1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thoát vị đĩa đệm ppsx

26 332 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 347,13 KB

Nội dung

Thoát vị đĩa đệm Đĩa đệm nằm giữa các xương của cột sống. Trượt đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, nhưng sự thật là các đĩa đệm không bị "trượt" mà nó bị rách, hoặc đứt. Khi đó, những chất dạng gel bên trong nó (nhân tủy) sẽ tràn ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là thoát vị nhân tủy - hay thoát vị đĩa đệm. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là những người có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Chú thích hình: những vd về bệnh của đĩa đệm Normal Disc: đĩa đệm bình thường Degenerated Disc: đĩa đệm bị thoái hóa Bulging Disc: lồi đã đệm Herniated Disc: thoát vị đĩa đệm Thinning Disc: hẹp đĩa đệm Disc Degeneration with Osteophyte Formation: thoái hóa đĩa đệm với sự hình thành gai xương. Không phải tất cả các trường hợp đĩa đệm bị thoát vị đều gây ra triệu chứng cho bệnh nhân. Thật sự, nhiều người chỉ phát hiện ra mình bị thoát vị đĩa đệm sau khi chụp X quang vì một lý do không liên quan gì đến bệnh này cả. Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm, bạn cần phải được điều trị phù hợp. Hãy đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên và hãy đi khám bệnh nếu như bạn cảm thấy có những dấu hiệu cấp cứu sau:  Đau ngày càng nặng hơn  Đau đến mức không làm gì được.  Đau tay hoặc chân, yếu, tê hoặc ngứa.  Mấy cảm giác hoặc yếu ở vùng bàng quang hoặc hậu môn  Tiêu tiểu mất kiểm soát. Để được điều trị tốt nhất, đầu tiên bạn cần phải biết nguồn gốc của vấn đề. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thoát vị đĩa đệm và những nguyên nhân của nó. Bạn cũng sẽ được biết và những lựa chọn điều trị và những lời khuyên để phòng ngừa tránh bị tổn thương. GIẢI PHẪU Lưng của bạn được tạo thành từ nhiều phần. Xương sống, hay còn được gọi là cột sống, có chức năng chống đỡ và bảo vệ. Nó bao gồm 33 đốt sống. Nằm giữa các đốt sống này là các đĩa có chức năng như một tấm đệm hoặc tấm chống sốc. Mỗi đĩa được tạo thành từ các dải vòng xơ bao bên ngoài và một chất dạng gel bên trong được gọi là nhân tủy. Các đốt sống và các đĩa đệm hợp với nhau tạo thành một ống bảo vệ (ống sống) để chứa tủy sống và các dây thần kinh tủy sống ở bên trong. Các dây thần kinh này chạy xuống trung tâm của đốt sống và đi ra đến nhiều phần khác nhau của cơ thể. Chú thích hình: Herniated Disc: thoát vị đĩa đệm Ngoài ra, lưng còn có các cơ, dây chằng, gân và các mạch máu. Cơ là các dải mô có tác dụng như là một nguồn lực tạo ra các chuyển động. Các dây chằng là những dải mô xơ mạnh, mềm dẻo nối các xương lại với nhau và gân nối cơ với xương và đĩa đệm. Các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng. Tất cả những thành phần trên phối hợp với nhau giúp bạn có thể di chuyển qua lại được. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở vùng thắt lưng (vùng lưng dưới) do vùng này chịu gần như toàn bộ sức nặng của cơ thể. Đôi khi, thoát vị có thể chèn ép dây thần kinh gây ra cảm giác đau lan đến những vùng khác của cơ thể. Mức độ của các cơn đau do rách, vỡ đĩa đệm thường tùy thuộc vào lượng chất thoát ra ngoài vỏ bao xơ và nó có gây chèn ép thần kinh hay không. Chú thích hình: Ligamentum Flavum: dây chằng vàng Facet Capsulary Ligament: dây chằng bao diện khớp Interspinous Ligament: dây chằng gian gai Supraspinous Ligament: dây chằng trên gai Intertransverse Ligament: dây chằng gian mỏm ngang Posterior Longitudinal Ligament: dây chằng dọc sau Anterior Longitudinal Ligament: dây chằng dọc trước TRIỆU CHỨNG Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm: đau âm ỉ hoặc đau chói, co thắt cơ hoặc vọp bẻ, yếu ớt, ngứa ran hoặc đau quy chiếu. Đau quy chiếu có nghĩa là cơn đau xuất hiện ở khu vực khác của cơ thể mà nguyên nhân lại là do đĩa đệm. Chẳng hạn như nếu bạn bị lồi hoặc thoát vị đĩa đệm ở vùng lưng dưới (cột sống thắt lưng), bạn có thể sẽ bị đau quy chiếu ở chân. Hiện tượng này còn được gọi là đau thần kinh tọa - một cơn đau nhói xuất phát từ mông đến cẳng chân, đôi khi có thể lan đến cả bàn chân. Thông thường thì chỉ bị ở một chân. Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở các đốt sống cổ, bạn có thể đau quy chiếu ở cẳng tay và lan đến bàn tay. Đau cẳng tay và cẳng chân do thoát vị đĩa đệm còn được gọi là bệnh rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm có thể gây tiêu tiểu mất tự chủ nhưng rất hiếm gặp. Nếu xảy ra tình trạng này, bạn nên đi khám bệnh ngay lập tức. NGUYÊN NHÂN Đau do thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của sự hao mòn cột sống diễn ra mỗi ngày. Tuy nhiên, nó cũng có thể do tổn thương gây ra. Cơn đau đôi khi có thể là kết quả của sự đè ép các dây thần kinh do nhân tủy bị tràn ra ngoài. Thoát vị đĩa đệm có thể diễn tiến từ từ theo thời gian, phải mất vài tuần hoặc vài tháng để đạt đến mức làm cho bệnh nhân cảm thấy cần phải đi khám bệnh. Hoặc cơn đau có thể xảy ra đột ngột do nâng nhấc vật nặng không đúng cách hoặc do xoắn vặn các đĩa đệm đã bị yếu sẵn từ trước. Trong những trường hợp này, cần phải gọi bác sĩ ngay lập tức. Có 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm được mô tả dưới đây: Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm: Disc Degeneration: Thoái hóa đĩa đệm Prolapse : Sa Extrusion: Đẩy Sequestration: Cô lập/cách ly 1. Thoái hóa đĩa đệm: trong giai đoạn đầu, nhân tủy bị yếu đi do những thay đổi hóa học bên trong đĩa đệm do tuổi tác. Vào giai đoạn này không xảy ra thoát vị. 2. Sa: trong giai đoạn này, đĩa đệm sẽ bị thay đổi hình dạng hoặc vị trí. Bắt đầu hình thành chỗ lồi hoặc sa có thể bắt đầu gây cản trở tủy sống. 3. Đẩy: trong giai đoạn này, nhân tủy có dạng gel sẽ phá vỡ bức tường của bao xơ nhưng vẫn còn nằm bên trong đĩa đệm. 4. Cô lập/cách ly: trong giai đoạn cuối, nhân tủy sẽ phá vỡ bao xơ và đi ra ngoài đĩa đệm vào trong ống sống. KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM Như bạn đã biết, thoát vị đĩa đệm có thể gây đau và cản trở những sinh hoạt hằng ngày. Khi bạn đến khám bệnh tại các chuyên gia về cột sống, các bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi và thực hiện một số biện pháp khám cũng như xét nghiệm nhằm mục đích xác định vị trí nguồn gốc cơn đau do thoát vị và lập kế hoạch điều trị giúp bạn kiểm soát được cơn đau và những triệu chứng khác ở cổ và lưng để giúp bạn hồi phục hoàn toàn. Các bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng hiện tại và những loại thuốc mà bạn đã thử dùng để điều trị. Những câu hỏi thông thường để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là:  Cơn đau bắt đầu khi nào? Và ở đâu (cổ, ngực, giữa lưng hoặc thắt lưng)?  Những công việc/hoạt động gần đây của bạn?  Bạn đã làm gì đã đối phó với cơn đau rồi?  Cơn đau có lan đến những phần khác của cơ thể hay không?  Có yếu tố nào giúp cơn đau giảm đi hoặc làm cơn đau tăng lên hay không? Bác sĩ sẽ khám bệnh, quan sát tư thế, phạm vi chuyển động, và tình trạng cơ thể ở cả trạng thái đứng và nằm. Những chuyển động gây đau sẽ được ghi nhận lại. Nghiệm pháp Laségue, còn được gọi là nghiệm pháp nâng chân thẳng, có thể sẽ được thực hiện. Bạn sẽ được yêu cầu nằm xuống, sau đó nhấc chân lên bằng cách co khớp hông mà đầu gối vẫn giữ thẳng. Nếu động tác này gây đau hoặc làm cho cơn đau nặng hơn có thể là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm. [...]... hiện các khảo sát này X quang có thể giúp phát hiện những đĩa đệm bị hẹp, gãy, gai xương, hoặc viêm khớp, có thể giúp loại trừ thoát vị đĩa đệm Chụp cắt lớp điện toán cắt ngang (CT hoặc CAT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp nhìn thấy mô mềm của đĩa đệm bị lồi Những khảo sát này giúp xác định giai đoạn và vị trí của thoát vị đĩa đệm nhờ đó bạn có thể nhận được sự điều trị thích hợp Nếu... tồn thành công cho những bệnh của đĩa đệm và các kỹ thuật này cũng không phải nhằm mục đích đẩy đĩa đệm quay trở lại vị trí cũ Thuốc Đĩa đệm bị thoát vị thường đè ép lên các rễ thần kinh xung quanh gây đau và phù nề Độ nặng của triệu chứng giúp xác định loại thuốc cần dùng và có nhiều khả năng để lựa chọn Nhưng cần phải lưu ý rằng thuốc không giúp chữa hết thoát vị đĩa đệm mà nó chỉ làm giảm đau mà thôi... cách thú vị để điều trị triệu chứng do thoát vị đĩa đệm Bạn và bác sĩ có thể hợp tác với nhau để phát triển chương trình có thể theo đuổi được và giúp giảm những cơn đau của bạn Cuối cùng, tập thể dục có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn, thậm chí bạn có thể giảm một ít cân nặng trong quá trình này Vật lý trị liệu Vật lý trị liêu thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm Những... sử dụng Cũng cần nên nhớ rằng bạn không chỉ đơn thuần dựa vào thuốc giảm đau và tiêm tủy sống để có thể điều trị được thoát vị đĩa đệm mà cần phải phối hợp với vật lý trị liệu và tập thể dục để cho kết quả tốt nhất Tập thể dục Thể dục là yếu tố quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm Đóng vai trò chủ động trong quá trình hồi phục của mình bằng những hoạt động thể thao sẽ làm giảm đau và giúp bảo... ĐIỀU TRỊ Điều trị thay thế và hỗ trợ Là những phương pháp điều trị như: châm cứu, ấn huyệt và massage có thể làm giảm đau do thoát vị hoặc lồi đĩa đệm Điều trị thay thế có thể không chỉ giúp bạn thư giãn và hết đau mà còn có thể giúp bạn tránh phải phẫu thuật Đối với thoát vị đĩa đệm, bạn có thể thử các phương pháp sau:  Châm cứu: y học Trung Hoa xưa dựa trên niềm tin rằng mọi người đều có một loại năng... thực hiện cắt bỏ đĩa đệm bằng nhiều kỹ thuật ít xâm lấn hơn (đôi khi còn được gọi là kỹ thuật cắt bỏ đĩa đệm vi phẫu, lỗ nhỏ, xâm lấn tối thiểu hoặc dưới da) Ở những kỹ thuật này, các bác sĩ thực hiện toàn bộ quá trình phẫu thuật qua những vết rạch rất nhỏ hoặc qua ống giúp đưa một camera nhỏ và những dụng cụ phẫu thuật đặc biệt vào bên trong Đôi khi đĩa đệm có thể được thay thể bởi đĩa đệm nhân tạo,... kỳ vấn đề sức khỏe nào của bạn ngoài những cơn đau do thoát vị đĩa đệm Ngoài ra, cũng cần nên nhớ rằng những các điều trị này sẽ cho hiệu quả cao nhất khi được phối hợp với các cách điều trị quy ước Nắn xương Nắn xương là một phương pháp điều trị bảo tồn, có nghĩa là không cần phẫu thuật cũng không cần dùng thuốc Trong những trường hợp trượt đĩa đệm thắt lưng, hầu hết các chuyên gia cột sống đồng ý... phẫu thuật và hồi phục nhanh hơn Phẫu thuật thường được sử dụng nhất là cắt bỏ đĩa đệm Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy ra toàn bộ hoặc một phần đĩa gian đốt sống bị tổn thương Nếu vùng tổn thương ở cổ, thủ thuật thường được thực hiện từ phía trước Đôi khi, phẫu thuật viên có thể tạo ra nhiều không gian hơn cho đĩa đệm và thần kinh bằng cách cắt bỏ phần xương bao quanh dây thần kinh Thủ thuật... thuật mổ khác bao gồm:  Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ từ phía trước và nối lại Thủ thuật này tiếp cận cột sống cổ qua đường rạch nhỏ ở phía trước cổ Đĩa gian sống sẽ được lấy ra và thay thể bằng một nút xương nhỏ sau một khoảng thời gian nó sẽ nối các đốt sống lại với nhau  Cắt thân đốt sống cổ Là thủ thuật loại bỏ một phần đốt sống và những đĩa đệm sát liền nó để giải áp cho thân đốt sống... liệu chủ động để tăng cường sức mạnh cho cơ thể và ngăn những cơn đau tái phát Trị liệu thụ động  Massage mô sâu Có hơn 100 loại massage nhưng massage mô sâu là lựa chọn lý tưởng nhất nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm do nó dùng áp lực để giảm áp lực và giảm sức co của các cơ sâu xuất hiện để ngăn chuyển động các cơ ở vùng bị bệnh  Liệu pháp nóng và lạnh Cả liệu pháp nóng và lạnh đều có những lợi ích riêng . về bệnh của đĩa đệm Normal Disc: đĩa đệm bình thường Degenerated Disc: đĩa đệm bị thoái hóa Bulging Disc: lồi đã đệm Herniated Disc: thoát vị đĩa đệm Thinning Disc: hẹp đĩa đệm Disc Degeneration. bị thoát vị đĩa đệm ở các đốt sống cổ, bạn có thể đau quy chiếu ở cẳng tay và lan đến bàn tay. Đau cẳng tay và cẳng chân do thoát vị đĩa đệm còn được gọi là bệnh rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm Đĩa đệm nằm giữa các xương của cột sống. Trượt đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, nhưng sự thật là các đĩa đệm không bị "trượt"

Ngày đăng: 23/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w