Rủi ro tín dụng là một tất yếu trong hoạt động tín dụng và các Ngân hàng phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ có thể chấp nhận được, để đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại người ta thường đánh giá thông qua hai chỉ tiêu sau:
2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn
Theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của NHNT trong những năm qua thể hiện như sau:
Bảng 06: Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của NHNT trong những năm qua
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Tổng dư nợ trung dài hạn 17 635 22 274 25 459
Nợ quá hạn trung dài hạn 1 199 690 499
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 6,8% 3,1% 1,96%
Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2004-2006
Căn cứ bảng trên ta thấy, tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của NHNT từ năm 2004 đến năm 2006 đã có những chuyển biến tích cực, đã giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Về giá trị tuyệt đối, năm 2006 nợ quá hạn trung dài hạn của NHNT là 499 tỷ, giảm 191 tỷ đồng so với năm 2005, về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2006 là 1,96%, trong khi năm 2005 là 3,1% và năm 2004 là 6,8%. Dư nợ quá hạn phát sinh là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không thuận lợi, hay không như dự định ban đầu của doanh nghiệp, đặc biệt là trong cho vay trung dài hạn đều là những khoản vay với thời hạn dài, có dự án kéo dài đến hàng chục năm, thị trường có nhiều biến động biến động đột biến nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có những biến động bất lợi mà doanh nghiệp không kịp thời chống đỡ nên gặp phải rủi ro, khách hàng gặp phải rủi ro thì Ngân hàng cũng gặp phải rủi ro.
Tuỳ thuộc vào thời gian quá hạn mà người ta có thể chia thành nợ quá hạn dưới 180 ngày, nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày và nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (nợ khó đòi).
Đơn vị: tỷ đồng Nội dung 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn 1 199 100 690 100 499 100 Nợ quá hạn < 180 ngày 495 41,3 320 46,4 246 49,2 Nợ quá hạn từ 180-360 ngày 184 15,3 128 18,5 97 19,4 Nợ quá hạn > 360 ngày 520 43,4 242 35,1 157 31,4
Nguồn: Báo cáo hội nghị giám đốc năm 2006 của NHNT VN
Một tồn tại lớn đối với NHNT là tỷ nợ quá hạn trên 360 ngày (nợ khó đòi) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn trung dài hạn, năm 2005 là 35,1% năm 2006 là 31,4%, có thể thấy rằng mặc dù tỷ trọng của nợ khó đòi năm 2006 đã giảm xuống so với năm 2005 nhưng giảm chưa đáng kể và tỷ trọng của nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn vẫn ở mức độ cao. Do trong những năm gần đây NHNT thực hiện chủ trương “tăng trưởng tín dụng thận
trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế” nên các khoản nợ quá hạn phát sinh là giảm, nguyên nhân của nợ khó
đòi có tỷ trọng lớn là do tồn đọng từ nhiều năm nay, kết quả của việc cho vay theo các chương trình và chính sách của nhà nước. Trong đó nợ khó đòi của thành phần kinh tế quốc doanh như doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế tập thể… chiếm tỷ trọng chính trong tổng nợ khó đòi (chiếm tới 79%), thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, cá thể, hộ gia đình… chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm 21%). Sở dĩ như vậy là vì trong thời kỳ nền kinh tế thị trường bùng nổ như hiện nay, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn hoạt động hiệu quả hơn thành phần kinh tế quốc doanh tồn tại một thời gian
dài dưới cơ chế quan liêu bao cấp, dưới sự bảo hộ quá lớn của nhà nước. Nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ khó đòi trong thời gian qua, đó là do trong thời gian qua có nhiều biến động bất lợi xảy ra ngoài tầm kiểm soát, nổi lên là thiên tai bão lụt tàn phá, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa và dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng đối với gia súc diễn ra trên một diện rộng, thiệt hại của nhà nước và nhân dân lên đến hàng tỷ đồng; Ngoài ra giá cả hàng hoá, vật tư, xăng dầu trên thị trường thế giới có nhiều biến động bất lợi; Trong năm 2006 có nhiều mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn như giầy dép bị áp thuế chống phá giá, thuỷ sản bị kiểm duyệt gắt gao về dư lượng kháng sinh... Còn một nguyên nhân nữa đó là trong năm 2006 thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến một loạt các khoản vay đổ vào thị trường bất động sản cũng bị đóng băng theo không có nguồn để hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng.
Bảng 08: Phân loại nợ theo tài sản đảm bảo
Đơn vị: tỷ đồng
Nội dung
2004 2005 2006
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Nợ quá hạn TDH 1 199 100 690 100 499 100
Nợ không có tài sản đảm bảo
577 48,12 301 43,62 193 38,72
Nợ có tài sản đảm bảo 622 51,88 389 56,38 306 61,28 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005-2006
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản nợ có tài sản đảm bảo có xu hướng tăng lên (từ 43,60% năm 2005 xuống còn 38,72% năm 2006) trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản nợ không có tài sản đảm bảo có xu hướng giảm đi (56,38% năm 2005 lên 61,28% năm 2006), nguyên nhân là do các khoản vay không có tài sản đảm bảo đều là các khoản vay đối
với các khách hàng truyền thống khách hàng có uy tín, có xếp hạng tín dụng cao chưa hề có bất cứ khoản nợ quá hạn nào ở bất kỳ một Ngân hàng nào ở Việt Nam và dự án tốt, kinh doanh hiệu quả trong một thời gian dài. Bên cạnh đó đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo, không đủ uy tín nên phải có tài sản đảm bảo mới có thể được vay trong khi đó doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh không hiệu quả lắm dễ dàng bị chao đảo khi có bất thường trên thị trường xảy ra, một tình trạng cũng hay xảy ra đó là tình trạng các tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị đã cũ lạc hậu, nên không ràng buộc được khách hàng trách nhiệm trả nợ, ngoài ra tỷ lệ này còn cho thấy có thể có thể cán bộ tín dụng đã không thẩm định kỹ tài sản đảm bảo hoặc quá chú trọng vào tài sản đảm bảo coi việc có tài sản đảm bảo là yên tâm không thẩm định kỹ dự án và trong quá trình giải ngân đã không giám sát chặt chẽ. Đây là một tư tưởng sai lầm của một số cán bộ tín dụng, tài sản đảm bảo chỉ được coi là nguồn nợ thứ hai trong trường hợp không thể thu nợ từ hiệu quả của dự án, nguồn trả nợ quan trọng nhất chính là từ nguồn thu của dự án. Như vậy một vấn đề đặt ra nữa đối với NHNT là phải thường xuyên nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, ngay từ khi tuyển dụng cần phải tuyển dụng những người có trình độ, trong quá trình làm việc phải thường xuyên bồi dưỡng đào tạo…
2.2.2.2. Tình hình nợ xấu
Tình hình nợ xấu trung dài hạn của NHNT trong mấy năm qua thể hiện như sau: Bảng 09:Tình hình nợ xấu của NHNT Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ TDH 17 635 22 274 25 459 Nợ xấu 432 401 303
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 2,45% 1,8% 1,19%
Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của NHNT qua ba năm 2004-2006 đã giảm dần, từ 2,45% năm 2004 xuống 1,8% năm 2005 và đến năm 2006 là 1,19%. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng tính đến cuối năm 2006 là 4-5%. Đây là kết quả từ những nỗ lực của NHNT trong việc xử lý nợ xấu. Bảng 10: Tình hình nợ khoanh chờ xử lý của NHNT Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ TDH 17 635 22 274 25 459 Nợ khoanh TDH 169 107 79 Tỷ lệ nợ khoanh trên tổng dư nợ 0,96% 0,48% 0,31%
Nguồn: báo cáo thường niên 2004-2006
Nợ khoanh chờ xử lý là những khoản nợ chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước, sau khi xem xét thấy các doanh nghiệp cần có thêm thời hạn để thu hồi và tiền chi trả đầy đủ cho Ngân hàng, Ngân hàng cho phép khoanh khoản nợ đó trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó doanh nghiệp buộc phải trả hết nợ cho Ngân hàng và trong thời gian đó Ngân hàng sẽ không tính lãi cho doanh nghiệp.
Dựa vào bảng trên ta thấy tình nợ khoanh chờ xử lý của NHNT qua 3 năm cũng đã giảm, về giá trị tuyệt đối giảm từ 169 tỷ đồng năm 2004 xuống 79 tỷ đồng năm 2006, với tỷ lệ nợ khoanh trên tổng dư nợ giảm từ 0,96% năm 2004 xuống 0,31% năm 2006.
Tuy nhiên, đối với các NHTM nói chung và NHNT nói riêng thì các khoản nợ khoanh mà theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là những khoản nợ thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) thì khả năng thu hồi lại vốn là rất thấp. Trên thực tế trong cho vay tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, hơn nữa NHNT đã thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo
quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, đồng thời chuyển các khoản lãi chưa thu được ra theo dõi trên các tài khoản ngoại bảng, nên các khoản nợ khoanh mới phát sinh là rất nhỏ, phần lớn các khoản nợ khoanh hiện nay của NHNT đều là các khoản nợ từ năm trước để lại, mà chủ yếu là các khoản nợ cho vay theo chế độ, theo chính sách.
Trong năm 2006 NHNT cũng đã tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn góp phần giảm tỷ lệ quá hạn và tỷ lệ nợ khoanh xuống thấp như hiện nay, các khoản nợ NHNT đã thu được toàn bộ phần nợ gốc quá hạn như Công ty Tài Trung với số tiền là 700 triệu VND gốc quá hạn và gần 45 triệu VND lãi quá hạn, Công ty Đại Hoàng Sơn thu hồi được 100 triệu VND quá hạn, Công ty Đay Nam Định vẫn đang trong thời gian khoanh… Như vậy trong thời gian tới NHNT cần tiếp tục có các biện pháp để thu hồi triệt để các khoản nợ quá hạn, nợ khoanh đồng thời có các biện pháp tích cực và hữu hiệu hơn để hạn chế những khoản nợ này tiếp tục phát sinh.
2.2.2.3. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Ngay từ khái niệm của rủi ro tín dụng là: “rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng” đã cho thấy rủi ro tín dụng là vốn có, là tồn tại song song cùng các khoản cho vay, khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng bất kỳ một NHTM nào cũng xác định sẽ có thể gặp rủi ro và để chủ động trong việc hạn chế những hậu quả do rủi ro tín dụng có thể gây ra một biện pháp hiện nay đang được các NHTM thực hiện, đó là trích lập dự phòng rủi ro.
Theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng.
Tại NHNT việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theo đúng quy định 493/2005/QĐ-NHNN, tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại NHNT như sau:
Bảng 11: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của NHNT VN qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng Năm phòng rủi roTrích lập dự ro/tổng dư nợDự phòng rủi Nợ quá hạn/ tổng dư nợ
2004 366 2,08% 6,8%
2005 548 2,46% 3,1%
2006 104 0,41% 1,96%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003-2006 của NHNT VN
Căn cứ quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN ban hành “quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng” việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHNT đã được thực hiện triệt để trong năm 2005, tại thời 31/12/2006 tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ là 1,96% giảm hơn nhiều so với năm 2005, do đó trong năm 2006 NHNT chỉ phải trích 104 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng trung dài hạn, giảm nhiều so với năm 2005 (548 tỷ đồng). Với việc trích lập dự phòng rủi ro như vậy NHNT có thể dùng các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp các khoản nợ tồn đọng như nợ quá hạn khó đòi, nợ chờ xử lý. Đối tượng xử lý là các khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm quá hạn từ 721 ngày và các khoản nợ có tài sản đảm bảo quá 721 ngày và các khoản nợ không có tài sản đảm bảo quá 361 ngày trở lên.