Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU - 4 doc

13 268 1
Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU - 4 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tư, trình độ công nghệ thấp kém chậm đổi mới, tổn thất sau thu hoạch là khá lớn và đã có những cơ sở tổn thất khá nghiêm trọng, thất thu hàng tỉ đồng, vì chất lượng hạt xấu. Mặt khác hơn 80% cà phê được sản xuất ra là từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ, thiếu các điều kiện sơ chế tối thiểu. Mấy năm trở lại đây các cơ sở chế biến với thiết bị mới chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể. Trong vòng 7- 9 năm trở lại đây Việt Nam chế biến được 150.000-250.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu. Ngoài ra còn có nhiếu cơ sở tái chế trang bị không hoàn chỉnh với nhiều máy lẻ ,chế biến thu mua của dân đã qua sơ chế nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Cà phê của dân thu hái về chủ yếu được xử lí phân tán ở từng hộ nông dân qua con đường phơi khô trên sân cát, sân xi măng.Tình hình chế biến như vậy dẫn đến kết quả là sản phẩm chất lượng không đều.Với tình hình hiện nay do cung vượt cầu giá cả xuống thấp liên tục người mua đòi hỏi chất lượng cao hơn với dịch vụ tốt hơn.Vì thế ngành cà phê đứng trước thách thức lớn về công nghệ chế biến. Hiện nay sản lượng cà phê của Việt Nam chủ yếu là Robusta, với phương pháp chế biến chủ yếu là chế biến khô. Cà phê thu hái về được phơi khô, tận dụng năng lượng mặt trời. Những năm qua do mưa kéo dài trong vụ thu hoạch người ta phải sấy trong lò sấy đốt bằng than đá. Cũng có một số doanh nghiệp chế biến theo phương pháp ướt, tuy nhiên phương pháp chế biến ướt rất đắt nên chỉ sử dụng để chế biến một phần cà phê Arabica xuất khẩu. 1.3. Năng suất cà phê của Việt Nam Từ năm 1994-2001 năng suất bình quân đạt 2 tấn /ha . Năm cao nhất đạt 2,4 tấn/ ha trên 200 nghìn ha cà phê cà phê kinh doanh. So với năng suất bình quân cà phê của một số quốc gia hàng đầu như Brasin là 8 tạ /ha, Colombia là 8 tạ /ha, Indônêsia là Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 4,5 tạ /ha. Như vậy năng suất cà phê luôn cao gấp 2-3 lần năng suất cà phê của các nước này và trở thành nước có năng suất cà phê cao nhất thế giới. Điều này là do Việt nam có rất nhiều lợi thế về sản xuất cà phê như điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, có giống cho năng suất cao. 1.4. Đánh giá tình hình sản xuất cà phê của nước ta mấy năm trở lại đây 1.4.1.Những mặt làm được trong sản xuất cà phê ở Việt Nam - Cây cà phê là cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Cùng với việc gia tăng không ngừng về diện tích và sản lượng cà phê đã góp phần thay đổi đời sống của nhân dân các vùng trồng cà phê. Với việc nhận thức vị trí và vai trò của cây cà phê trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Mấy năm qua Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê như thực hiện sản xuất gắn với chế biến giúp cho Việt Nam từ nước sản xuất cà phê nhân xuất khẩu đã trở thành nước xuất khẩu với các mặt hàng cà phê rang xay, cà phê hoà tan. Tuy nhiên lượng cà phê rang xay và hoà tan này còn rất ít chiếm khoảng 10% sản lượng. Năm 2003 nước ta đã xuất khẩu được 161 tấn cà phê rang xay trị giá 1,67 triệu USD. - Để đạt được kết quả như trên Việt Nam đã biết áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và thâm canh cà phê: bộ giống tốt được áp dụng vào sản xuất như các dòng cà phê vối chọn lọc 4/55, 1/20,13/8,14/8 có năng suất cao từ 3-6 tấn /ha, cỡ hạt to. Các giống cà phê chè có năng suất cao chất lượng tốt được trồng như TN1,TN2, TH1. Ngoài ra đã hình thành được một số vùng cà phê chè có năng suất chất lượng cao như ở Khe Xanh( Quảng Trị), A Lưới( Thừa Thiên Huế), Mai Sơn(Thuận Sơn, Sơn La). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Sản xuất cà phê phát triển đã góp phần thu hút lượng lao động dư thừa ở miền núi góp phần nâng cao đời sống, thay đổi bộ mặt nông thôn đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, thúc đẩy hình thành phát triển hệ thống dịch vụ. - Sản xuất gắn với chế biến, hình thành hệ thống chế cà phê nhân và từng bước phát triển cà phê chế biến sản phẩm giá trị gia tăng như: cà phê rang xay, cà phê hoà tan, ngoài ra còn chế biến “sản phẩm có cà phê “ như: bánh kẹo co cà phê, sữa cà phê, … 1.4.2 Những hạn chế trong sản xuất cà phê - Diện tích cà phê tăng quá nhanh không theo quy hoạch, do giá cà phê xuất khẩu tăng cao cây cà phê là một cây nông nghiệp có thu nhập cao đã kích thích người trồng cà phê tìm mọi cách gia tăng sản lượng đẩy mạnh diện tích không theo quy hoạch, kế hoạch. Trồng cây cà phê trên cả những vùng đất không phù hợp, không có nguồn nước tưới, công tác chuẩn bị vườn ươm và nhân giống tốt không theo kịp tiến độ trồng mới. - Thâm canh quá mức sản xuất cà phê thiếu tính bền vững. Cũng do giống cà phê xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, nông dân quá chú trọng đến việc tăng năng suất và sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích nên thúc đẩy người dân tăng phân bón trên mức cần thiết, khai thác và sử dụng nguồn nước để tưới cho cây cà phê một cách tự phát tạo nên những vườn cà phê phát triển không ổn định. - Chất lượng cà phê xuất khẩu không cao: Trước hết là do những hạn chế, yếu kém trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến và bảo quản, các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu cạnh tranh lẫn nhau, thu mua xô không theo tiêu chuẩn, không Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phân loại thu mua theo chất lượng, không tạo điều kiện để nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất, thu hái. Mặc dù Nhà nước đã ban hành đầy đủ bộ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chế biến, chất lượng cà phê nhưng chưa được nông dân và doanh ghiệp áp dụng có hiệu quả và đầy đủ. - Thiết bị chế biến không đồng bộ, không áp dụng máy móc vào chế biến mà thường là phương pháp chế biến thủ công nên chất lượng không cao. - Hệ thống sân phơi, chế biến, bảo quản còn thiếu so với yêu cầu nên chất lượng cà phê chưa đồng đều và ổn định, nhất là vào những năm khi vụ thu hoạch cà phê bị mưa kéo dài. Cà phê bị lên men, mốc, ảnh hưởng đến giá và hình ảnh của cà phê Việt Nam nói chung. 2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Ngày nay nhu cầu tiêu dùng cà phê ngày càng tăng lên đặc biệt với những nước phát triển thì cà phê là thứ đồ uống được ưa chuộng nhất. Đối với Việt Nam là nước sản xuất cà phê với sản lượng lớn, tuy nhiên người dân có truyền thống trong việc thưởng thức trà do vậy nhu cầu tiêu dùng cà phê nôị địa rất thấp (5-10%/tổng sản lượng cà phê sản xuất ra). Do vậy cà phê Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu. Chính vì thế đẩy mạnh xuất khẩu cà phê là mục tiêu trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. 2.1. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. - Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam Sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 11 triệu bao chiếm 13% sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới, đứng thứ 2 thế giới sau Brazil( 25 triệu bao) và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Theo Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại. Năm 2003 cả nước xuất khẩu được 729,2 nghìn tấn cà phê, đạt kim ngạch 504,8 triệu USD tăng 4,3% về lượng so với năm 2002 là 714,5 nghìn tấn và 57% về giá trị. Năm 2004 sản lượng cà phê không tăng nhiều so với năm 2003 đạt sản lượng khoảng 750 nghìn tấn. Bảng số lượng và giá trị cà phê xuất khảu của Việt Nam Như vậy năm 2001 sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất đạt 875 nghìn tấn. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây thì sản lượng lại giảm sút do hậu quả của hiện tượng Elnino từ năm 2000 để lại và hạn hán kéo dài trong 5 vụ cà phê liên tiếp từ năm 2001. Mặt khác do giá cà phê trên thế giới giảm một cách nhanh chóng từ năm 2001 do đó nhiều hộ nông dân không bù lỗ được do đó đã chặt cà phê đi trồng cây khác, làm giảm diện tích cà phê do đó cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của Việt Nam. - Kim ngạch:Từ năm 2000 trở lại dây Việt Nam luôn đứng vị trí thứ 2 thế giới sau Indonesia về xuất khẩu cà phê Robusta, thứ 3 thế giới về xuất khẩu cà phê nói chung. Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng và giá cả cũng ngày càng tăng về nhiều mặt như : độ sạch, độ thơm, chủng loại đa dạng,…Do vậy kim ngạch có xu hướng tăng dần. Bảng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam Từ năm 1998 đến năm 2001 xuất khẩu hàng năm đạt từ 500-600 triệu USD. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây kim ngạch giảm sút ghê gớm. Điều này là do, giá cà phê thế giới giảm xuống tới mức thấp nhất từ trước đến nay, mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu tăng nhưng lượng tăng không đủ bù đắp giá, do vậy kim ngạch xuất khẩu giảm nhanh chóng. Cho dù vậy Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu cho ngành cà phê là đạt Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 650 triệu USD vào năm 2005. Điều này có xảy ra hay không thì như ta thấy mấy tháng đầu năm 2005, giá cà phê bắt đầu tăng, tuy nhiên sản lượng lại giảm. Nếu giá tăng bù đắp được sản kượng thì kim ngạch đó có thể đạt được. 2.2 Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam - Loại cà phê xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu 2 loại cà phê chủ yếu là cà phê Robusta và cà phê Arabica. Tuy nhiên Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất cà phê Robusta nên loại cà phê này chiếm đa số trong cơ cấu loại hàng cà phê xuất khẩu, (chiếm từ 80-90% ). Hiện nay cả nước có 520 ngàn ha, thì chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè có chưa đầy 30 ngàn ha. Điều này cũng ảnh hưởng đến cơ cấu loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy tính theo tổng lượng cà phê sản xuất thì cà phê Việt Nam có sản lượng khá cao chiếm 11-15% sản lượng cà phê thế giới. Tuy nhiên về lọai cà phê thì trên thế giới chủ yếu là cà phê chè trong khi đó ở Việt Nam thì chủ yếu là sản xuất cà phê vối. Trong điều kiện hiện nay các nước nhập khẩu ưa chuộng cà phê chè hơn. Vì thế cơ cấu loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn phù hợp nữa. Do đó cần phải thay đổi lại cơ cấu loại cà phê, muốn vậy cần có sự đổi mới ngay từ cơ cấu cây trồng. Hạn chế trồng cà phê vối, tăng cường trồng cà phê chè cho xuất khẩu. - Về sản phẩm cà phê xuất khẩu. Nhu cầu sản phẩm cà phê thì phong phú và đa dạng. Do đó ta cũng phải đáp ứng nhu cầu đó. Nếu như trước kia Việt Nam chỉ xuất khẩu cà phê nhân, cà phê chưa qua chế biến thì ngày nay ta còn xuất khẩu cà phê đã qua chế biến được sử dụng ngay như cà phê sữa, cà phê tinh, ngoài ra ta còn xuất khẩu một số “sản phẩm có cà phê” như sữa cà phê, bánh kẹo cà phê, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2.3. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam Hiện nay Việt Nam có trên 95% sản lượng cà phê sản xuất ra là để xuất khẩu vì vậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam đã có một vị trí đáng kể trên thị trường cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam bao gồm nhiều nước, tiêu thụ trên khắp các châu lục. - Về thị trường truyền thống Trước thập kỷ 90 các nước SNG, Đông Âu, Singapo, Hồng Kông, Pháp là những khách hàng thường xuyên của Việt Nam. Do những biến động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối thập kỷ 80 gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam làm cho sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường này giảm sút nhanh chóng. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay khi cuộc khung hoảng đã ổn định cà phê Việt Nam đã giữ được một vị trí xứng đáng trên thị trường này. - Thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam Do Việt Nam có sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu cà phê, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu trong các nước trung gian để tránh bị ép về giá xuất khẩu. Thị trường EU luôn là thị trường được Việt Nam chú trọng. Tuy nhiên đây là thị trường hết sức khó tính do vậy mà ta mới chỉ xuất khẩu cà phê nhân, còn cà phê hoà tan, cà phê thành phẩm rất ít. Singapo vẫn là một thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thị trường Đức có nhu cầu nhập khẩu cà phê từ 15 – 16 % sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Mĩ cũng là một thị trường nhập khẩu cà phê lớn (từ 12 – 13%). Đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Mĩ được kí kết đã tạo điều kiện cho cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mĩ được thuận lợi và có triển vọng nhanh hơn. Thị Trường châu á cũng có một số thị trường rất hấp dẫn với cà phê Việt Nam như Nhật và Trung Quốc. 2.4. Thị phần xuất khẩu cà phê của Việt Nam Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn chiếm được thị phần lớn. Điều đó thể hiện được quy mô sản xuất và khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. ở Việt Nam từ năm 1999 đến nay xuất khẩu cà phê luôn chiếm một thị phần khá lớn trong xuất khẩu cà phê thế giới chiếm từ 13-15 % thị phần thế giới. Trong đó niên vụ cao nhất là 2000/2001 chiếm 16,1% thị phần thế giới. Thị phần của Việt Nam chỉ đứng sau Brasin với 31,3% và vượt xa các nước Colombia 11% , Indonesia 7%. Bảng thị phần một số nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới năm 2004 2.5 Giá cả cà phê xuất khẩu cà phê của Việt Nam Do giá cà phê thế giới luôn biến động do vậy giá cà phê của Việt Nam cũng biến động theo và có xu hướng giảm sút trong nhiều năm. Bảng giá cả cà phê xuất khẩu Năm 2001 Giá cà phê thế giới(USD/tấn) 900-1.200 Giá cà phê XK của VN(USD/ tấn) 820-1.000 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Giá cà phê mua trong nước(1000/tấn) 7.000-9.000 (Nguồn :Tạp chí thị trường – giá cả ) Theo bảng trên ta thấy xu hướng giá giảm dần từ năm 1999-2002 do trên thị trường lúc đó cung vượt xa so với cầu. Năm 2003 giá bình quân cả năm đạt 874 USD/ tấn tăng 15% so với năm 2002. Nếu tính theo giá/kg thì giá cà phê trong nước biến động từ 10.000-14.500VND/kg. Đến năm 2004 thì giá cà phê Việt Nam có tăng hơn một chút đạt từ 980-1.010 USD/tấn. Ba tháng đầu năm 2005 giá cà phê trên thế giới đã liên tục tăng lên những mức cao. Tại NewYork giá cà phê Arabica giao ngay ước đạt 2.895USD/ tấn, tăng 29% so với tháng 12 năm 2004.Tại Luân Don giá cà phê Robusta giao ngay tăng 33,4 % so với 2004. ở Việt Nam giá chào bán cà phê Robusta loại 2 của Việt Nam lên 1.350USD/tấn. Giá thu mua có thời kỳ lên tới 17.100VND/kg. Nguyên nhân là do nguồn cung cà phê giảm mạnh ở Việt Nam và Brasin, đây là 2 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Sản lượng cà phê Brasin niên vụ 04-05 chỉ đạt 40,5 triệu bao, giảm 2,2 triệu bao so với dự đoán tháng 12 năm 2004. Dự báo niên vụ 05/06 cà phê chỉ đạt 30-31triệu bao giảm 23-26% so với vụ trứơc. ở Việt Nam theo đánh giá của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì do hạn hán nặng nề ở Tây Nguyên làm giảm sản lượng cà phê vụ 04/05 xuống 30% so với vụ trước. Do đó giá cà phê thế giới có thể tăng lên. 2.6. Về chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam - Trong điều kiện ta không chủ trương giữ diện tích và sản lượng cà phê ở mức hợp lý thì việc nâng cao chất lượng cà phê để qua đó tăng giá trị xuất khẩu là một định hướng quan trọng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Trong mấy năm trở lại đây chất lượng cà phê nước ta tăng lên rõ rệt. Do áp dụng được quy trình đảm bảo chất lượng từ khâu chọn giống đến khâu bao gói xuất khẩu. Đặc biệt trong quy trình chế biến cà phê xuất khẩu đã có bước tiến bộ rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp có sân phơi tiêu chuẩn và thiết bị để sơ chế cà phê chất lượng cao cho xuất khẩu. Tỷ lệ cà phê chất lượng cao được nâng lên góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu thu hẹp phần chênh lệch giữa giá xuất khẩu của ta so với giá ở Luân Đôn. Đáng chú ý là đa số máy móc trong ngành cà phê, đã tự sản xuất được trong nước, kể cả dây chuyền chế biến ướt, máy xát tươi, làm sạch tiết kiệm nước. Hiện nay chỉ còn máy bán màu là phải nhập khẩu. - Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu áp dụng TCVN 4193 do đó chất lượng cà phê được cải thiện rõ rệt. - Các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng dựa trên các định chuẩn sau : Vinacontrol, CF control, SGS, FCC,… 2.7. Các đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam - Tổng công ty cà phê Việt Nam(VINACAFE) ( thị phần xuất khẩu chiếm 20- 30% của cả nước) - Công ty XNK dịch vụ – TM (INTIMEX) - Công ty XNK2/9 Đăk lăk - Công ty ĐT XNK Đăk lăk - Công ty cà phê Phước An Đăk lăk - Công ty TMKT& ĐT(PECTEC) - Công ty XNK Tín Nghĩa Đồng Nai - Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận Tp Hồ Chí Minh Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com [...]... Version - http://www.simpopdf.com - Công ty thực phẩm miền bắc - Công ty TNHH Thái Hoà II Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam 1 Một số nét khái quát về Tổng công ty cà phê Việt Nam 1.1.Sự hình thành và quá trình phát triên của tổng công ty Tổng công ty cà phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tế la Vinacafe phê ( Vietnam National Coffee Corpration) Căn cứ vào quyết... cứ vào quyết định 91 TTG ngày 7/3/19 94 của Thủ Tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và nghị định 44 /CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ phê chuẩn “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cà phê Việt nam .Tháng 9/1995 liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt nam bắt đầu đi vào hoạt động dưới hình thức Tổng công ty Tổng công ty cà phê Việt Nam được thành lập với mục đích nhằm xoá... Tổng công ty Cà phê Việt Nam được coi là đơn vị nòng cốt của ngành cà phê Việt Nam do đó tổng công ty có chức năng và nhiệm vụ sau: - Tổng công ty trực tiếp nhận vốn của nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước Tổ chức phân bổ vốn và giao vốn cho các đơn vị thành viên - Hạch toán chiến lược phát triển kinh doanh của tổng công ty, xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm của tổn công ty - Tổ chức, chỉ... rộng và chiều sâu để ngày càng nâng cao khả năng khai thác tiềm năng của từng vùng trong cả nước Tổng công ty cà phê Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước thành lập trên cơ sở các thành viên là các doanh nghiệp nhà nước, sản xuất, chế biến, dịch vụ kinh doanh, xuất nhập khẩu và các tổ chức sự nghiệp, nghiên cứu khoa học kỹ thuật… có Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com... sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty Với mục đích thành lập của Tổng công ty cà phê Việt Nam là nhằm xây dựng một ngành kinh tế có qui mô, tổ chức lớn mạnh để có đủ khả năng khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả những tiềm năng của đất nước trong giai đoạn mới Tổng công ty Cà. .. liên kết trong sản xuất kinh doanh của ngành, hàng cà phê Nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung tài chính, sản phẩm để xây dựng một ngành kinh tế thực sự lớn mạnh mà Tổng công ty làm nòng cốt để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường Tạo điều kiện khả năng trong hợp tác, đầu tư, thu hút vốn, tranh thủ công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, chế biến cà phê cả về chiều... phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường cung ứng tiêu thụ, xuất nhập khẩu giữa các thành viên trong Tổng công ty nhằm đạt được mục đích, chiến lược chung của Tổng công ty - Thực hiện kế hoạch của nhà nước giao hoặc tham gia đấu thầu trong và ngoài nước để giao hoặc đấu thầu lại cho các đơn vị thành viên, phân công chuyên môn hoá sản xuất giữa các đơn vị thành viên - Thực hiện điều hoà phân... do tổng công ty quản lý tập trung - Thông qua phương án đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng tận các đơn vị thành viên, thực hiện đầu tư thành lập các đơn vị thành viên mới của tổng công ty Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của tổng công ty cà phê Việt Nam Bảng 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty: - Hội đồng quản trị có 5 thành viên... những quyết định về sản xuất kinh doanh và phê duyệt những phương án hoạt động do tổng gíam đốc đệ trình - Ban kiểm soát: do hội đồng quản trị lập ra để giúp hội đồng quảng trị thực hiện việc kiểm tra giám sát tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong các hoạt động Ban kiểm soát có 5 thành viên trong đó trưởng ban kiểm soát là thành viên của hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do... hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ Tổng công ty và các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị - Hội đồng giám đốc: Có 1 Tổng giám đốc và 3 Phó tổng giám đốc Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiêm, khen thưởng kỷ luật do hội đồng . phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam - Loại cà phê xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu 2 loại cà phê chủ yếu là cà phê Robusta và cà phê Arabica. Tuy nhiên Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất cà phê. vậy cà phê Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu. Chính vì thế đẩy mạnh xuất khẩu cà phê là mục tiêu trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. 2.1. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê. cà phê “ như: bánh kẹo co cà phê, sữa cà phê, … 1 .4. 2 Những hạn chế trong sản xuất cà phê - Diện tích cà phê tăng quá nhanh không theo quy hoạch, do giá cà phê xuất khẩu tăng cao cây cà phê

Ngày đăng: 23/07/2014, 09:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan