Sư vận động của quan niệm thơ và nhà thơ thời kì đổi mới potx

10 431 1
Sư vận động của quan niệm thơ và nhà thơ thời kì đổi mới potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sư vận động của quan niệm thơ và nhà th ơ th ời kì đổi mới 1. Từ năm 1980, nhà thơ Bằng Việt đã tỏ ra hoài nghi: Thơ có còn tri kỉ nữa hay chăng? Đời đột biến mà thơ đi quá chậm Đời hết sức thẳng thừng Thơ vòng vèo luẩn quẩn Đời trả giá hết mình Thơ khi nhớ khi quên (Lại nghĩ về thơ) “Thơ có còn tri kỉ nữa hay chăng?”- trả lời câu hỏi này cũng có nghĩa là xác định khả năng sinh tồn của thơ ca. Còn tri kỉ tức là thơ còn có lí do để tồn tại và ngược lại. Vậy làm thế nào để giữ chân được người tri kỉ? Có thể nói chưa bao giờ thơ lại đứng trước những thách thức lớn như bây giờ. Sự xâm lấn ồ ạt, mãnh liệt của các phương tiện nghe nhìn, sự mời gọi, lôi cuốn (cũng có nghĩa là cạnh tranh) của rất nhiều các hình thức giải trí hấp dẫn và hiện đại, sự thay đổi thị hiếu và nhu cầu thẩm mĩ của độc giả khiến thơ không khỏi hoang mang và có nguy cơ bị lép vế. Nếu không vận động để nhịp bước cùng thời đại, thơ sẽ đứng bên lề cuộc sống. Quan sát bức tranh toàn cảnh thơ Việt trong mấy mươi năm, dễ dàng nhận thấy rõ khát vọng và nỗ lực cách tân của những người cầm bút. Đổi mới là một vấn đề cốt yếu, mang tính thời sự, một thực tế của thơ Việt Nam giai đoạn này. Có thể nói, chưa bao giờ, cách tân lại trở thành một ý thức tự giác, một nhu cầu khẩn thiết; một cao trào phổ biến, rộng rãi như bây giờ. Sự táo bạo, dũng cảm của những người đi trước, xu hướng hội nhập toàn cầu, môi trường tự do dân chủ, giao lưu quốc tế, khao khát được khẳng định cá tính đã là động lực để nhiều nhà thơ trẻ bắt đầu tạo ra một làn sóng mới trong thơ ca Việt Nam đương đại. Sự chuyển mình đó xuất phát từ những đổi mới về ý thức nghệ thuật của những người cầm bút. 2. Đổi mới quan niệm về thơ 2.1. Thơ là thơ Quan niệm thơ "tải đạo", thơ đánh giặc đã là một truyền thống lâu đời của thơ Việt. Điều đó thật dễ hiểu bởi lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng trên đầu ngọn mác. Tồn tại và phát triển trên một đất nước liên tục phải chiến đấu để chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi, một nền thơ ca tích cực và có trách nhiệm không thể đứng ngoài. Nhà thơ Việt Nam sớm ýthức được mình là một chiến sĩ, thơ Việt Nam sớm ý thức được mình là một vũ khí. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì vũ khí thơ lại vô cùng đắc dụng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, thơ đã là một phương tiện để kêu gọi, tập hợp sức mạnh tinh thần của quần chúng nhân dân. Thơ đã phát huy được chức năng cải tạo xã hội, đã tham dự trực tiếp vào đời sống chiến đấu của toàn dân. Vì thế, tất yếu thơ gắn bó mật thiết với chính trị. "Những năm cả đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt" (Chế Lan Viên), lối tư duy dựa trên nền tảng cảm xúc cộng đồng đã chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo của nhà thơ. Để có được những "câu thơ viết ở kinh tuyến này lại vang động trào sôi ở kinh tuyến khác", nhà thơ sẵn sàng lựa chọn: "Cái tinh tế cỏ hoa tạm thời chưa nghĩ đến. Vì ta đang tính đến sinh mệnh triệu con người và vạn khoảnh non sông" (Chế Lan Viên). Thơ đã