Kỳ hoa dị thảo part 1 ppt

20 366 0
Kỳ hoa dị thảo part 1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bạch Công Tấn sưu tầm Những lợi ích về sức khỏe khi dùng tỏi (Dân trí) - Tỏi là một trong những cây thuốc lâu đời nhất, và nó có rất nhiều tác dụng chống lại bệnh tim, thiếu máu và chữa cảm cúm. Nét đặc trưng trong việc chữa bệnh của tỏi thì không có gì mới. Sanskirt tiết lộ bí mật những phương thuốc chữa bệnh của tỏi đã được áp dụng ở Ấn Độ cách đây 5.000 năm, trong khi y học của người Trung Quốc công nhận tác dụng của tỏi cách đây hơn 3.000 năm. Vậy tỏi có tác dụng với sức khỏe của chúng ta như thế nào? Khi bạn nhai, ép hay thái tỏi,chúng sẽ có màu vàng lục gọi là allicin – một hợp chất hóa học có mùi và vị hăng. Và chất allicin được các nhà khoa học phát hiện ra như là một thành ph ần đặc biệt của tỏi. Hầu hết mọi tìm kiếm mới nhất về tỏi tập trung vào khả năng giảm lượng cholesterol và thiếu máu như là một cách bảo vệ chống lại bệnh đột quỵ và bệnh tim. Một ví dụ là nghiên cứu của trường ĐH Hoàng gia Journal năm 1993 với phát hiện: tỏi giúp lượng cholesterol giảm 12% chỉ sau 4 tuần sử dụng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra vai trò của tỏi trong việc ngăn ngừa chứng máu vón cục. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, thuốc có thành phần từ tỏi giảm bệnh thiếu máu tự nhiên trong khoảng 1% - 5%. Những kết quả nghiên cứu khác chỉ ra rằng: tỉ lệ đột quỵ giảm 30% - 40%, bệnh tim giảm từ 20% - 25% vì ăn tỏi. Hoa hồng giúp giảm đau khớp (Dân trí) - Mới đây các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện thấy hoa hồng không những chỉ để làm đẹp mà còn có tác dụng làm gi ảm đau cho những bệnh nhân mắc chứng viêm khớp xương mãn tính hoặc thấp khớp bằng cách ngửi hương thơm hoặc dùng bột của quả hoa hồng. Hoa hồng được biết đến như là một biểu tượng của cái đẹp, được dùng để tạo hương thơm hoặc dùng cho công nghiệp sản xuất mỹ phẩm. 2 nghiên cứu mới đây về khớp cho thấy một loại protein GOPO(R) trong quả của hoa hồng có tác dụng bảo vệ và tái tạo những mô sụn bị tổn thương. GOPO(R) được chứng minh làm cho tâm hồn thư thái, tạo một giấc ngủ ngon, đặc biệt có tác dụng với nhưng bệnh nhân mắc bệnh về khớp- căn bệnh này làm cho những người mắc phải khó hoà đồng với cuộc sống do những cơn đau và viêm sưng tấy gây ra. Bác sỹ Kaj Winther ở bệnh viện Frederiksberg Đan Mạch cho biết thêm quả của hoa hồng là chìa khoá khám phá phương cách miễn dịch tự nhiên, làm dịu căng thẳng, giảm nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm và làm giảm đau những phần cơ thể liên quan đến chức năng vận động. Bạch Công Tấn sưu tầm Ông hóm hỉnh nói thêm không có phương pháp nào và không có viên thuốc nào chữa bách bệnh nhanh như hoa hồng - một vị thuốc của thiên nhiên. Cây rau khúc Rau khúc còn có tên gọi là rau khúc vàng, thử khúc thảo Đây là cây cỏ sống hằng năm, cao 40-50 cm. Thân đứng, có lông như bông. Lá nguyên, mọc so le, thuôn hình dải, tù và có mũi cứng ở đỉnh, thon hẹp dài lại ở gốc, hơi men theo cuống, dài 4-7 cm, rộng 5-15 mm, có lông mềm. Đầu hoa màu vang ánh, tập hợp thành ngũ, với nhiều lá bắc có lông như bông ở mặt lưng. Quả bế thuôn hình trứng, có mào lông gồm những tơ sợi tóc. Rau khúc nhân bổ ở vùng Viễn Đông, từ Ấn Độ tới Trung Quốc, Nhật bản sang Philippin. Ở nước ta rau khúc rất phổ biến ở những nơi đất trống các ruộng bỏ hoang, nhiều nhất là các tỉnh phía Bắc. Còn có một lòai khác là rau khúc tẻ hay rau khúc Ấn Độ Một số bài thuốc Nam có rau khúc thường dùng: - Chữa cảm sốt: Rau khúc 30 g, gừng tươi 5 lát, hành 2 củ. Sắc uống ngày một thang. - Chữa ho, viêm họng: Rau khúc 30 g, củ rẻ quạt 5 g, diếp cá 50 g. Sắc uống ngày một thang. - Chữa hen suyễn: Rau khúc 30 g, lá bồng bồng 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. - Chữa tăng huyết áp: Rau khúc 30 g, lá dâu 20 g. Nấu canh ăn hằng ngày. - Chữa chấn thương đụng dập: Rau khúc lượng vừa đủ, giã nát, băng đắp nơi sưng đau. - Chữa