Việc hoà nhập các tiêu chuẩn chung trên khắp châu âu như việc giảm thuế nhập khẩu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng những quy định chung về thuế quan, cạnh tranh đã tạo điều kiện cho
Trang 1quản trị đề nghị bộ trưởng quản lý và bộ trưởng, trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ trình Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Thủ tướngChính phủ và pháp luật điều hành hoạt động của công ty Tổng giám đốc được trợ giúp bởi 3 Phó tổng giám đốc và ban tham mưu
+ Một Phó tổng giám đốc phụ trách việc xây dựng cơ bản, một Phó tổng giám đốc khoa học nông nghiệp, một phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất tại Tây Nguyên +Ban tham mưu gồm:
Văn phòng: Chuyên tổng hợp tình hình chung của Tổng công ty Ban tổ chức cán bộ thanh tra: Tiến hành sắp xếp và bố trí tổ chức bộ máy sản xuất hoạt động kinh doanh, xây dựng quy chế và quản lý nội bộ
Ban tài chính kế toán: Quản lý nguòn tài chính và quản lý nguồn thu chi, tổng hợp phân tích hoạt động kinh tế tài chính trong sản xuất kinh doanh Xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và các định mức trong sản xuất kinh doanh
Ban kinh doanh tổng hợp: Điều hành công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu Phụ trách về các quan hệ quốc tế, khai thác khả năng đầu tư nước ngoài
Ban khoa học và công nghệ:
Ban kế hoạch và đầu tư: Xây dựng các kế hoạch sản xuất và kinh doanh, các dự án đầu tư, thu mua cà phê ở các tỉnh phía Bắc để kinh doanh xuất khẩu Tập hợp tình hình về sản xuất và kinh doanh cây cà phê
Trang 22 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam vào thị trường
EU
EU là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của cà phê Việt Nam Điều này được thể hiện ở chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới, có nhu cầu đa dạng về mặt hàng này Hơn nữa EU là một khu vực kinh tế phát triển ốn định, có đồng tiền chung Euro, mức tiêu thụ ở thị trường này lớn Vì thế vị thế của
EU ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế Đăc biệt khi EU mở rộng thêm 10 thành viên đã tác động tích cực về quan hệ kinh tế thượng mại giữa EU và các nước đang phát triển Việc hoà nhập các tiêu chuẩn chung trên khắp châu âu như việc giảm thuế nhập khẩu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng những quy định chung về thuế quan, cạnh tranh đã tạo điều kiện cho hàng hoá các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng vào thị trường EU thuận lơi hơn.Tuy nhiên
EU là thị trường khó tình, yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cao Nếu đảm bảo yêu cầu trên thì sản phẩm đẽ dàng vào thị trường EU cũng như sản phẩm mặc nhiên đạt được những sản phẩm quốc tế và dễ dàng nhập khẩu vào thị trường khó tính khác
2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam Tổng công ty cà phê Việt Nam là một doanh ngiệp nhà nước lớn, đứng đầu trong ngành cà phê Hàng năm Tổng công ty đã thực hiện sản xuất tạo nguồn hàng, kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cà phê Tổng công ty đã đạt được những thành công lớn, hàng năm thu về một nguồn ngoại tệ khá lớn chiếm từ 20-30% kim ngạch cả nước Bảng kim ngạch xuất khẩu của VINACAFE
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Trang 3Kim ngạch xuất khẩu của Vinacafe (Triệu USD) 72,2 Mức độ tăng giẩm( %) 47,8 6,8
( Nguồn của ICO)
Từ năm 1999-2001 kim ngạch xuất khẩu của Vinacafe luôn tăng Đặc biệt vào niên
vụ 1999-2000 kim ngạch cà phê của Vinacafe tăng đột biến với 47,8% so với niên
vụ trước Nguyên nhân là do năm 1999 cà phê thế giới chịu ảnh hưởng của hạn hán kéo dài Việt Nam lại ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng này nên xuất khẩu tăng lên,
do đó kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt.Tuy nhiên năm 2002 thì do tình hình cung cầu cà phê thế giới có sự chênh lệch khá lớn, trong đó cung lớn hơn rất nhiều
so với cầu dẫn đến khủng hoảng thừa đẩy giá xuống thấp Vì thế kim ngạch cà phê bắt đầu có xu hướng giảm xuống Năm 2004 thì giá cà phê thế giới đi vào ổn định hơn do vâỵ kim ngạch cũng tăng khá và ổn định
Đối với thị trường EU là thị trường lớn của Vinacafe nên mang lại cho Tổng công
ty một lượng ngoại tệ khá lớn Điều này thể hiện bằng chỉ tiêu kim ngạch của Vinacafe trên thị trường EU như sau
Năm 2001 được coi là năm thành công nhất của cà phê Việt Nam nói chung Vinacafe của Vinacafe nói riêng Kim ngạch của Vinacafe đạt 28.522.000 USD tăng 6,9 % so với năm 2000 Tuy nhiên kim ngạch cà phê xuất khẩu luôn phụ thuộc Vinacafe vào giá cả cà phê Năm 2002 do có sự giảm sút về giá dẫn đến kim ngạch giảm –22% so với năm trước Năm 2003 do nhu cầu tiêu thụ cà phê của EU tăng lên vinacafe vì thế xuất khẩu vào thị trường này tăng lên 18% so với năm trước Điều này là tín hiệu đáng mừng cho ngành cà phê nước ta
2.2 Cơ cấu sản phẩm cà phê
Trang 4- Loại cà phê xuất khẩu của Vinacafe
Việt Nam nói chung và Vinacafe nói riêng đều xuất khẩu 2 loại cà phê chính đó là
cà phê Robusta và cà phê Arabica.Trong đó cà phê Robusta là chủ yếu, chiếm khoảng 80% trong tổng cà phê xuất khẩu
Bảng loại cà phê xuất khẩu của Vinacafe vào EU Loại cà phê Arabica Robusta
Loại 1
Độ ẩm 12.5 % Hạt đen vỡ 3 % Tạp chất 0.3%
Hạt cỡ N.16 90 % Hạt cỡ N.13 90%
( Nguồn Europe)
- Sản phẩm cà phê xuất khẩu
Từ trước năm 200 thì Vinacafe hầu hết chỉ xuất khẩu cà phê nhân Loai cà phê này không qua chế biến do đó giá trị xuất khẩu không cao Mấy năm trở lại đây do nhu cầu tiêu dùng cà phê của EU tăng lên, hơn nữa chủng loại cũng như cơ cấu sản phẩm cũng đòi hỏi đa dạng hơn Do đó Tổng công ty cũng đã tìm mọi cách đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu vào thị trường này Ngoài cà phê nhân còn có cà phê hoà tan, cà phê thành phẩm Loại cà phê hoà tan này còn chưa chiếm được thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng EU nên lượng cà phê này xuất khẩu vào thị truờng EU chiếm một tỉ lệ thấp chỉ khoảng 4-5% Ngoài ra cũng có cà phê thành phẩm nhưng tỉ lệ này cung không cao, chỉ khoảng 7-9% Sản phẩm này chủ yếu
Trang 5được Vinacafe xuất khẩu vào thị trường dễ tính như Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Nhật, Malaysia, Vì vậy trong vòng vài năm tới Vinacafe cần phải tăng khối lượng 2 loại cà phê xuất khẩu là cà phê hoà tan và cà phê thành phẩm Có như vậy mới nâng cao được gí trị xuất khẩu cho Việt Nam nói chung cũng như Vinacafe nói riêng Ngoài ra cũng cần đa dạng hoá sản phẩm bằng cách tăng các mặt hàng chứa cà phê như bánh kẹo cà phê, sữa cà phê ,…Nếu tính theo sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU, thì Tổng công ty có cơ cấu xuất khẩu từng loại sản phẩm như sau
Bảng sản phẩm cà phê xuất khẩu vào EU Sản phẩm cà phê Số lượng Trị giá (USD)
Cà phê Mix (3 in 1) 1.600 Bao 1.520.000
Cà phê hoà tan 800 Hộp 940.000
Cà phê bột 1100 Hộp 1.105.600
Cà phê rang xay 600 Kg 620.000 (Nguồn của ban XNK- Tổng công ty) Như vậy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU Vinacafe mới chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân, cà phê hoà tan, cà phê bột, cà phê rang xay rất ít Mà chính sản phẩm cà phê này đem lại giá trị lớn hơn rất nhiều cà phê nhân.Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang EU các doanh nghiệp nên chú ý đến việc đa dạng hoá sản phẩm cà phê mà cần chú trọng đến cà phê chế biến
2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Vinacafe trên thị truờng EU
Trang 6EU là thị trường có nhu cầu tiêu thụ cà phê khá lớn, tương đối ổn định EU với dân
số 455 triệu người, thu nhập cao.Tuy nhiên đây là thị trường rất khó tính do đó để chiếm lĩnh thị truờng này không phải đơn giản
Năm 2003 nước ta xuất khẩu được 352 nghìn tấn cà phê vào EU chiếm 47% và 109 nghìn tấn vào thị trường Hoa kỳ chiếm 14,6%
Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Vinacafe Mấy năm gần đây Việt Nam xuất khẩu cà phê đến hơn 60 nước, vùng lãnh thổ, thu
về 400-600 triệu USD Việt Nam có quan hệ thương mại với tất cả các hãng cà phê lớn trên thế giới Khối lượng cà phê xuất khẩu ngày càng lớn mà Việt Nam tiêu dùng rất ít chỉ khoảng 5% sản lượng sản xuất ra chính vì vậy cần phải tìm cách mở rộng thêm thị trường xuất khẩu ở Việt Nam với sản lượng khá lớn không thể thụ động ngồi chờ ai đến mua thì bán mà cần chủ động tạo thị trường, mở cơ quan đại diện và sử dụng các phương thức thương mại khác như đổi hàng, trả nợ Nhà nước
và các hiệp định Chính phủ
EU có nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn, qua bảng sau ta có tình hình các nước hàng đầu nhập khẩu cà phê của Vinacafe:
STT 1999 2000 2001 2002
%
1 Đức 25,58 Anh 24,29 Anh 21,15 Anh 24,5
2 Anh 11,92 Hà Lan 15,73 Hà Lan 17,74 Hà Lan 16,4
3 Pháp 6,59 Pháp 7,11 Pháp 8,81 Pháp 8,2
4 Hà Lan 5,88 Đức 6,82 Đức 7,04 Bỉ 7,5
Trang 75 Bỉ 5,51 Italia 5,57 Bỉ 6,86 Đức 6,0 (Nguồn: Ban XNK-Tổng công ty cà phê Việt Nam )
Từ năm 1999 trở về trước, thị trường Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất củaVinacafe, không chỉ nhập khẩu cà phê của Việt Nam, Đức còn nhập khẩu cà phê của nhiều nước trên thế giới Hiện nay thị trường cà phê Đức đang ở tình trạng nguồn cung lớn hơn cầu do đó trong vài năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Đức
sẽ giảm đáng kể Năm 1999, Đức nhập khẩu 28,58% cà phê của Vinacafe nhưng đến năm 2002 chỉ còn 6,07% tổng cà phê xuất khẩu
Dự kiến đến năm 2005 sẽ giảm xuống còn 4,6% Trong những năm gần đây thị trường Anh là thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Vinacafe
Vấn đề đặt ra là Tổng công ty cà phê Việt Nam phải củng cố thị trường sẵn có đồng thời mở rộng và phát triển thị trường mới Từ 2 năm trở lại đây thì Vinacafe hầu hết
đã xuất khẩu sang các nước thuộc khối EU
( Báo cáo của ban XNK- Tổng công ty cà phê Việt Nam ) 2.4 Thị phần xuất khẩu cà phê của Vinacafe
Tổng công ty cà phê Việt Nam là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu cà phê lớn nhất nước ta Hàng năm thị phần của Vinacafe luôn luôn chiếm từ 30- 45% thị phần xuất khẩu của cả nước Riêng đối với thị trường EU thì Vinacafe chiếm gần 90% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên cà phê Việt Nam chưa chiếm lĩnh thị trường EU nhiều Ta còn kém nhiều so với Brasin, Colombia,…Điều này là
do Tổng công ty chưa có nhiều mẫu mã, chất lượng chua cao, cơ cấu sản phẩm còn quá ít ỏi, các điều kiện an toàn chưa đảm bảo,…Muốn chiếm được thị phần lớn trên thị trường EU thì Vinacafe cần phải làm tốt các vấn đề trên
Trang 8Như vậy trong mấy năm trở lại đây Brasin là nước chiếm thị phần lớn vè cà phê xuất khẩuvào EU, thị phần của nước này chiếm từ 30-31 % thị phần EU Clombia là nước xuất khẩu đứng thứ 2 vào EU Việt Nam luôn chiếm thị phần từ 13-18 % thị phần EU và đứng ở vị trí thứ 3 trong các nước xuất khẩu vào EU
2.5 Giá cà phê xuất khẩu của Vinacafe Nước ta chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, giá của loại cà phê này thường thấp hơn giá thế giới từ 100-200 USD/tấn Nguyên nhân chính là do chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa ổn định Hơn nữa giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào giá cà phê thế giới mà giá cà phê trên thế giới không ổn định lên xuống thất thường Năm 1992 có lúc giá cà phê Robusta chỉ khoảng 600 USD/tấn Năm
1994 giá cà phê Robusta lại tăng vọt có thời điểm đạt 4.000 USD/tấn Năm 1998 do hậu quả của Elnino, sản lượng cà phê thế giới giảm nên giá cà phê thế giới tăng 23% so với năm 1997 nhưng đến năm 2.000 thì lại giảm xuống Tháng 12/2000 giá
cà phê nhân ở Việt Nam xuống dưới mức 9.000VND/kg thấp nhất từ trước tới nay Năm 2003 do giá cà phê thế giới phục hồi, giá cà phê trong nước biến động từ 9.000-12.500VND/kg, bình quân đạt 10.500-11.000VND/kg Với mức giá này đa số
bà con nông dân đã bù đắp được chi phí và có lãi Như vậy giá xuất khẩu bình quân năm 2003 đạt khoảng 750 USD/tấn
Nguyên nhân chính là do nền nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, manh mún, không
có quy hoạch rõ ràng Không có định hướng trong sản xuất và tiêu thụ Mặc dù sản lượng sản xuất cà phê của nước ta là rất lớn nhưng không thu được lợi nhiều do giá
cà phê của nước ta quá thấp Ngoài ra cây cà phê chịu tác động mạnh mẽ của thời tiết như sương muối, hạn hán, sâu bệnh,…Khi ảnh hưởng của yếu tố này thì sẽ làm
Trang 9giảm lượng cà phê thế giới như thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả Đặc biệt với các nước xuất khẩu lớn như Brasin, Việt Nam, Colombia, thì thời tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cà phê thế giới Những đợt sương muối, hạn hán kéo dài ở Brasin, ảnh hưởng Elnino ở Việt Nam đã làm giảm sản lượng cà phê thế giới khi đó làm cho giá cà phê thế giới tăng lên nhanh chóng
Đến năm 2004 và những tháng đầu năm 2005 thì giá cà phê thế giới có xu hướng tăng lên đáng kể Do đó giá của Vinacafe cũng tăng lên và đi vào ổn định hơn Giá
cà phê xô của Tổng công ty biến động từ 14.500- 17.500VNĐ/kg Dự báo trong vụ thu hoạnh tới cà phê trong nước có thể lên tới 20 triệu đồng/tấn Tức là vào khoảng 20.000VNĐ/kg Đây là mức giá khá cao so với nhiều năm trước đó Mức giá này sẽ khuyến khích người trồng cà phê tăng diện tích và đầu tư nhiều hơn cho cây cà phê, tuy nhiên các thương nhân sẽ gặp khó khăn hơn vì phải mua với giá cao trong khi
đó giá xuất khẩu của ta lại thấp hơn giá thế giới rất nhiều
2.6 Chất lượng cà phê xuất khẩu của Vinacafe
Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê trong tình hình hiện nay, ngành cà phê cần chú trọng toàn diện từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, trong đó các vấn đề quan trọng đặt ra đó là việc nâng cao chất lượng , áp dụng tiêu chuẩn 4193, áp dụng phương thức kí hợp đồng có lợi ích, triển khai việc nghiên cứu sàn giao dịch kỳ hạn và chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê Ngoài ra còn phải theo một số tổ chức định chuẩn của thế giới như Vinacontrol, Cfcontrol, SGS, FCC, Để nâng cao chất lượng
cà phê cần chú trọng toàn diện từ khâu giống, chăm bón, phơi sấy cho đến chế biến bảo quản theo đúng quy trình khoa học
Trang 10- Khâu giống: Việc bố trí giống phù hợp với từng vùng sinh thái sẽ phát huy được lợi thế của giống về mặt năng suất, chất lượng cũng như tránh được rủi ro sâu bệnh hại Đây là một điều kiện tốt để có được nguồn hàng xuất khẩu
- Khâu chăm sóc Hiện tại công ty đang sử dụng phân bón NPK cân đối theo nhu cầu của cây nhưng ở liều lượng trung bình Các hộ trồng cà phê hiện nay tăng cường bón phân hữu cơ cho cây cà phê
- Thu hái cà phê: Hiện nay thường là thu hái đồng loạt không áp dụng phương pháp thu hái chọn lọc để đảm bảo độ đồng đều Như vậy cà phê chín sẽ bị lẫn cà phê xanh do đó dẫn đến chất lượng không cao
- Phơi sấy: Hệ thống sân phơi, hệ thống sấy còn thiếu vì các hộ nông dân thường thu hoạch theo hộ gia đình không có đủ điều kiện mua máy móc thiết bị vì thế cà phê phải phơi dầy, phơi trên nền đất nên bị lên men, lâu khô Điều này cũng làm giảm chất lượng cà phê
- Chế biến: Hiện nay thường sử dụng phương pháp chế biến khô theo kiểu công nghiệp và thủ công Phương pháp này không loại bỏ được hết tạp chất, không tách sỏi đá, cành lá, quả xanh ngay từ đầu Các cơ sở chế biến chủ yếu sử dụng công nghệ, thiết bị không đồng bộ Phổ biến là các hình thức chế biến quy mô nhỏ và vừa
do nông dân tự đầu tư
- Bảo quản: Hệ thống kho tàng chưa đảm bảo chất lượng dẫn đến cà phê bị lên men
và bị hỏng nhiều Đứng trước thực trạng trên công ty đã xem xét tổ chức lại ngành xuất khẩu cà phê, công tác tổ chức xuất khẩu nói chung và quản lý chất lượng nói riêng được coi trọng hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng cà phê