1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " VỀ CUỘC CHIẾN TRANH XIÊM - MIẾN ĐIỆN (1766-1767)" docx

6 502 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 140,57 KB

Nội dung

15 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 60, 2010 VỀ CUỘC CHIẾN TRANH XIÊM - MIẾN ĐIỆN (1766-1767) Đặng Văn Chương Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Xiêm (Thailand) và Miến Điện (Mianmar) là hai nước láng giềng nằm về phía tây của bán đảo Đông Nam Á lục địa, vốn có liên quan với nhau về nhiều mặt từ lâu đời. Có thể nói từ thế kỷ XVI cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, mâu thuẫn, xung đột, chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa hai nước. Trong đó, cuộc chiến bùng nổ giữa hai nước từ năm 1766 đến năm 1767 được xem là đỉnh cao của mâu thuẫn, xung đột và nó đã để lại những hậu quả nặng nề đối với hai bên và làm xáo trộn tình hình chính trị khu vực. Tìm hiểu về cuộc chiến này không chỉ để hiểu thêm về lịch sử quan hệ phức tạp trong quá khứ giữa hai nước Xiêm, Miến mà chúng ta còn có thể rút ra những bài học lịch sử bổ ích, quý báu cho việc xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác trong thời đại “hội nhập” khu vực và quốc tế hiện nay. Xiêm (Thailand) và Miến Điện (Mianmar) là hai nước láng giềng nằm về phía tây của bán đảo Đông Nam Á lục địa, vốn có liên quan với nhau về nhiều mặt từ lâu đời. Có thể nói từ thế kỷ XVI cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, mâu thuẫn, xung đột, chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa hai nước. Trong đó, cuộc chiến bùng nổ giữa hai nước từ năm 1766 đến năm 1767 được xem là đỉnh cao của mâu thuẫn, xung đột và nó đã để lại những hậu quả nặng nề đối với hai bên và làm xáo trộn tình hình chính trị khu vực. Tìm hiểu về cuộc chiến này không chỉ để hiểu thêm về lịch sử quan hệ phức tạp trong quá khứ giữa hai nước Xiêm, Miến mà chúng ta còn có thể rút ra những bài học lịch sử bổ ích, quý báu cho việc xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác trong thời đại “hội nhập” khu vực và quốc tế hiện nay. 1. Về nguyên nhân Kể từ thế kỷ XVI trở đi, Xiêm và Miến Điện đều là hai nước hùng mạnh trong khu vực, có phần lãnh thổ chạy dài từ bắc xuống nam, giáp biển Andaman. Cả hai nước đều có nhiều quyền lợi to lớn ở khu vực này xét về phương diện kinh tế lẫn chính trị. Từ vùng lãnh thổ nhỏ, hẹp nằm sát ven biển này, cả hai nước đều đã phát triển thương mại, đặc biệt là ngoại thương với các nước Ấn Độ, Arập và phương Tây. Đối với Xiêm điều này càng trở nên bức thiết hơn khi vương quốc Malacca, vốn là vùng đất chị ảnh hưởng của Xiêm đã bị Bồ Đào Nha xâm chiếm (1511), sau đó là Hà Lan kiểm soát (1641) trong khi đó, kinh tế ngoại thương do nhà nước phong kiến độc quyền kiểm soát ngày càng được các vua Xiêm đặc biệt chú trọng. Điều này càng thúc đẩy Xiêm tìm mọi cách 16 để làm chủ vùng biển phía tây nam để mở rộng buôn bán với các nước như Ấn Độ, phương Tây và cả với Trung Quốc và Nhật Bản. Về phương diện chính trị, nếu Miến Điện làm chủ được vùng đất phía nam cũng có nghĩa là thiết lập được ảnh hưởng của họ đối với các tiểu quốc ở bán đảo Malaixia và quan trọng hơn là dễ dàng kiểm soát và khống chế người Môn ở phía nam, vốn nhiều lần nổi dậy chống lại chính quyền của người Miến. Và đó thường là cơ hội để Xiêm lợi dụng sự “cầu cứu” của người Môn để tiến hành các cuộc tấn công người Miến. Đối với Xiêm, nếu làm chủ được dải đất nhỏ, hẹp phía nam có nghĩa là duy trì được quyền lực và ảnh hưởng của mình đối với các tiểu quốc ở bán đảo Malaixia mà vốn là “thuộc quốc” của Xiêm từ lâu. Còn vấn đề Lanna, một công quốc, nằm về phía bắc của Xiêm (hiện nay nằm chung quanh tỉnh Chiềng Mai) thường bị chi phối, xâu xé bởi hai nước Xiêm, Miến. Cả hai nước luôn tìm mọi cách để lôi kéo, can thiệp và giành quyền thống trị đối với công quốc Lanna. Năm 1742, người Môn do Smingtho cầm đầu đã nổi dậy ở vùng Hạ Miến Điện, chống lại chính quyền Ava (của người Miến), giành lại chủ quyền riêng cho người Môn, lập vương quốc riêng ở phía nam. Hàng trăm người Miến, trong đó có nhiều người thuộc hàng quý tộc không thể chạy về kinh đô Ava (ở miền trung), nên có hơn 310 gia đình phải chạy trốn sang Xiêm [1]. Vua Xiêm lúc bấy giờ là Borommakot (1732-1758) đã đồng ý cho những người Miến này được cư trú trên đất Xiêm và cung cấp nhà cửa cũng như lương thực, thực phẩm để sinh sống. Việc làm này của vua Xiêm thể hiện tính nhân ái, thương người của một vị vua tôn sùng đạo Phật, đồng thời cũng bao hàm những ý đồ chính trị sâu xa. Vừa được lòng triều đình Ava vừa lợi dụng và khoét sâu mâu thuẫn giữa người Môn và người Miến để góp phần thay đổi tương quan lực lượng giữa hai nước theo chiều hướng có lợi cho Xiêm. Biết được điều này, năm 1744, vua Miến đã cử một phái đoàn đến kinh đô Xiêm để tạ ơn vua Borommakot và tỏ lòng mong muốn Xiêm trung lập trước cuộc chiến tranh giữa người Miến và người Môn. Hai năm sau, Xiêm cử một phái đoàn sang kinh đô Ava của Miến Điện để đáp lễ [2] nhằm duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Tuy nhiên, năm 1752, vua Miến Alaugpaya đã tập hợp được hơn 5.000 quân tinh nhuệ tấn công người Môn. Với khả năng và sức mạnh mới của một vị vua trẻ, Alaugpaya đã thống nhất đất nước. Điều này không chỉ trở thành nguy cơ đe dọa đối với an ninh lãnh thổ của Xiêm mà còn làm cho Lan Na, Lào thực sự lo lắng về sự bành trướng của Miến Điện như đã từng xảy ra vào các thế kỷ trước đó. Trong lúc Miến Điện được củng cố và ngày hung mạnh thì ở Xiêm, nội bộ triều đình lại mâu thuẫn, xung đột gay gắt dẫn đến nhiều cuộc ám hại lẫn nhau giữa các phe 17 phái trong việc tranh giành ngôi vua sau khi vua Borommakot qua đời (1758) 1 . Quyền lực của chính quyền trung ương đối với các địa phương suy giảm nghiêm trọng. Đến thời vua Ekkathat cầm quyền (1758-1767), chính quyền Xiêm suy yếu, không thể huy động được sức mạnh của các mường (tỉnh) để xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong khi người Môn bị thất bại đang nương náu trên đất Xiêm thì họ lại bí mật tập hợp lực lượng, tổ chức tấn công vào miền nam Miến Điện. Sự kiện này được xem như duyên cớ trực tiếp để quân đội hùng mạnh của Alaugpaya xuất quân trừng phạt người Môn và tiến công xâm lược Xiêm. 2. Diễn biến vắn tắt Do vậy, đầu năm 1760, quân Miến Điện tràn vào Tavoy (phía nam Miến Điện, nơi người Môn đang nổi dậy). Người Môn lại chạy sang ẩn náu trên đất Xiêm và được Xiêm đồng ý đã trở thành cái cớ để Alaugpaya tấn công chiếm lại vùng đất ven biển Tanintharya (năm 1760) dưới quyền quản lý quân Xiêm. Không dừng lại