rắn cắn: Lá rau khúc tươi giã nát, đắp rịt vào chỗ rắn cắn. Cây nghệ Phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy) có thể lấy nghệ vàng, đương quy, thục địa, ngải cứu, lộc giác giao (sừng hươu) mỗi vị 1 lạng, sao khô vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân (khoảng 40 g). Dùng gừng tươi 3 lát, táo 3 quả, sắc với nước, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm. Bạch Công Tấn sưu tầm Củ nghệ vàng còn có các tên gọi như khương hoàng, vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Sách Đông y bảo giám cho rằng khương hoàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau), chủ trị bụng chướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng Nhật hoa tử bản thảo cho khương hoàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, vấp ngã máu ứ, tiêu sưng độc, tiêu cơm Một số phương thuốc dùng nghệ trong Nam dược thần hiệu : - Phòng và chữa các bệnh sau đẻ: Dùng 1 củ nghệ nướng, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khỏe mạnh). - Chữa lên cơn hen, đờm kéo lên tắc nghẹt cổ, khó thở: Dùng nghệ 1 lạng, giã nát, hòa với đồng tiện, vắt lấy nước cốt uống. - Chữa trẻ em đái ra máu hay bệnh lậu đái rắt: Dùng nghệ và hành sắc uống. - Trị chứng điên cuồng, tức bực lo sợ: Nghệ khô 250 g, phèn chua 100 g, tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt đậu, uống mỗi lần 50 viên với nước chín (có thể uống mỗi lần 4-8 g), ngày uống 2 lần. - Chữa đau trong lỗ tai: Mài nghệ rỏ vào. - Chữa trị lở, lòi dom: Mài nghệ bôi vào. Chữa bệnh của nước cà rốt Cà rốt 250 g cạo vỏ, thái miếng; dâu tây 250 g bỏ cuống, dùng máy ép hai thứ lấy nước cốt, hòa với 5 ml nước ép chanh và 2-3 miếng đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho những người bị cao huyết áp, viêm thận, tiểu đường, táo bón mạn tính, phụ nữ da thô và khô Cà rốt là một trong những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin. Sách Bản thảo cương mục viết: "Cà rốt có tác dụng hạ khí bổ trung, làm lợi cho cơ hoành và tràng vị, làm yên ngũ tạng và giúp ăn khỏe". Sách Y lâm cải yếu cho rằng cà rốt có khả năng "nhu nhuận tạng thận, làm khỏe dương khí, ấm hạ bộ, trừ hàn thấp". Sách Nhật dụng bản thảo xem cà rốt là thứ thuốc "có thể chữa chứng quáng gà, suy dinh dưỡng, trẻ em còi xương, không muốn ăn, khô tròng mắt". Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà rốt rất giàu dinh dưỡng, ngoài protid, lipid, glucid và chất xơ còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin, nhất là carotene. Về tác dụng dược lý, cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, giải Bạch Công Tấn sưu tầm độc, làm hạ đường máu, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cà rốt còn có tác dụng chống lão hóa và dự phòng tích cực bệnh lý ung thư. T ừ cà rốt, có thể tạo ra các loại đồ uống thơm ngon vừa có tác dụng giải khát bổ dưỡng vừa giúp phòng chống bệnh tật. Sau đây là một số công thức: - Cà rốt 150 g, mật ong 50 g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái thành miếng nhỏ rồi dùng máy ép lấy nước (nếu không có máy ép thì giã thật nát rồi dùng vải bọc lại, vắt lấy nước cốt), cho mật ong và chế thêm nước vừa đủ, quấy đều rồi uống. Dịch thể thu được có màu quất chín rất hấp dẫn, mùi vị thơm ngon tự nhiên. Nước có công dụng bổ dưỡng, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, giúp phòng chống bệnh cao huyết áp. - Cà rốt 150 g, táo tây (loại táo quả to nhập từ Trung Quốc hoặc châu Âu) 150 g, nước ép chanh 15 ml, mật ong 10 ml. Cà rốt và táo rửa sạch, thái miếng rồi dùng máy ép lấy nước (với táo nên ép ngay vì để lâu sẽ bị biến màu, nếu cần thì ngâm trong dung dịch nước muối 2-3%), cho mật ong và nước chanh vào quấy thật kỹ và uống hàng ngày. Đây là loại thức uống giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giúp phục hồi sức khỏe rất tốt. - Cà rốt 500 g, lê tươi 500 g, nước chín để nguội 1.000 ml, mật ong 20 ml. Lê rửa sạch để ráo nước, ngâm với nước muối 3% trong 15 phút, sau đó thái miếng, dùng máy ép lấy nước; cà rốt rửa sạch, cạo vỏ thái miếng, dùng máy ép lấy nước. Hòa hai thứ nước ép với nhau, chế thêm mật ong, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Đây cũng là một loại đồ uống rất giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng cường thân kiện lực, bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da và râu tóc, phòng chống tích cực bệnh lý ung thư, đặc biệt thích hợp với những người ở tuổi trung và lão niên. - Cà rốt 100 g, mía 500 g, chanh quả 80 g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, đem hầm thật nhừ, đánh nhuyễn rồi dùng vải lọc lấy nước; mía róc vỏ, chẻ nhỏ, dùng máy ép lấy nước. Hòa nước cà rốt và nư ớc mía với nhau, vắt chanh, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Dịch thể thu được có màu hồng vàng, mùi thơm, vị ngọt, dùng làm nước giải khát và bổ dưỡng khá tốt. Theo các nhà dinh dưỡng học Trung Quốc, loại đồ uống này có tác dụng phòng chống ung thư. - Cà rốt 250 g, quất 100 g, chuối tiêu chín 150 g, đường phèn vài miếng. Cà r ốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, dùng máy ép lấy nước; quất vắt lấy nước cốt. Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi đổ nước cà rốt và nước quất vào, qu ấy thật đều, chế thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước n ày có mùi thơm khá đặc biệt, dễ uống và giá trị bổ dưỡng rất cao, đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp và chán ăn. - Cà rốt 1.000 g, trám tươi 250 g, đường trắng vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, thái chỉ; trám bỏ hạt, thái lát mỏng. Hai thứ đem ép lấy nước rồi đun sôi lên, chế thêm đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát và Bạch Công Tấn sưu tầm bổ dưỡng rất hữu ích, đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm họng, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm gan Củ riềng làm thuốc Để chữa đầy bụng, nôn mửa, lấy riềng củ, gừng khô, củ gấu phơi khô lượng bằng nhau đem tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Ngày uống 2-3 l ần, mỗi lần 4-6 g. Củ riềng (còn có tên là cao lương khương) và quả hột riềng đều vị cay, tính ấm, làm ấm bụng, chống khí lạnh, thường được dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, nấc. Liều dùng 3-10 g đối với củ, hoặc 2-6 g đối với quả. Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian: - Chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy: Riềng, củ gấu, gừng khô liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6 g, ngày uống 3 lần. - Chữa sốt rét cơn, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: Hạt riềng tán nhỏ, uống 6-10 g. - Chữa hắc lào: Củ riềng già 100 g, giã nhỏ, ngâm với 200 ml rư ợu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi vài lần. - Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ Ngô, rau cần, nấm hương có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Ngoài ra còn có một số loại trà giúp giải độc, hạ mỡ máu và giảm béo. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Một số món ăn: Ngô: ch ứa nhiều các acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuy ển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, ngô có vị ngọt tính bình, công dụng điều trung kiện vị lợi niệu, thường được dùng cho những trường hợp tì vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành. Nh ộng tằm: vị ngọt mặn, tính bình, giúp ích tì bổ hư, trừ phiền giải phát. Nhộng còn có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống. Kỷ tử: có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng Bạch Công Tấn sưu tầm sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo. N ấm hương: chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn. Lá trà: có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan. Lá sen: giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen. Rau cần: chứa nhiều vitamin, tác dụng mát gan, hạ cholesterol trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Ngoài ra, người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung các loại rau tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống có công dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; các loại thịt, cá ít mỡ và các thức ăn chế biến từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen Một số loại trà tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ: - Trà khô 3 g, trạch tả 15 g. Hai vị hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì được. Trà này có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycered và lipoprotein có tỷ trọng thấp, góp phần phòng chống tình trạng xơ vữa động mạch. - Trà khô 2 g, uất kim 10 g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5 g, mật ong 25 g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày Thức uống này có công dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Đặc biệt uất kim có tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt. - Trà khô 3 g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10 g, lá sen 20 g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hàng ngày. - Rễ cây trà 30 g, trạch tả 60 g, thảo quyết minh 12 g. Tất cả thái vụn hãm uống hàng ngày. Những vị này có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà này rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành. - Trà 30 g, sinh sơn tra 10-15 g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày, giúp tiêu mỡ giảm béo. Sơn trà có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp ph ần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan. - Hoa trà 2 g, trần bì 2 g, bạch linh 5 g. Ba thứ thái vụn hãm với nước trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Trà có công dụng kiện tì hóa thấp, lợi niệu trừ đàm. Bạch Công Tấn sưu tầm Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần kiêng kị những thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc Đan sâm trong điều trị bệnh tim mạch Đan sâm có tác dụng chữa trị sự rối loạn tuần hoàn tim và não. Loại thảo dược này còn hiệu nghiệm trong điều trị chứng hồi hộp, đau nhói và thắt ngực, mất ngủ, vàng da và có tác dụng an thai. Công dụng của đan sâm: - Giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch, làm giãn các động mạch và tĩnh mạch nhỏ, mao mạch, tăng tuần hoàn vi mạch. - Giảm mức độ nhồi máu cơ tim. Khi tiêm dẫn chất tanshinon II natri sulfonat, trong đó tanshinon II là một hoạt chất của đan sâm, vào động mạch vành sẽ làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính. Kích thước vùng thiếu máu mất đi hoặc giảm đáng kể. - Ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức kháng của hồng cầu nhờ dẫn chất tanshinon II natri sulfonat. Hồng cầu ủ với cao đan sâm có thể tăng khả năng kéo giãn và phục hồi hình dạng nhanh hơn so với hồng cầu không ủ với thuốc. - Ức chế sự kết hợp tiểu cầu, chống huyết khối nhờ các hoạt chất miltiron và salvinon của đan sâm. - Bảo vệ cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt oxy. - Chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể. Một số bài thuốc với đan sâm: 1. Chữa đau tức ngực, đau nhói vùng tim: - Đan sâm 32 g, xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 20 g. Hồng hoa 16 g, xích thược, hương phụ chế, hẹ, qua lâu, mỗi vị 12 g. Đương quy vĩ 10 g. S ắc uống ngày một thang. - Đan sâm 32 g, xích thược, xuyên khung, hoàng kỳ, hồng hoa, uất kim, mỗi vị 20 g. Đảng sâm, toàn đương quy, trầm hương, mỗi vị 16g. Mạch môn, hương phụ, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang. 2. Chữa suy tim:- Đan sâm 16 g, đảng sâm 20 g, bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc thông, mỗi vị 16 g. Sắc uống ngày một thang. - Đan sâm, bạch truật, bạch thược, mỗi vị 16 g. Thục linh, đương quy, mã đề, mỗi vị 12 g. Cam thảo, can khương, nhục quế, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang. 3. Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai: đan sâm, sa sâm, Bạch Công Tấn sưu tầm thiên môn, mạch môn, thục địa, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị 12 g. Toan táo nhân, viễn chí, bá tử nhân, mỗi vị 8 g. Ngũ vị tử 6 g. Sắc uống ngày một thang. 4. Chữa viêm tắc động mạch chi: - Đan sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 20 g. Đương quy vĩ 16 g, xích thư ợc, quế chi, bạch chỉ, nghệ, nhũ hương, một dược, hồng hoa, đào nhân, tô m ộc, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang. - Đan sâm, huyền sâm, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 20 g, sinh địa, đương quy, hoàng kỳ, mỗi vị 16 g. Hồng hoa, diên hồ sách, mỗi vị 12 g. Nhũ hương, một dược, mỗi vị 8 g. Cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang. 5. Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ: - Đan sâm, bạch thược, đại táo, hạt muồng sao, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 16 g. Dành dành, toan táo nhân, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang. - Đan sâm, liên tâm, táo nhân sao, quả trắc bá, mỗi vị 8 g, viễn chí 4 g. Sắc uống ngày một thang. 6. Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim: - Đan sâm, kim ngân hoa, mỗi vị 20 g, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 16 g. Đương quy, long nhãn, liên kiều, hoàng cầm, hoàng bá, mỗi vị 12 g. Táo nhân, phục linh, mỗi vị 8 g. Mộc hương, viễn chí, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang. - Khi có loạn nhịp: Đan sâm 16 g, sinh đ ịa, kim ngân, mỗi vị 20 g. Đảng sâm 16 g, chích cam thảo, a giao, mạch môn, hạt vừng, đại táo, liên kiều, mỗi vị 12 g. Quế chi 6 g, gừng sống 4 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa bệnh bằng hạt bí ngô Ngoài một hàm lượng lớn các khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hạt bí ngô còn chứa delta 7-phytosterol, một hoạt chất sterol đặc hiệu giúp phòng ngừa và điều trị chứng rối loạn lipid máu, đồng thời làm chậm tiến triển bệnh xơ vữa động mạch Hạt bí ngô có đủ các protein và khoáng chất như s ắt, Mg, Ca, Zn, Selen , chất xơ; các axit béo không no như omega-3 và omega-6; vitamin E; beta caroten; tiền chất prostaglandin; và một số axit amin khác như axit glutamic, arginine Đặc biệt, chất delta7-phytosterol chỉ được tìm thấy trong hạt bí ngô mà không có ở bất kỳ loại dầu thực vật nào khác. Chính delta7-phytosterol quy ết định khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh của hạt bí ngô, song hàm lượng của nó lại phụ thuộc phần lớn vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và thời vụ gặt hái Tác d ụng của hạt bí ngô: - Giảm các triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến như hạn chế số lần tiểu Bạch Công Tấn sưu tầm tiện ban đêm, giảm thể tích nước tiểu tồn dư, cải thiện chứng khó tiểu, đi tiểu buốt và nhiều lần. - Làm dịu tình trạng hoạt động quá mức của bàng quang - nguyên nhân gây tiểu són, tiểu rát và đái dầm thường gặp ở người già hai giới. - Phòng ngừa và điều trị chứng rối loạn lipid máu, làm chậm tiến triển chứng xơ vữa động mạch. Hiện nay, thành phần delta7-phytosterol đặc hiệu với hàm lư ợng cao của hạt bí ngô có thể được điều chế dưới dạng viên nang mềm Peponen. Người dân châu Âu, Mỹ đang sử dụng phổ biến dung dịch này như một dạng bổ sung dinh dưỡng quan trọng. Bắp ngô bài thuốc nam chữa suy nhược cơ thể Suy nhược cơ thể là trạng thái mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả Bệnh thường gặp ở người bị căng thẳng thần kinh kéo dài, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ sau sinh mất nhiều máu Dưới đây là một số bài thuốc nam và món ăn chữa bệnh hiệu quả. Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể sau viêm đại tràng, loét dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bài thuốc gồm: bố chính sâm 16 g, bạch truật 12 g, củ mài 12 g, biển đậu 12 g, ý dĩ 12 g, vỏ quýt 6 g, hạt sen 12 g, hạt cau 10 g, nam mộc hương 6 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. Bài 2: Chữa suy nhược cơ thể sau viêm phế quản mạn, lao phổi. Cần thục địa 12 g, mạch môn 12 g, thiên môn 12 g, vỏ rễ dâu 12 g, củ mài 16 g, quy bản 10 g, mạch nha 10 g, vỏ quýt 6 g, bán hạ chế 8 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. Bài 3: Trị suy nhược cơ thể ở người già. Dùng thục địa 12 g, hà thủ ô 12 g, củ mài 12 g, củ súng 12 g, nam đỗ trọng 20 g, ba kích 12 g, cao quy bản 10 g, cao ban long 10 g, phụ tử chế 8 g, nhục quế 4 g. Ngày 1 thang, s ắc uống làm 2 lần. Riêng cao ban long và cao quy bản, sau khi sắc thuốc chắt ra mới cho vào, hoặc tán bột, làm viên hoàn, uống ngày 20-30 g với nước sôi nguội hoặc nước muối loãng. Bài 4: Dùng cho phụ nữ sau sinh, thiếu máu hoặc người mắc một số bệnh về máu gây thiếu máu. Bài thuốc gồm: quả dâu chín 16 g, hà thủ ô 12 g, long nhãn 12 g, hạt sen 12 g, đỗ đen sao 12 g, lá vông 12 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. Bài 5: Chữa suy nhược cơ thể sau một số bệnh truyền nhiễm gây sốt cao, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp. Cần rau thai nhi 1 cái, đảng sâm (hoặc bố chính sâm) 16 g, thục địa 16 g, đỗ trọng 12 g, ngưu tất 16 g, ho àng bá 8 g, thiên môn 12 Bạch Công Tấn sưu tầm g, mạch môn 12 g, bạch linh 12 g, quy bản 12 g. Tán bột, nhào với mật ong làm viên, uống 20g mỗi ngày, chia làm 2 lần. Các món ăn chữa suy nhược cơ thể: Bài 1: Chữa suy nhược do tăng huyết áp. Cần râu ngô hoặc bắp ngô non 30 g, móng giò 1 cái, gừng 5 g, hành và gia vị vừa đủ. Tất cả ninh nhừ. Cách ng ày ăn 1 lần, ăn trong 3 tuần liền. Bài 2: Chữa suy nhược cơ thể ở người gầy yếu và phụ nữ sau sinh. Dùng gà tr ống non (7-8 lạng): 1 con, quy thân 10 g, đảng sâm 15 g, th ục địa 15 g, kỷ tử 10 g, hạt sen 20 g, ngải cứu 20 g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền. Bài 3: Chữa viêm suy nhược do phế quản mạn, hen phế quản. Cần chim cút 1 con, cát cánh 15 g, mạch môn 12 g, sa sâm 12 g, đại táo 7 quả, gừng, hành, rượu, gia vị vừa đủ. Tất cả hầm nhừ, cách ngày ăn 1 lần, trong 4 tuần liền. Cây ớt - vị thuốc quý Theo y học cổ truyền, ớt vị cay, nóng, có tác dụng tán hàn, tiêu thực, giảm đau Dân gian thường dùng nó để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn Theo y học hiện đại, quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Chất capsicain trong ớt kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho người bị viêm khớp mạn tính và ung thư. Ớt cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim nhờ một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh tình trạng đông vón tiểu cầu. Ngoài ra, loại quả này còn giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, các loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin cao hơn. Một số bài thuốc Nam thông dụng có ớt: - Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100 g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu, có tác dụng kích thích mọc tóc. - Giảm đau do ung thư, đau khớp: Ăn 5-10 g ớt mỗi ngày. - Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: Ớt 100 g, hắc đậu xị 100 g, tán bột ăn hằng ngày. [...]... uống ngày một thang - Viêm họng: Bồ công anh 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g Sắc uống ngày một thang - Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20 g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g Sắc uống ngày một thang - Viêm phổi, phế quản: Bồ công anh 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g Sắc uống ngày một thang - Viêm gan virus: Bồ công anh 30... nhỏ để ăn - Người cao tuổi đi lỏng kéo dài: Bạch truật sao 6 g, trần bì 4,5 g, hạt sen bỏ tâm 12 g, ý dĩ sao 12 g, gạo nếp sao, đậu xanh sao, cơm cháy mỗi thứ 600 g Tất cả tán thành bột mịn Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 7 -10 g với nước đường trắng - Ăn kém, chậm tiêu: Cơm cháy 15 0 g, sơn tra 10 lát, quất bì 10 g, đường trắng vừa đủ Cho cơm cháy vào nồi ninh nhừ thành cháo Khi cháo sắp được thì bỏ sơn... mặt lá đều có lông, mặt dưới lông nhiều hơn Chiều dài của lá 3-7,5 cm, rộng 1, 5-4 cm Cụm hoa gồm một bông mọc ở kẽ lá và nhiều hoa nhỏ ở đầu cành, màu vàng nhạt Quả dài 18 20 mm, rộng 7-8 mm, có 4 cành mỏng Hạt hình thoi, rộng 4 mm, có rìa Các bộ phận dùng làm thuốc là hạt (thu hái vào tháng 1- 2), quả, vỏ cây Trâm bầu thường mọc hoang ở miền kênh rạch Đông Nam Bộ, sống ở đất phèn, trũng, có độ ẩm cao Nhiều... uống ngày 1 thang - Chữa đau dạ dày do lạnh: Ớt 1- 2 quả, nghệ vàng 20 g, tán bột uống ngày 2-3 lần - Chữa bệnh chàm (eczema): Lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối - Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại Ngày làm 1- 2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi - Chữa bệnh vảy nến: Lá ớt 1 nắm to... 15 g, lá mua 15 g sắc uống; dùng lá bồ công anh giã nhỏ, cho ít giấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài - Chữa đau xương, đau mình ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hóa: Quả trâu cổ chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao Ngày uống 5 -10 g - Chữa di tinh, liệt dương: Cành và lá, quả trâu cổ non phơi khô 10 0 g, đậu đen 50 g Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250 ml rượu trắng, ngâm 10 ... tre đằng ngà 1 bát, lá sống đời 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300 g Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi - Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực mỗi thứ khoảng 10 g Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang - Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80 g Tất cả đem giã nhỏ, ngâm cồn với tỷ lệ 1/ 2, dùng để... song, bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3-5 hoa nhỏ, màu vàng; lá bắc hình trái xoan; đài 3 răng có lông, tràng 3 cánh nhẵn, nhị 6 xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn, bầu hình thoi, có lông rậm Quả nang, thuôn, dài 1, 2 - 1, 5cm, hạt 1 - 4, phình ở đầu Mùa hoa quả: tháng 5 - 7 Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu của sâm cau là thân rễ, thu hái quanh năm, tốt... ở đất phèn, trũng, có độ ẩm cao Nhiều người trồng trâm bầu để nuôi kiến cánh đỏ Hạt cây trâm bầu có nhiều tinh dầu (12 %), tanan, axit axalic, canxi và các axit béo palmitic, linoleic Vỏ lá chứa nhiều tanan, flavonoit Để điều trị giun, mỗi ngày ăn 10 -15 hạt trâm bầu bỏ vỏ (trẻ em dùng 5 -10 hạt, tùy theo độ tuổi) Có thể nướng qua hạt cho thơm, kẹp vào quả chuối chín để dễ ăn Điều trị trong 3 ngày Ngoài... dĩ, cam thảo bắc mỗi thứ 30 g, lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất mỗi thứ 20 g Cho vào 1 lít nước, nấu sôi rồi đun lửa nhỏ 15 -20 phút, uống nóng hoặc để nguội tùy theo sở thích mỗi người Cũng có thể chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã Bạch Công Tấn sưu tầm nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước đun sôi trộn với nước dừa mà uống - Chữa khí hư: Lá cây mía tím 30 g, lá huyết dụ 30 g, hoa mò... cách dùng cụ thể: - Tiêu chảy kéo dài do tỳ hư: Cơm cháy 12 0 g, hạt sen bỏ tâm sao thơm 12 g Hai thứ tán thành bột mịn Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 3-5 thìa Trộn với chút đường trắng rồi hòa với nước sôi, uống sau bữa ăn chừng nửa giờ - Trẻ em biếng ăn, hay đầy bụng, đi lỏng: Cơm cháy 15 0 g, thần khúc sao, sơn tra, hạt sen bỏ tâm sao mỗi thứ 12 g, sa nhân sao 6 g, kê nội kim sao 3 g, gạo tẻ 300 g . nhi 1 cái, đảng sâm (hoặc bố chính sâm) 16 g, thục địa 16 g, đỗ trọng 12 g, ngưu tất 16 g, ho àng bá 8 g, thiên môn 12 Bạch Công Tấn sưu tầm g, mạch môn 12 g, bạch linh 12 g, quy bản 12 g về máu gây thiếu máu. Bài thuốc gồm: quả dâu chín 16 g, hà thủ ô 12 g, long nhãn 12 g, hạt sen 12 g, đỗ đen sao 12 g, lá vông 12 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. Bài 5: Chữa suy nhược. dâu 12 g, củ mài 16 g, quy bản 10 g, mạch nha 10 g, vỏ quýt 6 g, bán hạ chế 8 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. Bài 3: Trị suy nhược cơ thể ở người già. Dùng thục địa 12 g, hà thủ ô 12

Ngày đăng: 23/07/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan