Những biện pháp mà NHNT đã thực hiện trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx (Trang 50 - 53)

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh, NHNT đã

có một loạt các biện pháp nhằm cải thiện dần chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro. Có thể kể đến một số biện pháp sau:

∗ Để đảm bảo công tác quản lý rủi ro và bảo toàn vốn được thực hiện được đúng hướng và hiệu quả, NHNT đã thành lập các uỷ ban phụ trách trong công tác quản lý rủi ro theo thông lệ Ngân hàng quốc tế. Về cơ bản, mô hình tổ chức quản lý rủi ro của NHNT được phân chia như sau:

− Uỷ ban quản lý rủi ro (RMC): trực thuộc hội đồng quản trị, được thành lập theo quyết định số 455/QĐ-TCCB-ĐT ngày 21/09/2001, chịu trách nhiệm chung về việc xây dựng các chính sách quản lý rủi ro.

− Uỷ ban quản lý tài sản có/tài sản nợ (ALCO): trực thuộc tổng giám đốc, được thành lập theo quyết định số 456/QĐ-TCCB-ĐT ngày 21/09/2001. ALCO có trách nhiệm giám sát rủi ro.

− Hội đồng tín dụng TW: Trực thuộc Tổng Giám đốc, được thành lập theo quyết định 409/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 nhằm mục đích nâng cao chất lượng trong việc xây dựng chính sách tín dụng, xét duyệt giới hạn tín dụng và triển khai chính sách quản lý rủi ro đối với khách hàng là doanh nghiệp.

∗ Thực hiện nghiêm ngặt việc thế chấp tài sản: NHNT luôn lấy tính hiệu quả của dự án làm cơ sở hàng đầu để xét duyệt cho vay. Song trong cho vay trung dài hạn với những đặc trưng vốn có của nó, để phòng ngừa rủi ro không lường trước được cho Ngân hàng và để ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả thì NHNT luôn yêu cầu khách hàng của mình phải có tài sản thế chấp, việc thẩm định hiện trạng của tài sản, các giấy tờ cần thiết cũng như định giá khi cho vay đều được thực hiện một cách chặt chẽ và hợp lý. Nhờ vậy, doanh nghiệp luôn cố gắng kinh

doanh tốt để trả nợ cho Ngân hàng tránh trường hợp phải dùng tài sản để xiết nợ.

∗ Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý bao gồm những nội dung chính sau:

- Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao, hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả.

- Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi, áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định.

- Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.

∗ NHNT đã và đang xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế bao gồm:

− Xây dựng và ban hành các công cụ, văn bản quản lý nội bộ như: giới hạn tín dụng đối với khách hàng, phân định khu vực đầu tư, thành lập các hội đồng tín dụng, phân cấp thẩm quyền phù hợp với năng lực cán bộ, xây dựng quy trình thống nhất, xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thông tin báo cáo trực tuyến…

− Công tác kiểm tra, giám sát cũng được đề cao trong mô hình tổ chức với vai trò tích cực của Hội đồng quản trị, tính độc lập của hệ thống kiểm tra nội bộ, sự quản lý của các phòng chức năng tại Hội sở chính, riêng về mô hình tổ chức theo khuyến nghị của tư vấn quốc tế (ING Group - Hà Lan) NHNT đã triển khai áp dụng thí điểm phương thức quản lý tín dụng mới được thiết lập trên nguyên tắc tách biệt ba chức năng trong hoạt động tín dụng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác

nghiệp, tức là hình thành bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ, nhằm tăng cường tính hiệu quả của từng khâu đồng thời đảm bảo sự giám sát lẫn nhau giữa các khâu thông qua việc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng.

− Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

∗ Triệt để thu hồi và xử lý các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng thông qua việc tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, chuyển tài sản gán nợ xiết nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản - công ty con trực thuộc NHNT được thành lập 27/03/2002, chuyên quản lý nợ và khai thác tài sản đảm bảo nợ vay.

∗ NHNT đã tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

∗ Thực hiện đề án tái cơ cấu

NHNT đã xây dựng Đề án tái cơ cấu NHNT giai đoạn 2001-2005 được chính phủ phê duyệt tại quyết định số 162/2001/QĐ-TTG ngày 23 tháng 10 năm 2001. Mục tiêu cơ bản của Đề án tái cơ cấu bao gồm: nâng cao năng lực tài chính; mở rộng hoạt động kinh doanh; hiện đại hoá công nghệ và phát triển sản phẩm mới; xây dựng mô thức quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w