vậy, người đọc cũng có kiểu đọc hợp thời. Một tác phẩm thơ ra đời trước tiên nó sẽ được soi ngắm ở phương diện tư tưởng, ở khả năng giáo dục bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho thế hệ trẻ. Tính chất hướng ngoại của thơ là rất mạnh. Khi cơn binh lửa đã đi qua, thơ kháng chiến được nhìn nhận đánh giá bởi một hệ mĩ cảm mới, một thang giá trị mới. Thời nay, thơ tiếp tục được đề cao song không phải là đề cao chức năng xã hội. Người ta nhận thấy rằng cần phải trả lại cho thơ bản chất đích thực của nó. Thơ trước hết phải là thơ. Thơ không thể là công cụ. Khả năng to lớn của thơ ca phải xuất phát từ chính đặc trưng, bản chất nghệ thuật của nó. Chức năng bồi đắp tâm hồn tình cảm của thơ được đề cao hơn bao giờ hết, nhất là trong hoàn cảnh sự sa sút về đời sống tinh thần không chỉ còn là một nguy cơ. Nhà thơ Vương Trọng cho rằng: "Thơ sinh ra không phải để cho người đời chơi chữ, mà cốt để chuyển tải nỗi lòng. Bài thơ hay nhiều khi không còn thấy thơ đâu mà chỉ thấy cuộc đời, tâm trạng, số phận " (1) . Thơ là một phương tiện tự thể hiện, đáp ứng nhu cầu tự khám phá của con người. Nhà thơ viết để "Kiến tạo giá trị bản thân mình", “Tôi làm thơ để giải toả những mong đợi” (Vi Thuỳ Linh - Nhà thơ và những đối thoại). Thơ xoa dịu nỗi đau, xua tan những giá lạnh của cuộc đời, đem đến cho con người niềm tin để sống, thậm chí hồi sinh cho mỗi kiếp đời. Thiên chức của thơ là "để cho người yêu nhau" (Chuông chùa kêu trong mưa) Đây là sự tiếp nối quan niệm truyền thống: Thơ có những khả năng kì diệu, những sứ mệnh cao cả, thơ là một ngôi đền thiêng. Bên cạnh xu hướng "thánh hóa thơ" là xu hướng đời thường hóa thơ ca. Từ những góc nhìn mới so với các bậc tiền bối, với cảm quan hiện thực tỉnh táo, những người làm thơ hôm nay đã nhận thức ra những giới hạn của thơ ca. Thậm chí những người đã từng một thời thần tượng thơ, đặt nhiều kì vọng và tin tưởng tuyệt đối vào những năng lực kì diệu của thơ cũng đã có những nhìn nhận lại. Theo họ, đừng khoác cho thơ những sứ mệnh, những trách nhiệm lớn lao, đừng quá kì vọng vào khả năng của thơ. Thi sĩ cũng chỉ là người trần mắt thịt như bao nhiêu người khác. Đừng ảo tưởng về năng lực của thơ và nhà thơ. Gần đây trong một bài viết trên talawas.org (17/10/2006), nhà thơ Ngô Tự Lập đã lên tiếng cảnh báo sự ảo giác về "vương miện" của thơ. Theo anh, thơ ca rất đẹp, rất đáng trọng, nhưng hoàn toàn không đẹp hơn hay đáng trọng hơn những sản phẩm khác của con người. Đây là một cái nhìn dân chủ về thơ so với các loại hình nghệ thuật khác. Trả lời câu hỏi: “Anh có tin rằng thơ có thể tham gia vào việc làm thay đổi bộ mặt của xã hội Việt Nam hiện nay?”, Ngô Tự Lập cho rằng: “Thơ là một phần tất yếu của cuộc sống, và nó không thể tham gia vào quá trình thay đổi, dù với vai trò chủ động hay thụ động chớ nên cường điệu vai trò của thơ, dù là vai trò thẩm mĩ hay vai trò chính trị xã hội. Nếu thơ làm rung động hàng triệu trái tim, như thơ Tố Hữu từng làm được, thì đó là điều hay. Nhưng nếu nó không làm được, thì cũng không vì thế mà dở”. Nguyễn Việt Chiến tỏ ra chua xót: Khi em đói thơ biết mình bất lực Trên cánh đồng của giấy với mực in (Trẻ em trên mặt đất) Những người làm thơ theo tinh thần hậu hiện đại càng có xu hướng khước từ những sứ mệnh cao cả mà lịch sử đã giao phó cho thơ. Viết, đối với họ giờ đây chỉ như một cách để giải toả tâm trạng, để phưu lưu trong cuộc chơi thú vị với ngôn từ. Chưa bao giờ như lúc này, văn chương nói chung và thơ ca nói riêng nhận thức về những giới hạn của mình một cách ráo riết như vậy. Nếu ảo tưởng về thiên chức của thơ, tất yếu thi sĩ cũng sẽ ảo tưởng về năng lực, về chức năng thiên sứ, chức năng người dẫn dắt cộng đồng của mình. Như vậy, quan hệ giữa nhà thơ- người đọc dễ thành quan hệ một chiều. Thơ và nhà thơ sẽ ít có khả năng, điều kiện tự nhìn nhận, điều chỉnh mình. Nhà thơ sẽ dễ dãi và có thể thiếu tôn trọng bạn đọc vì niềm tin tuyệt đối của họ. Một bộ phận người đọc thông thái không dễ ngây thơ và cả tin vào những ảo tưởng nhà thơ đã tạo dựng nên. Tất yếu những "lời vàng ý ngọc" của nhà thơ sẽ mất thiêng và vô nghĩa. Nguy cơ thơ mất bạn đọc là điều không tránh khỏi. Cái nhìn giải thiêng đối với thơ đã thức tỉnh thơ, nhà thơ và cả bạn đọc, lôi tất cả vào cuộc trong tư thế chủ động (chủ động với đối tượng và chủ động với chính mình). Thơ là thơ, thơ không phải vụ lợi, uốn mình, không bị ám ảnh bởi những nghĩa vụ chính trị xã hội nên thơ cũng hết sức trung thực trong việc phản ánh hiện thực. Phản ánh hiện thực đã được coi như một phẩm chất, một tiêu chí để đánh giá thơ suốt một thời. Những nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng đều quán triệt tinh thần này. Chế Lan Viên yêu cầu thơ "tả sự thực", thơ nói "sự việc": “Làm nghệ sĩ là để tả sự thật. Vả chăng sau này muốn truyền cảm cho người đọc, cố nhiên không phải chỉ nói cái cảm xúc của ta mà phải nói cả sự việc. Nghe cảm xúc chưa hẳn độc giả đã hình dung lại sự việc. Nhưng nghe sự việc, nhất định độc giả sẽ nhờ đó mà cùng ta cảm xúc” (2) . Nhà thơ Tố Hữu - lá cờ đầu của thơ ca cách mạng thì xác định: “Văn học phải xuất phát từ cuộc sống Tách khỏi thực tế cuộc sống thì thơ ca sẽ như “cây nhổ khỏi đất”, “cá ra ngoài nước”. Tình cảm cách mạng là cái gốc sáng tạo của thơ và hiện thực cách mạng cũng chính là cái gốc để tạo nên sự giàu có và tươi đẹp của tâm hồn và tình cảm trong thơ. Quan niệm đó đã chi phối toàn bộ quá trình sáng tác của ông. Khái niệm hiện thực ở đây là khái niệm được hiểu theo nghĩa hẹp. Hiện thực ấy là hiện thực chiến đấu, hiện thực cách mạng, hiện thực được coi như mục đích cuối cùng của sự phản ánh nghệ thuật (Vì thế văn học cũng xa lạ với tư duy siêu hình, với những vùng bí ẩn của cuộc sống). Về cơ bản đấy là cái hiện thực đã được lựa chọn theo chiều hướng có lợi cho cách mạng. Hiện thực nào đi chệch khỏi quỹ đạo đó, lập tức bị tẩy chay (Màu tím hoa sim - Hữu Loan, Vòng trắng - Phạm Tiến Duật, Sẹo đất - Ngô Văn Phú). Hiện thực về con đường ra trận lúc ấy không phải là đau thương mất mát, đổ máu hy sinh mà là: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” (Phạm Tiến Duật). Đó là cái lý của thời chiến và thực tế đã cho thấy tác dụng hữu hiệu của cách lựa chọn hiện thực ấy. Nay hiện thực được phản ánh không phải chỉ ở bề mặt mà còn ở bề sau, bề sâu, bề xa, ở những góc khuất, thậm chí những xó tối Hiện thực được phản ánh như nó đang có, vốn có. Nhiều nhà thơ vẫn trung thành với quan niệm thơ phải phán ánh hiện thực đời sống. Nhưng họ hiểu rằng: Thơ là đau thương Thơ là hạnh phúc (Ý nghĩ cuối cùng về cửa biển - Anh Ngọc) Nhà thơ Ngô Thế Oanh 'Tự nhủ": Anh hãy rời bỏ những gì quá xa vời dù có cao siêu để trở lại thế giới thực quanh anh còn những người nhặt rác Anh hãy đi bộ dọc theo những ngõ phố hoàng hôn để thấy trái tim mình đau thắt Với Thanh Thảo, thơ không thể xa rời đời sống khốn khó của nhân dân. Trong bài thơ Cái nhìn của tương lai nhà thơ khẳng định một nền thơ mang khát vọng dân chủ và nhân đạo, tiến bộ không thể né tránh những thực tế nhức nhối của đời sống. Có nhà thơ đã xác định sứ mệnh của mình: Hãy áp tải sự thật Đến những bến cuối cùng (Nhà thơ áp tải - Trần Nhuận Minh) Tuy vậy, những nhà thơ của thời kì này cũng không phải những "nhà thơ thơ kí" (trong thơ có kí) như có người đã nói về các nhà thơ giai đoạn trước. Tư cách cộng đồng đã được thay thế bằng tư cách cá nhân, kinh nghiệm cá nhân đã thay thế cho kinh nghiệm cộng đồng. Họ nhận thức cuộc sống với tư cách chủ thể chủ động, tích cực. Số phận và kinh nghiệm cá nhân đã cấp cho họ cảm hứng sáng tạo. Mặt khác thơ chấp nhận cả cái ảo. Nếu không chỉ chấp nhận phản ánh hiện thực một cách đơn thuần, thơ sẽ có thiên hướng tiếp cận cuộc sống ở một phía khác nhiều ưu thế hơn so với các loại hình văn học nghệ thuật. Tất nhiên sự ảo diệu, lung linh, đa nghĩa luôn là đặc điểm quen thuộc của thơ ca muôn đời song với thơ giai đoạn này, chất ảo của thơ chủ yếu được khai thác ở phương diện đời sống tâm linh. Con người ở thế kỷ này nhiều khi quan tâm đến đời sống tâm linh nhiều hơn là cái hiện thực đời sống lồ lộ dưới ánh mặt trời. Nguyễn Hữu Hồng Minh quan niệm: "Thơ trong thời đại mới không còn băn khoăn đến những vấn đề quá rõ ràng, những sự việc ai cũng thấy và nắm bắt được. Nó phải hướng tâm hồn bạn đọc về một nơi xa hơn một thế giới ở vào ngoại vi của thế giới được nhận thức”. Thơ phải có khả năng ẩn chứa, khơi mở diệu kỳ: "Vũ trụ bao la thơ một dòng", chất liệu hiện thực phải như một gương mặt ẩn chìm, là "tiếng nói vô hình” "để bề mặt thơ là sự trong suốt" (Nguyễn Hữu Hồng Minh). Nhà thơ Trúc Thông quả quyết rằng: Một cái gì mơ hồ sinh lãi Lãi lại sinh tiếp một mơ hồ Không mơ hồ anh chết (Ghi chép về thơ) Những con ngựa đêm - tên một tập thơ của tác giả Nguyễn Việt Chiến là một ẩn dụ mang tính tuyên ngôn về con đường sáng tạo riêng của anh. Thơ được quyền tự do "mơ ngủ", nhập đồng, liên tưởng như phi lí, ngôn từ nhiều khi như tự động rời khỏi ngòi bút, dẫn đi. Xu hướng muốn đào sâu vào bản ngã, đem thơ đến với hiện thực của tâm trạng tâm linh đã mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực cho thơ. Mặt khác, quan niệm thơ là thơ cũng hé mở tính chất bất định, khó hình dung, không thể định nghĩa của thơ. Chính vì tính chất bất định, khó hình dung đó mà thơ trở nên hấp dẫn, bất ngờ, tạo khoảng không bao la cho sáng tạo. Với Trần Dần “Thơ là cái thăm thẳm”, “Có một vùng thơ tên gọi không lời”, “Vùng mù vùng tổ của vùng thơ” (Sổ bụi 1988). Ông cho rằng thơ là cái chưa biết. Nếu trước đây đã có những định nghĩa về thơ thì hôm nay phải bổ sung, thay đổi, thậm chí không thể định nghĩa bởi thơ hôm nay dường như không chấp nhận bất kì khuôn khổ cố định nào. Các nhà thơ thời nay ngày càng quan tâm đến hình thức