ĐINH VĂN TUYỀN – Sinhtruỏngcủabêlai 5 SINHTRƯỞNGCỦABÊLAI½REDANGUSVÀBÊLAISINDNUÔITẬPTRUNGBÁNCHĂNTHẢTẠIĐĂKLĂK Đinh Văn Tuyền*, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Vui và Hoàng Công Nhiên Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn và Đồng cỏ *Tác giả liên hệ: Đinh văn Tuyền- Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn và Đ ồng cỏ Viện Chănnuôi - Thụy phương - Từ Liêm - Hà N ội Tel: (04) 38.571.692/ 0982.932.269; Fax: (04) 38.389.775; Email: vantuyen1973@gmail.com ABSTRACT Growth performance of RedAngus x Laisind crossbred and Laisind cattle in a semigrazing system in Daklak Growth curves of LaiSind and RedAngus x LaiSind crossbred cattle were depicted using data collected from 6 female and 4 male calves of RedAngus x LaiSind crossbred and 4 male and 4 female calves of the LaiSind breed over a period from birth to 21 months old. The calves were weaned at 6 months old and put into a semi- grazing program at a farm in Eakar district of Daklak province under which the calves were mustered to the pasture for grazing from 7h-10h30 in the morning and 14h-17h in the afternoon and confined in the roofed shed and offered concentrate supplement (approx. 1% BW) and freshly cut grass (approx. 1% BW) during the rest of time. Weight and conformational measurements were recorded every 3 months before weaning and monthly afterwards. Results showed that at 6 months old F 1 crossbred RedAngus calves could weigh 116 kg; that of laiSind calves 93,6 kg. When reached 12 months old F 1 RedAngus bulls and heifers weghed 174-186 kg and laiSind cattle 138-139 kg. Averaged liveweight of young F 1 RedAngus bulls and heifers weighed 361 kg and 309 kg at 21 months old, respectively whereas that of laiSind bulls and heifers of the same age were only 262 and 252 kg, respectively. Calculation of ADG showed that RedAngus x LaiSind crossbred calves had an ADG of 0,459 kg and that of laiSind 0,336 kg for the period from 0-21 months of age, indicating that the growth rate of the RedAngus x LaiSind crosbred calves was 36,6% higher than that of laiSind calves. Measurments of the heart girth, withers height, and body length indicated that RedAngus x LaiSind calves had a more solid conformation than laiSind calves. Key words: calves, growth, liveweight, ADG, conformation ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nền kinh tế trong nước, thu nhập của người dân cũng đã được nâng lên. Vì vậy nhu cầu về thịt trên thị trường cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt bò. Trong 5 năm qua giá thịt bò loại 1 tăng từ 45.000 đ/kg năm 2003 lên 120.000 đ/kg hiện nay. Tổng sản lượng thịt bò mới chỉ đáp ứng được trên 5% tổng lượng thịt tiêu thụ (Cục chănnuôi 2006) nên tiềm năng phát triển chănnuôi bò thịt là rất lớn. Đàn bò thịt sẽ tăng với tốc độ 4,8%/năm và đạt số lượng 12,5 triệu con vào năm 2020. Chất lượng đàn bò thịt cũng được nâng lên với tỷ lệ bò lai tăng từ 30% năm 2008 lên trên 50% năm 2020 (Bộ Nông nghiệp&PTNT, 2008). Các nghiên cứu về lai tạo và đánh giá khả năng sinhtrưởng phát triển của các cặp lai giữa bò cái laiSind với tinh bò đực các giống chuyên thịt ôn đới và nhiệt đới đã được triển khai từ lâu. Nguyễn Văn Thưởng và cs (1995) cho biết trong thời gian từ năm 1975 đến 1979 Viện Chănnuôi đã tiến hành lai tạo và so sánh khả năng sinhtrưởng phát triển của các con lai giữa bò chuyên dụng thịt Charolais, Santa Gertrudis và Limousine với bò lai Sind. Kết quả cho thấy cặp lai½ Charolais có khả năng phát triển cho thịt cao hơn các cặp lai khác nuôi trong cùng một điều kiện. Kết quả triển khai Dự án phát triển bò thịt VIE 86/008 do UNDP tài trợ trong giai đoạn 1989 đến 1992: sử dụng tinh đông lạnh của các giống bò chuyên dụng thịt Charolais, Limousin, Simental, Hereford, Brahman lai kinh tế bò thịt với bò nền laiSind cho kết luận bò lai½ Charolais vའSimental cho kết quả tốt nhất, bò lai½ Charolais có thể đạt VIỆN CHĂNNUÔI - Tạp chí Khoahọc Công nghệ Chănnuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010 6 khối lượng 375 kg lúc 24 tháng tuổi, ½ Simental đạt khối lượng 365 kg lúc 24 tháng tuổi tạiBảo Lộc (Nguyễn Thiện và cộng sự, 1992). Gầy đây nhất, Vũ Chí Cương (2007) đã tiến hành lai tạo và so sánh khả năng sinhtrưởng phát triển củabêlai giữa tinh bò đực Brahman và Charolais với bò cái laiSind trên địa bànĐăk Lăk. Kết quả cho thấy bê con lai½ Charolais có tốc độ sinhtrưởngcao hơn đáng kể so với con lai½ Brahman vàlai Sind. Tại thời điểm 12 tháng tuổi bêlai½ Charolais nặng 173-193 kg trong khi bêlai½ Brahman là 146-172 kg còn bêlaiSind có khối lượng 138-150 kg, chỉ tương đương 80% khối lượng bê½ Charolais. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào nhằm đánh giá khả năng sinhtrưởngcủabêlai½RedAngusnuôi trong điều kiện Việt nam. Chính vì vậy, ’’Nghiên cứu nhân thuần vàlai tạo giống bò hướng thịt chất lượng cao ở Việt Nam” chúng tôi tiến hành đề tài nhánh “Theo dõi khả năng sinhtrưởngbêlai½RedAngus x LaiSindvàbêlaiSindnuôitập trung, bánchănthảtạiĐăk Lăk” nhằm đánh giá, so sánh khả năng sinhtrưởngcủa hai giống lai này khi được nuôi trong cùng điều kiện. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 10 bêlai½Red Angus. Trong đó, có 4 đực và 6 cái và 8 bêlaiSind (4 đực và 4 cái). Bê½RedAngus được lai tạo bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, cho bò cái LaiSind khối lượng 220 kg trở lên nuôitại các hộ nông dân tại huyện Eakar tỉnh ĐăkLăklai với tinh bò RedAngus ngoại nhập. BêlaiSind được sinh ra bằng thụ tinh nhân tạo nhưng với nguồn tinh sản xuất trong nước. Tất cả bê thí nghiệm đều sinh ra trong khoảng từ tháng 9 đến 11/2007. Chúng được nuôi theo mẹ đến 6 tháng tuổi, trước khi chuyển về trại nuôitậptrung theo hình thức chănthả (6 giờ/ngày) kết hợp bổ sung thức ăn tại chuồng. Thức ăn bổ sung bao gồm bột sắn, hạt bông, urea và cỏ tươi Ghi nê hoặc rơm khô. Bột sắn được trộn với hạt bông và urea theo tỷ lệ 50:48,5:1,5 dạng sử dụng và bổ sung cho bê ở mức khoảng 1% khối lượng cơ thể. Cỏ tươi cũng bổ sung hàng ngày ở mức 0,8-1% khối lượng cơ thể tính theo vật chất khô. Trong những ngày thiếu cỏ tươi thì rơm khô được bổ sung cùng với cỏ tươi để cho mức ăn vào củabê đạt xấp xỉ 1% khối lượng (theo VC khô). Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành tại trại chănnuôicủa bà Hoàng Thị Sinhtại xã Eađar huyện Eakar, tỉnh ĐăkLăk trong thời gian từ tháng 9/2007 đến 7/2009. Nội dung nghiên cứu Đánh giá khả năng sinhtrưởngcủa đàn bêlai½RedAngusvàbêlaiSindsinh ra tạiĐăkLăkvànuôibánchănthả trong điều kiện trang trại tập trung. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi Khả năng sinhtrưởng (thay đổi khối lượng sống) củabê trong thời gian trước cai sữa (nuôi tại các hộ gia đình) xác định thông qua cân khối lượng bằng cân đồng hồ tại thời điểm sơ sinhvà cân điện tử đại gia súc (Rud Weigh 2000) tại thời điểm bê khoảng 3 và 6 tháng tuổi. Sau khi cai sữa bê được chuyển về nuôitậptrungtại trại. Khả năng sinhtrưởngcủabê được xác định bằng cách cân định kỳ 1lần/tháng bằng cân điện tử đại gia súc. Ngoài ra tại mỗi thời điểm cân bê cũng đồng thời tiến hành đo khối lượng bằng thước đo của Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam nhằm xây dựng công thức hiệu chỉnh nhằm áp dụng cho việc xác định khối lượng bằng thước đo trên các nhóm bêlai này. ĐINH VĂN TUYỀN – Sinhtruỏngcủabêlai 7 Chỉ tiêu theo dõi sinhtrưởng tương đối trình bày trong báocáo là khối lượng cơ thể xác định tại các thời điểm 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18 và 21 tháng tuổi. Còn các chỉ tiêu xác định tăng khối lượng tuyệt đối (g/con/ngày) được xác định cho các giai đoạn 0-6 tháng, 6-12 tháng, 12-21 tháng và 0-21 tháng tuổi theo công thức A = 1 2 12 t t VV . Trong đó: A là tăng khối lượng trung bình ngày (g/ngày); V2 là khối lượng cơ thể cuối kỳ (kg); V1 là khối lượng đầu kỳ (kg); t2 là thời gian cuối kỳ (ngày); t1 là thời gian đầu kỳ (ngày). Sự thay đổi kích thước một số chiều đo được xác định bằng thước dây và thước gậy chuyên dụng. Các chỉ tiêu này bao gồm kích thước vòng ngực, cao vây và dài thân chéo xác định tại các thời điểm 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18 và 21 tháng tuổi. Chỉ tiêu vòng ngực xác định bằng thước dây vải sử dụng đơn vị cm, các chỉ tiêu cao vây và dài thân chéo xác định bằng thước gậy. Xử lý số liệu Phần mềm Minitab phiên bản 14.0 được sử dụng để xử lí số liệu thống kê. Các giá trị trung bình, giá trị cực đại cực tiểu và hệ số biến động (Cv) được xác định bằng phân tích các tham số thống kê (Descriptive). Sự sai khác giữa các giống hoặc giới tính trong cùng giống về một số chỉ tiêu được phân tích phương sai ANOVA. Thuật toán hồi qui đơn biến được sử dụng để xây dựng phương trình mô tả mối quan hệ giữa tuổi và khối lượng củabêlai½RedAngusvàbê Laisind. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khả năng sinhtrưởngcủa đàn bêlai½RedAngusvàbêlaiSindnuôitậptrung Kết quả đánh giá khả năng sinhtrưởngcủa đàn bêlai½RedAngusvàlaiSind được trình bày tại Bảng 1, 2, 3 và Đồ thị 1 Bảng 1. Khối lượng bê đực vàbê cái lai qua các tháng tuổi (Mean±SD; kg) LaiSindLai½RedAngus Đực Cái Đực Cái n. 4 4 4 6 Sơ sinh 22,4 a ±0,85 21,4 a ±1,80 24,2 b ±1,25 24,0 b ±1,18 3 tháng 65,6 a ±6,02 58,9 a ±8,60 81,4 b ±13,45 73,1 b ±16,59 6 tháng 93,6 a ±9,08 93,2 a ±11,14 115,8 b ±14,07 116,0 b ±15,64 9 tháng 115,8 a ±13,85 109,5 a ±6,65 140,9 b ±5,35 132,9 b 15,64 12 tháng 138,8 a ±16,56 138,3 a ±20,80 185,7 b ±22,90 173,8 b ±17,14 15 tháng 177,2 a ±27,70 171,1 a ±24,90 229,9 b ±32,80 213,4 b 24,09 18 tháng 217,6 a ±38,90 204,6 a 34,90 299,7 b 35,90 260,7 c ±28,90 21 tháng 262,1 a ±37,60 252,4 a ±33,10 360,9 b ±49,70 309,3 c ±38,90 Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì khác nhau (P<0,05) Bảng 1cho thấy, khối lượng trung bình lúc sơ sinhcủabêlaiSindvàlai½RedAngusnuôitại Earka lần lượt là 22,4 và 24,2 kg ở con đực và 21,4 và 24,0 kg ở con cái. Nhìn chung khối lượng sơ sinhcủabê Laisind vàlai½RedAngustại vùng nghiên cứu cao hơn so với kết quả trước đây trên bê Laisind vàlai½ Charolais của Vũ Chí Cương (2007) tạiĐăk Lăk, bêlaiSind có khối lượng sơ sinh 18,9 kg ở con đực và 16,8 kg ở con cái, còn bêlai½ Charolais đạt 23,9 kg ở con đực và 21,6 kg ở con cái. Khối lượng bêlai½RedAngus lúc 6 tháng tuổi đạt 115,8kg ở con đực và 116,0kg ở con cái trong khi khối lượng cùng tuổi củabê Laisind là 93,2 kg ở con đực và 93,6 kg ở con cái. VIỆN CHĂNNUÔI - Tạp chí Khoahọc Công nghệ Chănnuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010 8 Kết quả còn cho thấy, bê đực lai½RedAngus có khối lượng thấp hơn nhưng bê cái cao hơn so với khối lượng bê đực vàbê cái lai½ Charolais xác định được của Vũ Chí Cương năm 2007 (127,5kg/đực và 103,7kg/cái) cũng như của Phạm Văn Quyến (2002) tại Bình Dương trên bêlai½ Charolais. BêlaiSindcủa chúng tôi cũng có khối lượng lúc 6 tháng tuổi cao hơn bêlaiSindcủa Vũ Chí Cương năm 2007 (87,3 kg/đực và 72,5kg/cái). Khối lượng lúc 12 tháng tuổi các nhóm bêlaiSindvàlai½RedAngusnuôitậptrungtại Eaka lần lượt là 138,3, 185,7 kg ở con đực và 138,8, 173,8 kg ở con cái trong khi khối lượng lúc 18 tháng tuổi là 217,6, 299,7 kg ở con đực và 204,6, 260,7 kg ở con cái. Như vậy so với kết quả của Vũ Chí Cương (2007), khối lượng bêlaiSind ở cả con đực và con cái lúc 12 tháng tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn. Con lai½RedAngus chỉ khối lượng củabê đực là thấp hơn còn bê cái tương đương bêlai½ Charolais (khối lượng con đực là 193,2 và con cái 173,1 kg). Tuy nhiên, khối lượng bêlaiSindvà½RedAngus lúc 18 tháng tuổi lớn hơn đáng kể so với khối lượng củabê tương ứng của Vũ Chí Cương (2007), (Bê laiSind chỉ đạt 189 kg ở con đực và 172,9 kg ở con cái còn bêlai½ Charolais cũng có khối lượng 242,5 kg ở con đực và 201,9 kg ở con cái). Tại thời điểm 21 tháng tuổi, khối lượng củabêlaiSind đạt 262,1 kg ở con đực và 252,4 kg ở con cái còn bêlai½RedAngus đạt 360,9 kg ở con đực và 309,6 kg ở con cái. Theo báocáocủa Nguyễn Thiện và cs (1992) thì bò lai½ Charolais có thể đạt khối lượng 375 kg và bò lai½ Simental đạt khối lượng 365 kg lúc 24 tháng tuổi khi nuôi ở vùng có khí hậu ôn đới tạiBảo Lộc Lâm Đồng. Theo Vũ Văn Nội và cs (1995) nếu được nuôi dưỡng chăm sóc tốt và bổ sung thức ăn xanh, cỏ cắt, ngọn mía và các thức ăn khác (rỉ mật, sắn lát) bêlai½ Charolais lúc 24 tháng tuổi tại Hà Tam-Gia Lai, Bình Định-Phú Yên đạt 249-284 kg trong khi nuôitại Lâm Đồng lúc 18 tháng tuổi đạt 274,5kg. Như vậy, kết quả cho thấy bêlai½RedAngusnuôitại ĐăkLăk có thể đạt khối lượng tương đương hoặc lớn hơn bêlai½ Charolais vའSimental ngay cả khi các con lai này được nuôi trong điều kiện khí hậu thuận lợi hơn. Bảng 1 cũng cho thấy, đối với bêlaiSind khối lượng củabê đực vàbê cái ở tất cả các lứa tuổi đều không có sự sai khác đáng kể về mặt thống kê. Bêlai½Red Angus, giới tính chỉ ảnh hưởng đáng kể khi bê đạt 18 tháng tuổi trở lên. Kết quả này khác với kết quả của một số nghiên cứu trước đây khi bê đực luôn có khối lượng lớn hơn bê cái cùng tuổi (Đinh Văn Tuyền và cộng sự, 2008). Điều này có thể giải thích là do số bê được theo dõi trong nghiên cứu này khá ít và có khối lượng biến động lớn, thể hiện ở giá trị hệ số biến động (SD) cao ở mỗi mức tuổi trình bày trong Bảng 1. Bảng 2. Khối lượng trung bình bêlaitại các tháng tuổi Tháng tuổi Tham số LaiSind 1/2 RedAngus Chênh lệch (%) n 8 10 Sơ sinh Mean±SD 21,9 a ±1,41 24,1 b ±1,14 10,0 3 tháng Mean±SD 62,2 a ±7,99 76,4 b ±15,14 24,4 6 tháng Mean±SD 93,4 a ±9,41 115,9 b ±16,93 24,1 9 tháng Mean±SD 112,6 a ±10,62 136,1 b ±12,76 21,6 12 tháng Mean±SD 138,6 a ±17,43 178,6 b ±19,40 29,7 15 tháng Mean±SD 174,2 a ±24,62 220,0 b ±27,45 27,3 18 tháng Mean±SD 211,2 a ±34,90 276,3 b ±36,00 32,7 21 tháng Mean±SD 257,2 a ±33,20 329,9 b ±48,70 30,3 Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì khác nhau (P<0,05) ĐINH VĂN TUYỀN – Sinhtruỏngcủabêlai 9 Giá trị độ lệch chuẩn dao động trong khoảng 2,61- 4,12% tại thời điểm sơ sinh; 9,7-17,18% lúc 6 tháng tuổi; 9,86- 15,06 % lúc 12 tháng tuổi và 12,58-14,35% lúc 21 tháng tuổi. Độ lệch chuẩn lớn nhất lúc bê 6 tháng tuổi phản ánh sự khác nhau trong chế độ nuôi dưỡng của các hộ chănnuôi khác nhau và/hoặc chất lượng bò cái nền đã có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinhtrưởngcủabêlai ở cả giai đoạn sau khi cai sữa. Bảng 2 và Đồ thị 1 cho thấy bêlai½RedAngus luôn có khối lượng trung bình (tính chung cả đực và cái) cao hơn đáng kể bêlaiSind ở tất cả thời điểm theo dõi (P<0,05). Tại thời điểm sơ sinh, khối lượng bêlai½RedAnguscao hơn bêlaiSind 10%; khối lượng lúc 6 tháng tuổi cao hơn 24,1%; lúc 12 tháng tuổi là 29,7% và 21 tháng tuổi là 30,3%. Như vậy, con laisinh ra giữa bò cái LaiSind với tinh bò đực RedAngus ngoại nhập có khối lượng và tốc độ sinhtrưởngcao hơn đáng kể so với bêlai Sind. Trong đó, mức chênh lệch khối lượng cao nhất đạt được lúc 18 tháng tuổi khi bêlai½RedAngus có khối lượng cao hơn bêlaiSind 32,7%. Đồ thị 1: Mối qua hệ giữa tuổi và khối lượng bêlai thí nghiệm trong giai đoạn 0-630 ngày tuổi Phương trình hồi qui trình bày trên Đồ thị 1 có hệ số xác định rất cao (R2 = 0,9911 đối với phương trình áp dụng cho bêlai½RedAngusvà 0,9908 với phương trình cho bêlai Sind) và đáng tin cậy (P<0,05) cho thấy khối lượng bê có tương quan rất chặt chẽ với tuổi (tính theo ngày) của chúng. Do đó, có thể sử dụng các phương trình này để ước tính khối lượng bêlaiSindvàlai½RedAngusnuôi trong các điều kiện chănnuôi tương tự như trong nghiên cứu này tạiĐăk Lăk. Đồ thị 2. Mối quan hệ giữa khối lượng cân và khối lượng đo củabêlaiSind Đồ thị 3. Mối quan hệ giữa khối lượng cân và khối lượng đo củabêlai 1/2 RedAngus So sánh khối lượng thực cân được và khối lượng xác định bằng thước đo của Viện khoahọc Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam cho thấy giá trị trung bình khối lượng cân thấp hơn đáng kể so với xác định khối lượng đo bằng thước đo (P<0,001). Do đó, chúng tôi đã tiến hành xây VIỆN CHĂNNUÔI - Tạp chí Khoahọc Công nghệ Chănnuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010 10 dựng phương trình hồi qui giữa các giá trị cân và giá trị đo cho từng nhóm bêlai để có thể hiệu chỉnh khối lượng bê được xác định bằng thước đo khối lượng. Các phương trình hồi qui (Đồ thị 2 và 3) đều có giá trị P<0,05 và hệ số xác định R 2 cao (0,941-0,952) nên có thể áp dụng để xác định chính xác hơn khối lượng cơ thể bêlaiSindvàlai ½Red Angus sau khi đã đo khối lượng bằng loại thước đo này Tốc độ sinhtrưởng tuyệt đối củabêlaiSindvà½RedAngusnuôitạiĐăkLăk Tính trạng sinhtrưởng tuyệt đối liên quan tới chất lượng con giống và liên quan tới chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Thông qua các chỉ tiêu khối lượng tuyệt đối hàng ngày có thể đánh giá khả năng sinh trưởng, hiệu quả của phương thức nuôi dưỡng cũng như tiềm năng nuôi thịt của phẩm giống. Bảng 3. Tăng khối lượng tuyệt đối (g/con/ngày) của bò lai trong các giai đoạn tuổi khác nhau LaiSind½RedAngusTrung bình Tháng tuổi Đực Cái Đực Cái ½ RedAngus LaiSind 0 – 6 tháng 387 a ±60,4 394 a ±56,3 501 b ±82 503 b ±112,4 502 a ±96,3 391 b ±54,2 6 -12 tháng 315 a ±33,5 238 b ±25,3 327 a ±65,7 325 a ±38,5 326 a ±47,6 276 a ±49,4 12 -21 tháng 248 a ±55,1 247 a ±101,8 382 b ±191,8 316 c ±154,6 343 a ±163,5 247 b ±75,8 0-21 tháng 335 a ±79,9 337 a ±100,5 486 b ±158,9 440 b ±67,6 459 a ±107,3 336 b ±84 Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì khác nhau (P<0,05) Bảng 3 cho thấy, trong điều kiện chănnuôitại trang trại tậptrung tăng khối lượng củabêlaiSind trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là 387 g/ngày ở con đực và 394g/ngày ở con cái. Trong giai đoạn 6 đến 12 tháng tuổi tăng khối lượng trung bình đạt 315 g và 238g/ngày đối với bê đực vàbê cái tương ứng. Mức tăng khối lượng trong giai đoạn từ 12 đến 21 tháng tuổi giảm thấp hơn còn 248g/ngày đối với bê đực và 247g/ngày đối với bê cái. Tính chung cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi bêlaiSind tăng khối lượng trung bình 335- 337g/ngày và không có sự sai khác giữa bê đực vàbê cái. Tăng khối lượng tuyệt đối củabêlai½RedAngus đạt mức trung bình 501-503 g/ngày trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Tốc độ tăng khối lượng giảm đi ở giai đoạn tiếp theo đạt từ 325 g/ngày (con đực) đến 327 g/ngày (con cái). Trong giai đoạn từ 12 đến 21 tháng tuổi bê đạt tăng khối lượng trung bình 382 g/ngày ở con đực và 316 g/ngày ở con cái. Trung bình tăng khối lượng cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi củabêlai½RedAngus đạt mức 486 g/ngày đối với bê đực và 440 g/ngày đối với bê cái. So sánh tăng khối lượng tuyệt đối giữa bêlaiSindvàlai½RedAngus cho thấy bêlai½RedAngus có tốc độ tăng khối lượng cao hơn đáng kể (P<0,05) so với bêlaiSind ở tất cả các giai đoạn sinhtrưởng (Bảng 3). Mức tăng khối lượng tuyệt đối của đàn bê theo dõi trong nghiên cứu này đều tương đương (bê lai Sind) hoặc cao hơn (bê lai½Red Angus) so với của Vũ Chí Cương (2007) trên đàn bêlaiSindvàlai½ Charolais nuôi trong nông hộ tại cùng địa phương. Kết quả của các tác giả này cho thấy bêlaiSind đạt tăng khối lượng trung bình 289-317 g/ngày vàbêlai½ Charolais 332- 405 g/ngày trong giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi. Ngoài ra giá trị độ lệch chuẩn của chỉ tiêu tăng khối lượng tuyệt đối cao ở tất cả các giai đoạn sinhtrưởng cho thấy tốc độ tăng khối lượng biến động rất lớn giữa các cá thể trong cùng nhóm giống. Thay đổi kích thước củabêlaiSindvà½RedAngusnuôitạiĐăkLăk Kết quả xác định kích thước các chiều đo củabê thí nghiệm trình bày ở Bảng 4 cho thấy nhìn chung bêlaiSind có kích thước vòng ngực và dài thân chéo nhỏ hơn bêlai½RedAngus ở tất ĐINH VĂN TUYỀN – Sinhtruỏngcủabêlai 11 cả các giai đoạn sinh trưởng. Riêng kích thước cao vây, sự khác nhau giữa 2 nhóm bêlai này chỉ có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn bê từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi; ở các giai đoạn phát triển sau đó, kích thước cao vây của cả 2 nhóm là tương tự nhau. Bảng 4. Kích thước các chiều đo củabêlaiSindvà½RedAngusnuôitạiĐăkLăk 1 Sơ sinh 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 15 tháng 18 tháng 21 tháng Vòng ngực (Mean ± SD) LaiSind Đực 61,6 a ±3,87 75,0 a ±2,66 88,6 a ±1,84 103,1 a ±5,18 117,8 a ±2,91 131,8 a ±5,75 142,3 a ±5,52 151,3 a ±5,14 Cái 61,4 a ±1,23 75,0 a ±2,12 90,7 a ±1,16 104,4 a ±3,59 114,5 a ±3,0 123,5 a ±4,59 131,8 c ±8,75 144,6 a ±7,34 ½RedAngus Đực 73,8 b ±6,19 90,8 b ±3,12 106,9 b ±4,96 117,9 b ±2,41 128,8 b ±4,86 139,9 b ±6,81 152,6 b ±6,89 163,8 b ±8,64 Cái 68,9 b ±2,92 88,5 b ±4,85 102 b ,8 ±5,75 115,4 b ±7,46 128,8 b ±5,98 138,9 b ±6,17 151,5 b ±6,78 159,4 b ±8,88 Cao vây (Mean ± SD) LaiSind Đực 61,0 a ±1,8 74,5 b ±2,05 83,6 a ±3,58 91,3 ±5,34 98,3 ±1,79 102,4 ±1,94 107,9 ±2,51 112,6 ±2,37 Cái 59,2 a ±0,53 70,7 a ±1,99 80,8 a ±2,52 90,3 ±4,87 95,3 ±2,77 100,7 ±3,77 105,9 ±4,48 108,9 ±4,67 ½RedAngus Đực 68,8 b ±1,14 80,1 b ±0,64 89,1 b ±0,61 95,0 ±2,06 99,8 ±3,71 105,7 ±4,74 111,2 ±7,79 117,1 ±8,78 Cái 66,6 b ±5,02 77,1 b ±3,43 85,4 c ±2,6 93,7 ±2,41 97,9 ±3,47 103,5 ±4,05 108,4 ±4,83 110,7 ±4,61 Dài thân chéo (Mean ± SD) LaiSind Đực 58,7 a ±1,81 73,0 a ±0,98 83,7 a ±2,39 93,4 a ±3,87 100,9 a ±1,68 105,6 a ±3,39 111,0 a ±3,76 118,7 a ±5,45 Cái 58,2 a ±0,97 70,9 a ±3,17 81,9 a ±3,93 91,2 a ±3,06 97,7 a ±2,12 103,7 a ±2,71 109,4 a ±5,06 111,4 a ±5,07 ½RedAngus Đực 69,1 b ±7,33 83,1 b ±3,27 94,2 b ±4,31 101,1 b ±3,52 107,4 b ±3,61 113,6 b ±3,75 118,1 b ±8,92 128,1 b ±4,38 Cái 65,3 b ±4,38 80,4 b ±4,49 92,2 b ±6,27 100,5 b ±6,03 105,4 b ±4,43 110,5 b ±3,27 117,0 b ±2,93 121,8 c ±4,38 Tương ứng với mỗi chỉ tiêu, các giá trị trung bình trong cùng 1 cột có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì khác nhau (P<0,05) Như vậy, kết quả xác định kích thước vòng ngực và dài thân chéo là hoàn toàn phù hợp với kết quả xác định khối lượng bê trình bày ở Bảng 1 và 2; bêlai½RedAngus có kích thước vòng ngực và dài thân chéo lớn hơn, đồng thời khối lượng cũng lớn hơn bêlaiSind cùng tuổi. Trong cùng một nhóm giống, kích thước các chiều đo củabê đực vàbê cái hầu như không có sự khác nhau đáng kể ngoại trừ chỉ tiêu dài thân chéo củabêlai½RedAngus lúc 21 tháng tuổi (bê đực 128,1 vàbê cái 121,8 cm) và chỉ tiêu vòng ngực lúc 18 tháng tuổi và kích thước cao vây lúc 3 tháng tuổi củabêlai Sind. VIỆN CHĂNNUÔI - Tạp chí Khoahọc Công nghệ Chănnuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010 12 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Trong điều kiện nuôitậptrungtại trang trại theo phương thức bánchănthả ở Đăk Lăk, bêlaiSind đạt khối lượng 138,3 kg (con đực) và 138,8 kg (con cái) lúc 12 tháng và 262,1 kg (con đực) và 252,4 kg (con cái) (lúc 21 tháng tuổi). Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, bêlai½RedAngus đạt 185,7 kg đối với con đực và 173,8 kg đối với con cái (lúc 12 tháng tuổi) và 360,9 kg ở con đực và 306,9 kg ở con cái (lúc 21 tháng tuổi). Khối lượng bêlai½RedAngus luôn cao hơn khối lượng bêlaiSind cùng tuổi ít nhất là 10% (lúc sơ sinh) vàcao nhất là 32,7% lúc 18 tháng tuổi. Tốc độ sinhtrưởng tuyệt đối củabêlai½RedAngus cũng luôn cao hơn củabêlaiSind trong cùng giai đoạn sinh trưởng. Giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi thì bêlaiSind đạt mức tăng khối lượng trung bình 336g/con/ngày còn bêlai½RedAngus đạt 459 g/con/ngày, cao hơn 36,6% so với bêlai Sind. Kích thước vòng ngực và dài thân chéo củabêlai½RedAngus luôn cao hơn củabêlaiSind cùng tuổi nhưng kích thước cao vây chỉ khác nhau trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi; sau giai đoạn này kích thước cao vây của hai giống là tương tự nhau. Khi sử dụng thước đo khối lượng của Viện Khoahọc Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam để xác định khối lượng bêlai½Red Angus, cần hiệu chỉnh bằng cách nhân khối lượng đo được với hệ số 0,963 để có giá trị sát hơn với khối lượng thực của bê. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu để đánh giá năng suất và chất lượng thịt sau khi vỗ béo củabê đực và khả năng sinh sản củabê cái các giống này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông Nghiệp &PTNT (2008). Chiến lược phát triển chănnuôi đến năm 2020. NXB Nông nghiệp. Hà nội. Cục Chănnuôi (2006). Hiện trạng ngành chănnuôivà phương hướng phát triển đến năm 2015. Vũ Chí Cương. (2007). Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoahọc công nghệ nhằm phát triển chănnuôi bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng biện pháp phòng dịch bệnh ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết khoahọc kỹ thuật Đề tài. Hà Nội, 2007. Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương và Nguyễn Quốc Đạt (1995). Kết quả lai kinh tế bò thịt tại các tỉnh phía Nam. Nuôi bò thịt. NXB. Nông nghiệp 1995. Tr. 62-70. Phạm Văn Quyến. (2002). Khảo sát khả năng sinhtrưởng phát triển của một số nhóm bò lai hướng thịt tạitrung tâm nghiên cứu thực nghiệm chănnuôi Sông Bé - Tạp chí chăn nuôi. Nguyễn Thiện, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương và Nguyễn Quốc Đạt. (1992). Kết quả nghiên cứu bêlai hướng thịt của dự án VIE 86/008. Công trình nghiên cứu khoahọc kỹ thuật chănnuôi (1991- 1992). NXB Nông nghiệp 1992. Nguyễn Văn Thưởng, Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Niêm, Hồ Khắc Oánh, Phạm Kim Cương và Văn Phú Bộ (1995). Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh năng suất thịt của đàn bò Việt Nam. Nuôi bò thịt. NXB. Nông nghiệp (tr.45-53). Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thanh Bình. (2008). Kết quả bước đầu đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của đàn cái thuần Brahman và Droughtmaster ngoại nhập và khả năng sinhtrưởngcủabê thuần sinh ra từ đàn cái này nuôitại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoahọc Công nghệ Chăn nuôi. Số15 ; tr.20. Người phản biện: PGS.TS Mai Văn Sánh; TS Trần Trọng Thêm . tuổi và khối lượng của bê lai ½ Red Angus và bê Laisind. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khả năng sinh trưởng của đàn bê lai ½ Red Angus và bê lai Sind nuôi tập trung Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng. khả năng sinh trưởng bê lai ½ Red Angus x Lai Sind và bê lai Sind nuôi tập trung, bán chăn thả tại Đăk Lăk nhằm đánh giá, so sánh khả năng sinh trưởng của hai giống lai này khi được nuôi trong. VĂN TUYỀN – Sinh truỏng của bê lai 5 SINH TRƯỞNG CỦA BÊ LAI ½ RED ANGUS VÀ BÊ LAI SIND NUÔI TẬP TRUNG BÁN CHĂN THẢ TẠI ĐĂK LĂK Đinh Văn Tuyền*, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Vui và Hoàng Công