TỔNG HỢP PHỨC CHẤT GLUTAMAT BORAT NEODIM VÀ THỬ NGHIỆM LÀM PHÂN BÓN VI LƯỢNG CHO CÂY VỪNG SYNTHESIS OF NEODYMIUM GLUTAMATE MOLYPDATE COMPLEX AND ITS APPLICATION TO THE PRODUCTION OF THE
Trang 1TỔNG HỢP PHỨC CHẤT GLUTAMAT BORAT NEODIM
VÀ THỬ NGHIỆM LÀM PHÂN BÓN VI LƯỢNG CHO CÂY VỪNG
SYNTHESIS OF NEODYMIUM GLUTAMATE MOLYPDATE COMPLEX AND ITS APPLICATION TO THE PRODUCTION OF THE MICRONUTRIENTS
FERTILIZER FOR SEASAMUM INDICUM
Phạm Văn Hai – Nguyễn Tấn Lê
Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Ảnh hưởng của các yếu tố như tỉ lệ mol Nd 3+ : H 2 Glu : H 3 BO 3 , thời gian, nhiệt độ, pH dung dịch đến hiệu suất phản ứng tổng hợp phức chất và cấu trúc của phức chất được xác định với phương pháp phân tích nhiệt và quang phổ hồng ngoại đã được nghiên cứu Kết quả thu được là phức chất rắn đa phối tử glutamat borat neodim với thành phần
H2[Nd(Glu)(BO3)].3H2O có hoạt tính sinh học Với phức chất này ở nồng độ 50 ppm sẽ có tác dụng kích thích tốt nhất cho sự nảy mầm và sinh trưởng phát triển cho cây vừng
ABSTRAST
This paper studies the influence of some factors such as molar ratio of Nd3+ : H 2 Glu :
H 3 BO 3 , time, temperature and pH of the solution to the reaction performance and the structure
of the complex substance by means of the IR spectra and thermal analysis methods The synthesized result is the multi-ligands solid complex substance whose component
H 2 [Nd(Glu)(BO 3 )].3H 2 O has a biological activity The substance at the concentration of 50ppm is applied to improve the stimulating process of the sprout and the growth of seasamum indicum
1 Mở đầu
Phức chất của nguyên tố đất hiếm với một số axit hữu cơ đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong y học, nông nghiệp, công nghệ sinh học Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định phức chất của nguyên tố đất hiếm với các axit hữu cơ có hoạt tính sinh học [2,6] Trong công trình [1] chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp phức rắn của nguyên tố đất hiếm với axit L-glutamic
Trong bài báo này, chúng tôi thông báo kết quả nghiên cứu tổng hợp phức rắn Glutamat Borat Neodim và khảo sát hoạt tính sinh học của chúng đối với cây vừng
2 Phần thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm bằng cách tạo kết tủa Nd(OH)3 với dung dịch NH3 dư từ dung dịch ban đầu Nd(NO3)3 đã được xác định nồng độ, rửa kết tủa nhiều lần bằng nước cất để làm sạch NH3 có trong kết tủa Tính toán lượng dung dịch axit L-Glutamic và axit boric theo tỉ lệ mol cần thiết so với Nd3+ rồi cho vào cốc thuỷ tinh có chứa kết tủa Sau một thời gian nhất định, lấy mẫu để chuẩn độ lượng Nd3+ còn lại sau phản ứng bằng DTPA, với chất chỉ thị Arsenazo(III), trong môi trường đệm pH = 4,2 Từ đó tính được
Trang 2hiệu suất của phản ứng, cấu trúc của phức tổng hợp được khảo sát bằng phương pháp hồng ngoại và phân tích nhiệt DTA [7] Hoạt tính sinh học của phức chất được thăm dò bằng cách khảo sát ảnh hưởng của phức chất đến sự một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa cũng như chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và hàm lượng dầu của hạt vừng [3,4,5]