xuất hiện của nàng thơ trước công chúng. Ngay hình thức trình bày trên giấy của thơ cũng không hoàn toàn giống trước. Cùng với những thay đổi trong quan niệm về chất liệu, về bản chất, tính mục đích của thơ , nhiều khi thơ không chỉ là một văn bản ngôn từ đơn thuần (khi nó kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác: hội hoạ, sân khấu, vũ đạo, âm nhạc, trình diễn ). Vì thế, đơn vị thơ có khi không thể tính bằng bài mà là bằng tác phẩm, bằng tiết mục 2.2. Thơ là một trò chơi Thơ truyền thống của ta về cơ bản là mực thước, trang nhã. Tuy nhiên cá biệt vẫn có một vài trường hợp phá cách. Họ đã chơi thơ, nghịch thơ như là một cách phản ứng lại những gì trang trọng, giả dối (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ). Sau này, giữa thời thơ phải đánh giặc mà vẫn có một Bút Tre khiến bao người thích thú. Giờ đây, quan niệm thơ- trò chơi (chơi ngôn ngữ) được nhiều người đồng cảm, tán thưởng hơn. Thực chất, quan niệm thơ - trò chơi là hệ quả của quan niệm thơ là thơ. Trước hết đây là một thái độ khước từ những trói buộc, những trọng trách một thời thơ phải gánh vác, lo toan; thể hiện thái độ đề cao tự do sáng tạo. Quan niệm này cũng cấp cho thơ những phẩm chất mới: sự phóng khoáng, tự do, đối lập với tính hàn lâm, trang trọng mực thước của thơ truyền thống. Trò chơi cũng tạo nên tính ngẫu hứng, sự lôi cuốn, bất ngờ. Nó gợi ra những khía cạnh mới trong mối quan hệ giữa nhà thơ và người đọc: người chơi không bị áp đặt; trò chơi chỉ thành công khi có sự hợp tác từ nhiều phía. Nhà thơ là người sáng tạo ra trò chơi, đề xuất trò chơi và anh ta lôi cuốn độc giả vào trò chơi của mình. Trò chơi sẽ không thể thành công nếu thiếu vai trò của một trong hai đối tác. Tất cả đều phải chủ động, phải tham gia. Trong xã hội đương đại, nếu thơ làm được như một trò chơi thỏa mãn được nhu cầu của đời sống tinh thần, làm vui, làm ý nghĩa hơn cho cuộc đời vốn có rất nhiều niềm lạc thú cuốn hút thì cũng đã là một thành công. Quan niệm thơ - trò chơi có ý nghĩa giải thiêng đối với thơ (trước người ta đưa thơ vào đền đài, lăng miếu; giờ đây, người ta đưa thơ ra sân chơi, bàn chơi) nhưng không đồng nhất với việc hạ thấp vai trò của thơ bởi trò chơi luôn có tính lưỡng diện: vừa nghiêm túc vừa phi nghiêm túc, vừa có tính tự do, vừa có tính quy tắc. Trò chơi nào cũng có luật chơi của nó. Có nhiều kiểu chơi, trò chơi. Có trò chơi nhảm nhí, vô bổ, tùy tiện. Có trò chơi chỉ để tiêu khiển, giết thời gian. Có trò chơi nghiêm túc, trí tuệ. Thời nay, không ít người coi văn chương là trò chơi, thơ là trò chơi; nhưng là "chơi thật", "chơi nghiêm túc" (Lê Đạt), chơi chuyên nghiệp chứ không phải "chơi đùa"; "không được chơi ẩu, vì phải chơi với nhiều người. Hơn nữa, đây là trò chơi nguy hiểm" (Phan Thị Vàng Anh). Vì thế, không phải ai cũng dám chơi, cũng chơi được. Phải có bản lĩnh, có tài năng. Một số nhà thơ quan niệm rằng: chơi là chơi với chữ (nói một cách nghiêm túc hơn là lao động với chữ). Với nhiều thủ thuật: co kéo chữ, phân mảnh, lai ghép, giãn nở, cắt xén, sắp đặt, bài trí chữ… họ đã mang lại cho chữ vô số hình dạng khác nhau, khơi gợi vô số cảm xúc mới mẻ khác nhau. Phát hiện ra trò chơi này là một minh chứng cho sự nhạy cảm của họ trước những tiềm năng dồi dào của ngôn ngữ, của tiếng Việt. Hoá ra từng chữ, từng chữ đều có nội lực ghê gớm mà bấy nay ta chưa khai thác hết. Trần Dần là một trong những người đầu tiên khởi xướng thơ "dòng chữ" ở Việt Nam. Dũng cảm, táo bạo và quyết liệt, "đòi chôn tiền chiến" từ những năm kháng chiến chống Pháp, Trần Dần đã đi tìm cho mình một con đường riêng. Ông đã được mệnh danh là "người cách tân số một". Dương Tường cho rằng ông đã "dân chủ hoá chữ, hoán cải tương quan chữ, tìm những tương quan mới cho chữ cũ" (3) . Trần Dần quan niệm: "Thơ vì thơ tuyệt đối? Hễ vì bất cứ cái gì khác, dù cao quý mấy, thơ sẽ chẳng còn là thơ?", "Làm thơ tức là làm tiếng Việt", "Thơ cổ lại đặt ở tứ lạ, lời hay, hình ảnh đẹp, âm điệu ru hồn. Tôi giản dị đồng nhất thơ vào chữ Tôi viết - tức là tôi để con chữ tự mình làm nghĩa… chữ như ám sát sự vật, từ đó để ra nghĩa mới" (4) . Công việc chính mà Trần Dần theo đuổi từ sau vụ Nhân văn Giai phẩm đến lúc ông mất là “làm quốc ngữ”, là cố gắng tạo ra một thứ quốc ngữ khác, “một thứ tiếng Việt không chỉ cho lỗ tai mà còn cho con mắt, không trói nghĩa vào chữ, không bôi chữ vào chỗ trống của vô nghĩa” (Phạm Thị Hoài. talawas.org, 19/1/2003). Thể nghiệm từ thơ bậc thang kiểu Maia, đến thơ nhạc chữ, thơ không lời, chủ trương thơ "dòng chữ" của "thủ lĩnh trong bóng tối" (để đối lập với thơ "dòng nghĩa") mà mấu chốt là lối "thơ con âm" đã được những người cùng chí hướng phát triển theo những cách khác nhau: Lê Đạt- "phu chữ", chăn dắt, nâng niu "bóng chữ", Dương Tường với "thi pháp âm bồi", Đặng Đình Hưng để cho chữ “tự hành”. Lê Đạt quan niệm: “người làm thơ thực hiện một trò chơi nghiêm túc, sử dụng những phép tu từ học (ám dụ, hoán dụ, lược tỉnh, ghép âm, nói lái, nói lối…) như một đứa trẻ chơi với những đồ vật chung quanh Người làm thơ chơi những phép tu từ như một thứ bẫy vô thức. Anh ta sinh sự với ngữ nghĩa và ngữ pháp để tạo ra một sự sinh mới cho thơ Người làm thơ rắp tâm biến ngôn ngữ tiêu dùng thành một thứ ngôn ngữ trò chơi (hiểu theo nghĩa mạnh) trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mơ mà Rccand Barthes gọi là một sự chú ý bồng bềnh (attention flottanse) Nhà nghệ sĩ cũng như đứa trẻ không chơi đùa mà chơi thật khiến trò chơi chữ không còn là một trò chơi đơn thuần dựa trên óc thông minh của một người tỉnh táo mà dựa trên toàn bộ trí năng cũng như cảm năng của một kẻ đam mê bị thánh ốp trong một cơn thượng đồng của chữ (5) . Ông cho rằng: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không bằng "Nghĩa tiêu dùng", "Nghĩa vị tự" của nó mà là ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng sức gợi cảm của chữ trong tương quan với bài thơ, câu thơ… Đọc thơ tôi, đừng cố gắng tìm hiểu nghĩa, hãy cùng biểu nghĩa thì hơn" (6) . Lê Đạt chơi với chữ bằng nhiều cách. Không phải cách chơi nào cũng hay, cũng mang lại hiệu quả mong muốn song nhà thơ đã lôi kéo được không ít người đọc và cả những người làm thơ vào trò chơi chữ nghĩa của mình. Lê Đạt không chơi một cách nhàn hạ, thong dong mà lao tâm khổ tứ với chữ. Ông cày bừa cật lực trên cánh đồng chữ như một nông phu để rồi gặt hái những mùa vàng. Dương Tường cho rằng: "Thơ Việt Nam hiện nay, dòng chủ lưu vẫn là thơ ý niệm, thơ tư tưởng. Phần đông các nhà thơ ta chủ yếu quan tâm đến ý tưởng, hình tượng mà nhẹ về lao động ngôn ngữ. Số người khổ công làm việc với chữ không nhiều. Quan niệm của tôi khi làm thơ là "làm chữ" và hệ quả của nó là "làm âm" (7) . Đồng cảm với những quan niệm này, Hoàng Hưng đã phát hiện ra cái lí của các nhà thơ "dòng chữ". Ông viết: “"Dòng chữ" muốn cất bỏ cho ngôn ngữ cái ách ngữ nghĩa lắm khi biến nó thành con bò chở thông tin thông tục, muốn tạo nghĩa mới cho con chữ, muốn sống lại sự tỉnh nguyên của con âm. Tiếng Việt là một trong số ít ngôn ngữ có cả một không gian cho những phút tự do bay bổng đầy khoái cảm của ngữ âm với sức khơi gợi những cảm giác - liên tưởng - những trạng thái tâm linh chưa có tên gọi. Hình như chính cái đặc sắc này của tiếng Việt tạo ra chất "mông lung duy cảm" của thơ Việt” (8) . Nhà thơ Thanh Thảo nghĩ: "Thượng đế đã ban cho chúng ta thứ của cải quý báu vô ngần là ngôn ngữ thì tội gì ta không tiêu xài nó cho đã. Ngôn ngữ trong tay người làm thơ cũng giống như những cây que, những chiếc vòng trong tay trẻ nhỏ, chúng có thể biến hoá nên bao nhiêu trò chơi, mà trò chơi nào rồi cũng chóng chán, cũng đòi người chơi phải bày ra trò mới, khác đi. Cho nó khoái" (9) . Thực tế đã có những quan niệm khác nhau về ngôn ngữ thơ ca. Mặc dù, cho đến nay, có một số người vẫn không thể đồng cảm với những thể nghiệm của thơ "dòng chữ", họ vẫn coi nó như những trò chơi hình thức, ít giá trị nhân bản; thì cũng đã không ít người tán thưởng. Tuyên ngôn cũng như thực tế sáng tác của những người đi tiên phong đã gây ảnh hưởng nhất định đối với các nhà thơ đương đại, nhất là các nhà thơ trẻ. Càng ngày thơ Việt Nam càng có chiều hướng trở về với đúng bản chất của một loại hình nghệ thuật đặc thù: nghệ thuật của ngôn từ. Các nhà thơ trẻ rất có ý thức trong việc xác lập trở lại những giá trị đã bị đánh mất của thơ, trong đó đáng chú ý nhất chính là ngôn ngữ. Ý thức về việc chơi thơ đã in dấu ấn trong nhiều sáng tác của họ. Mặc xanh áo em của Trần Nguyễn Anh là tập thơ mang tính trò chơi rất rõ. Chủ yếu nhà thơ chơi bằng cách cắt xén, lai ghép một cách không hạn định các từ, chữ, âm; sắp xếp chúng theo một khuôn hình chủ ý nào đó; hình thoi, hình tam giác, hình tháp, hình thang, hình chữ nhật… chọn một câu thơ chốt rồi sắp xếp, đảo vị trí của chúng một cách bất định để tạo thành các câu thơ mới mang ý nghĩa mới ( Đêm dài lắm mộng, Mặc xanh áo em); hoặc kỳ công tạo ra những đoạn thơ gồm những từ lấp láy, những dãy từ bắt đầu từ một chữ cái, có khi là một câu hỏi điệp đi điệp lại sau những dòng thơ chỉ sắc thái như những kí hiệu chỉ sắc thái ghi trong một bản nhạc. . Sư vận động của quan niệm thơ và nhà th ơ th ời kì đổi mới 1. Từ năm 1980, nhà thơ Bằng Việt đã tỏ ra hoài nghi: Thơ có còn tri kỉ nữa hay chăng? Đời đột biến mà thơ đi quá chậm Đời. sóng mới trong thơ ca Việt Nam đương đại. Sự chuyển mình đó xuất phát từ những đổi mới về ý thức nghệ thuật của những người cầm bút. 2. Đổi mới quan niệm về thơ 2.1. Thơ là thơ Quan niệm thơ "tải. cuối cùng (Nhà thơ áp tải - Trần Nhuận Minh) Tuy vậy, những nhà thơ của thời kì này cũng không phải những " ;nhà thơ thơ kí" (trong thơ có kí) như có người đã nói về các nhà thơ giai đoạn

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan