Thuyết khế ước xã hội Phần 1. PHẦN MỞ ĐẦU Có rất nhiều học thuyết giải thích nguồn gốc ra đời của Nhà nước: 1. Các học thuyết phi Mác xít về nguồn gốc nhà nước a) Thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người b) Thuyết Thần Học: Nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực là vĩnh cửu và sự phục tùng là tất yếu. c) Thuyết hợp đồng (khế ước): Nhà nước ra đời thông qua một khế ước được ký kết giữa các thành viên trong XH. Khi nào nhà nước không thực hiện được vai trò của mình thì nhân dân có quyền lật đổ d) Thuyết bạo lực: bộ lạc, thị tộc chiến thắng sẽ nghĩ ra một hệ thống cơ quan đặc biệt để cai trị kẻ chiến bại e) Thuyết tâm lí : Tâm lí của người nguyên thuỷ muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, các giáo sỹ, các tù trưởng… d) Thuyết kỹ trị : Cho rằng nhà nước là do những người thuộc tầng lớp trên của xã hội, họ có học vấn, có trình độ khoa học – kỹ thuật cao thành lập nên và thực hiện quản lí đối với xã hội. Các học thuyết trên đây giải thích nguồn gốc nhà nước như là một hiện tượng xã hội, tách rời nhà nước với quá trình vận động và phát triển của đời sống vật chất, không nhìn thấy nguyên nhân vật chất của sự ra đời của nhà nước. Họ cho rằng nhà nước là bất biến, vĩnh cữu, và nhà nước là của mọi thành viên trong xã hội. 2. Học thuyết Mác-Lênin Theo học thuyết Mác – Lênin về nguồn gốc nhà nước, Nhà nước không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, vĩnh cửu, mà nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định, và khi xã hội không còn những điều kiện khách quan cho nhà nước tồn tại nữa thì nhà nước sẽ bị tiêu vong. Mặc dù học thuyết Khế ước xã hội giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm nhưng những nguyên tắc pháp lý của nó đã chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại. Hôm nay nhóm 10 sẽ trình bày về thuyết khế ước xã hội và những biểu hiện của nó trong học cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước tư sản. Phần 2. GIỚI THIỆU THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI 1. Bối cảnh ra đời của thuyết Khế ước xã hội Chế độ phong kiến tồn tại ở Phương Tây trong một thời gian dài cùng với chính sách ngu dân của giáo hội đã kìm hãm con người trong vòng ngu tối và trở thành một chướng ngại cho sự phát triển của xã hội. Giai cấp tư sản lớn mạnh dần và mâu thuẩn giữa tư sản với phong kiến ngày càng gay gắt và các cuộc đấu tranh chống phong kiến diễn ra trên toàn châu Âu chống lại sự chuyên chế độc đoán của của nhà nước phong kiến, nhu cầu về thiết lập một trật tự xã hội mới với nền tảng cơ bản là giải phóng con người, tôn trọng quyền tự do của con người được đặt ra. Theo Thuyết khế ước xã hội cho rằng con người không thể sống trong trạng thái tự nhiên vô chính phủ , vì vậy họ cần tự giác ký kết với nhau một khế ước để giao cho tổ chức trung gian , trọng tài nhằm đảm bảo an ninh , quyến tư hữu, và quyền cá nhân khác . Vì vậy một tổ chức ra đời trên khế ước ấy : chính là Nhà nước . 2. Các học giả tiêu biểu Các nhà tư tưởng tiêu biểu của thuyết Khế ước xã hội là - Jean Bodine( 1530-1596) với “Phương pháp luận về lịch sử và pháp luật của Bodin” - Thomas Hobbes (1588-1679) với “Leavithan”, - Jonh Locke (1632-1704) với “Hai Chuyên Luận về Nhà nước” - Charles Louis Montesquieu (1689-1775) với “Bàn về tinh thần pháp luật” - Jean Jacques Rousseau (1712-1778) với “Bàn về khế ước xã hội” - Denis Dirdeot (1713-1784)…. 3. Nội dung Thuyết Khế ước xã hội - Học thuyết xây dựng trên cơ sở thuyết quyền tự nhiên, thuyết cho rằng: con người không thể sống trong trạng thái tự nhiên vô chính phủ, vì vậy họ cần tự giác ký kết với nhau một khế ước để giao cho tổ chức làm trung gian, trọng tài nhằm đảm bảo an ninh quyền tư hữu và các quyền cá nhân khác. Tổ chức đó chính là nhà nước. - Học thuyết về chủ quyền tối thượng của nhân dân: Thể chế chính trị hợp lý là khi con người liên kết với nhau thành xã hội thì vẫn không mất đi quyền tự nhiên và duy trì được tự do. - Về quyền lực nhà nước, các ông đã có sự phân biệt rạch ròi giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lập pháp được quy định do khế ước xã hội. Quyền lập pháp chỉ có thể là của nhân dân, còn quyền hành pháp được thành lập bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền, tức là nhân dân có quyền quyết định hình thức chính phủ. Chính phủ phải phụ thuộc vào quyền lập pháp. - Thuyết khế ước xã hội đã chứa đựng yếu tố tiến bộ xã hội đủ để phá vỡ tư tưởng thần quyền về sự ra đời của nhà nước (cho rằng tất cả vạn vật trên thế giới đều do Thượng đế sáng tạo ra và để duy trì trật tự thế giới Thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước và trao cho nhà nước quyền lực vô biên, siêu hạng. Quyền lực nhà nước là vĩnh cửu, bất biến và sự phục tùng quyền lực đó là cần thiết và tất yếu), đồng thời nhìn nhận quyền lực nhà nước như sản phẩm hoạt động của con người 4. Ý nghĩa của thuyết Khế ước xã hội: - Sự ra đời của khế ước xã hội đánh dấu bước phát triển nhận thức mới của con người về nguồn gốc nhà nước: sự ra đời của Nhà nước là kết quả của một khế ước được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước, nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêuu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ. Tư tưởng này nhằm chống lại sự chuyên quyền độc đoán của chế độ phong kiến, đòi hỏi sự bình đẳng cho giai cấp tư sản mới ra đời trong việc tham gia nắm chính quyền nhà nước. - Về mặt lịch sử, thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc nhà nước chứa đựng yếu tố tiến bộ xã hội: nó phủ nhận thuyết thần học về sự ra đời của nhà nước, đồng thời coi quyền lực của Nhà nước là sản phẩm hoạt động của con người. - Thuyết khế ước xã hội là cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng, nó hướng tới tự do, dân chủ cho con người, đồng thời nó cũng là lý luận vững chắc của cách mạng tư sản lật đổ các nhà nước phong kiến trên thế giới. Giá trị này có thể giải thích: Việc ký kết hợp đồng thành lập nhà nước, các cá nhân chuyển một số quyền tự nhiên của mình cho nhà nước, do đó nhà nước có quyền bảo về sở hữu, an toàn tính mạng, tài sản cho các công dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước xã hội sẽ bị mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. - Hạn chế lớn nhất của thuyết này là giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm, chưa mang tính khoa học toàn diện khi coi sự ra đời của nhà nước hoàn toàn trên cơ sở ý muốn chủ quan của các bên tham gia khế ước, chưa nhìn nhận được yếu tố khách quan trong sự tồn tại của nhà nước, không giải thích được cội nguồn vật chất, yếu tố quyết định từ nền tảng kinh kế - xã hội, cũng như không chỉ ra bản chất giai cấp của nhà nước. Phần 3. BIỂU HIỆN CỦA THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI Ngày nay nhiều quan điểm trong thuyết Khế ước xã hội vẫn là những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại. Những quan điểm ấy được thể hiện trong các bản Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp, trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước TSCN… 1. Trong tuyên ngôn độc lập Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, được ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập. Như bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của John Locke, “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh phúc…” ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc". Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản Tuyên ngôn đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của Martin Luther King Jr. và Abraham Lincoln. Bản Tuyên ngôn cũng ảnh hưởng đến nhiều tuyên ngôn độc lập của các nước khác như Việt Nam và Zimbabwe. Cuộc cách mạng tư sản đã mở đầu lịch sử thế giới cận đại bằng hàng loạt các cuộc cách mạng lớn như ở Anh, Pháp, Hoa kì… và có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Sự ra đời nhà nước tư sản là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương thức tư bản chủ nghĩa và song song với nó là sự ra đời của pháp luật tư sản. Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp của lịch sử nhân loại. Từ đây loài người được biết đến một bản hiến pháp, trong đó quy định những quyền và tự do của công dân mà trước đây chưa bao giờ dám nghĩ đến. 2. Trong hiến pháp Nếu xét về mặt thuật ngữ "Hiến Pháp" đã tồn tại rất lâu với ý nghĩa là xác định, quy định. Các Hoàng đế La Mã cổ đại dung từ "Constitutio" để gọi các văn bản quy định của nhà nước. Từ "Hiến" được sử dụng trong Kinh Thi với ý nghĩa khuôn phép cho vua, chúa Hiến pháp ra đời muộn so với các luật khác nhưng ngay từ khi xuất hiện nó bắt tất cả các văn bản khác phải suy tôn nó. Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1787 được coi là bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến hiện đại. Trước khi có Hiến pháp, Hoa Kỳ đã có các bản kiến ước của một số tiểu bang và đặc biệt là Tuyên ngôn Độc lập ngày 4/7/1776. Chính vì vậy mà từ đó người ta thường gắn Hiến pháp với sự kiện lập quốc và coi Hiến pháp là biểu tượng của nền độc lập. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, nó xác định những điều cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước và xã hội như chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp được coi là Luật cơ bản của Nhà nước, có giá trị và vị trí pháp lý cao nhất, việc ban hành và sửa đổi phải tuân theo một trình tự đặc biệt.( Hiến pháp năm 1958 của Cộng hòa Pháp, Hiến pháp năm 1949 của Cộng hòa Liên bang Đức cũng tương tự. Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 trong khoảng 220 năm tồn tại đã có 27 lần bổ sung và điều khoản thay thế. Chỉ có Hiến pháp năm 1946 của Nhật Bản là chưa có sự sửa đổi, bổ sung nào.) Theo Tự Điển Luật Pháp của Black - Henry Campbell Black – Mỹ: Hiến pháp là “một hợp đồng giữa chính quyền và người dân theo đó quyền cai trị của chính quyền do người dân trao cho” . Hiến pháp đề ra hình thể của chính quyền. Nó chỉ định mục đích của chính quyền, quyền hạn của mỗi nha, bộ trong chính quyền, quan hệ chính quyền và xã hội, quan hệ giữa các cơ quan trong chính quyền, và những giới hạn của chính quyền. Lý thuyết tự do cổ điển cho rằng quan hệ giữa chính quyền là khế ước xã hội to lớn. Theo lý thuyết này thì, trong một đất nước dân chủ tự do, hiến pháp là bộ phận chủ yếu của khế ước xã hội này; nó chính là khế ước cơ bản giữa chính quyền và xã hội dân sự. Hiến pháp tư sản là hiến pháp của nhà nước tư sản hay các nước phát triển theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Nó có đặc điểm là đều trực tiếp hay gián tiếp tuyên bố bảo vệ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, quyền sở hữu tư nhân là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Hiến pháp tư sản tập trung nói về ba cơ quan Nhà nước: Quốc Hội (lập pháp), Chính Phủ(hành pháp) và Tòa án xét xử(tư pháp) theo xu hướng công nhận học thuyết “Tam quyền phân lập”. Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một khái niệm đã được biết đến từ lâu nhờ sự xuất hiện của các bản Hiến pháp Tư sản, trong đó nổi bật là Hiến pháp Hoa Kỳ. Các quy định trong những bản hiến pháp tạo cơ sở thừa nhận sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau giữa 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia. Ngoài ra nó còn thể hiện những giá trị xã hội được toàn xã hội và nhân dân chấp nhận và chia sẻ. Đó là các giá trị như Tự do, Công bằng, Bình đẳng, Dân chủ, Nhân quyền, Chủ nghĩa cá nhân, Chủ nghĩa tập thể, Chủ nghĩa dân tộc . nghĩa của thuyết Khế ước xã hội: - Sự ra đời của khế ước xã hội đánh dấu bước phát triển nhận thức mới của con người về nguồn gốc nhà nước: sự ra đời của Nhà nước là kết quả của một khế ước được. nhà nước. Phần 3. BIỂU HIỆN CỦA THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI Ngày nay nhiều quan điểm trong thuyết Khế ước xã hội vẫn là những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và. nắm chính quyền nhà nước. - Về mặt lịch sử, thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc nhà nước chứa đựng yếu tố tiến bộ xã hội: nó phủ nhận thuyết thần học về sự ra đời của nhà nước, đồng thời coi