Thẩm định tốt trước khi cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx (Trang 69 - 72)

• Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

Thẩm định dự án trước khi cho vay là giải pháp tốt nhất có thể loại trừ tận gốc rủi ro. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thẩm định ở NHNT là thiếu thông tin. Trong thời gian tới, NHNT nên thu thập và lưu trữ thông tin thành kho dữ liệu trong đó tập hợp thông tin thành các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Nếu phòng thông tin có thể cung cấp được các thông tin một cách chi tiết và cập nhật thì các rủi ro trong cho vay sẽ được hạn chế rất nhiều.

• Thẩm định khách hàng vay vốn

Do cho vay trung dài hạn có những đặc điểm rất khác với cho vay ngắn hạn nên việc thẩm định khách hàng cũng cần tập trung vào các yếu tố đặc trưng riêng. Yếu tố cần quan tâm đặc biệt ở đây là “chiều sâu” của doanh nghiệp. “Chiều sâu” của thực trạng tài chính không phải là các khả năng thanh toán hay hệ số vòng quay mà là các hệ số tự tài trợ, khả năng tự trả nợ đến hạn, tỷ số tài trợ tài sản cố định, khả năng sinh lời ROA, ROE, ROS... Trong một khoảng thời gian nhất định, “chiều sâu” của bộ máy quản lý là năng lực và tình trạng sức khoẻ của người điều hành, là triển vọng của lớp cán bộ kế cận...

Do vậy, từng nội dung sau phải đề cập khi thẩm định:

(1) Năng lực tạo lợi nhuận từ phía người vay. Bao gồm các yếu tố phải thẩm định:

1.Năng lực pháp lý: trong tín dụng trung dài hạn, khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế, do đó khi thẩm định khách hàng trước tiên Ngân hàng cần xem xét khách hàng là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tức là phải có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền, có giấy phép kinh doanh, có tài sản riêng và được tham gia các giao dịch kinh tế ...

2.Năng lực quản trị gồm: kiến thức, kinh nghiệm, tiến triển trong tương lai, lợi nhuận và sự lập lại của lợi nhuận, sự gia tăng vốn tự có.

3.Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng hàng hoá tiêu thụ, giá bán, giá thành và chi phí là những yếu tố căn bản quyết định lợi nhuận tạo ra của doanh nghiệp. Nó bao gồm: chất lượng hàng hoá, địa điểm doanh nghiệp, chất lượng cạnh tranh, khả năng khai thác, giá thành nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

(2) Năng lực tài chính của khách hàng, bao gồm các yếu tố phải thẩm định mang tính tuyệt đối về nguồn vốn kinh doanh, nợ phải trả, phải thu, tài sản lưu động... Cần thiết phải xem xét đến các chỉ tiêu tương đối như: Hệ số tài trợ, khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay tức là chỉ số đo lường mức doanh lợi phát sinh do sử dụng vốn nhằm khả năng trả lại cho chủ nợ...

• Thẩm định tính hiệu quả và tính khả thi của dự án

Trong cho vay trung dài hạn, nguồn trả nợ chủ yếu sẽ là từ lợi nhuận thu được từ dự án, do vậy, việc thẩm định hiệu quả và tính khả thi của các dự án phải được quan tâm hàng đầu. Do đó, Ngân hàng cần phải thẩm định kỹ dự án kinh doanh của khách hàng. Nội dung thẩm định bao gồm:

4.Thẩm định tư cách pháp lý: để vay được vốn của Ngân hàng, trước hết hồ sơ dự án phải phù hợp với đường lối, chính sách của nhà nước, phải có đủ giấy phép đầu tư, xây dựng của các cấp có thẩm quyền.

5.Thẩm định về phương diện thị trường: Thị trường là nơi mà các doanh nghiệp sẽ cung ứng sản phẩm của mình, việc khách hàng của Ngân hàng có tiêu thụ được không là do sản phẩm của khách hàng có phù hợp với thị trường không, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh cũng trên cơ sở nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó có lâu dài và có lớn không. Do đó, Ngân hàng cần nghiên cứu thị trường trong dự án đầu tư: nắm bắt nhu cầu hiện tại, dự báo tương lai, phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm...

Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần quan tâm đến thị trường nguyên vật liệu đầu vào để đảm bảo tính ổn định của sản xuất.

6.Thẩm định phương diện kỹ thuật – công nghệ: kỹ thuật – công nghệ hợp lý có tác dụng rất to lớn trong việc tiết kiệm nguồn lực, nâng cao năng xuất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm... Do đó đây là một tiền đề quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án. Nội dung thẩm định cần tập trung vào địa điểm xây dựng dự án, quy mô công suất, thiết bị, các yếu tố đầu vào, lịch trình thức hiện dự án... Kỹ thuật – công nghệ của dự án là một vấn đề phức tạp, nhất là đối với các dự án lớn, vì vậy trong quá trình thẩm định, Ngân hàng nên tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia có chuyên môn về vấn đề này.

Thẩm định về phương diện tài chính của phương án: Tài chính là nội dung quan trọng của dự án vì xét cho cùng, nó thể hiện được hiệu quả của việc sử dụng vốn trong đầu tư dự án, là nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Do đó, nội dung tài chính của dự án phải được Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau: Phân tích khả năng đáp ứng về vốn cho dự án; Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án với các chỉ tiêu: điểm hoà vốn, giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV), tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR), chỉ tiêu độ nhạy... Trong phân tích dự án, cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các số liệu được khách hàng đưa vào bảng dự trù doanh thu lời lãi của dự án. Khi phân tích các hệ số tài chính, ngoài các chỉ tiêu NPV, IRR, Ngân hàng nên chú trọng đến việc phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu này không chỉ giúp cho nhà thẩm định xác định được giới hạn biến động tối đa của các biến số sao cho dự án không bị lỗ mà còn giúp họ xác định trong từng dự án, nhân tố nào ảnh hưởng quan trọng nhất đến các chỉ tiêu hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ sự biến động của nhân tố trong đó quá trình cho vay. Việc thẩm định phương diện tài chính của dự án

một cách kỹ lưỡng sẽ là cơ sở để xác định mức cho vay, thời hạn thu nợ, mức thu nợ từng kỳ... hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.

7.Ngoài ra, khi thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng Ngân hàng cũng cần quan tâm đến các vấn đề về lợi ích kinh tế-xã hội của dự án, nguồn nhân lực của dự án, ảnh hưởng của dự án đến môi trường sinh thái, đây là điều kiện để dự án tiến hành thuận lợi và suôn sẻ.

• Thẩm định tài sản đảm bảo: khi thẩm định tài sản bảo đảm cần thẩm định giá trị thị trường của tài sản bảo đảm; Thẩm định tính lỏng của tài sản đảm bảo tức là phải thẩm định khả năng bán tài sản đảm bảo trên thị trường có nhanh chóng, dễ dàng không, chi phí có cao không; Thẩm định các phương án cất giữ và bảo quản tài sản. Trên cơ sở đó đưa ra mức cho vay tối đa là bao nhiêu % giá trị của tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w