Dù v ậy, xét một cách toàn diện, ảnh hưởng của Lưu sinh mịch liên kí đối với Hoa viên kì ngộ tập chỉ dừng ở mức độ vay mượn một số tình tiết nhất định, thêm vào đó là gợi ý về việc ứng d
Trang 1Hoa viên kì ngộ tập - gốc
gác và sáng tân
Thực ra tác giả Hoa viên kì ngộ tập ứng dụng rất nhiều thơ từ vào tác phẩm, nhưng chỉ có bài từ trên là vay mượn trực tiếp từ Lưu sinh mịch liên kí Tuy nhiên, từ trường hợp đó có thể suy đoán rằng, ở một mức độ nhất định, việc vận dụng nhiều thơ từ như trong Hoa viên kì ngộ tập cũng một phần bị ảnh hưởng của Lưu sinh mịch liên kí; nói cách khác là có sự gợi ý từLưu sinh mịch
liên kí Dù v ậy, xét một cách toàn diện, ảnh hưởng của Lưu sinh mịch liên
kí đối với Hoa viên kì ngộ tập chỉ dừng ở mức độ vay mượn một số tình tiết
nhất định, thêm vào đó là gợi ý về việc ứng dụng thơ từ; còn ảnh hưởng sâu sắc và đa diện hơn lại thuộc về tác phẩm Tầm Phương nhã tập
b Ảnh hưởng của Tầm Phương nhã tập đối với Hoa viên kì ngộ tập
Muốn biết ảnh hưởng của Tầm Phương nhã tập đến Hoa viên kì ngộ
tập sâu sắc đến mức độ nào, trước hết hãy xét về cốt truyện Cốt truyện của
hai tác phẩm có thể tóm lược như bảng sau:
TẦM PHƯƠNG NHÃ TẬP HOA VIÊN KÌ
NGỘ TẬP
Bối cảnh và giới thiệu nhân
vật
- Cuối thời nhà Nguyên gian
Bối cảnh và giới thiệu nhân vật
- Triệu Kiệu,
Trang 2thần Bá Nhan lộng hành, kỉ cương
rối loạn Viên quan võ là Ngô Thủ
Lễ thấy tình hình như vậy liền dâng
sớ tâu lên triều đình, trái ý vua, bị bãi
chức Ông về quê mua nhà, tậu
ruộng, chú tâm vào việc nuôi dạy con
cái
- Con trai ông là Ngô Đình
Chương, tự là Nhữ Ngọc, hiệu Tầm
Phương Chủ Nhân là người làu thông
kinh sử, có tài nhả ngọc phun châu
và biết nhìn nhận thời cuộc Thủ Lễ
khuyên con theo đường sĩ hoạn song
Đình Chương cho là thời cuộc
chuyển xoay, không bao lâu sẽ có
“chân mệnh thiên tử” xuất hiện, khi
đó mới xuất hiện cũng chưa muộn,
nhất thời cứ vui thú yên hà cho thỏa
tính tình
con trai thứ hai của Triệu Đông Chính thời Cảnh Hưng triều Lê là người tính cách hiên ngang, văn từ diễm lệ Triệu Kiệu thường đọc sách xưa, rất hâm mộ Ngô Đình Chương, cho rằng họ Ngô không uổng với tên hiệu là Tầm Phương Chủ Nhân, ao ước được như như Ngô Đình Chương nên lấy tên hiệu của chàng ta làm tên hiệu của mình
Diễn tiến câu chuyện
- Nhân một hôm tới Lâm
An, qua ngõ Uẩn Ngọc, nghe trong
vườn nhà nọ có tiếng con gái vui
đùa; nhìn vào thấy có gái đẹp, chàng
tìm cách lân la để thi triển các thủ
thuật “trộm hương thó ngọc”
- Hỏi thăm, biết là nhà viên
quan họ Vương, lại là chỗ quen với
cha mình nên chàng vờ lấy cớ trọ học
để tiếp cận người đẹp (Loan nương)
Họ Vương vui vẻ nhận lời
- Nhân có Lí Chí làm loạn ở
Diễn tiến câu chuyện
- Nhân một hôm Triệu sinh qua phường Bích Câu, thấy cảnh đẹp, có xà vẽ, cửa hồng, rõ là nhà của bậc khanh sĩ, lại thấy trong vườn có các cô gái xinh đẹp nên rất hi vọng sẽ
có những cuộc gặp gỡ vui vẻ kiểu Ngô Đình Chương
Trang 3Đài Châu, họ Vương tham gia cầm
quân đi đánh dẹp Mọi việc ở nhà do
vợ cả xử lí
- Sinh tiếp cận và gây được
cảm tình của Loan nương
- Sinh lôi kéo và chiếm
được thị nữ của Loan nương (Xuân
Anh) Viết thư tình đưa cho Anh,
Anh vô ý đánh rơi, thị nữ của trắc
thất họ Vương (Vu Vân) là Tiểu
Hoàn nhặt được Hoàn đưa thư cho
Vu Vân Vu Vân xem thư, cảm kích,
cùng tư thông với Sinh Thu xếp cho
Sinh tiếp cận em gái Loan nương
(Phượng nương), khuyên chàng lôi
kéo thị nữ của Phượng là Thu Thiềm
để thông qua đó chinh phục Phượng
- Sinh chinh phục, chiếm
đoạt được Loan
- Sinh chiếm đoạt và lôi kéo
được Thu Thiềm
- Tuy gặp nhiều khó khăn,
cuối cùng chinh phục và chiếm đoạt
được Phượng
- Loan không biết là Sinh
đang chinh phục Phượng, tưởng Vu
Vân toan cướp tình yêu của mình nên
ghen tức, dùng kế đẩy Vu Vân đi đến
chỗ cha đang dẹp loạn
- Sinh về nhà, nói rõ với cha
về ý muốn cầu hôn với Phượng Cha
- Sinh hỏi thăm, biết đó là nhà quan Ngự sử họ Kiều
Họ Kiều có hai cô gái xinh đẹp lại tài giỏi là Lan và Huệ, vì thế chàng quyết định dọn đến ở trọ ngay nhà hàng xóm sau vườn để tìm cách tiếp cận người đẹp, thi triển thủ đoạn
“trộm hương thó ngọc”
- Người con gái lớn của họ Kiều là Lan nương sau một vài lần tiếp xúc với Sinh cũng rất yêu thích chàng; có lúc cùng thị
nữ là Xuân Hoa đến tận chỗ Sinh ở để trộm ngắm người trong tâm tưởng
- Sinh tiếp cận được với Xuân Hoa, qua Xuân Hoa gửi thơ tình đến Lan nương Sau đó hai người thường thơ từ qua lại với nhau
- Sinh chiếm đoạt được Lan nương
- Kiều công
Trang 4Sinh đồng ý.
- Sinh gửi thư cho họ
Vương, xin cầu hôn Phượng, được
chấp thuận
- Loan biết chuyện, buồn bã,
tâm sự với Phượng Hai nàng quyết
định cùng thờ một người
- Vu Vân tương tư, sầu
muộn, chết tại nơi xa
- Ba người gồm Ngô sinh,
Loan, Phượng tổ chức cuộc làm tình
tập thể Xong, lại kéo cả Xuân Anh
và Thu Thiềm vào cuộc, tiếp tục
cuộc hành lạc với sự góp mặt của cả
5 người
- Họ Vương trở về, chưa kịp
làm lễ cưới cho Sinh và Phượng thì
vết thương tái phát rồi mất
- Sinh chiếm đoạt được Tiểu
Hoàn
- Sinh về nhà thông báo việc
họ Vương mất và lo việc phúng
viếng
- Chú của hai chị em
Phượng Loan là Sĩ Bưu nhân mâu
thuẫn với cha hai nàng, cấu kết với
tham quan, vu cho Sinh có mưu đồ
bất chính; lại chiếm giai tài họ
Vương
- Nhân có tin đồn triều đình
tuyển cung nữ, Sĩ Bưu liền ép
thấy Sinh có tài, muốn chọn làm rể sau này nên gợi ý cho chàng vào nhà mình ở để tiện việc học hành chờ ứng thí
- Đọc thơ của Huệ nương (Em gái Lan nương), Sinh càng muốn chinh phục Huệ
- Lan hiến kế giúp Sinh chinh phục Huệ, khuyên sinh thông qua thị nữ của Huệ là Thu Nguyệt để tiếp cận đối tượng
- Sinh chiếm đoạt được thân xác Xuân Hoa
- Sinh tiếp cận Thu Nguyệt, được Nguyệt hứa giúp đỡ
- Sinh chiếm đoạt được Thu Nguyệt, rồi nhờ Nguyệt chuyển thơ tình cho Huệ
nương
- Sau những khó khăn nhất định, cuối cùng Sinh chiếm được Huệ nương
Trang 5Phượng lấy viên Vạn hộ hầu Triệu
Ứng Kinh
- Sinh quay lại, cùng
Phượng bỏ trốn
- Gian thần bị trị tội, triều
đình mở khoa thi, Sinh đi thi và đỗ
đạt, làm Hàn lâm Thừa chỉ, được
chiếu ban cho về lấy vợ
- Sinh gặp lại các mĩ nữ
Định trừng phạt Sĩ Bưu thì nghe tin
ông ta thắt cổ chết
- Sinh đón mọi người về nhà
mình
- Sinh mơ thấy Vu Vân về
từ biệt và thông báo hai quý tử sẽ
thác sinh vào nhà chàng Tỉnh dậy,
hỏi ra mới biết Phượng Loan đều đã
có mang
- Loan Phượng sinh hai con
trai Các con lớn lên đều giỏi giang,
có tài thao lược Khi nhà Minh dần
mạnh, họ đều tham gia phong trào,
lập nhiều chiến công hiển hách
Nhưng rồi không nhận chức, quan
trên sai về quê tìm thì không ai rõ cả
nhà đi đâu
- Ba người Sinh, Lan, Huệ cùng nhau hành lạc Xong, lại kéo thêm cả hai thị
nữ là Xuân Lan và Thu Nguyệt vào cuộc, tiếp tục một cuộc hoan lạc mới đông đủ cả 5 người
- Sinh đi thi, chiếm được Giải nguyên; trở về, được Kiều công gả cả hai con gái cho
So sánh hai truyện, dễ nhận thấy thao tác đầu tiên mà tác giả Hoa tiên kì
ngộ tập đã tiến hành là thay đổi thời đại, tên người, địa danh để Việt hóa
truyện có nguồn gốc ngoại nhập thành truyện của Việt Nam
Trang 6Trong ý đồ nghệ thuật của tác giả Hoa viên kì ngộ, nhân vật Triệu Kiệu
chính là hóa thân của Ngô Đình Chương: kia là một vị Tầm Phương Chủ Nhân thì đây cũng là một Tầm Phương Chủ Nhân Cho nên, khi Triệu Kiệu qua
phường Bích Câu, thấy “nay cảnh này: xà vẽ cửa thêu biếc hồng, rành rành là phủ đệ của bậc khanh sĩ”, chàng băn khoăn tự nhủ: “chẳng hay trong đó quả
có Phượng Loan chăng?” Trong bài thơ tứ tuyệt Triệu tức cảnh sinh tình có
câu: “B ất tri viên lí kì hoa hạ / Quả hữu Loan thư Phượng muội vô?” (Chẳng
hay trong vườn, dưới hoa lạ / Quả là có cô chị tên là Loan, cô em tên là
Phượng chăng?) Các tình tiết quan trọng sau đó cũng diễn ra một cách gần như tương tự
Nhưng quan sát hai cốt truyện, có thể thấy tác giả Hoa viên kì ngộ
tập không tiếp thu hoàn toàn mọi tình tiết của Tầm Phương nhã tập Kết cấu
của Tầm Phương nhã tập rõ ràng phức tạp hơn Hoa viên kì ngộ tập Phần tác giả Hoa viên kì ngộ tập hào hứng tiếp thu chỉ là các tình tiết liên quan đến
chuyện diễm tình diễm sự, tức là đoạn từ đầu truyện đến khi Ngô Đình
Chương đã chinh phục được các đối tượng, và đó cũng là nội dung cốt tủy của tác phẩm gốc Các yếu tố thuộc về thời sự, hay gia biến, mộng mị hoang
đường đều bị gạt bỏ Trên cơ sở cốt truyện của Tầm Phương nhã tập, tác
giả Hoa viên kì ngộ tập chỉ giữ lại phần chính yếu, gạt bỏ các tình tiết phụ; điều này cho thấy sự lựa chọn của tác giả nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận cũng như ý đồ nghệ thuật cụ thể
Tầm Phương nhã tập cũng giống như các tiểu thuyết tài tử giai nhân
thông thường, kết cấu gồm 4 phần: gặp gỡ - đính ước - gia biến - đoàn tụ Do chỉ chú trọng đến yếu tố diễm tình diễm sự nên kết cấu tổng quan của Hoa
viên kì ngộ tập không có phần gia biến Trong Tầm Phương nhã tập, Ngô Đình
Chương 3 lần trở về nhà Lần thứ 2 khi chàng về nhà để thông báo cho gia đình về việc họ Vương qua đời và lo việc phúng viếng cũng chính là khi màn gia biến xảy ra tại nhà họ Vương Phần này kéo dài đến khi Đình Chương đi thi xong, đỗ đạt quay về mới kết thúc Sự kiện Ngô Đình Chương đi thi đỗ rồi trở
về được Tầm Phương nhã tập miêu tả rất sơ lược, đại để là nhân triều đình trị
Trang 7tội kẻ gian thần rồi mở lại khoa thi, Ngô Đình Chương nhận thấy đây là một cơ hội tốt để rửa oan cho mình bèn lên đường ứng thí Chàng thi đỗ Hương cống, rồi vào thi tiếp, lại đỗ, được phong làm Hàn lâm Thừa chỉ Đình Chương lấy lí
do chưa có vợ nên dâng tấu xin về cưới vợ, được vua đồng ý Thế là chàng lênđường trở về Trong Hoa viên kì ngộ tập, đoạn này được tác giả hết sức
chú trọng, thời gian văn bản cũng lớn hơn ở tác phẩm gốc rất nhiều Triệu sinh gặp gỡ các giai nhân, cùng nhau hoan ái, hẹn ước; việc chàng đi thi là một sự chia cách, đấy là khi các nhân vật có dịp để thể hiện tâm trạng của mình: Lan
và Huệ làm rất nhiều thơ từ để diễn tả nỗi tương tư, Triệu sinh gửi thư về cho hai nàng để nói niềm nhung nhớ… Như vậy, đối với Hoa viên kì ngộ tập, sự
kiện Triệu sinh đi thi chính là cơ hội để nhân vật bộc lộ thêm cái tài tình của họ, đồng thời sự xa cách cũng như dịp để thử thách tình cảm của tài tử giai nhân, khiến cho quan hệ giữa họ không chỉ đơn thuần là sự say mê hời hợt, nhất thời Như vậy, Hoa viên kì ngộ tập tuy không có phần gia biến nhưng lại có phần chia li, xa cách; trên thực tế, nó vẫn có kết cấu gồm 4 phần: gặp gỡ - đính ước
- chia cách - đoàn tụ So với tác phẩm gốc, kết cấu này cũng cho thấy sự định hướng rất nhất quán về nội dung của Hoa viên kì ngộ tập Không chỉ dừng lại ở
đó, so sánh hai cốt truyện cho thấy, trong khi tiếp thu ảnh hưởng của Tầm
Phương nhã tập, trên định hướng nội dung đã xác định, tác giả Hoa viên kì ngộ tập còn phải lựa chọn các tình tiết phù hợp, tổ chức lại chúng để tình tiết và kết
cấu tác phẩm thống nhất với ý đồ nghệ thuật của mình
Về nhân vật, do tỉnh lược cốt truyện nên từ Tầm Phương nhã tập sang
đến Hoa viên kì ngộ tập, có 6 nhân vật đã bị loại bỏ, gồm 1 Vu Vân, 2 Tiểu
Hoàn (thị nữ của Vu Vân), 3 Vợ cả của họ Vương, 4 Sĩ Bưu (chú của Phượng
và Loan), 5 viên quan tham đã ăn tiền của Sĩ Bưu để kết tội Đình Chương, 6 Triệu Ứng Kinh (kẻ định cưỡng hôn Phượng) Bốn nhân vật sau không có vai trò quan trọng trong diễn tiến của câu chuyện diễm tình nên bị loại bỏ là điều
dễ hiểu Nhưng Vu Vân và Tiểu Hoàn là hai nhân vật tham gia trực tiếp vào các cuộc “vui vẻ” của Ngô Đình Chương, tại sao lại bị tác giả Hoa viên kì ngộ
tập cắt bỏ? Đây chính là điểm rất quan trọng thể hiện sự dụng công tìm tòi và ý
đồ nghệ thuật của tác giả Hoa viên kì ngộ tập.
Trang 8Trong T ầm Phương nhã tập Vu Vân và Tiểu Hoàn đều là các nhân vật
“có vấn đề” Vu Vân là trắc thất của họ Vương, là dì của Phượng và Loan, tức
là có sự chênh lệch về thế hệ Cảm động trước sự đa tài và đa tình của Đình Chương, lại cám cảnh “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”, tự nhủ chàng này “hơn Vương lão cả chục lần” nên Vu Vân không ngại ngần thế thân Loan, quan hệ xác thịt với Ngô Đình Chương Như vậy, Vu Vân đã trái đạo tam tòng, lại vô tình khiến Đình Chương phạm vào tội gian dâm, dưới góc nhìn đạo lí, điều đó
cố nhiên là quan hệ bất chính, dù có phủ lên chút màu sắc tài tử giai nhân cũng không thể biện hộ được Tác giả muốn xây dựng một tiểu thuyết có dáng
vẻ tài tử giai nhân, nhân vật đa tài và đa tình, nhưng ở đây khi tài tử chưa
chinh phục được giai nhân đã mắc vào tội gian dâm, điều đó hiển nhiên khiến cho hình tượng nhân vật chính ít nhiều bị đổ vỡ Nhân vật sẽ không phải là đa tài,đa tình mà là đa dục, dâm dục Thêm nữa, lí do nhân vật Vu Vân bị cắt bỏ
có thể còn do nàng không phải là một người con gái còn trong trắng Điều này
có thể được khẳng định thêm qua việc tác giả Hoa viên kì ngộ tập cắt bỏ nhân vật Tiểu Hoàn, thị nữ của Vu Vân
Khi NgôĐình Chương chiếm đoạt được Tiểu Hoàn, thấy nàng ta có vẻ mạnh mẽ khác thường, hỏi ra mới biết nàng đã từng bị ông chủ họ Vương hái
bẻ “nhị đào”, chàng ngậm ngùi thốt lên “tiếc thật, cây hải đường xinh đẹp là thế
mà lại bị cây giây leo già quấn quanh” Vu Vân và Tiểu Hoàn có điểm chung, đều là người đã qua tay ông chủ họ Vương, tức là bố vợ của Ngô Đình
Chương sau này; gian díu với những người phụ nữ của nhạc phụ âu cũng là điều nên tránh