đó, quân Miến tiếp tục tấn công vào sâu trong lãnh thổ của Xiêm. Đến tháng 4 năm 1760, quân Miến bắt đầu bao vây kinh đô Ayuthaya của Xiêm. Để kêu gọi đầu hàng, Alaugpaya gửi thư cho vua Xiêm trong thư có đoạn viết: “Ta đến đây không phải để lật đổ vương quốc, ta đến như hóa thân linh thiêng nhằm khôi phục tôn giáo chân chính. Quy phục đi mọi điều sẽ tốt đẹp.” Thư hồi đáp của vua Xiêm: “Trong vũ trụ này chỉ có năm đức Phật. Bốn vị đã xuất hiện rồi, vị thứ năm thì đang trú ngụ nơi các thần linh. Chắc chắn không có vị thứ sáu.” [3]. Chiến tranh lại nổ ra, Alaugpaya chưa kịp xâm chiếm Ayuthaya thì đã qua đời. Con của Alaugpaya là Naungdogyi lên ngôi (1760-1763), tiếp sau đó là vua Hsinbyshin (1763-1776) đều là những vị vua có ưu thế về quân sự, càng quyết tâm thôn tính Ayuthaya. Để tăng cường thế bao vây Xiêm, hai vị vua này đã tìm cách khuất phục được công quốc Lanna sau hai lần tiến công vào năm 1763 dưới thời Naungdogyi và năm 1764 dưới thời Hsinbyshin. Miến Điện đã cử Ap’ai K’ammini làm tổng đốc (governor) tại Chiềng Mai, kinh đô của Lanna [4]. Cùng năm này (1764), Miến Điện xâm chiếm Lào và Luang Phabang nhanh chóng bị Miến Điện xâm chiếm. Như vậy, lực lượng của Miến Điện đã chinh phục được các “chư hầu” phía bắc và đông bắc của Xiêm. 1 Vua Borommakot có 3 hoàng tử với Chính cung hoàng hậu và có 4 người con trai khác với một bà phi. Rồi một hoàng tử được kế ngôi với hiệu là Uthumphon nhưng sau khi hỏa tang vua cha xong thì đã xảy ra sự tranh giành ngôi vua một cách quyết liệt giữa các người con trai còn lại. Cuối cùng, một người lên ngôi vua với hiệu là Xămđet Phra Boromrashathirat nhưng mọi người thường gọi là Ekkathat. Đây là một người bị bệnh hủi ăn khắp toàn thân. Cho nên, người Thái cho rằng đây là biểu hiện suy tàn của vương triều Ayuthaya. 18 Đến tháng 07/1765, vua Hsinbyshin mở cuộc tấn công Xiêm với quy mô lớn. Sau hơn 5 tháng hành quân, đến tháng 01/1766 toàn bộ quân Miến Điện đã tập trung trước kinh đô Ayuthaya với tổng số quân lên đến 50.000 người [5]. Kinh đô Ayuthaya bị quân Miến bao vây chặt và gần như bị cắt liên lạc với bên ngoài. Cuộc chiến đấu giằng co giữa trong và ngoài thành diễn ra quyết liệt. Sau khoảng 4 tháng bị bao vây, kinh đô Ayuthaya cạn kiệt lương thực, nạn đói và bệnh dịch hoành hành, lại thêm một vụ hỏa hoạn đã thiêu hủy hàng ngàn nhà cửa. Trong tình thế đó, buộc Xiêm phải đầu hàng, chấp nhận làm chư hầu cho Miến Điện, nhưng quân Miến không chấp nhận. Miến Điện buộc Xiêm phải đầu hàng vô điều kiện, nên mở cuộc tấn công dữ dội hơn và đã chọc thủng được tường thành. Ngày 07/04/1767, kinh đô Ayuthaya bị thất thủ hoàn toàn. Quân Miến Điện thẳng tay chém giết, cướp phá, bắt bớ tù binh. Kinh đô Ayuthaya đã tồn tại hơn bốn thế kỉ, đã từng phát triển thịnh đạt nhất nay đã bị phá hủy hoàn toàn, trở thành đống gạch vụn. Triều đại Ayuthaya ra đời (1350) đến đây (1767) chấm dứt. Miến Điện chiến thắng, trên đường về nước còn bắt theo hàng nghìn tù binh và dân thường Xiêm như thợ thủ công, nghệ sĩ, nhà chiêm tinh, thợ kim hoàn… Phần lớn tù binh và dân chúng bị bắt được đưa đến khai khẩn và lập nghiệp ở các vùng hoang hóa của Miến Điện. Bắt người là một đặc điểm phổ biến 2 trong các cuộc chiến tranh xấm chiếm và tranh giành lãnh thổ giữa các nước Đông Nam Á trong thời