3 Kết quả và thảo luận
3.1 Tổng hợp phức rắn glutamat borat neodim
Trên cơ sở các điều kiện tối ưu của phản ứng tạo phức giữa axit L-glutamic và axit boric với neodim đã khảo sát và xác định [1], chúng tôi tiến hành tổng hợp phức chất rắn glutamat borat neodim (Nd-Glu-B) như sau : Dùng pipet lấy 20ml dung dịch Nd(NO3)3 cho vào ống ly tâm, tiến hành kết tủa hidroxit neodim bằng NH4OH với một lượng hơi thừa để kết tủa hết Nd3+ bằng cách nhỏ từ từ dung dịch amoniac trong khi khuấy bằng đũa thủy tinh để tạo kết tủa bông (sau khi khuấy, để lắng phần nước trong
có pH khoảng 9) Dùng nước cất rửa sạch kết tủa bằng phương pháp gạn kết hợp ly tâm cho đến khi nước rửa có pH 7 Chuyển toàn bộ kết tủa Nd(OH)3 mới sinh vào cốc thủy tinh dung tích 100ml chứa sẵn lượng chính xác 20ml dung dịch H2Glu 0,05M và 62,1mg H3BO3 99,5%, dùng dung dịch NaOH loãng điều chỉnh pH của dung dịch hỗn hợp về giá trị pH = 6,0 Nâng nhiệt độ lên 600C và tiến hành khuấy trộn trên máy khuấy
từ có bếp ổn nhiệt trong thời gian 3 giờ Cô hỗn hợp phản ứng ở 60 - 700C trên bếp cách thủy cho đến khi xuất hiện váng trong suốt trên bề mặt Để nguội, kết tủa sẽ dần tách ra, lọc lấy kết tủa, rửa bằng etanol tuyệt đối và làm khô trong bình hút ẩm Phức glutamat borat neodim tổng hợp được là một chất rắn màu hồng nhạt
3.2 Xác định phức rắn Nd-Glu-B bằng quang phổ hồng ngoại
Phổ hấp thụ hồng ngoại của axit L-glutamic và phức glutamat borat neodim được ghi trên máy Impact 410-Nicolet (Mỹ) trong vùng 4000 - 400cm1 Kết quả được chỉ ra trên bảng 1, hình 1 và hình 2
Bảng 1 Các tần số hấp thụ chính của các hợp chất
Hợp chất
2084,83
1644,64 - 1512,6
7 1419,19
H2[Nd(Glu)
Phổ hấp thụ hồng ngoại của phức chất Nd-Glu-B khác với phổ của axit L-glutamic tự do về hình dạng cũng như vị trí của các dải hấp thụ đặc trưng Điều này cho thấy sự tạo phức đã xảy ra giữa ion Nd3+ với axit glutamic và axit boric Trên phổ hồng ngoại của phức Nd-Glu-B có sự chuyển dịch lớn tại nhóm NH3+ từ 3060,35cm1 (của axit L-glutamic) đến 3404,65cm1 ứng với dao động hóa trị của nhóm NH bão hòa, chứng tỏ có sự phối trí giữa Nd và NH2 gây ra sự chuyển dịch này Sự mất đi của cực
Trang 3đại hấp thụ ở 2084,83cm1 ứng với dao động hóa trị của nhóm NH3+ cũng cho thấy của
sự tạo phức
Sự dịch chuyển giảm giá trị và tương ứng từ 1644,64cm1 và 1419,19cm1 trong phổ của L-glutamic tự do đến 1623,75cm1 và 1405,18cm1 chứng tỏ nhóm cacboxyl của axit L-glutamic đã phối trí với ion Nd3+
Sự xuất hiện trong phổ của phức Nd-Glu-B dải hấp thụ ở 1354,74cm1 ứng với dao động hóa trị của liên kết BO và dải hấp thụ ở 987,65cm1 ứng với dao động biến dạng của liên kết BOH cũng chứng tỏ axit boric đã tham gia tạo phức
Hình 1 Phổ hấp thụ hồng ngoại của axit L-glutamic
Trang 43.3 Xác định phức rắn Nd-Glu-B bằng phân tích nhiệt
Giản đồ phân tích nhiệt của phức Nd-Glu-B được ghi trên máy Shimadzu TA50
(Nhật Bản) Tốc độ nâng nhiệt là 100C trong 1 phút ngoài không khí, ở khoảng nhiệt độ
30-7000C [1] Kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3, hình 4 và bảng 2
Bảng 2 Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của phức Nd-Glu-B
Công thức giả thiết
Nhiệt độ tách hoặc phân hủy, 0C
Hiệu ứng nhiệt
Độ giảm khối lượng, % Dự đoán cấu tử tách hoặc
phân hủy
LT TN
H2[Nd(Glu)(BO3)].3H2O
30-100 Thu
nhiệt 13,370 13,818 3H2O 100-440 Tỏa
nhiệt 21,542
18,795
Glu2
440-700 2,105
65,088 65,282
Còn lại 1/2(Nd2O3
+B2O3)+5C Giản đồ phân tích nhiệt của phức Nd-Glu-B cho thấy trên đường cong DTA có
một hiệu ứng thu nhiệt ở 61,70C và một hiệu ứng tỏa nhiệt ở 382,930C
Giản đồ TGA của phức chỉ ra rằng quá trình phân hủy phức Nd-Glu-B có thể
chia thành 2 giai đoạn Giai đoạn đầu tiên hoàn tất tại 1000C ứng với việc giảm
13,808% khối lượng Khối lượng giảm nầy phù hợp với giá trị lý thuyết của 13,370%
Hình 3 Giản đồ DTA và TGA của phức glutamat borat neodim
Trang 5khối lượng tương ứng với 3 phân tử nước tách ra Sự có mặt của hiệu ứng thu nhiệt ở 61,70C chứng tỏ trong phức chất có nước kết tinh Giai đoạn thứ hai kết thúc ở 7000C ứng với 18,975% khối lượng giảm xuống khi nhiệt độ lên đến 4400C và từ 4400C đến
7000C ghi nhận sự mất đi 2,105% khối lượng Giai đoạn này tương ứng với sự phân hủy dần dần ion Glu2 Sau 2 giai đoạn, khối lượng còn lại là 65,282% tương ứng với khối lượng tổng cộng (65,088%) của 1/2(Nd2O3+B2O3)+6C
Từ các giản đồ phân tích nhiệt, quang phổ hồng ngoại và những phân tích nêu trên, chúng tôi dự đoán phức chất của neodim với axit L-glutamic và axit boric tổng hợp được có thành phần là H2[Nd(Glu)(BO3)].3H2O Trong đó, các axit glutamic và boric liên kết với Nd3+ qua nguyên tử N của nhóm NH2 cùng với nguyên tử O của nhóm cacboxyl COO và nhóm borat BO3 3
3.4 Thăm dò hoạt tính sinh học của phức rắn glutamat borat neodim
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tác động của phức Nd-Glu-B đối với quá trình sinh trưởng phát triển, sinh lý và năng suất của cây vừng Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp trồng cây trong chậu Sau khi thăm dò nồng độ thích hợp của phức Nd-Glu-B thông qua theo dõi tỉ lệ nảy mầm của hạt, dùng dung dịch ở nồng độ này phun trên lá ở các giai đoạn phát triển 3 lá, 5 lá, 7 lá và kết thúc ra hoa
3.4.1 Ảnh hưởng của phức glutamat borat neodim đến sự nảy mầm của vừng:
Ngâm hạt vừng trong dung dịch phức Nd-Glu-B ở các nồng độ từ 25ppm đến 100ppm cho thấy ở nồng độ 50ppm sau các khoảng thời gian ngâm hạt 24 giờ, 48 giờ,
72 giờ đều cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất Chúng tôi chọn nồng độ phức Nd-Glu-B 50ppm
để xử lý thí nghiệm
3.4.2 Khảo sát ảnh hưởng của phức Nd-Glu-B đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây vừng
Theo dõi chiều cao cây, diện tích lá, trọng lượng tươi và trọng lượng khô của cây vừng ở giai đoạn cây được 7 lá, thu được kết quả ở bảng 3
Bảng 3 Ảnh hưởng của phức Nd-Glu-B đến các chỉ tiêu sinh trưởng ở giai đoạn 7 lá
Chiều cao (cm)
Diện tích lá (dm2)
Trọng lượng tươi (g)
Trọng lượng khô (g) Đối chứng 33,97 3,02 7,00 0,16 39,11 0,17 3,06 0,04
Kết quả phân tích cho thấy: khi vừng được phun bổ sung dung dịch phức Nd-Glu-B sẽ làm tăng chiều cao của cây và diện tích lá lớn hơn so với đối chứng, ở giai đoạn 7 lá chiều cao tăng 14,16%, diện tích lá tăng 72,43% so với đối chứng Sinh khối tươi tăng 69,65% và sinh khối khô tăng 64,38% cao hơn so với đối chứng
Điều này được giải thích là do trong suốt quá trình sinh trưởng, tổ hợp phức Nd
và B đã có tác động đến hoạt tính của các enzim tham gia trong sự tổng hợp các chất
Trang 6cần thiết cho hoạt động của mô phân sinh, làm tăng quá trình phân bào và lớn lên của toàn bộ cơ thể cây vừng
Theo dõi thời điểm ra hoa và số lượng hoa/cây của cây vừng dưới ảnh hưởng của phức chất Nd-Glu-B, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4 và hình 4
Bảng 4 Ảnh hưởng của Nd-Glu-B đến thời điểm ra hoa và số lượng hoa/cây
Thời điểm ra hoa
(ngày thứ)
Số hoa/cây
(sau 10 ngày ra hoa)
Đối chứng 39,34 3,06 7,39 0,38
Kết quả ở bảng 4 cho thấy dưới tác động
của Nd-Glu-B đã làm cho thời điểm ra hoa đầu
tiên của cây vừng được rút ngắn, sớm hơn đối
chứng gần 5 ngày Sau 10 ngày ra hoa, số lượng
hoa ở công thức Nd-Glu-B tăng 35,86% so với đối
chứng Điều này chứng tỏ dưới ảnh hưởng của tổ
hợp phức chất đất hiếm Nd và nguyên tố vi lượng
B, đã thúc đẩy mạnh quá trình phát triển cơ quan
sinh sản của cây vừng
3.4.3 Ảnh hưởng của phức Nd-Glu-B đến một số
chỉ tiêu sinh lý của cây vừng
Phân tích cường độ thoát hơi nước ở lá
(vào buổi trưa, ở nhiệt độ 310C), hàm lượng diệp
lục, cường độ quang hợp, hoạt tính của enzim catalaz, cường độ hô hấp của cây vừng ở giai đoạn 9 lá dưới ảnh hưởng của Nd-Glu-B, thu được kết quả trình bày ở bảng 5
Bảng 5 Ảnh hưởng của Nd-Glu-B đến một số chỉ tiêu sinh lý của cây vừng
Cường độ thoát hơi nước (mg/dm2giờ) 1,01 0,75 1,85 0,07 Hàm lượng diệp lục tổng số a+b (mg/g lá tươi) 1,94 0,02 2,22 0,01 Cường độ quang hợp (mg/dm2/giờ) 0,68 0,12 1,29 0,35 Hoạt tính của enzim catalaz ( M H2O2 /g/phút) 3,85 0,59 5,44 0,17 Cường độ hô hấp (mg CO2/g/giờ) 1,13 0,13 1,47 0,13 Kết quả phân tích cho thấy khi xử lý Nd-Glu-B đã thúc đẩy cường độ thoát hơi nước ở lá vừng, làm tăng hàm lượng diệp lục tổng số, tăng cường độ quang hợp, tăng hoạt tính của enzim catalaz, tăng cường độ hô hấp ở lá so với đối chứng
Điều này là cơ sở để dẫn tới sự tích lũy các chất dự trữ và hình thành năng suất
Hình 4 Cây vừng trồng trong chậu ở
giai đoạn ra hoa
Trang 7hạt ở giai đoạn sau
3.4.4 Ảnh hưởng phức vi lượng-đất hiếm đến năng suất của cây vừng
Dưới ảnh hưởng của việc xử lý Nd-Glu-B, chúng tôi thu được số lượng quả/cây,
số hạt chắc/cây, trọng lượng 1.000 hạt, trọng lượng hạt/cây trình bày ở bảng 6
Bảng 6 Ảnh hưởng của Nd-Glu-B đến năng suất cây vừng
Chỉ tiêu
phân tích Số lượng quả/cây Số hạt chắc/cây
Trọng lượng 1.000 hạt(g)
Trọng lượng hạt/cây (g) Đối chứng 29,0 2,1 2004,4 14,1 2,41 0,15 4,83 0,15 Nd-Glu-B 39,2 1,2 2788,8 13,3 2,51 0,31 6,75 0,31 Kết quả thu được cho thấy:
Số lượng quả ở các lô thí nghiệm khi thu hoạch đều cao hơn đối chứng, tăng được 35,17% Tổng số hạt/cây nhiều, quả vừng to hơn, múi to hơn; trong khi đó
ở mẫu đối chứng thì quả vừng dài, số múi ít
Trọng lượng 1000 hạt ở lô thí nghiệm cao hơn đối chứng 4,15% Góp phần cải thiện được kích thước và trọng lượng của hạt so với bình thường
Việc xử lý bằng phức chất Nd-Glu-B đã có tác động làm tăng năng suất hạt/cây
so với đối chứng, trọng lượng hạt/cây đạt kết quả khá cao, tăng 39,75% so với đối chứng
3.4.5 Ảnh hưởng của phức đất hiếm-vi lượng đến hàm lượng dầu của hạt vừng
Kết quả phân tích hàm lượng chất béo tổng số ở hạt của các lô vừng thí nghiệm được trình bày ở bảng 7
Bảng 7 Ảnh hưởng của phức glutamat borat neodim đến hàm lượng dầu
(% trọng lượng khô) của hạt vừng
Công thức
ĐC 50,41 0,26
Khi xử lý mẫu với dung dịch phức chất glutamat borat neodim đã làm tăng hàm lượng chất béo tổng số trong hạt lên 7,4% trọng lượng hạt
4 Kết luận
Qua nghiên cứu tổng hợp phức glutamat borat neodim và thử nghiệm làm phân bón vi lượng cho cây vừng, chúng tôi thu được một số kết quả sau :
1 Đã tìm được các điều kiện tối ưu về môi trường, nhiệt độ, thời gian phản ứng
để tổng hợp phức chất rắn glutamat borat neodim, đồng thời các phương pháp phân tích nhiệt vi sai, quang phổ hồng ngoại đã khẳng định sự tồn tại của phức rắn và dự đoán
Trang 8thành phần của phức tương ứng là H2[Nd(Glu)(BO3)].3H2O
2 Đã thử nghiệm ảnh hưởng của phức chất rắn glutamat borat neodim đến đời sống cây vừng: làm tăng tỉ lệ nảy mầm, tăng cường các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, tăng cường các quá trình sinh lý theo hướng thuận lợi; tăng năng suất và chất lượng hạt của cây vừng
Từ những kết quả nêu trên, chúng tôi thấy rằng phức chất rắn glutamat borat neodim có khả năng làm phân bón vi lượng cho cây vừng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Văn Hai Nghiên cứu sự tạo phức rắn của Neodim với axit L-Glutamic Tạp
chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 6 (23), 2007
[2] Nguyễn Trọng Uyển, Nguyễn Đình Bảng, Nghiên cứu hoạt tính sinh học của phức
chất trong nông nghiệp, Tạp chí Khoa học trường Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội,
Số 4, tr 19-23, 1995
[3] Dương Văn Đảm, Nguyên tố vi lượng và Phân vi lượng, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 1994
[4] Nguyễn Tấn Lê, Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất có hoạt tính sinh học trong nước dừa đến đời sống cây vừng ở vụ hè trồng tại Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng, Đề tài NCKH cấp Bộ - Đại học Đà Nẵng, 2005
[5] Nguyễn Xuân Lai, Nguyễn Văn Luật, Đặng Kim Sơn, Nghiên cứu và sản xuất vừng
ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí sinh học 4, 1995
[6] Yang Zupei, Zhang Banglao, Yu Yueping, Zhang Hongyu Journal of Shaanxi
Normal University, Vol 26, No 1, 1998
[7] Akateva M.E., Erofeeva O.S., Dobrynina N.A., Ivanova N.A., Efimenko I.A.,
Interaction of Pd(II) with Glutamic Acid, Russian Journal of Coordination
Chemistry, 30(8), pp 584-590, 2004