1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoa viên kì ngộ tập - gốc gác và sáng tân docx

8 400 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 296,69 KB

Nội dung

Hoa viên kì ngộ tập - gốc gác và sáng tân Hoa viên kì ngộ tập là bộ tiểu thuyết chữ Hán của tác giả khuyết danh thời Lê, hiện còn một bản duy nhất lưu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu A. 2829. Năm 1997, tác phẩm này đã được dịch và công bố rộng rãi (1) . Hoa viên kì ngộ tập viết về các cuộc “trộm hương thó ngọc” của Triệu Kiệu, con trai thứ hai của Triệu Đông Chính, người ở đất Nam Xang triều Lê, trong đó có nhiều đoạn miêu tả chuyện tình ái hết sức táo bạo và lộ liễu. Hoa viên kì ngộ tập vừa có bóng dáng của một tiểu thuyết tài tử giai nhân nhưng vừa có dáng dấp của một tiểu thuyết sắc tình. Tính chất sắc dục trong tiểu thuyết này cực mạnh, không thua kém các tiểu thuyết kiểu Si bà tử truyện, Nhục bồ đoàn của Trung Quốc, điều đó cơ hồ chưa từng thấy trong tiểu thuyết của các tác giả Việt Nam thời Trung đại. Phan Văn Các đánh giá “chất “sex” của truyện khá là độc đáo” (2) . Còn Trần Nghĩa, khi tìm hiểu về “những chuyện “làm tình” trắng trợn, lộ liễu, không cần một chiếc lá nho che đậy nào hết” như trong Việt Nam kì phùng sự lục và Hoa viên kì ngộ tập, cho rằng: “Phải chăng đó là một phản ứng, thậm chí một cách trả thù đối với những khắt khe của lễ giáo phong kiến trong lĩnh vực tình yêu mà tác giả Hoa viên kì ngộ (tập) muốn giải tỏa để đi tới chỗ được tự do yêu đương, tự do ân ái, theo tiếng gọi bản năng sinh vật tiềm ẩn trong mỗi con người!” (3) . Khảo sát các tiểu thuyết Việt Nam thời Trung đại, loại tiểu thuyết sắc dục không nhiều. Tuy yếu tố sắc dục có được trổ ra ở chỗ này chỗ kia, nhưng do áp lực từ nhiều phía nên trong khi miêu tả các các yếu tố này, để “lách luật”, các tác giả thường dùng bút pháp ước lệ, hoặc phủ lên nó, ngụy trang nó bằng những làn khói sương nhuốm vẻ siêu thực, ma quái… Do vậy, loại truyện có yếu tố “kì” với ý nghĩa là kì lạ, ít gặp, không mang yếu tố yêu ma, thần thánh trong chuyện sắc dục được miêu tả sống động, “trắng trợn” như Hoa viên kì ngộ tập là rất hiếm, rất đặc biệt. Dường như sự vận động nội tại của xã hội Việt Nam cũng như văn học Việt Nam thời Trung đại chưa đủ sản sinh ra loại truyện “bốc” đến như thế. Vậy cái gọi là “độc đáo”, đặc biệt của tác phẩm Hoa viên kì ngộ tập có phải là độc dị? Tức là nó không chỉ độc đáo mà còn riêng biệt, thuần túy là sáng tác của tác giả Việt Nam, hay đó chỉ là sự vay mượn, phóng tác, tiếp nhận ảnh hưởng từ các tiểu thuyết Trung Quốc như nhiều tiểu thuyết khác? Nếu là tiếp nhận ảnh hưởng thì cụ thể là Hoa viên kì ngộ tập tiếp nhận từ tác phẩm nào, mức độ ảnh hưởng ra sao, tác giả đã tiếp thu những điểm nào, bỏ những điểm nào, v.v Một khi là tiếp nhận thì cái “độc đáo” đó còn có giá trị tự thân nữa hay phải bị san sẻ đi ít nhiều? Đây là những băn khoăn mà đến này chưa một học giả nào tìm được lời giải đáp. 1. Sự gợi mở về nguồn ảnh hưởng của Hoa viên kì ngộ tập Phần giới thiệu nhân vật ở đầu tiểu thuyết Hoa viên kì ngộ tập cũng giống với vô số cách mở đầu của các tiểu thuyết diễm tình khác, điều ấy không bàn đến làm gì. Nhưng khi đọc Hoa viên kì ngộ tập, chúng tôi đã rất chú ý một chi tiết có ý nghĩa như một sự gợi mở, đó là chi tiết Triệu sinh tự nhủ với lòng: “Ngô Đình Chương gặp gỡ như vậy, không uổng là danh hiệu Tầm Phương Chủ Nhân […]. Nếu được cảnh gặp gỡ tốt lành ấy thì thật chẳng phụ Sinh này vậy. Bèn lấy Tầm Phương Chủ Nhân làm tên hiệu” (4) . Ngô Đình Chương mà Triệu sinh hết sức hâm mộ, và lấy tên hiệu của chàng ta làm tên hiệu của mình, thực ra là nhân vật thế nào? Lần theo tên của nhân vật này, có nhiều vấn đề dần được sáng tỏ. Trước hết, theo nghiên cứu của chúng tôi, Ngô Đình Chương đích thị là nhân vật chính trong Tầm Phương nhã tập - một truyện diễm tình thuộc bộ tiểu thuyết Quốc sắc thiên hương của Ngô Kính Sở thời Minh (lời tựa của Cửu Tử Sơn Nhân Tạ Hữu Khả soạn tại Vạn Quyển lâu năm Đinh hợi, niên hiệu Vạn Lịch, 1587) (5) . Trong Hoa viên kì ngộ tập, ngoài nhân vật Triệu sinh có hình bóng của Ngô Đình Chương trong Tầm Phương nhã tập, chúng tôi còn thấy xuất hiện thêm một số nhân vật và tên gọi của nhiều tác phẩm nằm trong bộ tiểu thuyết Quốc sắc thiên hương. Điều đó thấy rõ qua nhiều tình tiết và đối thoại giữa các nhân vật, chẳng hạn đoạn sau khi Triệu sinh đã lôi kéo được Thu Nguyệt giúp mình trong việc chinh phục Huệ nương, trước mặt Huệ nương, Nguyệt tán dương Triệu sinh: “Chàng ấy tài tình nhanh nhẹn, gặp việc gì cũng làm thơ được, phải chăng miệng chàng như gấm thêu, nói ra là thành thơ, tài khéo lạ thường!”. Lập tức “Huệ giận mà nói rằng: - Ngươi muốn bắt chước Quế Hồng đối đãi với ta như Bích Liên chăng?”. Quế Hồng và Bích Liên được nhắc ở đây là những nhân vật thế nào? Kết quả tìm hiểu cho thấy Quế Hồng chính là thị nữ của Bích Liên trong truyện Lưu sinh mịch liên kí, cũng là một truyện thuộc bộ tiểu thuyết Quốc sắc thiên hương. Quế Hồng đã giúp cho Lưu Nhất Xuân (nhân vật chính) tiếp cận và chinh phục cô chủ của mình nên ở đây, trong Hoa viên kì ngộ tập, nhân vật Huệ nương nhắc việc này để quở trách, răn đe thị nữ. Trong một đoạn khác, khi Triệu sinh đến phòng Huệ nương, nhân thấy cuốn Liệt nữ truyện ở trên bàn liền hỏi: “Cuốn truyện kí này không hấp dẫn bằng truyện Thiên hương. Huệ nói: Thiên hương ư? Truyện ấy không đoan chính. Sinh nói: Vậy truyện Lưu sinh mịch thì sao? Huệ đáp: Đều là những truyện thương phong bại tục, nhắc đến làm gì”. Thiên hương ở đây là bộ Quốc sắc thiên hương. Truyện Lưu sinh mịch mà Triệu sinh nhắc đến tên đầy đủ của nó chính là Lưu sinh mịch liên kí. Ngay dưới đoạn thoại trên, Triệu sinh không tiếc lời thanh minh cho bộThiên hương và còn nhắc tên 2 truyện trong bộ Quốc sắc thiên hương, đó là các truyện Long hội Lan Trì lục và Chung tình lệ tập. Như vậy, ở các đoạn đối thoại trong Hoa viên kì ngộ tập, các nhân vật đã nhiều lần nhắc đến bộ Quốc sắc thiên hương, thông qua việc nhắc đến 4 truyện cụ thể, cũng là 4 truyện quan trọng nhất trong bộ tiểu thuyết lớn này, bao gồm: Tầm Phương nhã tập, Lưu sinh mịch liên kí, Long hội Lan Trì lục và Chung tình lệ tập. Và điều này là cứ liệu xác thực cho những đoán định ban đầu của chúng tôi, cho phép chúng tôi nghĩ rằng Hoa viên kì ngộ tập được viết ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của chính bộ tiểu thuyết Quốc sắc thiên hương. 2. Ảnh hưởng của Quốc sắc thiên hương đến Hoa viên kì ngộ tập Quốc sắc thiên hương là một bộ tổng tập tiểu thuyết thời Minh do Ngô Kính Sở biên tập, gồm 10 quyển với nhiều truyện khác nhau, trong đó có 6 tác phẩm quan trọng, gồm: Long hội Lan Trì lục, Lưu sinh mịch liên kí, Tầm Phương nhã tập, Song Khanh bút kí, Thiên duyên kì ngộ, Chung tình lệ tập… Tìm hiểu Quốc sắc thiên hương cho thấy Hoa viên kì ngộ tập quả đã chịu ảnh hưởng từ bộ tiểu thuyết lớn này, trong đó, ảnh hưởng của hai truyện Lưu sinh mịch liên kí và Tầm Phương nhã tập là sâu đậm nhất. a. Ảnh hưởng của truyện Lưu sinh mịch liên kí Lưu sinh mịch liên kí là một tiểu thuyết tài tử giai nhân, nội dung nói về mối tình của chàng Lưu Nhất Xuân với nàng Bích Liên. Hoa viên kì ngộ tập đã tiếp thu gần như nguyên vẹn một số tình tiết của Lưu sinh mịch liên kí, chẳng hạn các đoạn sau: LƯU SINH MỊCH LIÊN KÍ HOA VIÊN KÌ NGỘ TẬP Lan thường nói với Mai: - Quốc triều nếu mở khoa thi nữ Tiến sĩ, ta hi vọng sẽ đỗ đầu, ta hứa sẽ đưa người cùng bước lên chốn Doanh Châu. Thơ Lan ngâm xong, Huệ cười nói: - Giá như hoàng triều mở nữ Chế khoa, thì chị em mình sẽ tranh tiêu đoạt gấm, em cùng chị lên Doanh Châu, sẽ làm cánh nam tử thời nay phải hổ thẹn đến chết. Liên nói: - Chàng không sợ hoa trách móc ư? Sinh nói: - Thế là nàng đã yêu ta rồi đấy. Liên đỏ mặt nói: - Chàng thực bạo gan. Nói rồi lấy quạt che mặt, chực trở về. Sinh bước lên trước mặt nói: - [ ]. Nhân rồi cầm quạt của Huệ thưa: - Chàng ngợi khen thái quá, lại không sợ hoa kia trách móc ư? Sinh nói: - Vậy nàng đã yêu tôi rồi đó. Huệ đưa quạt lên che mặt toan về. Sinh nói: - [ ] Nói rồi bước tới giữ tay quạt. Huệ khẽ thưa: - Là người đọc sách Liên níu lại. Liên buông bay quạt, nhìn sinh, khẽ nói: - Người đọc sách lại coi thường tay chân của mình, lại còn không chú ý đến tai mắt người khác nữa ư? Sinh nói: - Bốn phía không người, chỉ có ta và nàng thôi. Liên nói: - Có Trời biết, Đất biết nữa thì sao? Sinh nói: sao lại thiếu kín đáo vậy? Lại không e sợ tai mắt người ta hay sao? Sinh nói: - Xung quanh không có ai, chỉ tôi với nàng biết mà thôi. Huệ nói: - Có Trời biết, Đất biết nữa thì sao? Sinh nói: Chàng Lưu Nhất Xuân trong Lưu sinh mịch liên kí sau khi thầm yêu trộm nhớ Bích Liên liền gửi gắm ý tình vào điệu từ Lâm giang tiên: Nhất đổ kiều tư hồn dĩ tán, Mãn xoang tâm sự thùy tri? Đông chiêm tây phán cánh sai trì, Trang lung hoàn tác á. Tự túy phục như si. Ngã dục tương tâm thư vị tố, Thiến nhân kí thủ tân thi. Cá trung ám dữ ước tương kì, Hà nhật, cánh hà thì. (Dịch nghĩa: Một lần thấy phong tư yêu kiều mà hồn đã tiêu tán / Tâm sự chất chồng trong lòng có ai hay / Hết trông đông lại ngó tây rốt cục chẳng thấy / Y trang chỉ im lìm / Như say lại như ngây / Ta muốn đem bức thư lòng chưa tỏ bày / Gửi người con gái xinh đẹp ấy một bài thơ mới làm / Trong bài thơ đó ngầm hẹn ước cùng nhau / Nhưng là ngày nào đây, lúc nào đây?). Chàng Triệu Kiệu trong Hoa viên kì ngộ tập mạnh dạn hơn, không chỉ muốn, mà chàng đã gửi những lời tương tư đến tận tay người trong mộng: Nhất đổ kiều tư trường dục đoạn, Mãn xoang tâm sự dữ thùy bi. Thiên tư vạn tưởng ước giai kì. Viên trung hoa như cẩm, Nguyệt hạ khách như si. Ngã dục tương tâm thư vị tố, Đệ hoài nhất thủ tân thi. Khách tình vô liêu bội thê kì. Đãn nguyện hoa tiền nhất thoại, Giải ngã thốn tâm bi. (Lâm giang tiên) (Dịch nghĩa: Một lần nhìn thấy dáng yêu kiều mà nhung nhớ đến đứt ruột / Tâm sự chất chứa trong lòng có ai hay / Nghìn mong vạn nhớ, muốn được cuộc ước hẹn đẹp / Trong vườn, hoa như gấm / Dưới trăng, khách như ngây / Ta muốn đem bức tâm thư chưa được tỏ bày / Bày tỏ nỗi niềm trong lòng qua bài thơ mới viết / Tình khách trống trải càng bội phần thê thiết / Chỉ mong một lời ước hẹn dưới hoa / Để giải bỏ nỗi buồn đau trong tấc lòng ta). Rõ ràng bài từ trong Hoa viên kì ngộ tập đã tiếp thu gần như nguyên vẹn một số câu chữ (nhất là các câu 1, 2, 6, 7), cả ý tứ và từ điệu trong Lưu sinh mịch liên kí. . Hoa viên kì ngộ tập - gốc gác và sáng tân Hoa viên kì ngộ tập là bộ tiểu thuyết chữ Hán của tác giả khuyết danh thời Lê, hiện. Liên. Hoa viên kì ngộ tập đã tiếp thu gần như nguyên vẹn một số tình tiết của Lưu sinh mịch liên kí, chẳng hạn các đoạn sau: LƯU SINH MỊCH LIÊN KÍ HOA VIÊN KÌ NGỘ TẬP Lan thường nói với Mai: - Quốc. tìm được lời giải đáp. 1. Sự gợi mở về nguồn ảnh hưởng của Hoa viên kì ngộ tập Phần giới thiệu nhân vật ở đầu tiểu thuyết Hoa viên kì ngộ tập cũng giống với vô số cách mở đầu của các tiểu thuyết

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w