đại phong kiến. Dưới sự thống trị của Miến Điện, các mường của Xiêm dưới sự lãnh đạo của các quan lại trong hoàng tộc hay các quý tộc địa phương thường xuyên nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của ngoại bang. Mương Phitxanulok nằm về phía bắc do một người đã từng là võ quan trong triều đình Ayuthaya chỉ huy. Ông đã tập hợp lực lượng liên tục chống lại quân Miến và ngày càng được các mường chung quanh như Phixay, Nakhonxavan ủng hộ và cùng tham gia. Mương Xavanburi nằm vùng cực bắc của Xiêm do một vị sư trụ trì mương Xavanburi lãnh đạo được ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân đã đánh đuổi được quân Miến và làm chủ một vùng cực bắc rộng lớn cho đến biên giới của Lanna. Tại mương Nakhonxithammarat nằm phía nam do một phó mương tên là Nủ đã nổi dậy, giành được quyền làm chủ từ mương Chumphon cho đến các tiểu quốc giáp Malaixia [6]. Với sự nổi dậy ở nhiều nơi, đến ngày 6 tháng 11 năm 1767, dưới sự lãnh đạo của Taksin (người Thái gốc Hoa), Xiêm đã đánh đuổi được quân Miến Điện ra khỏi lãnh thổ, giành lại độc lập cho đất nước, chấm dứt 7 tháng thống trị của Miến Điện. 3. Về hậu quả Cuộc chiến tranh không chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với hai nước Xiêm, Miến mà còn tác động tiêu cực đến tình hình an ninh - chính trị khu vực Đông Nam Á lục địa lúc bấy giờ. 2 Lịch sử nền thống trị Thái Lan, tập 2, Bản dịch viết tay của Mai Văn Bảo, thư viện của viện Đông Nam Á, 71-72. 19 Đối với Xiêm, tuy đánh đuổi được quân Miến Điện ra khỏi lãnh thổ, giành được độc lập dân tộc nhưng tình hình chính trị bị chia rẻ thành nhiều nhóm, nhiều phe phái không thống nhất với nhau. Chính quyền của vua Taksin phải mất hơn 3 năm (1767- 1770) mới dẹp xong các thế lực chống đối để ổn định tình hình, thống nhất về chính trị trong cả nước. Chiến tranh và sự bất ổn về chính trị trong những năm sau chiến tranh làm cho nền kinh tế, thương mại trong và ngoài nước bị đình trệ. Thương nhân phương Tây thì vắng bóng, mãi đến năm 1779, tàu buôn của Bồ Đào Nha từ Surat (Ấn Độ) mới trở lại buôn bán ở kinh đô Thonbury [7], chỉ có một số rất ít thương nhân Trung Quốc tiếp tục buôn bán ở đây mà thôi. Các đội tàu buôn của nhà nước phong kiến Xiêm thì không thể hoạt động. Kinh đô Ayuthaya một thời tráng lệ nay chỉ còn một vài bức tường và gạch đổ nát mà khách tham quan du lịch ngày nay có thể nhìn thấy. Trước tình hình đó làm cho các nước chư hầu của Xiêm như Lào, Campuchia… tỏ ra không muốn thần phục Xiêm nữa. Và đó là “lý do” để ngay sau đó Taksin tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bành trướng ra bên ngoài không chỉ “trừng phạt” Lào và Campuchia mà còn nhắm đến nhiều mục đích khác nhau, làm xáo trộn tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á lục địa lúc bấy giờ [8]. Đối với Miến Điện, tuy đã đánh bại được quân Xiêm dưới thời vua Ekkathat, kết thúc vương triều Ayuthaya, và buộc Xiêm phải chịu sự thống trị của Miến Điện nhưng không kéo dài được lâu mà chỉ tồn tại trong vòng 7 tháng. Nhưng đó lại là cơ hội để quân Thanh (Trung Quốc) ở tỉnh Vân Nam tấn công xâm lược Miến Điện vì lúc bấy giờ quân Miến đang tập trung lực lượng ở Xiêm. Chính vì lẽ đó, quân Miến buộc phải rút về để đối phó với quân Thanh. Hầu hết các vị trí tranh chấp mà Miến Điện chiếm được trong chiến tranh đều lần lượt bị Xiêm chiếm lại như Tavoy, Tanassarim… kể cả công quốc Lanna (1774). Điều đó làm cho người Môn và người Lanna lại tìm cách dựa vào Xiêm để chống lại người Miến làm mâu thuẫn dân tộc, vốn đã phức tạp trong nội bộ Miến Điện lại tăng lên. Và nguy hiểm hơn là sự thù địch giữa Xiêm và Miến đã bị quân Anh lợi dụng trong cuộc chiến tranh Anh - Miến lần thứ nhất (1824-1826), khi Anh đã “thuyết phục” được Xiêm cùng tham gia với Anh, góp phần làm cho Miến bị thất bại nhanh chóng. Đó là cơ sở để cho Anh tiếp tục gây ra hai cuộc chiến tranh nữa để xâm lược và biến Miến Điện thành thuộc địa sau này. Tìm hiểu về cuộc chiến tranh giữa Xiêm và Miến Điện giúp chúng ta thấy rõ hơn những hậu quả nặng nề, lâu dài đối với các bên liên quan, càng cho chúng ta thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của “hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển” trong mục tiêu của ASEAN hiện nay. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử nền thống trị Thái Lan, Bản dịch viết tay của Mai Văn Bảo, thư viện của viện Đông Nam Á, tập 1, 64-65. 2. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai. Lịch sử Thái Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1998), 235. 3. Vũ Quang Thiện. Lịch sử Myanmar, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (2005), 206-207. 4. W.A.R. Wood, C.M.G, C.I.E., A history of Siam, Nxb Bangkok, (1959), 243. 5. Vũ Quang Thiện, sdd, 208 6. Lịch sử nền thống trị Thái Lan, tập 2, Bản dịch viết tay của Mai Văn Bảo, thư viện của Viện Đông Nam Á, 71-72. 7. Lịch sử nền thống trị Thái Lan, tập 2, sdd, 82. 8. Lịch sử nền thống trị Thái Lan, tập 2, sdd, 84. THE WAR BETWEEN SIAM AND BURMA (1766-1767) Dang Van Chuong College of Pedagogy, Hue University SUMMARY Siam (Thailand) and Burma (Mianmar), which are neighbour countries in the west of Asean peninsula continent, had long-standing relationship in many fields. From the XVI century to the first-half the XIX century, there were many contradictions, conflicts and wars frequently occurring. Among these, the war between 2 countries from 1766 to 1767 was seen as the climat of their contraditions and it resulted heavy losses, disorders in the political status of this zone. Researching this war is useful not only for understanding more about this historic complicated relation between Siam and Burma in the past but also for obtaining historic helpful experience in order that ASEAN may be developed to a peaceful, friendly, co-oprative zone in the age of intergrating the regions and the world. . 15 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 60, 2010 VỀ CUỘC CHIẾN TRANH XIÊM - MIẾN ĐIỆN (176 6-1 767) Đặng Văn Chương Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Xiêm (Thailand) và Miến Điện (Mianmar). phức tạp trong nội bộ Miến Điện lại tăng lên. Và nguy hiểm hơn là sự thù địch giữa Xiêm và Miến đã bị quân Anh lợi dụng trong cuộc chiến tranh Anh - Miến lần thứ nhất (182 4-1 826), khi Anh đã “thuyết. lược Miến Điện vì lúc bấy giờ quân Miến đang tập trung lực lượng ở Xiêm. Chính vì lẽ đó, quân Miến buộc phải rút về để đối phó với quân Thanh. Hầu hết các vị trí tranh chấp mà Miến Điện chiếm

Ngày đăng: 23/07/2014, 05:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN