Hạt chanh giảm ho, giải độc Hạt chanh, một dư phẩm thường bị loại bỏ khi sử dụng quả chanh, lại là vị [...]... để nguội uống Uống hết 3 phần thuốc đó trong một ngày Chữa chứng bế kinh: Hoa ngâu 10 g, rượu 50 g Cho hoa vào rượu, thêm vào chút nước, nấu cách thủy đến khi hoa chín nhừ, để nguội uống Uống trước ngày có kinh 3 ngày, uống liền trong 5 ngày, ngày uống 1 lần Chữa chứng thương tích do vấp ngã, bị đòn: Hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50 g Gộp chung cả hai thứ, cho vào một lượng nước vừa phải nấu chín, chắt... đắp thuốc cao này một lần Chữa chứng say rượu: Hoa ngâu, hoa sắn dây (cát hoa) mỗi thứ 10 g Gộp chung cả hai thứ vào ly, rót nước sôi già vào ngâm uống Ngoài ra nhân dân còn dùng hoa ngâu để ướp trà, uống rất thơm và mát Tri mẫu Y học cổ truyền điều trị cảm cúm Cảm cúm thuộc phạm vi ôn bệnh (còn gọi là ôn dịch, dịch lệ) theo y học cổ truyền Tùy từng thời kỳ của bệnh có thể chia làm bốn thể: Nguyên nhân... uống 12 lần, mỗi lần 15- 20 ml sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ Dâm dương hoắc 12 g; ba kích, sa sâm mỗi vị 16 g; thỏ ty tử, nhục thung dung, kỷ tử mỗi vị 12 g; đỗ trọng, đương quy mỗi vị 8 g; cam thảo 6 g; đại táo 3 quả Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35- 40 độ (càng lâu càng tốt) Uống trong vòng 1 tuần Dâm dương hoắc 60 g, ngài tằm đực 100 g, kim anh 50 g, ba kích 50 g, thục địa 40 g,... Thuần Hoa ngâu chữa cao huyết áp Bạch Công Tấn sưu tầm Cập nhật lúc 11h00" , ngày 23/11/2006 Không chỉ dùng để ướp trà, hoa ngâu còn là một vị thuốc Ngoài tác dụng nổi bật là chữa cao huyết áp, hoa ngâu còn giúp làm tỉnh rượu, chữa bế kinh, giúp tỉnh táo đầu óc Không dùng cho phụ nữ có thai Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc, mùa hoa. .. chín, cho vào ít đường Chia làm 2-3 lần dùng trong ngày để chữa chứng nhức đầu mỏi toàn thân; đau đầu, phát sốt, ớn lạnh 3 Bạc hà nấu kinh giới Thành phần: 3 -5 gr bạc hà (vị thuốc bạc hà), 5- 10 gr kinh giới, 5- 10 gr đậu xị (loại đậu làm tương Tàu) và 50 -100 gr gạo tẻ Cách làm: Cho bạc hà, kinh giới, đậu xị vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn một chén, lọc bỏ xác, lấy nước để đó Sau khi nấu cháo bằng gạo... long nhãn 20 g Tất cả ngâm với một lít rượu trắng trong 5- 7 ngày, càng lâu càng tốt Ngày uống 20-40 ml Người không uống được rượu đặc, pha thêm nước và mật ong mà uống Tắc kè 50 g; ba kích, hà thủ ô, hoàng tinh hoặc thục địa mỗi vị 100 g; đại hồi 10 g Tắc kè ngâm với đại hồi trong rượu 35 độ để được 30 0ml Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35 độ để được 700 ml Hòa lẫn hai rượu với nhau, thêm 100... chi tử, tri mẫu, hoàng cầm để chống hao thể dịch, hạ sốt, phòng bội nhiễm phổi và đường tiết niệu Thể phong tà xâm vào phế Triệu chứng chính là ho, sốt nhẹ 38 - 38,5oC, hơi khát nước Phương pháp chữa: Thường dùng các thuốc có vị cay, tính mát như bạc hà, cúc hoa, lá dâu, gia các vị có tính kháng khuẩn như liên kiều; thuốc giảm ho như hạnh nhân, cát cánh, cam thảo; thuốc hạ sốt nhẹ như rễ lau Bài thuốc... chứng phiền táo Lưu ý, người thân nhiệt nóng nhiều vào ban đêm không nên dùng món này 2 Bạc hà nấu kim ngân hoa Thành phần: 10 gr vị thuốc bạc hà tươi, 100 gr vị thuốc kim ngân hoa, 30 gr đậu xanh, 10 gr lá tre, một ít gạo và đương cát Chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu, rồi cho bạc hà, kim ngân hoa và lá tre vào nồi cùng hai lít nước, nấu trong 1giờ, lọc lấy nước, bỏ xác Cho đậu xanh vào nước này cùng... ướp trà và làm vị thuốc, mùa hoa vào tháng 7, tháng 8 Hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát Nó được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc Chữa tăng huyết áp: Hoa ngâu 10 g, hoa cúc 30 g Hai thứ gộp chung, chia làm 3 phần bằng nhau... ho, lấy hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ mỗi vị 10g, mật gà đen một cái Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày Hoặc hạt chanh 10g, lá hẹ 15g, hoa đu đủ đực 15g, nước 20ml Các dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng vài ngày Để giải độc chữa rắn cắn, lấy hạt chanh tươi hoặc phơi khô . chứng bế kinh: Hoa ngâu 10 g, rượu 50 g. Cho hoa vào rượu, thêm vào chút nước, nấu cách thủy đến khi hoa chín nhừ, để nguội uống. Uống trước ngày có kinh 3 ngày, uống liền trong 5 ngày, ngày. ớn lạnh 3. Bạc hà nấu kinh giới Thành phần: 3 -5 gr bạc hà (vị thuốc bạc hà), 5- 10 gr kinh giới, 5- 10 gr đậu xị (loại đậu làm tương Tàu) và 50 -100 gr gạo tẻ. Cách làm: Cho bạc hà, kinh giới,. lần. Chữa chứng say rượu: Hoa ngâu, hoa sắn dây (cát hoa) mỗi thứ 10 g. Gộp chung cả hai thứ vào ly, rót nước sôi già vào ngâm uống. Ngoài ra nhân dân còn dùng hoa ngâu để ướp trà, uống rất

Ngày đăng: 23/07/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan