1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẬT LÝ TRỊ LIỆU THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 1) docx

6 527 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 187,54 KB

Nội dung

tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân các chứng bệnh đau cổ – vai, đồng thời điều tr

Trang 1

VẬT LÝ TRỊ LIỆU THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ

(Kỳ 1)

1 Đại cương:

Đau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi, làm ảnh hưởng nhiều đến năng xuất lao động xã hội tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân các chứng bệnh đau cổ – vai, đồng thời điều trị và dự phòng các chứng bệnh này là một yêu cầu cấp thiết đối với đời sống xã hội, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chuyên ngành nội, ngoại khoa, điều trị lý liệu- phục hồi chức năng

2 Nhắc lại sơ lược giải phẫu, sinh lý cột sống cổ:

Trang 2

Cột sống có 32 – 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 – C7, đốt C1 còn gọi là đốt đội, đốt C2 còn gọi là đốt trục Cột sống cổ có đường cong ưỡn ra trước Thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau, ở mặt trên có hai mỏm móc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn

và dày, mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2 Gai sống tách làm hai củ dài dần từ C2 – C7 Lỗ đốt sống to dần từ C1 – C5, nhỏ dần từ C6

và C7

Giữa hai đốt sống từ C2 trở xuống có các đĩa đệm gian đốt sống, các đĩa đệm này dày ở phía trước, mỏng ở phía sau, tạo nên đường cong ưỡn ra trước Mỗi đĩa đệm được cấu tạo bởi các vòng sợi collagen và nhân nhầy có chiều cao 3mm bằng 2/5 chiều cao thân đốt sống

3 Đĩa đệm cột sống cổ:

* Đĩa đệm cột sống cổ là bộ phận liên kết các đốt sống Đĩa đệm được cấu tạo bởi ba thành phần : Nhân nhầy , Vòng sợi , Mâm sụn

Trang 3

- Nhân nhầy nằm ở khoảng nối 1/3 giữa với 1/3 trước (nằm ở phía trước hơn so với đoạn thắt lưng)

- Vòng sợi: ở phía sau cũng dày hơn phía trước do đó hạn chế lồi hoặc thoát

vị đĩa đệm (TVĐĐ) vào ống sống

- Mâm sụn: Thuộc về thân đốt sống nhưng có liên quan với đĩa đệm Mâm sụn gắn chặt vào tấm cùng của thân đốt sống bằng một lớp canxi có nhiều lỗ nhỏ

có tác dụng dinh dưỡng cho đĩa đệm (theo kiểu thẩm thấu) và bảo vệ xương khỏi

bị nhân nhầy ép vào, bảo vệ đĩa đệm khỏi bị nhiễm khuẩn từ xương đi tới

chiều cao đĩa đệm được xác định bằng khoảng cách giữa hai thân đốt sống Bình thường tỷ lệ chiều cao đĩa đệm so với thân đốt sống là 1/6 – 1/4

Nhân nhầy có sự di chuyển khi cột sống cử động Trong động tác gấp người, nhân nhầy chuyển động về phía sau, đĩa đệm hẹp lại ở phía trước Trong tư thế nghiêng phải, nghiêng trái, đĩa đệm cũng di chuyển theo hướng ngược lại Biến đổi trên dây xảy ra trên toàn bộ đoạn cột sống có tham gia động tác.)

* Thần kinh và mạch máu của đĩa đệm rất nghèo nàn

Những thành phần có phân bố thần kinh cảm giác chịu kích thích cơ học là dây chằng dọc sau, bao khớp đốt sống và bản thân dây thần kinh tủy sống

Trang 4

- Mạch máu của đĩa đệm: chủ yếu có ở xung quanh vòng sợi (trong nhân nhầy không có mạch máu) Đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bằng khuyếch tán thẩm thấu

Những sợi và tổ chức liên kết quanh đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng bằng mạch máu Do nuôi dưỡng kém nên quá trình thoái hoá đĩa đệm xuất hiện sớm

4 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

- Quá trình thoái hoá sinh học (THSH) theo tuổi (lão hoá) và do đĩa đệm CSC phải chịu áp lực trọng tải của đầu nhiều động tác xoán vặn phức hợp

- Thoái hoá bệnh lý do nhiều yếu tố bệnh lý: yếu tố cơ học, miễn dịch, chuyển hoá di truyền

Quá trình thoái hoá sinh học và thoái hoá bệnh lý của đĩa đệm đan xem nhau (khó phân biệt), gây nên thoái hoá hỗn hợp đĩa đệm (thoái hóa nhân nhầy), vòng sợi nứt rách gây thoát vị nhân nhầy qua chỗ nứt của vòng sợi gọi là thoát vị đĩa đệm

- Khởi phát của TVĐĐ có thể từ từ trên cơ sở đĩa đệm đã bị thoái hoá

- TVĐĐ khởi phát sau một chấn thương gấp quá mức CSC do chấn thương trong thể thao các tư thế xấu nghề nghiệp thường ngồi lâu ít thay đỏi tư thế

Trang 5

Một số ít trường hợp TVĐĐ/CSC xảy ra ở đĩa đệm bình thường (chưa bị thoái hoá) do một chấn thương CSC bị gấp quá mức, mạnh và đột ngột

5 Lâm sàng:

- 85% khởi phát từ từ, chủ yếu là đau mỏi, hạn chế vận động cột sống cổ, đau đĩa đệm; đau thường xuyên, đau sau khi ngủ dậy Biểu hiện lâm sàng thành từng đợt

- khởi phát đột ngột sau chấn thương gấp cột sống cổ quá mức

- Tuỳ thuộc vào vị trí và giai đoạn TVĐĐ/CSC mà triệu chứng lâm sàng hoặc riêng lẻ, hoặc phối hợp thành các hội chứng Trường hợp TVĐĐ nhiều tầng hoặc có thoái hoá cột sống cổ nặng có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng Nguồn gốc các triệu chứng lâm sàng của TVĐĐ/CSC là do: rễ thần kinh cổ bị chèn ép cơ học

do TVĐĐ, do ứ trệ tĩnh mạch và phù nề rễ thần kinh

Tủy bị chèn ép mạn tính Triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ: do gai xương chèn ép động mạch đốt sống nền và đám rối thần kinh giao cảm quanh động mạch đốt sống gây nên hội chứng giao cảm cổ sau hoặc chèn ép các nhánh giao cảm của hạch sao gây nên đau vùng trước tim, cơn đau thắt ngực thiếu năng

hệ thống sống nền

Trang 6

- Bệnh thường phát triển theo hai thời kỳ Thời kỳ đầu biểu hiện bằng hội chứng cột sống cổ Thời kỳ sau ngoài hội chứng cột sống cổ, có thêm hội chứng rễ và/hoặc bệnh lý tủy cổ hội chức tiền đình ngoại biên

Hội chứng cột sống cổ

Gặp ở 100% trường hợp TVĐĐ/CSC:

Ngày đăng: 09/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w